Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức dạy học Mĩ thuật chuyển sang hoạt động<br />
giáo dục Mĩ thuật lớp 4, 5 trường TH Trưng Vương<br />
PHẦN I : MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài.<br />
Giáo dục Mĩ thuật đóng vai trò rất quan trọng trong việc không chỉ <br />
khuyến khích sự sáng tạo của trẻ em mà giúp phát triển nhân cách và các năng <br />
lực xã hội. Chính vì vậy, giáo dục Mĩ thuật là một phần quan trọng trong nỗ <br />
lực của Đại sứ quán Đan Mạch nhằm hỗ trợ quá trình dân chủ và đa nguyên <br />
tại Việt Nam. Dự án này nhằm truyền cảm hứng cho giáo viên dạy Mĩ thuật, <br />
khuyến khích giáo viên kết hợp các kỹ năng mỹ thuật với các phương pháp <br />
dạy học lấy người học làm trung tâm, khuyến khích sự tương tác, kích thích <br />
tư duy sáng tạo, kích thích phát triển nhận thức thông qua hoạt động thực tế. <br />
Trên cơ sở lý thuyết giáo dục và giảng dạy Mĩ thuật, giáo viên sẽ tổ <br />
chức dạy cho các em học Mĩ thuật qua các hoạt động Vẽ cùng nhau, Vẽ theo <br />
nhạc, Vẽ biểu đạt, tạo hình 3D từ các vật tìm được, Xây dựng cốt truyện... <br />
Thông qua các hoạt động tạo hình sẽ khơi gợi và phát huy được năng khiếu <br />
thẩm mỹ vốn có ở trẻ, gây hứng thú cho các em trước cái đẹp, tiến tới hình <br />
thành thị hiếu thẩm mỹ của học sinh trong cuộc sống. Hoạt động giáo dục Mĩ <br />
thuật còn góp phần đem lại nhận thức mới, niềm vui, hứng thú và sáng tạo <br />
học tập cho trẻ. Việc sử dụng nền nhạc trong các hoạt động Mĩ thuật cũng <br />
tạo cho học sinh hứng thú, không khí lớp học vui vẻ, thân thiện.<br />
“Các em học sinh khi tới trường giống như những cây non có rễ cứng <br />
cáp và đầy tiềm năng. Giáo viên chỉ đóng vai trò là những người thúc đẩy, biết <br />
cần phải thêm chất xúc tác gì vào nước tưới để giúp những cây non đó phát <br />
triển”, đó là thông điệp bà Kirsren Fugl, chuyên gia tư vấn Đan Mạch đã nêu <br />
tại các buổi tập huấn cho giáo viên khi thực hiện phương pháp mới của dự <br />
án. Điểm nổi bật của phương pháp dạy học này là giáo viên có thể chủ động <br />
theo từng nội dung tiết dạy mà kết hợp nhiều kỹ thuật trong một bài dạy. Khi <br />
giảng dạy, giáo viên Mĩ thuật phải nắm vững những yêu cầu để xây dựng các <br />
nội dung liên kết, đặc biệt lưu ý tới 5 lĩnh vực năng lực: kinh nghiệm; kỹ <br />
<br />
Giáo viên : Lê Thị Hiền Dung Trang 1<br />
Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức dạy học Mĩ thuật chuyển sang hoạt động<br />
giáo dục Mĩ thuật lớp 4, 5 trường TH Trưng Vương<br />
năng và kỹ thuật; phân tích giải trình; thể hiện năng lực truyền thông tin và <br />
đánh giá với các chủ điểm chung phù hợp với học sinh tiểu học ở các lứa tuổi <br />
khác nhau. Tổ chức lớp học phần lớn được thông qua hoạt động nhóm theo <br />
phương châm: Lấy người học làm trung tâm, khuyến khích sự tương tác, kích <br />
thích tư duy sáng tạo, kích thích phát triển nhận thức thông qua hoạt động <br />
thực tế mà các em được trải nghiệm.<br />
Mặc dù vậy, phương pháp dạy học Mĩ thuật mới được áp dụng trên <br />
toàn tỉnh từ năm học 2016 2017 vẫn còn khá nhiều điểm giáo viên băn khoăn, <br />
lúng túng, không biết thực hiện như thế nào cho đúng tinh thần đổi mới, cho <br />
đạt hiệu quả? Qua 2 đợt tập huấn và dự giờ thực tế, có thể nói hình thức tổ <br />
chức của phương pháp mới này còn quá mơ hồ đối với đại đa số giáo viên <br />
chuyên trách. Ngoài vấn đề thay đổi nội dung phân phối chương trình, sự thay <br />
đổi hình thức tổ chức lớp học phần lớn được thông qua hoạt động nhóm là <br />
một trong những vấn đề trọng tâm khiến giáo viên không khỏi tránh được <br />
những khó khăn, vướng mắc.<br />
Tại sao phải tổ chức Đổi mới Phương pháp và hình thức tổ chức dạy <br />
học môn Mỹ thuật chuyển dần sang “Hoạt động giáo dục Mĩ thuật” ?<br />
Tổ chức hình thức Đổi mới hình thức tổ chức dạy học môn Mĩ thuật <br />
chuyển sang “Hoạt động giáo dục Mĩ thuật” như thế nào cho hiệu quả?<br />
Ở phân môn nào thì cần phải tổ chức hình thức Đổi mới hình thức tổ <br />
chức dạy học môn Mĩ thuật chuyển sang “Hoạt động giáo dục Mĩ thuật ?<br />
Khi Đổi mới hình thức tổ chức dạy học môn Mĩ thuật chuyển sang <br />
“Hoạt động giáo dục Mĩ thuật” thì đánh giá học sinh như thế nào để đảm bảo <br />
đúng, chính xác với năng lực thực tế của từng học sinh?...<br />
Trên đây là một số các câu hỏi đặt ra mà mỗi giáo viên đều mong muốn <br />
có được câu trả lời xác đáng. Như lời thầy chuyên viên chính Vụ Giáo dục <br />
Tiểu học, BGD&ĐT : Cái gì đổi mới, thời gian đầu cũng sẽ không tránh khỏi <br />
khó khăn, điều quan trọng chính là ở chỗ, người giáo viên phải biết lấy học <br />
<br />
<br />
Giáo viên : Lê Thị Hiền Dung Trang 2<br />
Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức dạy học Mĩ thuật chuyển sang hoạt động<br />
giáo dục Mĩ thuật lớp 4, 5 trường TH Trưng Vương<br />
sinh làm trung tâm của quá trình giảng dạy, hiểu trình độ từng em, từ đó có <br />
những hành động thiết thực để cải thiện điều kiện học tập và kết quả học <br />
tập của các em. Với những nỗ lực của bản thân, tôi đã đi sâu vào tìm hiểu và <br />
đề ra một số giải pháp nhằm tổ chức có hiệu quả hình thức tổ chức dạy học <br />
môn Mĩ thuật chuyển sang “Hoạt động giáo dục Mĩ thuật” <br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.<br />
* Mục tiêu :<br />
Nhằm giảm bớt áp lực nặng nề cho học sinh, tạo ra sân chơi lý thú bổ <br />
ích, gây niềm vui hứng thú học tập cho học sinh, đúng với Mục tiêu giáo dục <br />
môn Mĩ thuật ở Tiểu học trong giai đoạn đổi mới. Đòi hỏi mỗi giáo viên cần <br />
phải cố gắng, đầu tư nhiều thời gian công sức để nghiên cứu, tìm tòi, thiết <br />
