Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức Hoạt động trải nghiệm sáng tạo – Sân khấu <br />
hóa trong bộ môn Ngữ Văn 7 tại trường THCS Lê Đình Chinh<br />
<br />
<br />
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KRÔNG ANA<br />
TRƯỜNG THCS LÊ ĐÌNH CHINH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
Đề tài:<br />
“MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG <br />
TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO – SÂN KHẤU HÓA TRONG BỘ MÔN NGỮ <br />
VĂN 7 TẠI TRƯỜNG THCS LÊ ĐÌNH CHINH”<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Y Vân<br />
Chức danh: Giáo viên<br />
Trình độ chuyên môn cao nhất: Đại học<br />
Chuyên ngành đào tạo: Ngữ văn<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Y Vân – Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức Hoạt động trải nghiệm sáng tạo – Sân khấu <br />
hóa trong bộ môn Ngữ Văn 7 tại trường THCS Lê Đình Chinh<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Quảng Điền, tháng 5 năm 2019<br />
<br />
<br />
<br />
PHẦN I. MỞ ĐẦU<br />
<br />
I. Đặt vấn đề<br />
<br />
Ngữ Văn là môn học mang đến cho các em học sinh nhiều kiến thức để <br />
nuôi dưỡng tâm hồn; giúp các em biết yêu thương, trân trọng, thấu hiểu thêm <br />
tình cảnh của các nhân vật trong từng tác phẩm. Nhưng làm thế nào để các <br />
em học sinh có thể cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong môn Ngữ Văn, làm <br />
thế nào để các em yêu thích môn Văn trong bối cảnh xã hội hiện đại ngày <br />
nay. Thực tế đáng buồn của nhà trường đó là đa số các em học sinh đều <br />
không thích học môn Ngữ Văn, thậm chí có những em bị hổng quá nhiều kiến <br />
thức môn Văn, học để đối phó khi kiểm tra, thi cử. Đó là những vấn đề không <br />
chỉ các thầy cô trong tổ bộ môn Ngữ Văn trường THCS Lê Đình Chinh luôn <br />
trăn trở mà còn là vấn đề chung của ngành giáo dục huyện nhà.<br />
<br />
Để nhằm khắc phục tình trạng dạy học bộ môn Ngữ Văn gần đây các <br />
trường đã bàn nhiều đến vấn đề đổi mới phương pháp dạy học. Mối quan <br />
tâm của những giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ Văn trong trường <br />
THCS Lê Đình Chinh là làm thế nào để phát huy tính chủ động và sáng tạo <br />
của học sinh, khơi gợi niềm say mê, tạo hứng thú cho học sinh trong bộ môn <br />
Ngữ Văn trong tình hình hiện nay. Để giải quyết vấn đề trên thay vì dạy theo <br />
phương pháp cũ thì chúng ta nên phối hợp linh hoạt nhiều phương pháp và tùy <br />
vào đặc trưng của tác phẩm văn học để tổ chức một tiết học hiệu quả. Muốn <br />
học sinh có hứng thú thì giáo viên phải khơi gợi được cho các em ý muốn tìm <br />
<br />
2<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Y Vân – Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức Hoạt động trải nghiệm sáng tạo – Sân khấu <br />
hóa trong bộ môn Ngữ Văn 7 tại trường THCS Lê Đình Chinh<br />
<br />
hiểu nội dung của tác phẩm. Muốn làm được điều này thì giáo viên phải phát <br />
huy phương pháp học trải nghiệm sáng tạo.<br />
<br />
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một hoạt động giáo dục, trong đó <br />
dưới sự hướng dẫn của giáo viên từng cá nhân học sinh được trực tiếp tham <br />
gia vào các hoạt động khác nhau của nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư <br />
cách là chủ thể, qua đó phát triển năng lực thực tiễn và tiềm năng sáng tạo <br />
của mình góp phần hình thành và phát triển nhân cách hài hòa, toàn diện cho <br />
học sinh.Vì vậy việc đưa các hoạt động trải nghiệm sáng tạo vào nội dung <br />
chương trình dạy học là việc làm cần thiết, thông qua các hoạt động trải <br />
nghiệm bản thân học sinh sẽ rút ra được những kinh nghiệm, hình thành các <br />
kĩ năng cần thiết để giúp các em có những ứng xử phù hợp trong cuộc sống <br />
học tập và trong lao động.<br />
<br />
Từ lý do trên cùng với những băn khoăn trăn trở làm thế nào để giúp các <br />
em hứng thú học bộ môn Ngữ Văn. Với kinh nghiệm giảng dạy trong những <br />
năm qua tôi đã mạnh dạn áp dụng việc đưa trải nghiệm sáng tạo – sân khấu <br />
hóa trong bộ môn Ngữ Văn 7 vào việc truyền đạt kiến thức cho các em học <br />
sinh khối 7 nói riêng và các em học sinh các khối khác của trường THCS Lê <br />
Đình Chinh nói chung.<br />
<br />
II. Mục đích nghiên cứu<br />
<br />
Hiện nay học sinh càng ngày càng không thích học bộ môn Ngữ Văn rất <br />
phổ biến. Mặc khác, xu hướng nghề nghiệp hiện nay thiên về các ngành khoa <br />
