Rèn kỹ năng nhận biết biện pháp so sánh cho học sinh lớp 3 trong môn Luyện từ và câu<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU <br />
1. Lý do chọn đề tài.<br />
Trong những năm qua Đảng, Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm đến phát triển <br />
giáo dục. Một trong những nhiệm vụ cơ bản của giáo dục đào tạo hiện nay là hình <br />
thành và phát triển nhân cách cho học sinh một cách toàn diện. Do đó Tiếng Việt là <br />
môn học có vị trí đặc biệt quan trọng, góp phần tích cực vào rèn kĩ năng giao tiếp, <br />
là chìa khoá học tập để chiếm lĩnh tri thức loài người. Tiếng Việt góp phần bồi <br />
dưỡng tâm hồn, hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho người học sinh. <br />
Môn Tiếng Việt giúp cho học sinh 4 kĩ năng “nghe, nói, đọc, viết”. Ngôn ngữ dưới <br />
dạng nói (ngôn bản) và dưới dạng viết (văn bản) giữ vai trò quan trọng trong sự <br />
tồn tại và phát triển xã hội. Có khả năng tác động đến đời sống tâm hồn của con <br />
người.<br />
Các bộ phận cấu thành của môn Tiếng Việt trong trường tiểu học bao gồm: <br />
Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập viết, Tập làm văn. Trong đó, phân môn <br />
Luyện từ và câu là phân môn có tính chất khởi đầu của các phân môn khác. Qua tiết <br />
Luyện từ và câu học sinh có khả năng diễn đạt bằng lời nói rõ ràng, cụ thể sinh <br />
động mọi sắc thái biểu cảm. Nói và viết đó là những hình thức giao tiếp rất quan <br />
trọng, thông qua đó các em thực hiện quá trình tư duy chiếm lĩnh tri thức, trao đổi <br />
tư tưởng, tình cảm, quan điểm, giúp các em hiểu nhau, cùng hợp tác trong cuộc <br />
sống. Vấn đề đặt ra là người giáo viên dạy Luyện từ và câu như thế nào để nâng <br />
cao chất lượng, đáp ứng được khả năng tiếp thu bài của học sinh? Cách thức tổ <br />
chức, tiến hành tiết dạy Luyện từ và câu ra sao để đạt hiệu quả như mong muốn.<br />
Trong thực tế những năm đã từng đứng trên bục giảng, tôi nhận thấy phân <br />
môn Luyện từ và câu với tư cách là một phân môn thực hành của môn Tiếng Việt <br />
ở trường tiểu học, Luyện từ và câu có nhiệm vụ hình thành và phát triển cho học <br />
sinh năng lực sử dụng từ và câu trong giao tiếp và học tập, là một loại hình nghệ <br />
thuật lấy ngôn từ làm phương tiện thể hiện. Có khả năng tác động đến đời sống <br />
tâm hồn của con người. Trong đó biện pháp tu từ so sánh góp một phần không nhỏ <br />
làm nên điều này. So sánh có khả năng khắc họa hình ảnh và gây ấn tượng mạnh <br />
mẽ làm nên một hình thức miêu tả sinh động, mặt khác so sánh còn có tác dụng làm <br />
cho lời nói rõ ràng, cụ thể sinh động, diễn đạt được mọi sắc thái biểu cảm, So <br />
sánh tu từ còn là phương thức bộc lộ tâm tư tình cảm một cách kín đáo và tế nhị. <br />
Nhờ những hình ảnh bóng bẩy, ướt lệ, dùng cái này để đối chiếu cái kia nhằm <br />
diễn tả những ngụ ý nghệ thuật mà so sánh tu từ được sử dụng phổ biến trong thơ <br />
ca, đặc biệt là thơ viết cho thiếu nhi. So sánh giúp các em hiểu và cảm nhận được <br />
những bài thơ, bài văn hay, từ đó góp phần mở mang tri thức làm phong phú về tâm <br />
hồn, tạo hứng thú khi viết văn, rèn luyện ý thức, yêu quý tiếng Việt giữ gìn sự <br />
trong sáng của tiếng Việt cho học sinh. <br />
<br />
Nguyễn Thị Hường Trường Tiểu học Lý Tự Trọng 1<br />
Rèn kỹ năng nhận biết biện pháp so sánh cho học sinh lớp 3 trong môn Luyện từ và câu<br />
Do khả năng tư duy của học sinh còn dừng lại ở mức độ tư duy đơn giản, trực <br />
quan nên việc cảm thụ nghệ thuật tu từ so sánh còn hạn chế, phần lớn học sinh chỉ <br />
mới biết một cách cụ thể nghĩa của từ nên khi tiếp thu về nghệ thuật so sánh tu từ <br />
rất khó khăn. Vì vậy đòi hỏi người giáo viên cần hướng dẫn một cách tỉ mỉ, thực <br />
tế. Điều đó khiến tôi luôn trăn trở, suy nghĩ: Làm thế nào? Bằng cách nào để khơi <br />
gợi ở học sinh hứng thú, say mê học tập môn Luyện từ và câu. Vì thế đây là vấn <br />
đề tôi băn khoăn, trăn trở, khiến tôi tiến hành nghiên cứu và thực nghiệm đề tài <br />
“Rèn kỹ năng nhận biết biện pháp so sánh cho học sinh lớp 3 trong môn Luyện từ <br />
và câu” <br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.<br />
Như chúng ta đã biết Tiếng Việt vừa là môn học chính vừa là công cụ giúp <br />
học sinh tiếp thu các môn học khác, là bước khởi động, là cánh cửa để dẫn dắt <br />
người học khai thác những giá trị của câu, từ. Đồng thời còn giúp học sinh có thể <br />
hình thành và phát triển các kĩ năng giao tiếp trong môi trường hoạt động của các <br />
em. Đó là kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Ngôn ngữ gắn liền với tư duy nên thông qua <br />
việc dạy và học tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy. <br />
Góp phần giúp học sinh củng cố lý thuyết về cách dùng từ so sánh, từ đó học <br />
sinh biết phân biệt, biết cách so sánh hình ảnh trong thơ văn.<br />
Giúp học sinh tiếp cận kịp thời với sách giáo khoa đồng thời giúp giáo viên có <br />
được các phương pháp rèn luyện học sinh kỹ năng sử dụng biện pháp so sánh ở <br />
lớp 3.<br />
Góp phần giúp học sinh lóp 3 học tốt hơn nữa phân môn Luyện từ và câu trong <br />
môn Tiếng Việt. Học sinh có hứng thú học tập phân môn Luyện từ và câu, từ đó <br />
giúp các em học tốt các phân môn khác như phân môn Tập làm văn, Kể chuyện... <br />
và biết áp dụng vào thực tế cuộc sống.<br />
Các em có thể nhận diện (tìm) những sự vật được so sánh, hình ảnh so sánh, <br />
các vế so sánh, từ chỉ so sánh, đặc điểm so sánh được nói đến trong câu (đoạn văn), <br />