kế nội dung, hình thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp với học sinh từng <br />
đơn vị, từng lớp, để vừa không bỏ rơi học sinh yếu, hỗ trợ cho các em vươn <br />
lên đạt trình độ “chuẩn” vừa tạo cơ hội cho những học sinh có năng khiếu <br />
được phát triển. <br />
* Nhiệm vụ : Đổi mới hình thức tổ chức dạy học Mỹ thuật chuyển <br />
sang hoạt động giáo dục Mỹ thuật là việc tôi đã nghiên cứu, tìm tòi và đang <br />
thực hiện nhằm đem lại hiệu quả giáo dục cao hơn. Đây là một quá trình thể <br />
nghiệm lâu dài để đúc rút kinh nghiệm cho bản thân. <br />
Giáo viên không còn lúng túng khi lên lớp, các hoạt động diễn ra theo <br />
trình tự một cách khoa học và gắn kết với nhau. Học sinh dễ tiếp thu bài hơn, <br />
hiệu quả sáng tạo tăng lên rõ rệt.<br />
Qua việc học tập theo phương pháp mới giúp cho học sinh có được <br />
những trải nghiệm để gợi mở cách nhìn nhận, cảm giác, sự tò mò, trí nhớ, trí <br />
tưởng tượng và phát triển sức sáng tạo và biểu đạt, vì vậy học sinh sẽ có <br />
được những hình ảnh và động lực mang tính tinh thần. Hạn chế được cảm <br />
giác lo sợ vì không biết vẽ của các em. Học sinh biết bảo vệ ý thức chủ quan <br />
của bản thân khi vẽ tranh, không bị ảnh hưởng bởi lời chê bai của các bạn <br />
<br />
<br />
Giáo viên : Lê Thị Hiền Dung Trang 3<br />
Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức dạy học Mĩ thuật chuyển sang hoạt động<br />
giáo dục Mĩ thuật lớp 4, 5 trường TH Trưng Vương<br />
khác. Học sinh được bồi dưỡng rèn luyện óc quan sát, cách so sánh sự vật <br />
hiện tượng, giúp các em tìm tòi thể hiện để vươn tới cái đẹp. Một điều không <br />
thể không nhắc tới đó là học sinh yêu thích môn học hơn, vẽ một cách say sưa <br />
hơn, hứng thú với nhiều sáng tạo, khiến cho tiết học trở nên thoải mái, nhẹ <br />
nhàng. Quan trọng hơn cả là các em đã thấy tự tin khi vẽ, tạo được những câu <br />
chuyện ngộ nghĩnh mang hiệu quả bất ngờ, đẹp mắt. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu.<br />
<br />
Chủ thể: Biện pháp tổ chức Đổi mới hình thức tổ chức dạy học môn <br />
Mĩ thuật chuyển sang “Hoạt động giáo dục Mỹ thuật” theo phương pháp Mĩ <br />
thuật mới (dự án do Đan Mạch hỗ trợ).<br />
Khách thể: Học sinh lớp 4, 5 trường tiểu học Trưng Vương<br />
4. Giới hạn của đề tài.<br />
<br />
Nghiên cứu việc dạy Mĩ thuật ở lớp 4, 5 trường tiểu học nói chung, <br />
một số vấn đề xung quanh việc giảng dạy môn Mĩ thuật, để nâng cao chất <br />
lượng giảng dạy môn mỹ thuật ở trường tiểu học nói riêng.<br />
Trong phạm vi đề tài này tôi nêu lên một số tình hình thực trạng và đưa <br />
ra một số giải pháp cụ thể ở một số bài học, một số tuần trong từng phân <br />
môn, mà tôi đã thực hiện trong những năm học qua và đã gặt hái được những <br />
kết quả đáng kể. <br />
5. Phương pháp nghiên cứu.<br />
<br />
a. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận<br />
Các phương pháp cơ bản được sử dụng vào nghiên cứu đề tài bao gồm:<br />
Sưu tầm tài liệu có liên quan : Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề <br />
tài, không thể phủ nhận vai trò quan trọng của công tác tham khảo tài liệu. Tài <br />
liệu có từ nhiều nguồn khác nhau như : sách, báo, tạp chí, kinh nghiệm từ <br />
đồng nghiệp…Đặc biệt là sử dụng Internet : đây là một công cụ thuận tiện <br />
<br />
Giáo viên : Lê Thị Hiền Dung Trang 4<br />
Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức dạy học Mĩ thuật chuyển sang hoạt động<br />
giáo dục Mĩ thuật lớp 4, 5 trường TH Trưng Vương<br />
để tiếp cận nhanh và dễ dàng đến một lượng thông tin khổng lồ và phong <br />
phú. Nhưng khi tham khảo cần phải có kiến thức để sàng lọc những thông tin <br />
(vì không phải thông tin nào cũng là đúng) và kinh nghiệm thì mới tìm được <br />
nguồn thông tin phù hợp, chính xác với nhu cầu một cách nhanh chóng, hiệu <br />
quả.<br />
Phương pháp vấn đáp : Là phương pháp mà giáo viên sẽ dùng một hệ <br />
thống câu hỏi để học sinh trả lời bằng miệng nhằm thu được những thông <br />
tin nói lên nhận thức hoặc thái độ của cá nhân đối với vấn đề học theo nhóm.<br />
Phương pháp quan sát : Quan sát là phương pháp thu thập thông tin về <br />
quá trình giáo dục trên cơ sở tri giác trực tiếp các hoạt động dạy – học cho ta <br />
những tài liệu về thực tiễn để có thể nắm bắt một cách hiệu quả và chính <br />
xác.<br />
Phương pháp thực nghiệm : Giáo viên chủ động tác động vào học sinh <br />
và quá trình dạy – học để hướng theo mục tiêu dự kiến của mình.<br />
Phương pháp phân tích, tổng hợp : Phân tích nguyên nhân dẫn đến thực <br />
trạng và tổng hợp các kết quả thu được qua quá trình nghiên cứu nhằm đánh <br />
giá hiệu quả của giải pháp.<br />
b. Nhom ph<br />
́ ương pháp nghiên cứu thực tiễn<br />
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn : Điều tra phỏng vấn t ình hình học <br />
sinh, dự dự giờ, rút kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy m ôn Mĩ thuật, <br />
thực hành giảng dạy theo phương pháp mới.<br />
c. Phương pháp thống kê toán học <br />
Bảng thống kê kết quả khảo sát học sinh trước khi áp dụng sáng kiến.<br />
Trước khi áp dụng<br />
Khối Thái độ Chất lượng GD<br />
Sỉ số Không Rất <br />
Thích HTT HT CHT<br />
thích thích<br />
4 53 11 22 20 12 40 8<br />
5 65 10 40 15 23 42 5<br />
<br />
<br />
Giáo viên : Lê Thị Hiền Dung Trang 5<br />
Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức dạy học Mĩ thuật chuyển sang hoạt động<br />
giáo dục Mĩ thuật lớp 4, 5 trường TH Trưng Vương<br />
<br />
<br />
II. NỘI DUNG<br />
1. Cơ sở lý luận <br />
Những định hướng và mục tiêu giáo dục Mỹ thuật bậc Tiểu học:<br />