học tự nhiên. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến học sinh ngày càng thờ ơ <br />
với môn Ngữ Văn. Đặc biệt hình thức dạy học truyền thống thuyết giảng là <br />
chính đã gây nhàm chán, đơn điệu, không phù hợp với suy nghĩ hiện đại của <br />
các em ngày nay nữa. Vì vậy, mục đích của tôi là thay đổi phương pháp dạy <br />
học, các tác phẩm văn học sẽ được chuyển hóa thành các tác phẩm kịch hay <br />
các chủ đề múa hát, trong quá trình chuẩn bị đó các em sẽ nhớ nội dung bài <br />
3<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Y Vân – Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức Hoạt động trải nghiệm sáng tạo – Sân khấu <br />
hóa trong bộ môn Ngữ Văn 7 tại trường THCS Lê Đình Chinh<br />
<br />
học và nắm được ý nghĩa của các tác phẩm văn học. Dạy học theo phương <br />
pháp đổi mới này không chỉ giúp các em thay đổi được không gian học truyền <br />
thống mà còn giúp các em linh động hơn trong cách tiếp cận nội dung bài học. <br />
Ngoài ra, trong quá trình lập nhóm, tìm tòi ý tưởng để chuyển thể các tác <br />
phẩm văn học sẽ tạo được cho các em tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau <br />
trong học tập. Đó cũng chính là mục đích nghiên cứu của tôi khi thực hiện đề <br />
tài này.<br />
<br />
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
<br />
I. Cơ sở lý luận của vấn đề<br />
<br />
Trong những năm gần đây, chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo <br />
luôn đề cao đổi mới phương pháp dạy học thay vì cứ dạy theo phương pháp <br />
truyền thống. Ngoài mục đích truyền đạt những kiến thức để phù hợp với sự <br />
phát triển của thế giới mà còn tránh sự nhàm chán, tạo hứng thú khi tìm hiểu <br />
kiến thức cho các em học sinh. Trong một số văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo <br />
dục và Đào tạo cùng với những phương pháp đã thực hiện như “dạy học tích <br />
hợp liên môn” thì “trải nghiệm sáng tạo” là việc đã được rất nhiều trường <br />
trên cả nước thực hiện. Đây là một hoạt động trải đều từ cấp Tiểu học cho <br />
đến THCS và THPT, mục đích đưa trải nghiệm sáng tạo vào môn học là <br />
chuyển hóa kiến thức, kỹ năng, thái độ thành năng lực trong học tập, nối liền <br />
bục giảng với thực tế cuộc sống. Vì lý do đó mà hoạt động đã đem lại nhiều <br />
kết quả khả quan và thực sự rất cần thiết trong giảng dạy, đặc biệt là ở bộ <br />
môn Ngữ Văn. Một môn học mà tính thực tế rất cao, thông qua những vấn đề <br />
các em thực hiện thì các các em sẽ hiểu được giá trị các mặt của xã hội qua <br />
các thời kì từ các văn bản Ngữ Văn. <br />
<br />
Trong chương trình học của các em, môn học nào cũng cần có sự gắn <br />
kết chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành. Lý thuyết và thực hành luôn song <br />
hành với nhau để các em dễ dàng tiếp thu những kiến thức mới, chuẩn bị <br />
<br />
4<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Y Vân – Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức Hoạt động trải nghiệm sáng tạo – Sân khấu <br />
hóa trong bộ môn Ngữ Văn 7 tại trường THCS Lê Đình Chinh<br />
<br />
hành trang cho những bậc học cao hơn. Đối với bộ môn Ngữ Văn thực hành <br />
lại càng có vai trò quan trọng hơn, đây là một môn học giữ vị trí quan trọng, <br />
dạy cho học sinh cái hay cái đẹp của ngôn ngữ văn chương, dạy cho các em kĩ <br />
năng giao tiếp đúng cách trong xã hội. Cho nên để truyền đạt đầy đủ kiến <br />
thức cũng như kĩ năng của bộ môn Ngữ Văn không phải là chuyện đơn giản <br />
ngày một ngày hai.<br />
<br />
Trải nghiệm sáng tạo – Sân khấu hóa bộ môn Ngữ Văn không phải là <br />
công việc dễ dàng đối với các em học sinh. Khi thực hiện phương pháp này <br />
đòi hỏi khả năng tư duy của các em rất cao để chuyển hóa các tác phẩm văn <br />
học các em học thành những tiết mục mà khi thực hiện các em sẽ truyền đạt <br />
đầy đủ nội dung yêu cầu đến cho mọi người. Do thực trạng cuộc sống hiện <br />
nay ngày một phát triển nên các suy nghĩ trong giới trẻ không còn như ngày <br />
xưa, các em đa số sống theo trào lưu của giới trẻ, của các trang điện tử thịnh <br />
hành nên nhận thức về các tác phẩm nổi tiếng, truyền thống văn học của các <br />
em ngày càng bị mai một. Các em đặt nhẹ giá trị nghệ thuật của văn học mà <br />
không dễ gì chúng ta đạt được. Bởi vậy, tôi mạnh dạn chuyển hóa các tiết <br />
học của bộ môn Ngữ Văn thành các chủ đề để từ đó hướng các em dựa vào <br />
những chủ đề đó mà chuyển hóa thành các tác phẩm sân khấu đã vang bóng <br />