thơ hoặc văn bản nhưng mới chỉ cảm nhận một cách chung chung. Các em sẽ gặp <br />
khó khăn khi vận dụng đặt câu (nói, viết) có dùng phép so sánh, tìm từ, đặt câu, <br />
phép nhân hóa... vì vốn từ còn ít chưa có thói quen và chưa biết cách quan sát, nhận <br />
xét sự vật, hiện tượng để tìm ra những đặc điểm giống nhau. Bởi vậy câu văn của <br />
các em chỉ mang nội dung thông báo chứ chưa có sức gợi cảm, gợi tả.<br />
Điều cốt yếu với mọi tiết Luyện từ và câu là cung cấp kiến thức và rèn luyện <br />
kĩ năng tìm từ, dùng từ đặt câu cho học sinh. Học sinh phải giải nghĩa được một số <br />
từ ngữ đơn giản, so sánh được các sự vật trong tranh hoặc bằng câu hỏi.<br />
Do đặc thù của lớp, nhà trường, địa phương hay gọi cách khác là vùng miền. <br />
Đối tượng học sinh thuộc nhiều tỉnh thành, nhiều miền dẫn đến tiếng nói, phát âm, <br />
trình bày khác nhau. Với lại đối tượng nhận thức của các em không đồng đều, <br />
<br />
Nguyễn Thị Hường Trường Tiểu học Lý Tự Trọng 2<br />
Rèn kỹ năng nhận biết biện pháp so sánh cho học sinh lớp 3 trong môn Luyện từ và câu<br />
thêm vào đó các em chưa thực sự quan tâm, yêu thích môn Luyện từ và câu hoặc <br />
chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của môn học. Đứng trước thực tế đó <br />
tôi nhận thấy nhiệm vụ mỗi giáo viên chúng ta phải thường xuyên nghiên cứu, tìm <br />
hiểu tâm tư nguyện vọng của từng đối tượng học sinh để vận dụng phương pháp <br />
giảng dạy phù hợp nhằm mục đích cuối cùng là các em ngày càng yêu thích môn <br />
Luyện từ và câu, áp dụng làm bài tập tốt hơn, là cơ sở để học tốt các môn học <br />
khác.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu.<br />
Kỹ năng nhận biết biện pháp so sánh<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu<br />
Biện pháp so sánh trong môn Luyện từ và câu lớp 3 <br />
Học sinh lớp 3A, trường Tiểu học Krông Ana, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk <br />
Lăk, năm học 2014 – 2015. <br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp quan sát.<br />
Phương pháp nghiên cứu tài liệu.<br />
Phương pháp phân tích.<br />
Phương pháp trò chuyện với học sinh, giáo viên.<br />
Phương pháp khảo nghiệm thực tiễn giảng dạy.<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
1. Cơ sở lý luận<br />
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, sự phát triển Công nghiệp hoá hiện đại <br />
hoá đất nước cần phải có những con người năng động, sáng tạo, tự lực, tự cường. <br />
Nhu cầu này đòi hỏi phải có sự điều chỉnh mục tiêu, nội dung Chương trình cấp <br />
Tiểu học một cách phù hợp.<br />
Mục tiêu của giáo dục Tiểu học đặt ra là: “Giúp học sinh hình thành những cơ <br />
sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, phẩm chất, <br />
thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở”.<br />
Ngôn ngữ nói chung, tiếng Việt nói riêng có quan hệ mật thiết với phương <br />
pháp dạy học Tiếng Việt. Ngôn ngữ bao gồm một hệ thống, bao gồm các bộ phận <br />
ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Mỗi bộ phận của ngôn ngữ là một hệ thống nhỏ, có <br />
cơ cấu tổ chức riêng, có quan hệ chặt chẽ với nhau trong hệ thống ngôn ngữ. Môn <br />
Tiếng Việt là một trong những bộ môn cơ bản của nhà trường phổ thông nên phải <br />
thực hiện theo nguyên tắc giáo dục học. Bởi vậy nguyên tắc dạy học Tiếng Việt <br />
phải cụ thể hóa mục tiêu và các nguyên tắc dạy học nói chung vào bộ môn của <br />
mình. Như vậy mục tiêu của việc dạy và học Tiếng Việt nằm trong mục tiêu <br />
chung của giáo dục nước ta trong giai đoạn mới hiện nay: Nâng cao dân trí, đào tạo <br />
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, nhằm hình thành đội ngũ lao động có tri thức, có tay <br />
<br />
Nguyễn Thị Hường Trường Tiểu học Lý Tự Trọng 3<br />
Rèn kỹ năng nhận biết biện pháp so sánh cho học sinh lớp 3 trong môn Luyện từ và câu<br />
nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động sáng tạo.<br />
Luyện từ và câu là một trong những phân môn có vị trí quan trọng của môn <br />
Tiếng Việt. Phân môn này đòi hỏi học sinh phải vận dụng những kiến thức tổng <br />
họp từ nhiều phân môn trong môn Tiếng Việt. Để làm được các bài tập không <br />
những học sinh phải sử dụng cả bốn kĩ năng: nghe nói đọc viết mà còn phải <br />
vận dụng các kĩ năng về tiếng Việt, về cuộc sống thực tiễn.<br />
Phân môn Luyện từ và câu rèn cho học sinh sử dụng từ, sử dụng câu trong các <br />
tình huống khác nhau trong quá trình lĩnh hội các kiến thức khoa học, góp phần dạy <br />
học sinh sử dụng tiếng Việt trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy Luyện từ và câu là <br />
phân môn có tính khởi đầu, có liên quan mật thiết đến các môn học khác.<br />
Trong quá trình dạy một tiết Luyện từ và câu, để đạt mục tiêu đề ra ngoài <br />
phương pháp của thầy, học sinh cần phải có vốn kiến thức ngôn ngữ về đời sống <br />
thực tế. Chính vì vậy, việc dạy tốt các phân môn khác không chỉ là nguồn cung cấp <br />
kiến thức mà còn là phương tiện rèn kĩ năng nói, viết và cách diễn đạt câu văn cho <br />
học sinh. Học tốt Luyện từ và câu sẽ giúp học sinh học tốt các môn học khác, đồng <br />
thời giáo dục các em những tình cảm lành mạnh, trong sáng; rèn luyện khả năng <br />
giao tiếp, kỹ năng sống và góp phần đắc lực vào việc giữ gìn, phát huy sự trong <br />
sáng của tiếng Việt, hình thành nhân cách con người Việt Nam.<br />
2. Thực trạng<br />
2.1. Thuận lợi, khó khăn:<br />
* Thuận lợi:<br />
Luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Phòng GD&ĐT Krông Ana; <br />
Lãnh đạo nhà trường, của các tổ chuyên môn đã có vai trò tích cực giúp giáo viên đi <br />
đúng nội dung, chương trình phân môn Luyện từ và câu.<br />
Học sinh lớp 3 giai đoạn này rất ham học, đặc biệt hơn lứa tuổi này các em <br />
không còn bỡ ngỡ trước môi trường học tập thật sự như ở các lớp học trước, quan <br />
trọng là ở lớp 3 các em đã được trang bị một lượng kiến thức ở lớp 2, đã nắm <br />
vững kiến thức, kĩ năng mà các thầy cô giáo trước đó đã trang bị. Đây là cơ sở giúp <br />
cho các em học tốt phân môn Luyện từ và câu lớp 3.<br />
Đa số các em có ý thức trong việc học, có chuẩn bị bài khá chu đáo trước <br />
khi đến lớp, một số em đã biết dùng từ đặt câu, diễn đạt tương đối lưu loát.<br />
Đời sống kinh tế của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao nên <br />
việc đầu tư cho con cái học tập cũng có những thuận lợi nhất định.<br />
* Khó khăn:<br />
Tiếng Việt là môn học khó, nhất là phân môn Luyện từ và câu đòi hỏi người <br />
giáo viên phải có kiến thức sâu rộng, phong phú. cần phải có vốn sống thực tế, <br />
người giáo viên biết kết hợp linh hoạt các phương pháp trong giảng dạy, biết gợi <br />
mở óc tò mò, khả năng sáng tạo, độc lập ở học sinh, giúp cho các em hiểu nghĩa từ, <br />
<br />
Nguyễn Thị Hường Trường Tiểu học Lý Tự Trọng 4<br />
Rèn kỹ năng nhận biết biện pháp so sánh cho học sinh lớp 3 trong môn Luyện từ và câu<br />
so sánh ngôn ngữ quả không dễ.<br />
Các bài tập thường là những bài tập trừu tượng, giáo viên phải hướng dẫn <br />
mẫu một phần bài tập, học sinh phải biết tư duy để làm được các phần bài tập còn <br />
lại. Trong các môn tự nhiên, Toán được coi là môn học khó thì trong các môn xã hội <br />
thì phân môn Luyện từ và câu lại được coi là phân môn vừa khô vừa khó. Đây là <br />
phân môn cả người dạy và người học cảm thấy khó khăn khi truyền đạt cũng như <br />
khi lĩnh hội kiến thức.<br />
Trước tình trạng trên giáo viên phải kịp thời thức tỉnh, hình thành cho các em <br />
biết cách dùng từ đặt câu, hiểu nghĩa từ, tìm các từ so sánh...<br />
Thêm một thực tế nữa là các loại sách tham khảo tràn lan trên thị trường như: <br />
Để học tốt phân môn Luyện từ và câu; Giúp em học giỏi Luyện từ và câu lớp 3; <br />
...thế là các em chỉ mất một khoản tiền không lớn là có thể ung dung chép vào vở <br />
nếu cần, mà không phải mất quá nhiều thời gian và suy nghĩ đau đầu nữa. Chứ các <br />
em có ngờ việc làm đó dẫn đến hậu quả lớn, nó làm cho não bộ của các em ít phát <br />
triển dần dần trở nên lười nhác.<br />
2.2. Thành công, hạn chế<br />
* Thành công<br />
Đa phần các em có khả năng nhận biết các kiểu câu đã học ở lóp 2, dùng từ <br />
đặt câu, biết được những hình ảnh so sánh dựa vào tranh ảnh hoặc câu hỏi gợi ý <br />
ngày một tiến bộ rõ rệt trong nhận thức, trong bài tập kể cả khi trình bày bằng lời.<br />
* Hạn chế<br />
Các từ cần giải nghĩa đa số là từ Hán Việt nên học sinh khó hiểu, khó giải <br />
nghĩa.<br />
Các từ, các thành ngữ, tục ngữ cần giải nghĩa, cần tìm có nghĩa gần giống <br />
nhau, khiến cho học sinh khó phân biệt nghĩa của chúng.<br />
Ranh giới giữa các cụm từ hoặc từ trong tiếng Việt không mang tính xác định, <br />
không dễ nhận biết nên các em còn thiếu tự tin khi học phân môn này.<br />
2.3. Mặt mạnh, mặt yếu<br />
* Mặt mạnh<br />
Một số em có năng khiếu về môn Tiếng Việt cho nên khi học các phân môn <br />
Luyện từ và câu, Chính tả, Tập đọc...các em dễ dàng biết tìm từ so sánh, các sự vật <br />
được so sánh, nhân hóa; biết dùng từ đặt câu, viết đúng chính tả, diễn đạt tương <br />
đối tốt.<br />
* Mặt yếu<br />
Khả năng nhớ, hiểu và vận dụng kiến thức trong quá trình học tập của các em <br />
còn yếu.<br />
Hiện nay đa số các em lười nhác học Luyện từ và câu, nhiều em chưa đọc kĩ <br />
đề bài, chuẩn bị bài sơ sài. Thậm chí nhiều em còn chưa biết chọn từ ngữ xếp vào <br />
<br />
Nguyễn Thị Hường Trường Tiểu học Lý Tự Trọng 5<br />
Rèn kỹ năng nhận biết biện pháp so sánh cho học sinh lớp 3 trong môn Luyện từ và câu<br />
bảng phân loại theo nghĩa của chúng, không nhớ các từ dùng để so sánh hai sự vật. <br />
Bài làm còn sai chính tả, ngữ pháp, chưa biết chọn từ thích họp để điền vào chỗ <br />
chấm ...<br />
Từ việc học yếu lại không được thầy cô quan tâm, uốn nắn kịp thời, không có <br />
cơ hội được thể hiện trước lớp dẫn đến một số em buồn chán trong việc học dẫn <br />
đến không hiểu, nghèo vốn từ.<br />
2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động.<br />
* Nguyên nhân của thành công<br />
Giáo viên nhiệt tình và kiên trì rèn luyện, kết hợp giữa phương pháp và <br />
biện pháp một cách nhuần nhuyễn, đổi mới phương pháp giảng dạy từ cũ sang <br />
mới.<br />
Học sinh có một kỹ năng nhận biết biện pháp tu từ so sánh tương đối vững <br />
vàng, các em ngày càng ham học môn Luyện từ và câu. <br />
* Nguyên nhân hạn chế, yếu kém<br />
Một bộ phận học sinh lười học, đọc cho nên làm bài tập còn nhiều hạn chế <br />
về câu, từ, nghĩa của từ...;<br />
Ít chú trọng đến môn học;<br />
Ngại học Luyện từ và câu, làm bài tập thực hành.<br />
2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra.<br />
Đa số học sinh chăm ngoan, ý thức học tập tốt. Qua tiết Luyện từ và câu, học <br />
sinh có khả năng nắm vững được các kiến thức cơ bản của từng bài để từ đó các <br />
em có thể phát triển theo hướng làm thêm được các bài tập nâng cao về đặc điểm <br />
của từ, so sánh các sự vật, âm thanh,...<br />