Luật Giáo dục điều 24.2 đã ghi: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải <br />
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với <br />
đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn <br />
luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem <br />
lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh". Đồng thời còn nêu rõ: “M ục tiêu <br />
giáo dục Tiểu học nhằm giúp cho học sinh những cơ sở ban đầu nhưng rất <br />
quan trọng cho sự hình thành và phát triển nhân cách một con người, chuẩn bị <br />
tốt cho các em về các mặt đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và lao động để <br />
học sinh tiếp tục học lên trung học hoặc đi vào cuộc sống tùy theo nhu cầu và <br />
nguyện vọng bằng những hình thức thích hợp”. Điều này khẳng định giáo dục <br />
thẩm mĩ trong trường Tiểu học là một nội dung có ảnh hưởng mạnh mẽ đối <br />
với các mặt giáo dục khác, tạo nên sự hoàn thiện trong việc phát triển nhân <br />
cách của học sinh. Chính vì vậy việc giáo dục và bồi dưỡng cho học sinh có <br />
trình độ văn hoá thẩm mĩ phổ thông là hết sức cần thiết. <br />
Thực hiện Nghị quyết số 29NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương <br />
khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu <br />
công nghiệp hóa hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng <br />
xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo được sự hỗ <br />
trợ của Chính phủ Đan Mạch, đã triển khai Dự án Hỗ trợ giáo dục Mĩ thuật <br />
cấp tiểu học (SAEPS) thử nghiệm tại các trường tiểu học ở một số tỉnh, <br />
thành phố đại diện cho các vùng miền trên cả nước.<br />
Đặc điểm tâm lý học sinh Tiểu học:<br />
Đối tượng của cấp tiểu học là trẻ em từ 6 đến 11 tuổi. Học sinh tiểu <br />
học là một thực thể hồn nhiên, ngây thơ và trong sáng. Ở mỗi trẻ em tiềm <br />
<br />
Giáo viên : Lê Thị Hiền Dung Trang 6<br />
Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức dạy học Mĩ thuật chuyển sang hoạt động<br />
giáo dục Mĩ thuật lớp 4, 5 trường TH Trưng Vương<br />
tàng khả năng phát triển về trí tuệ, lao động, rèn luyện và hoạt động xã hội <br />
để đạt một trình độ nhất định về lao động nghề nghiệp, về quan hệ giao lưu <br />
và chăm lo cuộc sống cá nhân, gia đình. Trẻ em ở lứa tuổi tiểu học là thực thể <br />
đang hình thành và phát triển cả về mặt sinh lý, tâm lý, xã hội các em đang <br />
từng bước gia nhập vào xã hội thế giới của mọi mối quan hệ. Do đó, học sinh <br />
tiểu học chưa đủ ý thức, chưa đủ phẩm chất và năng lực như một công dân <br />
trong xã hội, mà các em luôn cần sự bảo trợ, giúp đỡ của người lớn, của gia <br />
đình, nhà trường và xã hội. Học sinh tiểu học dễ thích nghi và tiếp nhận cái <br />
mới và luôn hướng tới tương lai. Nhưng cũng thiếu sự tập trung cao độ, khả <br />
năng ghi nhớ và chú ý có chủ định chưa được phát triển mạnh, tính hiếu động, <br />
dễ xúc động còn bộc lộ rõ nét. Trẻ nhớ rất nhanh và quên cũng nhanh.<br />
Đối với trẻ em ở lứa tuổi tiểu học thì tri giác của học sinh tiểu học <br />
phản ánh những thuộc tính trực quan, cụ thể của sự vật, hiện tượng và xảy ra <br />
khi chúng trực tiếp tác động lên giác quan. Tri giác giúp cho trẻ định <br />
hướng nhanh chóng và chính xác hơn trong thế giới. Tri giác còn giúp cho trẻ <br />
điều chỉnh hoạt động một cách hợp lý. Trong sự phát triển tri giác của học <br />
sinh, giáo viên tiểu học có vai trò rất lớn trong việc chỉ dạy cách nhìn, hình <br />
thành kỹ năng nhìn cho học sinh, hướng dẫn các em biết xem xét, biết lắng <br />
nghe.<br />
Bên cạnh sự phát triển của tri giác, chú ý có chủ định của học sinh tiểu <br />
học còn yếu, khả năng điều chỉnh chú ý có ý chí chưa mạnh. Vì vậy, việc sử <br />
dụng đồ dùng dạy học là phương tiện quan trọng để tổ chức sự chú ý cho học <br />
sinh. Nhu cầu hứng thú có thể kích thích và duy trì chú ý không chủ định cho <br />
nên giáo viên cần tìm cách làm cho giờ học hấp dẫn để lôi cuốn sự chú ý của <br />
học sinh. Trí nhớ có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống và hoạt động <br />
của con người, nhờ có trí nhớ mà con người tích lũy vốn kinh nghiệm đó <br />
vận dụng vào cuộc sống. Đối với học sinh tiểu học có trí nhớ trực quan – <br />
hình tượng phát triển chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ – logíc. Tư duy của trẻ <br />
<br />
<br />
Giáo viên : Lê Thị Hiền Dung Trang 7<br />
Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức dạy học Mĩ thuật chuyển sang hoạt động<br />
giáo dục Mĩ thuật lớp 4, 5 trường TH Trưng Vương<br />
em mới đến trường là tư duy cụ thể, dựa vào những đặc điểm trực quan của <br />
đối tượng và hiện tượng cụ thể. Trong sự phát triển tư duy ở học sinh tiểu <br />
học, tính trực quan cụ thể vẫn còn thể hiện ở các lớp đầu cấp và sau đó <br />
chuyển dần sang tính khái quát ở các lớp cuối cấp. Trong quá trình dạy học và <br />
giáo dục, giáo viên cần nắm chắc đặc điểm này. Vì vậy, trong dạy học lớp, <br />
giáo viên cần đảm bảo tính trực quan thể hiện qua dùng người thực, việc <br />
thực, qua dạy học hợp tác hành động để phát triển tư duy cho học sinh. Giáo <br />
viên cần hướng dẫn học sinh phát triển khả năng phân tích, tổng hợp, trừu <br />
tượng hóa, khái quát hóa, khả năng phán đoán và suy luận qua hoạt động với <br />
thầy, với bạn.<br />
Một số vấn đề về phương pháp dạy học Mĩ thuật theo phương pháp <br />
mới (thuộc dự án do Đan Mạch hỗ trợ).<br />
Giáo dục Mĩ thuật Tiểu học là một phần quan trọng trong nỗ lực của <br />
Đại sứ quán Đan Mạch nhằm hỗ trợ quá trình dân chủ và đa nguyên tại Việt <br />