một thời. Khi các em tự thực hiện các hoạt động Ngữ Văn đó các em sẽ chủ <br />
động biết tìm tòi, nghiên cứu để thấy được giá trị văn học mà ông cha ta để <br />
lại mang một giá trị to lớn như thế nào. <br />
<br />
II. Thực trạng vấn đề<br />
<br />
Từ trước đến nay, được sự chỉ đạo của Phòng giáo dục huyện nhà cùng <br />
với Ban lãnh đạo nhà trường thì các môn học đã từng bước thay đổi phương <br />
pháp dạy học tích cực hơn. Tuy nhiên do đặc thù của trường nằm ở vùng <br />
nông thôn, đa số các em học sinh đều xuất phát từ nhà nông nên hướng các em <br />
mạnh dạn trong việc thực hiện hoạt động trải nghiệm sáng tạo – sân khấu <br />
<br />
5<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Y Vân – Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức Hoạt động trải nghiệm sáng tạo – Sân khấu <br />
hóa trong bộ môn Ngữ Văn 7 tại trường THCS Lê Đình Chinh<br />
<br />
hóa các tiết mục trong bộ môn Ngữ Văn không phải là việc làm đơn giản. Các <br />
em còn khá rụt rè khi giao tiếp hằng ngày, khi học bài các em không đủ tự tin <br />
để phát biểu ý kiến của mình dù đã có câu trả lời của riêng mình. Như vậy, <br />
với tính cách ngại giao tiếp của các em cũng gây một khó khăn không nhỏ khi <br />
thực hiện phương pháp này. Các em không đủ tự tin, đọc diễn cảm để thuyết <br />
trình hay diễn một tác phẩm văn học trước các bạn học sinh và thầy cô của <br />
mình.<br />
<br />
Ngay từ khi nhận trách nhiệm giảng dạy bộ môn Ngữ văn 7 tôi đã cố <br />
gắng tìm ra nhiều giải pháp ngay từ đầu năm học để tìm ra hướng đi mới cho <br />
bộ môn Ngữ Văn 7. Làm sao để các em không còn nhàm chán khi học môn <br />
Ngữ Văn, các em tự tin khi thực hiện những tiết học trải nghiệm, từ đó kiến <br />
thức các em ngày một được nâng cao.<br />
<br />
Để thực hiện được vấn đề trên, đầu tiên tôi phải xác định được nguyên <br />
nhân. Sau khi đã xác định nguyên nhân, tôi tìm những giải pháp tốt nhất nhằm <br />
giúp học sinh thực hiện được những tiết trải nghiệm đạt được hiệu quả cao. <br />
Theo tôi, nguyên nhân có nhiều nhưng tập trung ở một số nguyên nhân cơ bản <br />
sau đây:<br />
+ Do các em không có tự tin, ngại giao tiếp khi thể hiện trước tất cả <br />
các bạn học sinh và thầy cô.<br />
<br />
+ Do đặc thù của bộ môn Ngữ Văn là hình thức dạy truyền thống là <br />
chủ yếu, lấy thuyết giảng làm chính nên môn học trở nên đơn điệu.<br />
<br />
+ Do thời gian một tiết học còn hạn hẹp trong 45phút/1tiết, nên không <br />
thể tổ chức một tiết mục sân khấu hóa một cách hoàn chỉnh.<br />
<br />
+ Do điệu kiện kinh phí của từng lớp, nhà trường không đủ khả năng <br />
thực hiện quá nhiều tiết trải nghiệm sáng tạo – sân khấu hóa cho tất cả các <br />
khối trong trường.<br />
<br />
<br />
6<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Y Vân – Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức Hoạt động trải nghiệm sáng tạo – Sân khấu <br />
hóa trong bộ môn Ngữ Văn 7 tại trường THCS Lê Đình Chinh<br />
<br />
Từ việc tìm hiểu nguyên nhân, tôi đã tìm ra “ Một số kinh nghiệm trong <br />
việc tổ chức Hoạt động sáng tạo – Sân khấu hóa trong bộ môn Ngữ Văn 7 tại <br />
trường THCS Lê Đình Chinh” và cũng đã thu được những kết quả đáng khả <br />
quan.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Một tiết học truyền thống của bộ môn Ngữ Văn<br />
<br />
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề<br />
<br />
Dạy học bằng hình thức sân khấu hóa được sử dụng nhiều và phát huy <br />
tác dụng tốt đối với bộ môn Ngữ văn. Đây là phương pháp được đánh giá là <br />
một trong những phương pháp dạy học phát huy tối đa vai trò chủ động <br />
chiếm lĩnh kiến thức của học sinh. Cho nên việc nghiên cứu của tôi dựa trên <br />
quá trình theo dõi đổi mới phương pháp dạy học Ngữ Văn ở trường THCS <br />
trong những năm gần đây. Tôi nhận thấy nội dung đổi mới chỉ xoay quanh <br />
việc là cho các em hoạt động học nhiều hơn là hướng các em ra những tiết <br />
ngoại khóa, trải nghiệm thực tế từ những tác phẩm mà các em đã học ở <br />
chương trình lớp 7. Chính vì lẽ đó mà tôi đã mạnh dạn cho các em thực hiện <br />
những tiết trải nghiệm sáng tạo đơn giản, tôi cố gắng để thực hiện nối liền <br />
<br />
7<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Y Vân – Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức Hoạt động trải nghiệm sáng tạo – Sân khấu <br />
hóa trong bộ môn Ngữ Văn 7 tại trường THCS Lê Đình Chinh<br />
<br />
bục giảng với thực tế đời sống, sau khi các em thành thạo, đủ tự tin thể hiện <br />