Bên cạnh đó học sinh còn chưa xác định rõ được động cơ học tập, lười học, <br />
các em ở lứa tuối này chưa có được vốn từ ngữ dồi dào, dùng từ thiếu chính <br />
xác...Điều này ảnh hưởng tới kết quả học tập của các em ở môn Tiếng Việt cũng <br />
như các môn học khác, hạn chế khả năng giao tiếp, làm cho các em mất tự tin, trở <br />
nên rụt rè, nhút nhát.<br />
Tôi đã áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng dạy môn Luyện từ và câu, <br />
rèn kỹ năng nhận biết các biện pháp so sánh, nhân hóa trong bài văn, bài thơ, nhận <br />
thấy học sinh có tiến bộ rõ rệt. Bản thân các em cũng ý thức hơn khi làm bài dẫn <br />
đến bài ít mắc lỗi về dùng từ đặt câu, biết được những hình ảnh so sánh dựa vào <br />
tranh ảnh hoặc câu hỏi gợi ý, các em sử dụng ngôn ngữ trong thực tiễn giao tiếp, <br />
tích cực hóa vốn từ, hình thành các kỹ năng ngôn ngữ, phân môn Luyện từ và câu <br />
không chỉ cung cấp cho học sinh một số vốn từ đa dạng, phong phú mà còn giúp <br />
học sinh có kỹ năng sử dụng từ ngữ một cách thành thạo đạt hiệu quả cao trong <br />
hoạt động giao tiếp hàng ngày, bước đầu cung cấp cho học sinh một số kỹ năng sơ <br />
giản về từ vựng, ngữ pháp tiếng Việt.<br />
<br />
Nguyễn Thị Hường Trường Tiểu học Lý Tự Trọng 6<br />
Rèn kỹ năng nhận biết biện pháp so sánh cho học sinh lớp 3 trong môn Luyện từ và câu<br />
Giáo viên luôn ý thức quan tâm, chăm chút học sinh trong từng tiết học. Với <br />
mỗi loại bài tập, giáo viên nghiên cứu kĩ kế hoạch bài dạy để lựa chọn và tổ chức <br />
những hình thức luyện tập sao cho phù hợp với đối tượng học sinh. Bên cạnh đó, <br />
luôn động viên khuyến khích, khơi gợi ở học sinh trí tưởng tượng, óc sáng tạo. <br />
Môn Luyện từ và câu với mục tiêu cụ thể là: hình thành và rèn luyện cho học sinh <br />
khả năng củng cố lý thuyết biết cách dùng từ so sánh, biết phân biệt, biết cách so <br />
sánh tu từ và ở nhiều thể loại bài tập khác nhau. Vì vậy, giáo viên không ngừng <br />
học hỏi, cải tiến phương pháp dạy học phù hợp mục tiêu dạy và học để dẫn dắt <br />
rèn luyện học sinh thực hành những bài tập một cách độc lập, sáng tạo.<br />
Trong việc rèn kĩ năng nói viết cho học sinh, giáo viên có đầu tư nghiên cứu <br />
mục tiêu các tiết dạy để lựa chọn các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học <br />
sao cho phù họp từng đối tượng học sinh, nhưng sự đầu tư chưa sâu nên hiệu quả <br />
dạy học phân môn Luyện từ và câu chưa cao. Một số bài trong chương trình đề ra <br />
chưa gần gũi với học sinh. Dụng cụ trực quan thiếu, giáo viên chỉ nói suông nên <br />
học sinh không hiểu, không nắm bắt được thông tin vì vậy bài làm không đạt hiệu <br />
quả cao.<br />
Học sinh chưa có hứng thú học tập phân môn này. Đa số các em đều cho rằng <br />
Luyện từ và câu là môn học khó. Một số kiến thức còn trừu tượng, khó hiểu, phần <br />
lý thuyết cũng không có, học sinh chỉ được hiểu qua những bài tập làm mẫu của <br />
giáo viên rồi cảm nhận và làm các bài tập còn lại vì thế học sinh thường ngại học <br />
phân môn này.<br />
Chất lượng phân môn Luyện từ và câu đầu năm rất thấp, học sinh chưa biết <br />
làm những bài tập có ý tưởng phong phú, sáng tạo mà chỉ biết trả lời theo câu hỏi <br />
gợi ý. Đấy là vấn đề nan giải đòi hỏi giáo viên phải có biện pháp thích hợp để <br />
từng bước giảng dạy đạt kết quả.<br />
3. Giải pháp, biện pháp<br />
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:<br />
Tổ chức cho học sinh làm quen và tập diễn đạt giữa những điều nhỏ nhất <br />
trong từng tiết học với cuộc sống, giao tiếp, đối nhân xử thế hàng ngày, đặc biệt <br />
nó có thể liên hệ với tính chất liên kết các phân môn như: Tập đọc, Chính tả, Kể <br />
chuyện, Tập viết, Tập làm văn,... Điều này quả thật là có giá trị vô cùng lớn trong <br />
việc thông qua học mà giáo dục được con người, hình thành nhân cách đúng với <br />
yêu cầu cấp bách của xã hội ngày nay. Đồng thời còn hình thành và rèn luyện cho <br />
các em bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tốt tiếng mẹ đẻ tiếng Việt.<br />
Ngoài ra còn giúp các em trau dồi thêm vốn ngôn từ cho bản thân để vận dụng <br />
trong giao tiếp hàng ngày, biết trình bày nội dung cần thiết trước tập thể. Mà thiết <br />
thực nhất vẫn là để làm được bài tập ở các dạng so sánh trong phân môn Luyện từ <br />
và câu rõ ràng, rành mạch, lôgic.<br />
<br />
Nguyễn Thị Hường Trường Tiểu học Lý Tự Trọng 7<br />
Rèn kỹ năng nhận biết biện pháp so sánh cho học sinh lớp 3 trong môn Luyện từ và câu<br />
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:<br />
3.2.1. Nội dung<br />
Nội dung chương trình: Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu đề tài, tôi thống <br />
kê phân tích các hướng nghiên cứu biện pháp so sánh trong phân môn Luyện từ và <br />
câu của chương trình sách giáo khoa lớp 3 phục vụ cho việc giảng dạy. Kiến thức <br />
lý thuyết về so sánh tu từ được đưa vào giảng dạy trong chương trình lớp 3 ở phân <br />
môn Luyện từ và câu. Toàn bộ chương trình Tiếng Việt 3 Tập I đã dạy về so <br />
sánh gồm 8 bài với các mô hình sau: Mô hình 1: So sánh Sự vật Sự vật. Mô hình <br />
2: So sánh Sự vật Con người. Mô hình 3: So sánh Hoạt động Hoạt động. Mô <br />
hình 4: So sánh Âm thanh Âm thanh. Tác giả sách giáo khoa đã giúp học sinh nhận <br />
diện dạng, loại và phân biệt hiệu quả so sánh qua các dạng bài tập.<br />
3.2.2. Cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
Tùy theo nội dung, yêu cầu của mỗi đơn vị và từng đối tượng học sinh, giáo <br />