Nam. “Các em học sinh khi tới trường giống như những cây non có rễ cứng <br />
cáp và đầy tiềm năng. Giáo viên chỉ đóng vai trò là những người thúc đẩy, biết <br />
cần phải thêm chất xúc tác gì vào nước tưới để giúp những cây non đó phát <br />
triển”, đó là thông điệp bà Kirsren Fugl, chuyên gia tư vấn Đan Mạch đã nêu <br />
tại các buổi tập huấn cho giáo viên khi thực hiện phương pháp mới của dự <br />
án. Dự án này nhằm truyền cảm hứng cho giáo viên dạy Mĩ thuật để hỗ trợ <br />
học sinh phát triển khả năng tiếp thu thẩm mĩ và sáng tạo, bằng cách khuyến <br />
khích các em trải nghiệm, sáng tạo, bày tỏ, hợp tác và giao tiếp với nhau qua <br />
các hoạt động mĩ thuật thực tế. Thông qua hoạt động thực tế, học sinh tự <br />
mình làm giàu cách biểu đạt, phân tích, đánh giá, lựa chọn và nhận thức để <br />
hình thành, phát triển những năng lực ở cá nhân. Cùng lúc với việc phát triển <br />
những năng lực này, học sinh cũng có thể phát triển các giác quan, các kĩ năng <br />
sống, kinh nghiệm và khả năng giải quyết vấn đề, các năng lực hợp tác, khả <br />
năng tự học và tự đánh giá. <br />
<br />
<br />
Giáo viên : Lê Thị Hiền Dung Trang 8<br />
Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức dạy học Mĩ thuật chuyển sang hoạt động<br />
giáo dục Mĩ thuật lớp 4, 5 trường TH Trưng Vương<br />
* Về mục tiêu: Mục tiêu chính của phương pháp này nhằm giúp học <br />
sinh hình thành và phát triển các năng lực:<br />
+ Năng lực trải nghiệm: Cho các em được làm việc với những chủ đề <br />
liên quan đến kinh nghiệm đã có của bản thân.<br />
+ Năng lực kỹ năng và kỹ thuật thông qua các hoạt động : Vẽ cùng <br />
nhau, chân dung biểu đạt, vẽ theo nhạc, tạo hình từ vật tìm được, xây dựng <br />
cốt truyện(xây dựng bối cảnh câu chuyện).<br />
+ Năng lực biểu đạt: Có nghĩa là học sinh ứng dụng ngôn ngữ mĩ thuật <br />
để diễn đạt sự trải nghiệm và thái độ của bản thân.<br />
+ Năng lực phân tích và trình bày: Thông qua các hoạt động trình bày về <br />
tác phẩm của mình, tham gia giải thích, phân tích, nhận xét về nghệ thuật, kỹ <br />
thuật thể hiện tác phẩm.<br />
+ Năng lực giao tiếp và đánh giá: Học sinh tham gia giao tiếp, thảo luận <br />
và đánh giá tất cả các hoạt động trong tiết Mĩ thuật, đánh giá những gì đã làm <br />
được, có như mong muốn hay không?...<br />
* Nội dung chương trình: Điểm nổi bật của phương pháp dạy học này <br />
là giáo viên có thể chủ động theo từng nội dung tiết dạy mà kết hợp nhiều kỹ <br />
thuật trong một bài dạy. Nội dung chương trình giáo dục Mĩ thuật theo <br />
phương pháp mới không theo trình tự các bài như chương trình hiện hành, mà <br />
giáo viên căn cứ vào đó để xây dựng các chủ đề cho phù hợp. Mỗi chủ đề tạo <br />
thành một quy trình mỹ thuật tương tác và tích hợp giữa 5 nội dung: Vẽ theo <br />
mẫu, Vẽ trang trí, Vẽ tranh, Tập nặn tạo dáng, Thường thức Mĩ thuật. Mỗi <br />
chủ đề sẽ lồng ghép giáo dục nhiều mục tiêu và được thực hiện ít nhất là 2 <br />
tiết, nhiều nhất là 5 tiết hoặc cũng có thể hơn.<br />
* Các quy trình mỹ thuật: Trên cơ sở lý thuyết giáo dục và giảng dạy <br />
Mĩ thuật, giáo viên sẽ tổ chức dạy cho các em học Mỹ thuật qua các hoạt <br />
động Vẽ cùng nhau, Vẽ theo nhạc, Vẽ biểu đạt, tạo hình 3D từ các vật tìm <br />
được, Xây dựng cốt truyện... Thông qua các hoạt động tạo hình sẽ khơi gợi <br />
<br />
<br />
Giáo viên : Lê Thị Hiền Dung Trang 9<br />
Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức dạy học Mĩ thuật chuyển sang hoạt động<br />
giáo dục Mĩ thuật lớp 4, 5 trường TH Trưng Vương<br />
và phát huy được năng khiếu thẩm mỹ vốn có ở trẻ, gây hứng thú cho các em <br />
trước cái đẹp, tiến tới hình thành thị hiếu thẩm mỹ của học sinh trong cuộc <br />
sống. Hoạt động giáo dục Mĩ thuật còn góp phần đem lại nhận thức mới, <br />
niềm vui, hứng thú và sáng tạo học tập cho trẻ. Việc sử dụng nền nhạc trong <br />
các hoạt động Mĩ thuật cũng tạo cho học sinh hứng thú, không khí lớp học vui <br />
vẻ, thân thiện.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SƠ ĐỒ HÌNH THÀNH CÁC NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH<br />
Theo phương pháp mới<br />
* Hình thức tổ chức của lớp học: Hình thức tổ chức lớp học chủ yếu là <br />
thực hành theo nhóm, cần không gian rộng để học sinh có thể vận động và di <br />
chuyển. Có nơi trưng bày tranh, sản phẩm để học sinh dễ dàng quan sát, nhận <br />
xét, đánh giá.<br />
Để vấn đề nghiên cứu được thực hiện có hiệu quả và đạt được mục <br />
tiêu đề ra, trước khi đi sâu vào giải quyết và tìm ra giải pháp, tôi đã đề ra một <br />
số giả thuyết và dự kiến tình huống như sau:<br />
Cái khó khăn lớn nhất khi tổ chức hình thức Đổi mới hình thức tổ <br />
chức dạy học môn Mĩ thuật chuyển sang “Hoạt động giáo dục Mĩ thuật” <br />
là quản lý trật tự học sinh. Nếu giáo viên có biện pháp xử lý tốt thì hiệu quả <br />
học tập sẽ đạt được như mục tiêu đề ra.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên : Lê Thị Hiền Dung Trang 10<br />
Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức dạy học Mĩ thuật chuyển sang hoạt động<br />
giáo dục Mĩ thuật lớp 4, 5 trường TH Trưng Vương<br />
Tổ chức tốt hình thức Đổi mới hình thức tổ chức dạy học môn Mĩ <br />
thuật chuyển sang “Hoạt động giáo dục Mĩ thuật” không chỉ là để áp dụng <br />
theo đúng tinh thần đổi mới phương pháp giảng dạy mà còn là một hình thức <br />
học tập giúp học sinh phát huy được năng lực cá nhân. Nếu giáo viên tổ chức <br />
học tập theo nhóm thường xuyên, tạo nề nếp, thói quen cho học sinh thì <br />
những khó khăn không còn là vấn đề phải lo lắng.<br />
Giáo viên lập sổ tay theo dõi tinh thần, thái độ và quá trình tham gia <br />