mình thì sẽ đưa ra những chủ đề hướng tới các bài học để các em thể hiện <br />
khả năng của mình thông qua những kiến thức các em đã học. Thông qua <br />
những tiết trải nghiệm đó sẽ giúp các em tăng cường thêm tính thực hành hơn <br />
trong môn học vốn đã gây nhàm chán cho các em, các em có thể vận dụng <br />
những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống thông qua những tiết mục <br />
mà các em thể hiện. Nhờ vậy mà khả năng cảm thụ tác phẩm sẽ tốt hơn và <br />
từ đó các em sẽ yêu thích hơn môn học này. Sau đây là những giải pháp mà tôi <br />
đã thực hiện và rút ra được kinh nghiệm:<br />
<br />
Giải pháp 1. Chủ động nắm bắt đặc điểm tình hình, những thuận <br />
lợi, khó khăn trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo – sân <br />
khấu hóa trong bộ môn Ngữ văn 7<br />
<br />
Dạy học bằng hình thức sân khấu hóa rất thu hút học sinh. Mọi học <br />
sinh đều mong hứng thú tham gia để thể hiện bản thân, rèn luyện sự tự tin và <br />
các kỹ năng khác. Nhờ những hoạt động cùng tìm hiểu, xây dựng bài học, tập <br />
kịch bản, học sinh đoàn kết hơn, tình cảm hơn với thầy cô, bạn bè và có thêm <br />
những kỷ niệm đẹp đẽ của tuổi thọc trò dưới mái trường. Nó cũng tạo động <br />
lực và thoải mái tinh thần giúp các em học hiệu quả hơn ở các môn học khác. <br />
Để thực hiện tiết học bằng hình thức trải nghiệm sáng tạo – sân khấu hóa <br />
phát huy được tối đa thì ngay từ đầu năm học tôi đã nghiên cứu những mặc <br />
ưu và nhược điểm của các phương pháp dạy học tích cực mà các giáo viên bộ <br />
môn Ngữ Văn đã thực hiện. Tôi nắm bắt tình hình học tập bộ môn Ngữ văn <br />
của khối học thông qua ban lãnh đạo nhà trường, tổ chuyên môn, hội cha mẹ <br />
học sinh ở các lớp để tìm ra hướng đi mới cho giải pháp này. Sau khi đã cùng <br />
mọi người tìm hiểu những hạn chế trước đây mắc phải và những mặt tích <br />
cực đã làm được tôi tiếp tục phát huy những ưu điểm mà những phương pháp <br />
dạy học tích cực mang lại cho bộ môn Ngữ Văn, phân tích vì sao phương <br />
<br />
8<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Y Vân – Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức Hoạt động trải nghiệm sáng tạo – Sân khấu <br />
hóa trong bộ môn Ngữ Văn 7 tại trường THCS Lê Đình Chinh<br />
<br />
pháp này trước đây khi thực hiện lại xảy ra những nhược điểm đó để rút kinh <br />
nghiệm khi sau này thực hiện. Tiếp tục khảo sát tình hình về khả năng hiểu <br />
biết của các em học sinh bốn lớp 7A1, 7A2, 7A3, 7A4. Qua việc tìm hiểu này <br />
tôi cũng chủ động nắm bắt được những năng khiếu vốn tiềm ẩn của các em <br />
mà các em chưa dám thể hiện, để từ đó tôi lên kế hoạch cho tiết học trải <br />
nghiệm sáng tạo sân khấu hóa. <br />
<br />
Giải pháp 2. Làm tốt công tác tham mưu, xây dựng kế hoạch thực <br />
hiện<br />
<br />
Hoạt động ngoại khóa văn học là một việc làm cần thiết, bổ ích và <br />
không thể thiếu trong quá trình dạy học. Bởi lẽ, đây là dịp để học sinh khắc <br />
sâu kiến thức, rèn kỹ năng cảm thụ tác phẩm, thể hiện sự tích cực, chủ động, <br />
sáng tạo trong học tập. Qua đó, ngày càng yêu thích môn học vì hơn hết, đánh <br />
thức trí tuệ và tâm hồn học sinh, đánh thức niềm say mê và hứng khởi với bộ <br />
môn Ngữ Văn. Từ công tác tham mưu với ban lãnh đạo nhà trường, tổ chuyên <br />
môn và các giáo viên bộ môn Ngữ Văn của nhà trường tôi đã tiến hành các <br />
bước đầu tiên để chuẩn bị thực hiện tiết trải nghiệm sáng tạo – sân khấu hóa <br />
trong bộ môn Ngữ văn 7 mà tôi đang đảm nhận giảng dạy.<br />
<br />
Tôi đưa ra 5 bước cơ bản để thực hiện một giờ dạy theo hình thức cải <br />
tiến này:<br />
<br />
+Bước 1: Giáo viên lựa chọn bài dạy, xác định mục tiêu, kế hoạch dạy <br />
học.<br />
<br />
+Bước 2: Giao nhiệm vụ cho học sinh (hoạt động theo nhóm năng <br />
khiếu).<br />
<br />
+Bước 3: Học sinh nghiên cứu bài học, xây dựng ý tưởng cách thức <br />
thực hiện và trao đổi với giáo viên.<br />
<br />
<br />
9<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Y Vân – Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức Hoạt động trải nghiệm sáng tạo – Sân khấu <br />
hóa trong bộ môn Ngữ Văn 7 tại trường THCS Lê Đình Chinh<br />
<br />
+Bước 4: Giáo viên sửa chữa, góp ý, hướng dẫn học sinh tìm hiểu và <br />
bổ sung ý tưởng.<br />
<br />
+Bước 5: Học sinh hoàn thành ý tưởng đã thống nhất, cùng nhau luyện <br />
tập chuẩn bị. Giáo viên quan sát, góp ý và chỉnh sửa tiếp để hoàn chỉnh sau đó <br />