viên có thể áp dụng các biện pháp hoặc một biện pháp chủ đạo kết hợp với một <br />
số biện pháp bổ trợ khác, về cơ bản tôi thấy có một số biện pháp sau:<br />
3.2.2.1. Phân biệt kiểu so sánh phân môn Luyện từ và câu lớp 3:<br />
Trong sách giáo khoa có ít bài tập sáng tạo, kiến thức còn mang tính trừu <br />
tượng nên giáo viên cần phải sưu tầm nhiều dạng bài sáng tạo và kiến thức cụ thể <br />
nói theo tình huống. Vì khi giáo viên đưa lệnh bài tập cần rõ ràng để học sinh hiểu <br />
được mục đích yêu cầu của bài tập. Khi dạy các phân môn thuộc bộ môn Tiếng <br />
Việt người giáo viên cần lồng ghép giữa các phân môn trong môn Tiếng Việt với <br />
nhau như khi dạy bài Tập đọc: “Hai bàn tay em” (Trang 7 Sách giáo khoa Tiếng <br />
Việt 3 Tập I), trong bài này có rất nhiều hình ảnh tu từ so sánh giáo viên cần <br />
nhấn mạnh để gây hứng thú cho tiết tiếp theo của môn Luyện từ và câu. Để học <br />
sinh học tốt môn Tiếng Việt đặc biệt là phân môn Luyện từ và câu, dạng bài tu từ <br />
so sánh học sinh cần nắm và làm theo các yêu cầu sau: Đọc kỹ đề bài, xác định <br />
đúng yêu cầu của bài sau đó mới làm bài. Muốn học sinh của mình có một kỹ năng <br />
nhận biết biện pháp so sánh vững vàng đòi hỏi người giáo viên phải có nghệ thuật <br />
khi hướng dẫn các dạng bài tập về kiểu bài so sánh như:<br />
a) Mô hình 1: So sánh Sự vật Sự vật.<br />
* Ví dụ: Tìm sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn dưới <br />
đây: <br />
“Hai bàn tay em <br />
Như hoa đầu cành”<br />
(Huy Cận)<br />
“Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch”<br />
(Vũ Tú Nam)<br />
“Cánh diều như dấu á<br />
<br />
Nguyễn Thị Hường Trường Tiểu học Lý Tự Trọng 8<br />
Rèn kỹ năng nhận biết biện pháp so sánh cho học sinh lớp 3 trong môn Luyện từ và câu<br />
Ai vừa tung lên trời"<br />
(Lương Vĩnh Phúc)<br />
“Ơ cái dấu hỏi<br />
Trông ngộ ngộ ghê<br />
Như vành tai nhỏ<br />
Hỏi rồi lắng nghe”<br />
(Phạm Như Hà)<br />
Để làm tốt bài tập này học sinh phải nắm chắc các từ chỉ sự vật, từ đó các em <br />
sẽ tìm được sự vật so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn trên là:<br />
“Hai bàn tay em” so sánh với “hoa đầu cành”.<br />
“Mặt biển” so sánh với “tấm thảm khổng lồ”.<br />
“Cánh diều” so sánh với “dấu á”<br />
“Dấu hỏi” so sánh với “vành tai nhỏ”.<br />
Nếu giáo viên hỏi ngược lại là vì sao “Hai bàn tay em” được so sánh với “hoa <br />
đầu cành”? Lúc đó giáo viên phải hướng học sinh tìm xem các sự vật so sánh này <br />
đều có điểm nào giống nhau, chẳng hạn: Hai bàn tay của bé nhỏ xinh như một <br />
bông hoa (Cho học sinh quan sát tranh ảnh để các em dễ nhận thấy điếm giống <br />
nhau).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Hường Trường Tiểu học Lý Tự Trọng 9<br />
Rèn kỹ năng nhận biết biện pháp so sánh cho học sinh lớp 3 trong môn Luyện từ và câu<br />
<br />
<br />
Hay vì sao nói “Mặt biển” như “tấm thảm khổng lồ”? Mặt biển và tấm thảm <br />
đều phẳng, êm và đẹp; Cánh diều hình cong cong, võng xuống giống hệt như dấu <br />
á.<br />
(Giáo viên có thể giới thiệu hình ảnh “Cánh diều” và vẽ lên bảng “dấu á”) để <br />
học sinh quan sát, so sánh.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Dấu hỏi cong cong, nở rộng ở hai phía trên rồi nhỏ dần chẳng khác gì vành tai. <br />
(Giáo viên có thể cho học sinh nhìn vào vành tai bạn hoặc cho học sinh quan sát <br />
tranh).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Hường Trường Tiểu học Lý Tự Trọng 10<br />
Rèn kỹ năng nhận biết biện pháp so sánh cho học sinh lớp 3 trong môn Luyện từ và câu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
b) Mô hình 2: So sánh Sự vật Con người.<br />
* Ví dụ: Tìm các hình ảnh so sánh trong các câu dưới đây:<br />
“Trẻ em như búp trên cành<br />
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”<br />
(Hồ Chí Minh)<br />
“Bà như quả ngọt chín rồi<br />
Càng thêm tuổi tác càng tươi lòng vàng”.<br />
(Võ Thanh An)<br />
Với dạng bài tập này học sinh sẽ dễ dàng tìm sự vật so sánh với con người <br />
nhưng các em chưa giải thích được “Vì sao?”. Chính vì thế điều đó giáo viên giúp <br />
học sinh tìm được đặc điểm chung của sự vật và con người, chẳng hạn: “Trẻ em” <br />
giống như “búp trên cành”. Vì đều là những sự vật còn tươi non đang phát triển <br />
đầy sức sống non tơ, chứa chan niềm hy vọng. Bà sống đã lâu, tuổi đã cao giống <br />
như “quả ngọt chín rồi” đều phát triển đến độ già dặn có giá trị cao, có ích lợi cho <br />
cuộc đời, đáng nâng niu và trân trọng.<br />
b) Mô hình 3: So sánh Hoạt động Hoạt động<br />
* Ví dụ: Trong các đoạn trích sau, những hoạt động nào được so sánh với <br />
nhau:<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Hường Trường Tiểu học Lý Tự Trọng 11<br />
Rèn kỹ năng nhận biết biện pháp so sánh cho học sinh lớp 3 trong môn Luyện từ và câu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
“Con trâu đen lông mượt<br />
Cái sừng nó vênh vênh<br />
Nó cao lớn lênh khênh<br />
Chân đi như đập đất”<br />
(Trần Đăng Khoa)<br />
Dạng bài này giáo viên giúp học sinh nắm chắc được từ chỉ hoạt động, từ đó <br />
học sinh sẽ tìm được các hoạt động được so sánh với nhau. <br />
Chẳng hạn: Hoạt động “đi” so sánh với hoạt động “đập đất” qua từ “như”.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Hường Trường Tiểu học Lý Tự Trọng 12<br />
Rèn kỹ năng nhận biết biện pháp so sánh cho học sinh lớp 3 trong môn Luyện từ và câu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
