intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu hướng dẫn: Dạy học tích hợp trong dạy học Lịch sử ở trường trung học phổ thông

Chia sẻ: Khải Nguyên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:103

77
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu hướng dẫn "Dạy học tích hợp trong dạy học Lịch sử ở trường trung học phổ thông" là sản phẩm của đề tài Khoa học và công nghệ cấp Bộ trọng điểm "Hình thành năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trung học phổ thông". Tài liệu có kết cấu nội dung gồm 5 chương, chương 1 tổng quan về tích hợp trong dạy học lịch sử, chương 2 tích hợp tài liệu văn học trong dạy học lịch sử, chương 3 tích hợp tài liệu địa lý trong dạy học lịch sử, chương 4 tích hợp tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử, chương 5 tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học lịch sử. Mời các bạn cùng xem và tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu hướng dẫn: Dạy học tích hợp trong dạy học Lịch sử ở trường trung học phổ thông

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM PGS.TS ĐỖ HỒNG THÁI TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Sản phẩm của đề tài Khoa học và công nghệ cấp Bộ trọng điểm Mã số: B2010-TN03-30TĐ) Thái Nguyên, 2011 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Đề tài Khoa học và công nghệ cấp Bộ trọng điểm HÌNH THÀNH NĂNG LỰC DẠY HỌC TÍCH HỢP CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Mã số: B2010-TN03-30TĐ Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Nguyễn Phúc Chỉnh Tham gia thực hiện đề tài: 1. PGS.TS Nguyễn Như Ất 2. PGS.TS Nguyễn Văn Khải 3. PGS.TS Đỗ Hồng Thái 4. TS Hoàng Hữu Bội 5. TS Hoàng Thị Chiên 6. Ths Tô Anh Tuấn 7. Ths Ngô Giang Nam Thái Nguyên, 2011 2 - PPGD Sinh học - PPGD Vật Lý - PPGD Lịch sử - PPGD Ngữ Văn - PPGD Hoá học - PPGD Địa lý - Thư ký đề tài MỤC LỤC Chương 1. TỔNG QUAN VỀ TÍCH HỢP TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ 1.1.Tích hợp trong định hướng giáo dục ...................................................................... 1 1.2. Tích hợp kiến thức trong chương trình và sách giáo khoa lịch sử......................... 3 Chương 2. TÍCH HỢP TÀI LIỆU VĂN HỌC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ 2.1. Vị trí, ý nghĩa của tài liệu văn học trong dạy học lịch sử ..................................... 8 2.2. Phương pháp sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử ............................... 13 Chương 3. TÍCH HỢP TÀI LIỆU ĐỊA LÝ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ 3.1. Sử dụng bản đồ tích hợp kiến thức địa lý để luận giải nội dung lịch sử ............... 27 3.2. Sử dụng kiến thức địa lý giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học lịch sử ......... 29 3.3. Sử dụng bản đồ giúp học sinh hiểu rõ quan điểm lịch sử ..................................... 30 3.4. Sử dụng bản đồ giúp học sinh hiểu rõ diễn biến sự kiện lịch sử .......................... 32 3.5. Sử dụng kiến thức địa lý trong dạy học lịch sử ở thực địa ................................... 35 Chương 4. TÍCH HỢP TÀI LIỆU LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ 4.1. Tích hợp tài liệu địa phương trong dạy học lịch sử .............................................. 40 4.2. Tích hợp kiến thức địa phương trong thực hành lịch sử ....................................... 45 4.3. Tích hợp các tài liệu lịch sử địa phương, tài liệu văn học, tài liệu địa lí .............. 51 Chương 5. TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ 5.1. Khái quát về tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học lịch sử ........................ 69 5.2. Yêu cầu về nội dung giáo dục bảo vệ môi trường ................................................ 70 5.3. Nguyên tắc tích hợp kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường ................................. 73 5.4. Hình thức, phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học LS .............. 