là tổ chức dạy học trên lớp hoặc trong giờ ngoại khóa.<br />
<br />
Trong quá trình giao nhiệm vụ cho học sinh, giáo viên có thể nêu thêm <br />
các gợi ý để học sinh tìm hiểu hiệu quả hơn. Nên giới thiệu theo hình thức <br />
nào? Cần truyền tải những thông tin gì?. Giáo viên chủ động tìm hiểu để phát <br />
hiện ra những năng khiếu ở các em học sinh. Và dựa vào năng khiếu mà tôi đã <br />
tìm hiểu và phát hiện ở các em học sinh tôi đang giảng dạy tôi tiến hành phân <br />
nhóm để thực hiện tiết trải nghiệm như sau:<br />
<br />
+ Nhóm 1: Sưu tầm phim tư liệu và phóng sự theo chủ đề.<br />
<br />
+ Nhóm 2: Tiểu phẩm kịch.<br />
<br />
+ Nhóm 3: Vẽ tranh và thuyết trình theo đề tài.<br />
<br />
+ Nhóm 4: Thực hiện một số tiết mục hát – múa theo chủ đề.<br />
<br />
Giải pháp 3. Tiến hành tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo – <br />
sân khấu hóa trong bộ môn Ngữ văn 7<br />
<br />
Sau khi đã phân công nhiệm vụ cụ thể những việc mà các nhóm phải <br />
thực hiện, tôi tiến hành tìm chủ đề để các nhóm hướng đến chủ đề chung để <br />
thực hiện nhiệm vụ. Để xác định chủ đề cho học sinh tôi dựa trên những yêu <br />
cầu của sách tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Ngữ Văn <br />
THCS. Trong chường trình Ngữ Văn 7 có hai chủ đề mà yêu cầu học sinh <br />
phải thực hiện đó là “Người thắp lên ngọn lửa tâm hồn” và “Nếu tôi là hiệu <br />
trưởng”. Thời điểm khi tôi bắt tay vào thực hiện tiết trải nghiệm sáng tạo bộ <br />
môn văn 7 là trong thời gian hưởng ứng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, cho <br />
<br />
10<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Y Vân – Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức Hoạt động trải nghiệm sáng tạo – Sân khấu <br />
hóa trong bộ môn Ngữ Văn 7 tại trường THCS Lê Đình Chinh<br />
<br />
nên tôi xác định cho học sinh thực hiện tiết trải nghiệm sáng tạo – sân khấu <br />
hóa theo chủ đề “Người thắp lên ngọn lửa tâm hồn”. Ở chủ đề này các em <br />
sẽ dễ hiểu hơn và hình dung được ý tưởng mà mình cần thực hiện vì người <br />
thắp lên ngọn lửa tâm hồn đó chính là những người thầy người cô đã dạy dỗ <br />
các em những kiến thức, tạo cho các em hành trang bước vào đời. Khi chủ đề <br />
đã được xác định, tôi cùng các nhóm trưởng của các lớp họp lại và tìm hướng <br />
đi cụ thể cho chủ đề đã chọn, sau khi thảo luận và hướng dẫn các em bám sát <br />
chương trình học và chủ đề đã chọn thì các em đã đưa ra nhiệm vụ cụ thể <br />
của từng nhóm mà các em sẽ thực hiện về chủ đề trên như sau: <br />
<br />
+ Nhóm 1: Sưu tầm phim tư liệu về thầy cô nhân ngày 20/11.<br />
<br />
+ Nhóm 2: Tiểu phẩm kịch trích đoạn theo chủ đề người thầy và nên <br />
bám sát văn bản Ngữ Văn 7 đã học.<br />
<br />
+ Nhóm 3: Vẽ tranh về đề tài thầy cô giáo.<br />
<br />
+ Nhóm 4: Thực hiện một số tiết mục văn nghệ hát múa chủ đề <br />
thầy cô.<br />
<br />
Các nhóm đã hình dung được kế hoạch của buổi hoạt động trải nghiệm <br />
về chủ đề “Người thắp lên ngọn lửa tâm hồn” với các nội dung liên quan <br />
đến các tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn 7 qua đó bước đầu các <br />
nhóm biết tổ chức sự kiện, rèn luyện khả năng biểu cảm về sự vật, con <br />
người, học sinh sẽ trực tiếp tìm hiểu các thông tin hoặc hóa thân vào hình <br />
tượng những người thầy, người cô để thực hiện buổi trải nghiệm của mình. <br />
Khi cùng nhau luyện tập, biểu diễn là kiến thức trong nội dung bài học và cả <br />
những kiến thức ngoài bài học đã ăn sâu vào tiềm thức của học sinh. Đó <br />
không chỉ là quá trình trau dồi kiến thức mà còn viết nên những kỷ niệm đẹp <br />
của tuổi học trò, rèn kỹ năng làm việc nhóm rất hiệu quả cho mỗi học sinh. <br />
Trong tiết học trải nghiệm sáng tạo – sân khấu hóa, vai trò của giáo viên sẽ là <br />
<br />
11<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Y Vân – Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức Hoạt động trải nghiệm sáng tạo – Sân khấu <br />
hóa trong bộ môn Ngữ Văn 7 tại trường THCS Lê Đình Chinh<br />
<br />
Ban giám khảo, nhận xét đánh giá kết quả tìm hiểu và nghiên cứu của các em, <br />
động viên khuyến khích tinh thần tự học sáng tạo của các em, đồng thời giáo <br />
viên có thể bổ sung thêm các kiến thức và chỉnh sửa các phần còn thiếu sót, <br />
giúp các em thu nạp tối đa phần kiến thức cần thiết.<br />
<br />
Giải pháp 4. Các nhóm tiến hành báo cáo kết quả của mình đã <br />
chuẩn bị.<br />
<br />
Sau khi đã thống nhất với nhau và được sự hướng dẫn của giáo viên bộ <br />