của học sinh trong nhóm, thường xuyên cập nhật những nhận xét thì việc <br />
đánh giá học sinh sẽ chính xác và đảm bảo công bằng áp dụng nhận xét theo <br />
thông tư 22.<br />
Như đã nêu ở trên, các hoạt động giáo dục Mĩ thuật ở Tiểu học theo <br />
phương pháp mới hầu hết là tiến hành theo nhóm, để hiểu rõ hơn vấn đề <br />
nghiên cứu trước hết chúng ta cần tìm hiểu:<br />
Thế nào là hình thức Đổi mới Phương pháp tổ chức dạy học môn Mĩ <br />
thuật chuyển sang “Hoạt động giáo dục Mĩ thuật”?<br />
Trước tiên cần phải hiểu rằng hoạt động nhóm không phải là phương <br />
pháp giảng dạy mà là cách thức tổ chức lớp học. Dạy học theo nhóm là hình <br />
thức tổ chức lớp học mà trong đó dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh <br />
làm việc cùng nhau trong những nhóm nhỏ để hoàn thành mục đích học tập <br />
chung của nhóm, thực hiện các hoạt động như thảo luận, đóng vai, giải quyết <br />
vấn đề... Mỗi thành viên không chỉ có trách nhiệm thực hiện các hoạt động <br />
của nhóm mà còn phải có trách nhiệm hợp tác, giúp đỡ các thành viên trong <br />
nhóm hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Dạy học theo nhóm là sự tác động <br />
trực tiếp giữa học sinh với nhau và cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập. <br />
Mỗi cá nhân phải có ý thức tự hoàn thành nhiệm vụ của mình. Thành công <br />
của cá nhân là thành công chung của cả nhóm.<br />
Dạy học theo nhóm có một số đặc điểm sau: <br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên : Lê Thị Hiền Dung Trang 11<br />
Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức dạy học Mĩ thuật chuyển sang hoạt động<br />
giáo dục Mĩ thuật lớp 4, 5 trường TH Trưng Vương<br />
Hoạt động dạy học vẫn được tiến hành trên quy mô cả lớp, như mô <br />
hình giờ học truyền thống. Việc phân chia nhóm học sinh vừa tuân theo nhận <br />
thức, khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh, vừa phụ thuộc vào nhiệm vụ <br />
học tập học sinh cần phải giải quyết. <br />
Học sinh phải trực tiếp tham gia các hoạt động, giải quyết các nhiệm <br />
vụ học tập được đặt ra cho mỗi nhóm. <br />
Trong mỗi nhóm phải có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng <br />
thành viên, phải cùng hợp tác, trao đổi giải quyết nhiệm vụ chung của nhóm. <br />
Giáo viên là người thiết kế các nhiệm vụ học tập và đưa ra các hoạt <br />
động cụ thể cho từng nhóm. Giáo viên chỉ đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn <br />
chứ không phải là người đưa ra kiến thức, tìm ra kiến thức. <br />
Học sinh là chủ thể tích cực chủ động sáng tạo của hoạt động học <br />
tập. Trong giờ học theo nhóm, giáo viên dẫn dắt học sinh khám phá, lĩnh hội <br />
kiến thức qua từng bước. Các nhóm học sinh tự tiến hành các hoạt động, qua <br />
những trải nghiệm cùng bạn, các em sẽ rút ra được kiến thức cần thiết cho <br />
mình.<br />
Mục đích, vai trò của hình thức học tập nhóm trong dạy học ở Tiểu <br />
học.<br />
Nhằm thực hiện đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực <br />
chủ động sáng tạo của học sinh, đảm bảo nguyên tắc “Dạy học thông qua <br />
cách tổ chức các hoạt động học tập của học sinh”, trong những năm gần đây <br />
giáo viên Tiểu học nói chung đã được tập huấn, được triển khai rất nhiều các <br />
phương pháp, biện pháp tổ chức lớp học. Có thể nói hiệu quả của việc đổi <br />
mới chưa thật sự đạt được như mục tiêu đề ra nhưng bước đầu đã khằng <br />
định một hướng đi đúng của Ngành Giáo dục. Qua quá trình đổi mới, giáo viên <br />
có nhiều sự lựa chọn trong việc tổ chức các hoạt động dạy học, phù hợp tâm <br />
sinh lý lứa tuổi học sinh. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên : Lê Thị Hiền Dung Trang 12<br />
Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức dạy học Mĩ thuật chuyển sang hoạt động<br />
giáo dục Mĩ thuật lớp 4, 5 trường TH Trưng Vương<br />
So với trước đây, giáo viên chỉ tổ chức duy nhất một hình thức học tập <br />
được lặp đi lặp lại ở tất cả các bài, ở tất cả các môn đó là: Cô giảng – trò <br />
nghe, cô hỏi – trò đáp. Giáo viên tốn quá nhiều công sức cho việc truyền tải <br />
kiến thức cho học sinh mà kết quả vẫn không khả quan. Học sinh học trước <br />
quên sau, kiến thức bấp bênh, không chắc chắn. Từ khi thay đổi phương pháp <br />
dạy học, thay đổi mô hình tổ chức lớp thì hình thức học tập nhóm được nâng <br />
lên hàng đầu. Chúng ta đều biết mỗi phương pháp dạy học đều có một lợi <br />
thế nhất định. Việc dạy học theo nhóm nhỏ cho phép học sinh có nhiều cơ <br />
hội hơn để diễn đạt và khám phá ý tưởng của mình, mở rộng suy nghĩ, rèn <br />
luyện kĩ năng nói, kĩ năng giao tiếp. Học sinh phát huy được vai trò trách <br />
nhiệm cá nhân vừa có cơ hội để học tập từ các bạn qua cách làm việc hợp <br />
tác giữa các thành viên trong nhóm. Như vậy, tổ chức cho học sinh làm việc <br />
theo nhóm chính là đã tạo điều kiện cho tất cả học sinh tham gia vào bài học <br />
một cách chủ động và tạo được một môi trường xã hội thuận lợi để trẻ hình <br />
thành tính cách đồng thời phát triển kĩ năng sống của mình. Hình thành cho các <br />
em tinh thần tự chủ, đoàn kết, hợp tác giúp đỡ nhau. Song song đó học tập <br />
theo nhóm còn giúp học sinh phát triển năng lực xã hội, phát triển kỹ năng sử <br />
dụng ngôn ngữ, kỹ năng thảo luận, kỹ năng bảo vệ ý kiến, kỹ năng giải <br />
quyết mâu thuẫn ...Giúp những học sinh nhút nhát, thiếu tự tin có cơ hội phát <br />
biểu, trình bày ý kiến của mình và từ đó trở nên tự tin, năng động, mạnh dạn <br />
hơn trước tập thể. Học sinh có cơ hội phát huy kỹ năng sáng tạo, đánh giá, <br />