“Cau cao, cao mãi<br />
Tàu vươn giữa trời <br />
Như tay ai vẫy <br />
Hứng làn mưa rơi”<br />
(Ngô Viết Dinh)<br />
Dạng bài tập yêu cầu học sinh tạo lập các hình ảnh, các câu thơ sử dụng <br />
biện pháp nghệ thuật so sánh dựa trên ngữ liệu có sẵn hoặc một phần do học sinh <br />
phải tự tạo lập.<br />
Hoạt động “vươn” của tàu lá cau giống hoạt động “vẫy” tay của con người.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Hường Trường Tiểu học Lý Tự Trọng 13<br />
Rèn kỹ năng nhận biết biện pháp so sánh cho học sinh lớp 3 trong môn Luyện từ và câu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
“Con mẹ đẹp sao<br />
Những hòn tơ nhỏ<br />
Chạy như lăn tròn<br />
Trên sân trên cỏ”<br />
Hoạt động “chạy” so sánh với hoạt động “lăn tròn” qua từ “như”. Hoạt động <br />
chạy của những chú gà con được miêu tả giống như hoạt động lăn tròn của những <br />
hòn tơ nhỏ. Đó là miêu tả bằng cách so sánh. Có thể miêu tả bằng cách so sánh như <br />
vậy vì chú gà con thường có lông màu vàng óng như tơ, thân hình lại tròn nên các <br />
chú chạy giống như những hòn tơ đang lăn.<br />
c) Mô hình 4: So sánh Âm thanh Âm thanh<br />
* Ví dụ: Tìm những âm thanh được so sánh với nhau trong mỗi câu thơ, văn <br />
dưới đây:<br />
“Côn Sơn suối chảy rì rầm<br />
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”<br />
(Nguyễn Trãi)<br />
Với dạng bài tập này giáo viên giúp học sinh nhận biết được âm thanh thứ <br />
nhất và âm thanh thứ hai được so sánh với nhau qua từ “như”. Chẳng hạn:<br />
“Tiếng suối” được so sánh với “tiếng đàn cầm” qua từ “như”.<br />
Ngoài các mô hình so sánh trên học sinh còn được làm quen với kiểu so sánh: <br />
Ngang bằng và không ngang bằng (hay còn gọi là so sánh hơn kém). So sánh ngang <br />
bằng dùng các từ so sánh: như, là, tựa, như thể...<br />
Ví dụ: “Nhìn từ xa những mảng tường vàng, ngói đỏ như những cánh hoa lấp <br />
Nguyễn Thị Hường Trường Tiểu học Lý Tự Trọng 14<br />
Rèn kỹ năng nhận biết biện pháp so sánh cho học sinh lớp 3 trong môn Luyện từ và câu<br />
ló trong cây”.<br />
Cũng có khi so sánh ngang bằng không dùng từ so sánh mà dùng dấu câu như <br />
dấu gạch ngang, dấu hai chấm.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ví dụ: “Thân dừa bạc phếch tháng năm<br />
Quả dừa đàn lợn con nằm trên cao<br />
Đêm hè, hoa nở cùng sao<br />
Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanh.”<br />
(Trần Đăng Khoa)<br />
Hay: “Đồng ruộng: vựa thóc thơm”<br />
(Phạm Hổ)<br />
So sánh không ngang bằng dùng các từ so sánh: hơn, kém, chẳng bằng ... <br />
Ví dụ: “Những ngôi sao thức ngoài kia<br />
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con”<br />
(Trần Quốc Minh)<br />
Hay: “Bếcháu ông thủ thỉ<br />
Cháu khỏe hơn ông nhiều!<br />
Ông là buổi trời chiều<br />
Cháu là ngày rạng sáng”<br />
Nguyễn Thị Hường Trường Tiểu học Lý Tự Trọng 15<br />
Rèn kỹ năng nhận biết biện pháp so sánh cho học sinh lớp 3 trong môn Luyện từ và câu<br />
(Phạm Cúc)<br />
“Trăng khuya sáng hơn đèn”<br />
(Trần Đăng Khoa)<br />
Các dạng bài tập về biện pháp so sánh học sinh phải nhận diện được những <br />
sự vật được so sánh, những hình ảnh so sánh những đặc điểm so sánh và những từ <br />
so sánh trong câu. Cảm nhận và nêu được tác dụng của so sánh.<br />
Tập đặt câu dùng hình ảnh so sánh (dựa vào các bức tranh để đặt câu)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ví <br />
dụ: <br />
Bài <br />
tậ p <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3/trang 126. <br />
Dựa vào bức tranh mặt trăng và quả bóng, giáo viên hướng dẫn cho học sinh: <br />
Chúng ta sẽ so sánh mặt trăng với quả bóng, muốn so sánh ta phải tìm điểm giống <br />
nhau giữa mặt trăng và quả bóng, học sinh đặt được câu: “Ông trăng tròn như quả <br />
bóng”. Từ đó gợi ý học sinh đặt được các câu khác có hình ảnh so sánh như “Bé <br />
cười tươi như hoa ”, “Đèn điện sáng như sao ”, “Đất nước ta cong cong hình chữ <br />
S”.<br />
So sánh là đối chiếu hai hay nhiều sự vật, sự việc có nét tương đồng, có dấu <br />
hiệu chung nào đó nhằm tăng sức gợi cảm hoặc diễn tả một cách cụ thể hình ảnh <br />
đặc điểm của sự vật, sự việc. Trong thực tế có hai loại so sánh là so sánh tu từ và <br />
so sánh luận lý. So sánh tu từ còn gọi là so sánh hình ảnh.<br />
Ví dụ: “Ông trăng tròn sáng tỏ<br />
Soi rõ sân nhà em<br />
Trăng khuya sáng hơn đèn<br />
Ơi ông trăng sáng tỏ”<br />
<br />
Nguyễn Thị Hường Trường Tiểu học Lý Tự Trọng 16<br />
Rèn kỹ năng nhận biết biện pháp so sánh cho học sinh lớp 3 trong môn Luyện từ và câu<br />
(Trần Đăng Khoa)<br />
Mục đích của so sánh tu từ nhằm diễn tả hình ảnh đặc điểm của sự vật, sự <br />
việc. Chính do đặc điểm này mà so sánh tu từ mang tính chất khoa trương. So sánh <br />
luận lý nhằm mục đích xác lập sự tương đương giữa hai đối tượng. (Vỉ dụ: Bảo <br />
cũng học giỏi như Hoàng).<br />
Trong quá trình dạy học so sánh, giáo viên cần giúp học sinh phân biệt rõ ràng <br />
hai loại so sánh trên để tránh sự nhầm lẫn khi nhận biết cũng như tạo lập các hình <br />
ảnh tu từ trong văn nói cũng như văn viết. So sánh có hai bình diện đó là so sánh <br />
đồng loại và so sánh khác loại. So sánh đồng loại là so sánh giữa người với người, <br />
vật với vật.<br />
Ví dụ: “Hai bàn tay em<br />
Như hoa đầu cành”<br />
So sánh khác loại là so sánh giữa vật với người, so sánh cái cụ thể với cái trừu <br />
tượng.<br />
Ví dụ: “Công cha như núi Thái Sơn<br />
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”<br />