môn Ngữ văn các nhóm đã tiến hành nghiên cứu và tập luyện theo năng khiếu <br />
của từng nhóm phân công. Sau khi tập luyện hoàn chỉnh thì các nhóm sẽ báo <br />
cáo chủ đề mà nhóm đã chọn và thực hiện cho các bạn và thầy cô theo dõi cụ <br />
thể như sau:<br />
+ Nhóm 1 – Lớp 7A1: Sưu tầm phim tư liệu “Trường THCS Lê Đình <br />
Chinh xưa và nay”. Và thực hiện phim tài liệu phỏng vấn cảm nhận của <br />
học sinh và phụ huynh về ngày 20/11.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phim tư liệu về trường THCS Lê Đình Chinh<br />
<br />
12<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Y Vân – Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức Hoạt động trải nghiệm sáng tạo – Sân khấu <br />
hóa trong bộ môn Ngữ Văn 7 tại trường THCS Lê Đình Chinh<br />
<br />
+ Nhóm 2 – Lớp 7A2: Tiểu phẩm kịch trích đoạn: “Cuộc chia tay của <br />
những con búp bê” (Sách Ngữ văn 7).<br />
<br />
+ Nhóm 3 – Lớp 7A3: Vẽ tranh và thuyết trình về đề tài người giáo <br />
xưa và nay.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Thuyết trình tranh về người thầy<br />
<br />
+ Nhóm 4 – Lớp 7A4: Thực hiện một số tiết mục văn nghệ hát múa <br />
ca ngợi thầy cô.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
13<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Y Vân – Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức Hoạt động trải nghiệm sáng tạo – Sân khấu <br />
hóa trong bộ môn Ngữ Văn 7 tại trường THCS Lê Đình Chinh<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hát về người thầy của nhóm 4<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Các bạn và thầy cô xem buổi báo cáo kết quả<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
14<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Y Vân – Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức Hoạt động trải nghiệm sáng tạo – Sân khấu <br />
hóa trong bộ môn Ngữ Văn 7 tại trường THCS Lê Đình Chinh<br />
<br />
Qua buổi báo cáo kết quả của tiết trải nghiệm sáng tạo các giáo viên sẽ <br />
nhận thấy rằng các em đã chủ động trong việc tìm hiểu kiến thức mà mình đã <br />
được học. Hình thức dạy học mới này còn giúp thu hút các em, hấp dẫ các em <br />
hơn trong việc tìm hiểu kiến thức bài học. Thay vì dạy kiến thức khô khan <br />
theo lối truyền thống với hình thức sân khấu hóa, các em trải nghiệm được <br />
thực tế, được hóa thân vào những nhân vật mà mình đã được học trên sách, từ <br />
đó các em có cảm xúc và tự cảm nhận về nhân vật. Khi cùng nhau luyện tập, <br />
biểu diễn là những kiến thức mà các em đã được học trong bài học và cả <br />
những kiến thức bên ngoài bài học. Đó không chỉ là quá trình trau dồi kiến <br />
thức mà còn là những kỷ niệm đẹp của tuổi học trò, là rèn kỹ năng làm việc <br />
nhóm rất hiệu quả cho mỗi học sinh. Thông qua hoạt động ngoại khóa này, tổ <br />
Ngữ văn cũng hướng đến giáo dục học sinh biết quý trọng những giá trị <br />
truyền thống tốt đẹp tôn sư trọng đạo, biết đối nhân xử thế. Bởi các tác <br />
phẩm văn học được đưa vào nhà trường không chỉ có giá trị thẩm mĩ, giá trị <br />
văn học mà còn hàm chứa trong đó những giá trị tốt đẹp đầy tính nhân văn. <br />
Đây cũng chính là một trong những mong muốn lớn nhất của những người <br />
thực hiện chương trình.<br />
<br />
IV. Tính mới của giải pháp<br />
<br />
Phương pháp dạy học tích cực trải nghiệm sáng tạo – Sân khấu hóa <br />
đang từng bước được các các cấp học áp dụng vào từng môn học cụ thể. Tuy <br />
nhiên vì chưa khai thác triệt để khả năng của các em cho nên phương pháp <br />
dạy này còn có những mặt hạn chế. Tuy nhiên, nếu như sự sáng tạo của học <br />
sinh không được kiểm soát và định hướng đúng đắn thì có thể gây ra những <br />
tác động ngược đối với học sinh. Với kinh nghiệm trong giảng dạy của mình, <br />
tôi nhận thấy bản thân đã đưa ra được một số giải pháp mới và thiết thực để <br />
giải quyết vấn đề hoạt động trải nghiệm sáng tạo – sân khấu hóa trong môn <br />
Ngữ Văn khối 7. Trong tiết học được sân khấu hóa, giáo viên sẽ không đóng <br />
<br />
<br />
15<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Y Vân – Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức Hoạt động trải nghiệm sáng tạo – Sân khấu <br />
hóa trong bộ môn Ngữ Văn 7 tại trường THCS Lê Đình Chinh<br />
<br />
vai trò truyền đạt kiến thức mà sẽ là ban giám khảo, đáng giá nhận xét kết <br />
quả tìm hiểu nghiên cứu của các nhóm. Đồng thời giáo viên có thể bổ sung <br />