73 5.5. Giới thiệu giáo án tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học lịch sử ............... 75 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 100 3 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÍCH HỢP TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ 1.1 Tích hợp trong định hướng giáo dục Trong những năm gần đây xuất hiện thuật ngữ “tích hợp”-tương đương với các từ “intégration” (tiếng Pháp) hay “intergation” (tiếng Anh). Thuật ngữ “tích hợp” mang những nội dung khác nhau trong các lĩnh vực khoa học (sinh, toán học, triết học, giáo dục học…). Từ điển bách khoa toàn thư Xô viết định nghĩa, “tích hợp là một khái niệm của lí thuyết hệ thống, chỉ trạng thái liên kết các phần tử riêng rẽ thành cái toàn thể, cũng như quá trình dẫn đến trạng thái này”. Dưới góc độ giáo dục học, tích hợp (Intergration) được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống các kiến thức trong một môn học hoặc giữa các môn học thành một nội dung thống nhất. Tư tưởng tích hợp giáo dục, thể hiện ở việc xây dựng chương trình dạy học của nhiều nước từ những năm 60 của thế kỉ XX và ngày càng được áp dụng rộng rãi. Ở mức độ cao có thể tích hợp các môn học (vật lí, hóa học, sinh học) thành một môn chung-môn khoa học tự nhiên, hoặc tích hợp các môn lịch sử, văn học, địa lí... thành môn khoa học xã hội nhân văn. Những môn tích hợp này là môn mới chứ không phải là ghép các môn riêng rẽ với nhau, vẫn giữ vị trí độc lập trong một môn chung. Ở mức độ vừa, các môn gần nhau, được ghép trong một môn chung nhưng vẫn giữ vị trí độc lập và chỉ tích hợp ở các phần trùng nhau. Ví dụ, trong môn văn, sử, địa, việc nghiên cứu các nước cổ đại (Hi Lạp, La Mã, Ai Cập, Ấn Độ, Trung Quốc…) hoặc khi học về “sự phát triển khoa học-kĩ thuật, văn học, nghệ thuật thời cận đại”, “sự phát triển của cách mạng khoa học-kĩ thuật từ sau chiến tranh thế giới thứ II” giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu 4 về các vấn đề này ở góc độ lịch sử với sự tích hợp kiến thức tổng hợp trên nhiều lĩnh vực tự nhiên và xã hội. Điểm nổi bật của xu hướng giáo dục hiện đại trên thế giới là mọi hoạt động giáo dục đều hướng vào người học dưạ trên nền kiến thức được tích hợp từ nhiều môn khoa học liên ngành, những giá trị nhân văn được đặc biệt quan tâm. Điều này đựơc thể hiện qua việc phân luồng học sinh theo sở thích cá nhân, lấy năng khiếu của học sinh làm cơ sở bồi dưỡng hứng thú, say mê, phát huy tính tích cực tự giác, nâng cao hiệu quả dạy học. Với triết lí“giáo dục dành cho mọi người”, Mĩ và Ôxtrâylia là 2 quốc gia thực hiện việc dạy học theo hướng đa dạng hóa các phương pháp nhằm đáp ứng mọi đối tượng đến từ nhiều nơi trên thế giới, có nền văn khóa khác biệt và trình độ khác nhau trong cùng lớp học. Đầu ra của sản phẩm đào tạo đạt chuẩn quốc tế có thể thích ứng với mọi thị trường lao động toàn cầu. Các nước này tiến hành đào tạo theo tín chỉ từ trường trung học phổ thông. Sau khi học xong chương trình giáo dục cơ bản (Khoảng 9 năm ), học sinh có thể học các tín chỉ theo sở thích, năng khiếu của riêng mình ngay từ cấp THPT để tạo cơ sở cho việc học tập tiếp theo ở bậc đại học. Một số nước khác vẫn cho học sinh học chung chương trình ở các lớp đầu cấp THPT, chỉ tiến hành phân ban ở lớp cuối cấp. Chẳng hạn, Cộng hoà Pháp tiến hành phân ban từ lớp 11, Trung quốc, Nga chỉ phân ban ở lớp cuối cấp sau khi đã hoàn tất chương trình chung ở lớp dưới. Khu vực Bắc Âu, nơi mà người dân được hưởng các phúc lợi xã hội ưu việt vào hàng bậc nhất thế giới, có mức sống cao và ổn định nhiều thập niên qua, đã duy trì một nền giáo dục thoáng đãng, cởi mở và linh hoạt. Thuỵ Điển đã cho phép học sinh học các tín chỉ theo khả năng, trình độ mỗi người, không bị ràng buộc về thời gian. Vì lẽ đó, có học sinh hoàn thành chương trình THPT trong 2 năm, có học sinh hoàn thành trong 4 năm, thậm chí học sinh còn có thể lựa chọn thời điểm thi thích hợp với mình. Với cách đào tạo như vậy, việc thi cử không tạo ra áp lực nặng nề về tâm lý đối với học sinh, 5

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2