tổng hợp, phân tích, so sánh, biết giải quyết các vấn để và tình huống, trong <br />
học tập một cách phù hợp, hiệu quả và sáng tạo và từ những vấn đề, tình <br />
huống đó học sinh sẽ rút ra được những kinh nghiệm quý giá cho bản thân.<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu <br />
Năm học 2016 2017 là năm chính thức áp dụng phương pháp mới vào <br />
giảng dạy Mĩ thuật ở bậc Tiểu học ở một số tỉnh thành, trong đó có trường <br />
TH Trưng Vương Đây là một phần trong chương trình hợp tác về văn hóa <br />
<br />
<br />
Giáo viên : Lê Thị Hiền Dung Trang 13<br />
Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức dạy học Mĩ thuật chuyển sang hoạt động<br />
giáo dục Mĩ thuật lớp 4, 5 trường TH Trưng Vương<br />
giữa Việt Nam và Đan Mạch. Tính tới thời điểm hiện tại, học sinh đã quen và <br />
thực hiện tương đối tốt mô hình học tập mới này. Áp lực học tập không còn <br />
là vấn đề với các em. Mặt khác, các em được thỏa thích với những sáng tạo <br />
thú vị, được trao đổi, học hỏi từ bạn rất nhiều. Tuy nhiên về phía giáo viên <br />
vẫn còn khá nhiều khó khăn, vướng mắc cần lời giải đáp để hoàn phương <br />
pháp dạy thiện theo đúng tinh thần của việc đổi mới. Qua thời gian thực hiện <br />
(từ tháng 8 / 2016 đến nay), bản thân tôi nhận thấy những mặt tích cực và còn <br />
hạn chế như sau:<br />
Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Đảng, Nhà nước, Bộ, ngành các <br />
cấp.<br />
Có sự quan tâm chăm lo của chính quyền địa phương và nhà trường đã <br />
tích cực đầu tư về cơ sở vật chất, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giáo <br />
dục.<br />
Phần lớn phụ huynh, nhân dân đã quan tâm chăm lo đầu tư, hỗ trợ cho <br />
con em học tập.<br />
Đa số học sinh hứng thú và yêu thích môn học.<br />
Quan điểm nhận thức sai lệch, hiểu biết chưa đầy đủ về Mục tiêu <br />
môn học của một số Phụ huynh học sinh. Phân biệt môn chính môn phụ, coi <br />
trọng môn này xem nhẹ môn kia đang nặng nề, do vậy chưa tạo được điều <br />
kiện tốt nhất cho con em học tập ở môn học này.<br />
Qua khảo sát và tìm hiểu thực tế, phần lớn giáo viên Mĩ thuật còn <br />
cứng nhắc, rập khuôn, gò bó trong phương pháp và hình thức tổ chức dạy học <br />
theo sách giáo khoa, sách giáo viên, còn đối phó với những tiết dạy thao giảng <br />
thực tập, dự giờ kiểm tra đánh giá, nên chủ yếu đang thực hiện theo cách dạy <br />
học “an toàn”. Chưa mạnh dạn tự tin trong việc chủ động lựa chọn nội dung, <br />
đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo hướng tích cực.<br />
Mĩ thuật là môn học ít được kiểm tra, thi cử nên một số phụ huynh và <br />
học sinh còn xem nhẹ, tinh thần học tập của các em còn bị chi phối bởi lo học <br />
<br />
<br />
Giáo viên : Lê Thị Hiền Dung Trang 14<br />
Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức dạy học Mĩ thuật chuyển sang hoạt động<br />
giáo dục Mĩ thuật lớp 4, 5 trường TH Trưng Vương<br />
Toán, Tiếng Việt…Vì vậy tình trạng học sinh thiếu đồ dùng học tập môn Mĩ <br />
thuật còn khá nhiều, trong một số giờ học còn ồn ào, lộn xộn bởi học sinh đi <br />
lại mượn đồ dùng học tập lẫn nhau, một số em không làm được bài, không <br />
được hoạt động.<br />
Dạy học bằng trực quan là phương pháp đặc thù không thể thiếu đối <br />
với môn Mĩ thuật. Nhưng trong dạy học không ít giáo viên còn dạy chay, <br />
thiếu đồ dùng dạy học nên đã không gây được hứng thú học tập cho học sinh, <br />
vì vậy hiệu quả tiết dạy chưa cao. <br />
Một số giáo viên hiểu chưa đầy đủ, chưa sâu sắc về quan điểm đổi <br />
mới, về mục tiêu GD của môn Mĩ thuật trong giai đoạn hiện nay.<br />
Một bộ phận giáo viên thiếu nhiệt tình, tâm huyết, chưa tích cực <br />
nghiên cứu tìm tòi, chưa mạnh dạn, chủ động sáng tạo trong việc lựa chọn <br />
nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục cho phù <br />
hợp với nhu cầu của người học, với yêu cầu đổi mới giáo dục . <br />
Trong quá trình lên lớp còn không ít giáo viên năng lực tổ chức dạy <br />
học còn hạn chế nên khi áp dụng các phương pháp dạy học tích cực như: <br />
Hoạt động nhóm, hoạt động trò chơi, …còn lúng túng, thiếu chặt chẽ, không <br />
bao quát được lớp học, hiệu quả thấp nên còn ngại khó, chưa mạnh dạn, tự <br />
tin đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục. <br />
Giáo viên ít được tập huấn, ít được dự giờ thực tập thao giảng để học <br />
hỏi, rút kinh nghiệm (vì mỗi trường chỉ có 1 đến 2 giáo viên Mĩ thuật).<br />
Một bộ phận không nhỏ Phụ huynh nhận thức chưa đầy đủ, quan <br />
niệm sai lệch về mục tiêu giáo dục môn Mĩ thuật trong trường Tiểu học, còn <br />
coi nhẹ môn học nên chưa quan tâm, đầu tư đúng mức.<br />
Một số phụ huynh điều kiện khó khăn, đi làm ăn xa, còn thiếu trách <br />
nhiệm nên không quan tâm đến việc giáo dục con cái, còn phó mặc cho nhà <br />
trường.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên : Lê Thị Hiền Dung Trang 15<br />
Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức dạy học Mĩ thuật chuyển sang hoạt động<br />
giáo dục Mĩ thuật lớp 4, 5 trường TH Trưng Vương<br />
Thiết bị dạy học cung cấp cho dạy học môn Mĩ thuật còn nghèo <br />
nàn. Giáo viên chưa chịu khó sưu tầm, tìm kiếm và tự làm đồ dùng dạy học <br />
để tự phục vụ.<br />
Thời khóa biếu sắp xếp còn bất cập, xếp “chéo cua”, trong một buổi <br />
giáo viên phải dạy nhiều khối lớp nên việc chuẩn bị đồ dùng dạy học của <br />
giáo viên gặp nhiều khó khăn. <br />
Tài liệu hướng dẫn, các loại sách tham khảo cho môn Mỹ thuật còn <br />
quá ít. <br />
Do ảnh hưởng quan niệm “môn chính, môn phụ” từ một số phụ huynh <br />
và do sự chi phối bởi lo học các môn “ chính” thường xuyên tổ chức kiểm tra, <br />