thêm kiến thức và chỉnh sửa các phần còn thiếu sót giúp các em thu nạp tối đa <br />
phần kiến thức cần thiết. Ngoài ra, tôi đã vận dụng ở mức có thể ở những <br />
tiết ngoại khóa, những hoạt động mà có thể kết hợp trải nghiệm vào tiết học. <br />
Không chỉ áp dụng những sáng kiến ở khối 7 thành công mà tôi sẽ áp dụng ở <br />
những khối lớp mà tôi sẽ giảng dạy và trao đổi kinh nghiệm với các giáo viên <br />
trong nhà trường để đổi mới phương pháp dạy học, giúp các em hứng thú hơn <br />
với bộ môn Ngữ Văn.<br />
<br />
V. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm<br />
<br />
Bằng các giải pháp đưa ra, kết hợp với sự hỗ trợ của giáo viên bộ môn <br />
và sự kiên trì, cố gắng của các em thì buổi báo cáo kết quả tiết trải nghiệm <br />
sáng tạo – sân khấu hóa đã đem lại những kết quả rất khả quan. Cụ thể như <br />
sau:<br />
<br />
Các em đã mạnh dạn hơn khi thể hiện các tiết mục mình đã chuẩn bị <br />
trước đông đảo các thầy cô và các bạn học sinh.<br />
<br />
Các em đã nắm được nội dung các bài học trên sách Ngữ Văn thông <br />
qua các tiết mục trải nghiệm thực tế mà không cần thầy cô phải giảng dạy <br />
như các tiết học truyền thống trước đó.<br />
<br />
Hầu hết các em hứng thú khi trải nghiệm những tiết học của bộ môn <br />
Ngữ văn, các em thuộc bài ngay ở các buổi trải nghiệm sáng tạo.<br />
<br />
PHẦN III. KẾT LUẬN<br />
<br />
I. Kết luận<br />
<br />
Khởi đầu của môn Ngữ văn, và cũng là con đường đổi mới cơ bản của <br />
phương pháp dạy học bộ môn Ngữ Văn nằm ở khâu đọc văn bản, mà sân <br />
khấu hóa tác phẩm văn học chính là một trong những hình thức đọc sáng tạo <br />
<br />
16<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Y Vân – Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức Hoạt động trải nghiệm sáng tạo – Sân khấu <br />
hóa trong bộ môn Ngữ Văn 7 tại trường THCS Lê Đình Chinh<br />
<br />
nhất. Thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo này, các em học sinh không <br />
chỉ thâm nhập mà còn được sống cùng với tác phẩm, phá vỡ sự ngăn cách <br />
giữa người đọc và tác phẩm như cách học truyền thống. Sân khấu ở đây vừa <br />
là sàn diễn, nhưng đồng thời cũng là lớp học, nơi các em được thỏa sức sáng <br />
tạo và bộc lộ cá tính của mình. Có thể nhận thấy, đây chính là một trong <br />
những hình thức phù hợp nhất với định hướng đổi mới phương pháp dạy học.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Qua tiết hoạt động trải nghiệm sáng tạo – sân khấu hóa với chủ đề <br />
“Người thắp lên ngọn lửa tâm hồn” chúng ta rất xúc động và tự hào trước <br />
truyền thống tôn sư trọng đạo của các thế hệ học sinh. Hình tượng những <br />
người thầy, người cô trong các tác phẩm đã để lại ấn tượng không thể phai <br />
mờ trong lòng mọi người qua nhiều thế hệ. Là chủ nhân tương lai của đất <br />
nước, tất cả chúng ta nhận thấy mình cần phải cố gắng học tập, hoàn thiện <br />
bản thân để không phụ lòng công ơn dạy dỗ để góp một phần nhỏ để xây <br />
dựng quê hương, đất nước giàu mạnh. <br />
<br />
Thông qua việc phân chia các nhóm chuẩn bị các tư liệu cho hoạt động <br />
báo cáo sản phẩm với chủ đề “Người thắp lên ngọn lửa tâm hồn”, tôi nhận <br />
thấy các em làm việc rất nghiêm túc, hào hứng chuẩn bị tốt cho buổi báo cáo <br />
sản phẩm. Qua đó có thể thấy được khi vận dụng các hoạt động trải nghiệm <br />
sáng tạo trong quá trình dạy học sẽ xây dựng được không khí hào hứng trong <br />
học tập cũng như giúp các em từng bước khẳng định được năng lực của bản <br />
thân mình.<br />
<br />
II. Kiến nghị<br />
<br />
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo – sân khấu hóa không chỉ áp dụng tron <br />
bộ môn Ngữ Văn và những môn khác cũng có thể sử dụng phương pháp dạy <br />
học tích cực này để tạo hứng thú khi các em học tập. Vì vậy tôi thiết nghĩ các <br />
<br />
17<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Y Vân – Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức Hoạt động trải nghiệm sáng tạo – Sân khấu <br />
hóa trong bộ môn Ngữ Văn 7 tại trường THCS Lê Đình Chinh<br />
<br />
giáo viên bộ môn khác sẽ cùng phối hợp với nhau để đạt được những kết quả <br />
khả quan hơn, tôi có một số kiến nghị sau:<br />
<br />
1. Đối với PGD & ĐT<br />
<br />
Nên đưa ra những yêu cầu cụ thể về chuyên đề trải nghiệm sáng tạo <br />
để các trường THCS trong toàn huyện đồng loạt thực hiện.<br />
<br />
Tổ chức thường xuyên các buổi tập huấn về hoạt động trải nghiệm <br />
sáng tạo giữa các trường trao đổi, học hỏi kinh nghiệm.<br />
<br />