Mô hình cấu tạo hoàn chỉnh của phép so sánh gồm 4 yếu tố:<br />
+ Yếu tố 1 là yếu tố được hoặc bị so sánh (tùy theo việc so sánh là tích cực <br />
hay tiêu cực).<br />
+ Yếu tố 2 là từ ngữ chỉ phương diện so sánh<br />
+ Yếu tố 3 là từ ngữ chỉ ý so sánh hay còn gọi là từ so sánh.<br />
+ Yếu tố 4 là yếu tố được đưa ra làm chuẩn để so sánh.<br />
Ví dụ: “Đôi mắt long lanh như thủy tinh”<br />
Trong thực tế mô hình cấu tạo nói trên có thể có sự biến đổi, có nhiều trường <br />
hợp so sánh không đầy đủ cả 4 yếu tố. So sánh vắng yếu tố 2 được gọi là so sánh <br />
chìm. So sánh chìm khiến cho sự liên tưởng được rộng rãi hơn kích thích sự làm <br />
việc của trí tuệ và tình cảm nhiều hơn.<br />
Ví dụ: “Dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng”<br />
So sánh vắng cả 2 yếu tố: yếu tố 2 và yếu tố 3 được gọi là so sánh sử dụng <br />
chỗ ngắt giọng và hình thức đối chọi.<br />
Ví dụ: “Trường Sơn: chí lớn ông cha<br />
Cửu Long lòng mẹ bao la sóng trào”.<br />
Hay: “Máy bay: chim sắt lớn<br />
Có trái tim động cơ”<br />
Có những trường hợp có thể được đảo lên trước cùng với từ so sánh . (Ví dụ: <br />
“Giống như những con chim màu vàng, những chiếc lá phong lượn tròn trên không <br />
trung và rơi xuống mặt đất”). Có rất nhiều từ ngữ được sử dụng làm yếu tố thể <br />
hiện quan hệ so sánh như: như, tựa như, là, bao nhiêu, bấy nhiêu, giống, giống <br />
<br />
Nguyễn Thị Hường Trường Tiểu học Lý Tự Trọng 17<br />
Rèn kỹ năng nhận biết biện pháp so sánh cho học sinh lớp 3 trong môn Luyện từ và câu<br />
như, chẳng khác gì...<br />
So sánh là một biện pháp nghệ thuật có chức năng nhận thức, chức năng biểu <br />
cảm, cảm xúc và có cấu tạo đơn giản nên được dùng nhiều trong tiếng Việt: trong <br />
lời nói hàng ngày, trong văn chính luận cũng như trong lời nói nghệ thuật. Cái tài <br />
tình của nhà văn, nhà thơ là phát hiện ra được nét giống nhau một cách chính xác, <br />
bất ngờ mà người khác không nhận thấy hoặc không để ý đến. Ví dụ: “Những <br />
thân cây tràm vươn thẳng lên trời như những cây nến khổng lồ” (Đoàn Giỏi). “So <br />
sánh” là một nội dung được đưa vào giảng dạy trong chương trình lớp 3, các kiến <br />
thức được cung cấp cho học sinh thông qua hệ thống bài tập không lý thuyết nên <br />
hệ thống dữ liệu được lựa chọn phải thực sự chính xác cho học sinh. Nội dung so <br />
sánh được cung cấp cho học sinh thông qua hệ thống bài tập thực hành với mục <br />
tiêu cụ thể là: Học sinh nhận biết biện pháp so sánh bao gồm hình ảnh so sánh, các <br />
kiểu so sánh: ngang bằng, hơn kém; sự vật sự vật, âm thanh âm thanh, hoạt <br />
động hoạt động, từ so sánh, phương tiện so sánh trong các bài học trong ngôn từ <br />
nói hàng ngày, kể cả lời nói của chính các em. Rèn luyện kỹ năng sử dụng biện <br />
pháp so sánh trong giao tiếp.<br />
Như vậy trong Luyện từ và câu lớp 3 so sánh bước đầu được đưa vào thông <br />
qua sách giáo khoa, qua các ví dụ và bài tập thực hành giúp cho học sinh cảm nhận, <br />
gây hứng thú và từ đó tìm ra được kiến thức mới để áp dụng trong nói và viết hàng <br />
ngày.<br />
Các kiến thức trong phân môn Luyện từ và câu nói chung trong dạy học kiểu <br />
bài so sánh nói riêng được cung cấp qua hệ thống bài tập nên áp dụng nguyên tắc <br />
trực quan trong quá trình dạy học là hết sức cần thiết. Với mỗi bài tập giáo viên có <br />
thể chép sẵn ngữ liệu hoặc đáp án ra bảng phụ trước khi bước vào giờ học và sử <br />
dụng bảng phụ hợp lý với tiến trình giờ học. Sau khi đã yêu cầu học sinh làm bài <br />
tập cá nhân hoặc theo nhóm giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng chữa trực tiếp, có <br />
thể dùng giấy khổ to để ghi lại nội dung bài tập, nếu bảng phụ không đủ. Tương <br />
tự như bảng phụ và giấy khổ to, các bảng giấy hoặc thẻ từ ghi sẵn ngữ liệu cũng <br />
là những đồ dùng dạy học hiệu quả nên được sử dụng linh hoạt trong tiết Luyện <br />
từ và câu. Đặc biệt ngày nay công nghệ thông tin đang phát triển chúng ta có thể áp <br />
dụng trong dạy kiểu bài so sánh bằng cách đưa ra các hình ảnh động hoặc tranh <br />
ảnh để học sinh cảm nhận rõ sự giống và khác nhau giữa các sự vật. Từ đó các em <br />
sẽ dễ dàng so sánh sự vật một cách chính xác, chắc chắn giờ học sẽ sinh động và <br />
hiệu quả. Tuy nhiên giáo viên cần phải biết sử dụng khéo léo hợp lý đồ dùng với <br />
từng bài tập, không quá lạm dụng hình ảnh. Ngoài ra trong quá trình dạy học giáo <br />
viên có thể thiết kế và sử dụng phiếu bài tập nhằm thay đổi hình thức tổ chức dạy <br />
học, tạo hứng thú cho các em trong giờ học. Chẳng hạn có thể thiết kế phiếu bài <br />
tập cho tiết Luyện từ và câu.<br />
<br />
Nguyễn Thị Hường Trường Tiểu học Lý Tự Trọng 18<br />
Rèn kỹ năng nhận biết biện pháp so sánh cho học sinh lớp 3 trong môn Luyện từ và câu<br />
Trong các tiết Luyện từ và câu ta có thể sử dụng nhiều đồ dùng dạy học khác <br />
nhau để giờ học sinh động, hấp dẫn, không tẻ nhạt. Giáo viên phải biết phối hợp <br />
sử dụng các đồ dùng dạy học một cách linh hoạt. Có như vậy hiệu quả tiết dạy <br />
mới được như mong muốn. Giáo viên cần nắm vững và tích cực vận dụng đổi mới <br />
phương pháp dạy học khi dạy Luyện từ và câu; Để học sinh tự thực hành các bài <br />
tập, làm quen khám phá kiến thức. Cuối bài giáo viên có thể tóm tắt (chốt kiến <br />
thức) thật ngắn gọn để học sinh nắm chắc bài.<br />
Ví dụ: Bài 1/ trang 24. Sau khi học sinh luyện tập tìm được các hình ảnh so <br />
sánh trong những khổ thơ sau:<br />
“Mắt hiền sáng tựa vì sao<br />
Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời”<br />
(Thanh Hải)<br />
“Mùa đông<br />
Trời là cái tủ ướp lạnh”<br />
(Lò Ngân Sùn)<br />
Giáo viên cho các em bước đầu cảm nhận được trong mỗi hình ảnh so sánh <br />
các sự vật đều có những nét tương đồng (đặc điểm giống nhau) chẳng hạn:<br />
“Em yêu nhà em<br />
Hàng xoan trước ngõ<br />
Hoa xao xuyến nở<br />
Như mây từng chùm”<br />
(Tô Hà)<br />
(Đưa hình ảnh động hoặc tranh ảnh Hoa xoan mây)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Hường Trường Tiểu học Lý Tự Trọng 19<br />
Rèn kỹ năng nhận biết biện pháp so sánh cho học sinh lớp 3 trong môn Luyện từ và câu<br />
Trên thực tế có những học sinh chưa từng được nhìn thấy hoa xoan. Do vậy <br />
hình ảnh hoa xoan mây sẽ giúp học sinh thấy được đặc điểm giống nhau giữa hai <br />
sự vật và qua đó cảm nhận được cái hay, cái đẹp. Hoa xoan nhỏ li ti, màu tím ngắt, <br />
nở thành chùm. Khi hoa xoan nở rộ gợi cho ta cảm giác chúng như những chùm <br />
mây tím xốp đang bồng bềnh trôi. Ở bài tập 2/trang24, sau khi các em tìm được các <br />
từ chỉ sự vật so sánh trong những câu trên: tựa, là, như (có thể thay bằng những từ <br />
khác : tựa như, giống như, y như). Giáo viên có thể chốt bài “Trong mỗi hình ảnh <br />
so sánh trên thường có mấy sự vật được so sánh với nhau; Các sự vật được so sánh <br />
có những đặc điểm như thế nào với nhau ? (ngang bằng, giống nhau) Để thực hiện <br />
sự so sánh ngang bằng (giống nhau) ta thường dùng những từ chỉ sự so sánh nào ? <br />
(là, tựa, như, tựa như...). Giáo viên cần nắm vững mức độ nội dung của cả <br />
chương trình và từng bài để dạy phù hợp với từng loại bài và từng đối tượng học <br />
sinh.<br />
Nội dung dạy học về so sánh ở các tuần 1, 3, 5, 7, 9, 10,12, 15, 18 của học kì I, <br />
nhưng mỗi bài chỉ dạy một nội dung nhỏ. Ví dụ: Tuần 1 Học sinh bước đầu làm <br />
quen với biện pháp tu từ so sánh (xác định những từ chỉ sự vật so sánh trong câu <br />
thơ để nhận diện biện pháp so sánh). Tuần 3 Học sinh xác định được các hình ảnh <br />
so sánh trong câu thơ, văn. Nhận biết từ chỉ sự so sánh (ngang bằng) trong những <br />
câu đó. Tuần 5 Học sinh nắm được các kiểu so sánh mới, so sánh hơn kém ... <br />
.Tuần 7 Học sinh nắm được kiểu so sánh sự vật với con người v.v...Nắm được <br />
yêu cầu trên, giáo viên cần căn cứ vào đối tượng cụ thể của học sinh mình để dạy, <br />
giúp các em nắm kiến thức trọng tâm hoặc có thể mở rộng nâng cao thêm với học <br />
sinh khá giỏi. Ví dụ : Ở tuần 7 sau khi chốt kiến thức cơ bản, giáo viên có thể hỏi <br />
thêm: cách so sánh sự vật này với sự vật khác như vậy có tác dụng gì? (nhằm làm <br />
tăng thêm vẻ đẹp của sự vật được nói tới...).<br />
3.2.2.2. Lựa chọn phương pháp dạy:<br />
Có nhiều phương pháp để dạy Luyện từ và câu lớp 3. Tuy nhiên, khi dạy nội <br />
dung so sánh ta thường hay sử dụng hai phương pháp cơ bản đó là trực quan và <br />
giảng giải. Trong các bài tập của sách Tiếng Việt 3 các câu văn, thơ trích dẫn đều <br />
thuộc loại so sánh tu từ (so sánh hình ảnh) nhằm diễn tả một cách có hình ảnh đặc <br />
điểm của sự vật sự việc. Trong khi đó tư duy của trẻ tiểu học là tư duy trực quan <br />
cụ thể. Có em chưa hề nhìn thấy cánh diều, có em sẽ khó khăn khi liên tưởng (dấu <br />
hỏi) với “Vành tai nhỏ” hoặc “Những chùm dừa” với hình ảnh "đàn lợn con” nằm <br />
quây quanh bụng mẹ. Bởi vậy trực quan tranh hoặc hình ảnh động về cánh diều, <br />
vành tai hay cây dừa sai quả ....sẽ góp phần đắc lực giúp các em dễ dàng nhận thấy <br />
các hình ảnh so sánh đó thật chính xác, sinh động và gợi tả ... Tuy nhiên có những <br />
hình ảnh so sánh không thể dùng trực quan để giảng giải vì nó thuộc kiểu so sánh <br />
khác loại (so sánh cái cụ thể với cái trừu tượng) <br />
<br />
Nguyễn Thị Hường Trường Tiểu học Lý Tự Trọng 20<br />
Rèn kỹ năng nhận biết biện pháp so sánh cho học sinh lớp 3 trong môn Luyện từ và câu<br />
Ví dụ: “Công cha nghĩa mẹ như núi cao biến rộng”.<br />
Hay : “Đêm nay con ngủ giấc tròn<br />
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời”.<br />
Khi đó giáo viên phải dùng phương pháp giảng giải, mô tả để học sinh phát <br />
huy tư duy trừu tượng của mình để hình dung tưởng tượng ra đặc điểm giống nhau <br />
giữa cái cụ thế và trừu tượng ấy. (Ý nói công ơn sinh thành nuôi dưỡng dạy bảo <br />
của cha mẹ giành cho con như biển nước, biển không bao giờ khô cạn. Hoặc: <br />
Hình bóng mẹ, tình cảm của mẹ luôn là nguồn động viên an ủi con, là ngọn gió <br />
lành thối mát tâm hồn con đến suốt cuộc đời). Tuy nhiên để giờ học sinh động giáo <br />
viên cần linh hoạt phối hợp cả hai phương pháp trên và các phương pháp khác, đa <br />
dạng hóa các hoạt động học tập.<br />
3.2.2.3. Sử dụng linh hoạt các hình thức hoạt động trong tiết dạy Luyện từ <br />
và câu:<br />
Trong mỗi giờ học giáo viên cần đa dạng hóa các hoạt động học tập nhằm <br />
kích thích được tính chủ động sáng tạo và gây hứng thú học tập cho các em, giáo <br />
viên có thể phối hợp các hoạt động học tập như học cá nhân, học theo cặp, học <br />
theo nhóm để tránh sự nhàm chán của học sinh.<br />
Việc tổ chức tốt các hình thức dạy học nhằm cuốn hút học sinh vào các hoạt <br />
động học tập một cách chủ động tích cực.<br />
Giáo viên sử dụng các hình thức tổ chức dạy học như: học sinh thảo luận <br />
nhóm, đàm thoại với nhau hoặc hoạt động cá nhân về một vấn đề. Qua đó học sinh <br />
lĩnh hội kiến thức, tích cực, tự giác. Không khí học thoải mái khiến h