giao lưu như Toán, Tiếng việt, Tiếng Anh… nên một số học sinh cũng còn <br />
xem nhẹ môn học Mĩ thuật, <br />
Tình trạng học sinh thiếu đồ dùng học tập môn Mĩ thuật còn khá <br />
nhiều do vậy trong các tiết học Mĩ thuật vẫn còn không ít học sinh không làm <br />
được bài, không được hoạt động.<br />
Là học sinh ở lứa tuổi Tiểu học có tâm lý ham hoạt động, tò mò, dễ <br />
thích nghi, mau nhớ nhưng cũng mau quên, chóng chán và ngại khó. <br />
Mĩ thuật là môn học năng khiếu có đặc thù hoạt động khá đa dạng và <br />
thoải mái, không gò bó, căng thẳng như học Toán, Tiếng Việt…. Do đó phần <br />
lớn học sinh ham thích môn học nhưng không phải tất cả học sinh đều say mê <br />
hứng thú học tập, cũng có không ít học sinh không có năng khiếu, kỹ năng <br />
thực hành hạn chế, không hoàn thành được các bài tập theo chương trình nên <br />
cũng mau chán. Một số học sinh khác cũng thích môn Mĩ thuật nhưng không <br />
phải để học mà lợi dụng giờ học Mĩ thuật để chơi…. <br />
Vì vậy, việc tìm chọn xây dựng nội dung phù hợp với chưong trình và <br />
tâm lý lứa tuổi, lựa chọ hình thức tổ chức sinh động để cho tất cả học sinh <br />
đều hứng thú, tự giác tham gia hoạt động và các em được học tập theo nhu <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên : Lê Thị Hiền Dung Trang 16<br />
Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức dạy học Mĩ thuật chuyển sang hoạt động<br />
giáo dục Mĩ thuật lớp 4, 5 trường TH Trưng Vương<br />
cầu của mình mà vẫn đảm bảo đạt chuẩn kiến thức kĩ năng là việc làm vô <br />
cùng cần thiết và cấp bách.<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:<br />
a. Mục tiêu của giải pháp<br />
Trước tiên, mỗi giáo viên phải hiểu thấu đáo Mục tiêu giáo dục môn <br />
học Mĩ thuật ở trường Tiểu học trong giai đoạn đổi mới. Giáo dục Mĩ thuật ở <br />
trường Tiểu học không nhằm đào tạo học sinh thành họa sỹ, nghệ nhân hay <br />
những người làm nghề mĩ thuật… mà mục tiêu chính là: “Giáo dục thẩm mĩ <br />
cho hoc sinh; Giúp học sinh nhận thức được vẻ đẹp của Mĩ thuật dân tộc và <br />
có ý thức giữ gìn, bảo tồn nền mĩ thuật đó. Giúp các em hình thành những cơ <br />
sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện, đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí <br />
tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để tiếp tục học lên trung học <br />
cơ sở. Động viên khích lệ học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động Mĩ <br />
thuật, hoạt động xã hội trong và ngoài nhà trường”. <br />
Quan trọng hơn là giáo viên phải hiểu và phân biệt được những điểm <br />
đổi mới về quan điểm giáo dục, tính phù hợp và hiệu quả giữa Dạy học Mĩ <br />
thuật và hoạt động giáo dục Mĩ thuật. So sánh sau đây cho thấy tính ưu việt <br />
của hình thức “Hoạt động giáo dục Mĩ thuật.<br />
Dạy học Mĩ thuật Hoạt động giáo dục Mĩ thuật<br />
Dạy học lấy SGK làm pháp lệnh, Chủ động điều chỉnh nội dung dạy <br />
GV phải căn cứ SGK “làm chuẩn”, học, tích hợp giáo dục kỹ năng sống, <br />
phải truyền đạt đúng, đủ những nội kỹ năng xã hội, pháp luật, kỹ năng <br />
dung, kiến thức được trình bày ở vận dụng kiến thức một cách hữu ích <br />
SGK. Giáo viên bị động bởi SGK về vào cuộc sống và công việc…nhằm <br />
nội dung, trình tự, cách truyền đạt, giúp học sinh phát triển toàn diện, hài <br />
thời gian quy định nên không phù hợp hòa cả về đức, trí; thể; mỹ.<br />
với tình hình thực tế, khó phù hợp với Chủ động đổi mới phương pháp và <br />
mọi đối tượng học sinh. hình thức tổ chức hoạt động giáo dục. <br />
<br />
<br />
Giáo viên : Lê Thị Hiền Dung Trang 17<br />
Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức dạy học Mĩ thuật chuyển sang hoạt động<br />
giáo dục Mĩ thuật lớp 4, 5 trường TH Trưng Vương<br />
Hình thức tổ chức dạy học còn rập Các hoạt động học tập không chỉ giới <br />
khuôn , gò bó trong lớp học. hạn ở trên lớp hay trong các giờ học <br />
Giáo viên còn nặng về dạy kỹ thuật chính khóa, các hoạt động ngoại khóa <br />
vẽ tranh, ít quan tâm đến giáo dục các bên ngoài lớp học cũng là một phần <br />
nội dung khác. Đây cũng chính là trong chương trình giáo dục. Các hoạt <br />
nguyên nhân dẫn đến một số phụ động ngoài lớp học như: Vẽ tranh <br />
huynh xem nhẹ môn học, chưa quan nhóm, xé dán tranh tập thể tự do …. <br />
tâm đầu tư. Qua đó các em cảm thấy hứng thú, say <br />
Yêu cầu còn quá cao so với chuẩn mê và có động lực trong học tập hơn.<br />
kiến thức kĩ năng và đánh giá còn Đề cao tinh thần, thái độ học tập, ý <br />
cứng nhắc, khắt khe về kết quả thực thức tham gia các hoạt động, kỹ năng <br />
hành của học sinh nên có nhiều học vận dụng kiến thức vào cuộc sống <br />
sinh mau chán học. của học sinh. Giảm nhẹ các yêu cầu <br />
về kỹ năng vẽ.<br />
<br />
<br />
Giáo viên phải ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình. phải ý thức <br />
được rằng học sinh Tiểu học như những con thuyền trên biển chưa có người <br />
lái, tiềm ẩn nhiều khả năng phát triển, song do chưa được trải nghiệm, chưa <br />
có kinh nghiệm về cuộc sống nên các em tiếp thu chưa có chọn lọc. Bởi vậy <br />
giáo viên giữ vai trò quyết định đến sự định hướng phát triển đúng đắn và lâu <br />
dài của các em, là nhân tố quyết định đối với chất lượng giáo dục của cả <br />
nhiều thế hệ học trò. Hiểu điều đó để giáo viên cần phải nêu cao ý thức trách <br />
nhiệm đối với nhiệm vụ được giao. Phải luôn nghiên cứu, tìm tòi lựa chọn <br />
nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức để hướng dẫn cho học sinh <br />
hoạt động..<br />
Đa dạng hóa nội dung và các hình thức hoạt động giáo dục sẽ tạo cơ <br />