2. Đối với nhà trường<br />
<br />
Tạo điều kiện và phối hợp với giáo viên Ngữ Văn tổ chức những tiết <br />
học trải nghiệm sáng tạo – sân khấu hóa.<br />
<br />
Thường xuyên tổ chức những tiết học ngoại khóa, trải nghiệm về <br />
những kiến thức về môn văn. Bên cạnh đó tìm tòi, kết hợp những môn học <br />
liên quan để tổ chức những tiết trải nghiệm sáng tạo giúp các em học hỏi <br />
được rấ t nhiều kiến thức hay.<br />
<br />
3. Đối với giáo viên<br />
<br />
Tìm ra những phương pháp tích cực hơn, hướng các em đến những <br />
hoạt động trải nghiệm.<br />
<br />
Đầu tư thời gian hơn ở những tiết học trải nghiệm sáng tạo về kiến <br />
thức để củng cố nâng cao về nội dung và kiến thức cho các em .<br />
<br />
̀ ̣ ́ ́ ́ ̉<br />
Trên đây la môt sô y kiên cua tôi rut ra t<br />
́ ừ kinh nghiệm bản thân để hạn <br />
chế tổ chức cho các em các buổi hoạt động trải nghiệm sáng tạo – sân khấu <br />
hóa trong bộ môn Ngữ Văn. Bản thân tôi đã cố gắng nhưng do phạm vi <br />
nghiên cứu chưa được rộng nên không tránh được những thiếu sót rất mong <br />
được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo để phương <br />
pháp được hoàn thiện hơn và áp dụng có hiệu quả hơn. <br />
<br />
<br />
18<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Y Vân – Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức Hoạt động trải nghiệm sáng tạo – Sân khấu <br />
hóa trong bộ môn Ngữ Văn 7 tại trường THCS Lê Đình Chinh<br />
<br />
Xin chân thành cảm ơn! <br />
<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Y Vân<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
Trang<br />
<br />
PHẦN I. MỞ ĐẦU..............................................................................................2<br />
<br />
I. Đặt vấn đề :......................................................................................................2<br />
<br />
II. Mục đích nghiên cứu :.....................................................................................3<br />
<br />
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ....................................................................3<br />
<br />
I. Cơ sở lý luận của vấn đề: ..............................................................................3<br />
<br />
II. Thực trạng vấn đề: .........................................................................................5<br />
<br />
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: ......................................6<br />
<br />
IV. Tính mới của giải pháp: .............................................................................14<br />
<br />
V. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm: ..............................................................15<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
19<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Y Vân – Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức Hoạt động trải nghiệm sáng tạo – Sân khấu <br />
hóa trong bộ môn Ngữ Văn 7 tại trường THCS Lê Đình Chinh<br />
<br />
PHẦN III. KẾT LUẬN.....................................................................................16<br />
<br />
I. Kết luận...........................................................................................................16<br />
<br />
II. Kiến nghị........................................................................................................17<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Năm <br />
<br />
ST Tên tài liệu tham khảo Tác giả Nhà xuất xuất <br />
<br />
T bản bản<br />
<br />
<br />
20<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Y Vân – Trường THCS Lê Đình Chinh<br />
Một số kinh nghiệm trong việc tổ chức Hoạt động trải nghiệm sáng tạo – Sân khấu <br />
hóa trong bộ môn Ngữ Văn 7 tại trường THCS Lê Đình Chinh<br />
<br />
<br />
1999<br />
<br />
01 Phương pháp dạy học Phan Trong Luận Đại học <br />
Văn Quốc gia <br />
<br />
<br />
<br />
02 Văn học dân gian Việt Hoàng Tiến Tựu NXB Giáo 1998<br />
Nam dục<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
03 Hoạt động trải nghiệm Nhiều tác giả NXB Giáo 2017<br />
sáng tạo trong các môn dục <br />
học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tổ chức hoạt động trải Nhiều tác giả NXB Giáo 2017<br />
<br />
04 nghiệm sáng tạo trong dục <br />
dạy học Ngữ Văn<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
21<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Y Vân – Trường THCS Lê Đình Chinh<br />