hội tốt nhất để phát triển năng lực cá nhân của mỗi học sinh. Thực hiện tốt <br />
vấn đề dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng thì mọi đối tượng học sinh đều <br />
<br />
<br />
Giáo viên : Lê Thị Hiền Dung Trang 18<br />
Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức dạy học Mĩ thuật chuyển sang hoạt động<br />
giáo dục Mĩ thuật lớp 4, 5 trường TH Trưng Vương<br />
được hưởng trọn vẹn quyền lợi của người học, lúc đó tất cả học sinh đều <br />
được phát huy tối đa các năng lực sở trường cá nhân, học sinh yếu đều phấn <br />
khởi vì được làm những bài tập vừa sức, học sinh giỏi thoả mãn vì được giao <br />
việc phù hợp với khả năng, được cọ xát, được phát triển. <br />
Song song với việc điều chỉnh nội dung và đổi mới Phương pháp dạy <br />
học trong chương trình chính khóa, Giáo viên cần phải xây dựng một số nội <br />
dung hoạt động giáo dục Mĩ thuật ngoài chương trình sách giáo khoa, Gấp <br />
xếp hình; Trang trí đồ vật, đồ chơi; Trang trí lớp học; Ghép tranh; Cắm hoa; <br />
Bình tranh; Xé dán tranh tập thể; Tổ chức cho học sinh tham quan dã ngoại; <br />
Sinh hoạt Câu lạc bộ Mĩ thuật… <br />
Là những tiết Mĩ thuật được tổ chức thực hiện tại phòng học của lớp <br />
hoặc trong phòng học Mĩ thuật như thường lệ, nhưng được giáo viên lựa <br />
chọn nội dung phong phú đa dạng, thích hợp. Vận dụng linh hoạt các phương <br />
pháp dạy tích cực, đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động nhằm tạo <br />
không khí tiết học nhẹ nhàng, thoải mái, để học sinh ham mê hứng thú, chủ <br />
động tích cực tham gia vào các hoạt động học tập. <br />
Mĩ thuật là môn học hoạt động bằng sự đam mê hứng thú, sáng tạo <br />
nghệ thuật, không quá nặng nề về lý thuyết, không cứng nhắc, rập khuôn <br />
theo công thức. Sự sáng tạo linh hoạt của giáo viên chính là một trong những <br />
đặc thù của môn học, vì vậy giáo viên cần phải tìm tòi, sáng tạo, luôn tạo ra <br />
cái mới lạ phù hợp với nhu cầu sở thích của trẻ nhằm gây được sự chú ý ham <br />
thích cho học sinh. <br />
Ví dụ: Nội dung ứng dụng sáng tạo, tạo dáng và trang trí đồ vật; đồ <br />
chơi; con vật… có thể đưa vào các bài tập nặn tạo dáng ở các lớp 4, 5. Nội <br />
dung Gấp xếp, cắm hoa, trang trí lớp học… có thể đưa vào một số bài trang <br />
trí ở lớp 4 và lớp 5. Nội dung xếp hình, ghép tranh bằng các loại vỏ, hạt, sỏi <br />
đá,… đưa vào một số bài Vẽ theo mẫu, hoặc một số bài Vẽ tranh. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên : Lê Thị Hiền Dung Trang 19<br />
Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức dạy học Mĩ thuật chuyển sang hoạt động<br />
giáo dục Mĩ thuật lớp 4, 5 trường TH Trưng Vương<br />
Tích cực đổi mới phương pháp, vận dụng linh hoạt và phát huy tối đa <br />
hiệu quả của các phương pháp dạy học tích cực như : Phương pháp trực <br />
quan, PP đặt và giải quyết vấn đề; PP Hợp tác nhóm; PP Trò chơi học tập; <br />
PP Đóng vai, PP kể chuyện,…. Như vậy vừa thu hút được sự tập trung chú ý <br />
của HS, vừa phát huy được khả năng tư duy, trí tưởng tượng, khắc sâu kiến <br />
thức và ghi nhớ được lâu hơn. <br />
Trong tiết học, phần bài tập thực hành không nên cứng nhắc rập khuôn <br />
theo yêu cầu như SGK, không nhất thiết yêu cầu học sinh vẽ vào vở tập vẽ. <br />
Giáo viên có thể cho học sinh hoạt động thực hành theo nhóm lớn hoặc nhóm <br />
nhỏ, có thể vẽ vào vở tập vẽ, vở ô li hoặc vào giấy A3, A4, thậm chí cả giấy <br />
nháp. Có thể thực hiện bằng các phương án khác nhau như: Vẽ, nặn, xé dán…<br />
tùy theo khả năng và điều kiện thực tế mà các em có. <br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.<br />
<br />
Cách thức tổ chức hoạt động :<br />
Vẽ biểu cảm: Học sinh sẽ tập trung quan sát, sử dụng kết hợp mắt <br />
và tay, vẽ không nhìn giấy. Học sinh thường sợ vẽ không đúng, không đẹp <br />
nên hay lén nhìn giấy, nên giáo viên cần lưu ý ngay từ đầu rằng, mục đích <br />
không phải vẽ cho đúng với mẫu mà chúng ta quan sát, ghi nhớ và truyền cảm <br />
xúc qua tay, thể hiện lên giấy tạo ra bức vẽ ấn tượng và hài hước. Đồng thời <br />
giáo viên cần khuyến khích, tuyên dương các em học sinh vẽ đúng yêu cầu <br />
của phương pháp, không nhìn giấy khi vẽ để các em còn lại cố gắng thực <br />
hiện theo. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên : Lê Thị Hiền Dung Trang 20<br />
Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức dạy học Mĩ thuật chuyển sang hoạt động<br />
giáo dục Mĩ thuật lớp 4, 5 trường TH Trưng Vương<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Học sinh thực hiện sản phẩm theo quy trình “Vẽ biểu cảm đồ vật”<br />
<br />
Giáo viên : Lê Thị Hiền Dung Trang 21<br />
Một số biện pháp đổi mới hình thức tổ chức dạy học Mĩ thuật chuyển sang hoạt động<br />
giáo dục Mĩ thuật lớp 4, 5 trường TH Trưng Vương<br />
Vẽ theo nhạc: Khi vẽ theo nhạc, nếu có phòng chức năng thì giáo viên <br />
nên tổ chức cho học sinh đứng xung quanh mép bàn theo từng nhóm (có từ 5 <br />
em trở lên), trước mỗi học sinh là một bảng màu. Giáo viên lựa chọn nhạc <br />
(nhạc không lời, nhạc thiếu nhi..), tuy nhiên tùy theo tình hình thực tế có thể <br />
dùng nhạc có lời, tiếng vỗ tay, nghe hát…từ nhẹ nhàng chuyển sang nhanh, <br />
mạnh, sôi nổi. Học sinh lắng nghe và cảm nhận giai điệu, vẽ theo hướng dẫn <br />
của giáo viên: thứ tự các màu từ sáng sang đậm. Ví dụ: Theo thứ tự vàng, đỏ, <br />
cam, xanh… và kết thúc bằng màu đen. Sau khi hoàn thành bức tranh lớn, giáo <br />
viên yêu cầu học sinh quan sát và tưởng tượng theo mức độ cảm nhận: Em <br />
nhìn thấy gì trong tranh? Em nghĩ đến đề tài nào? Từ đó giáo viên gợi ý h