YOMEDIA
ADSENSE
Tài liệu Logic học_2
101
lượt xem 12
download
lượt xem 12
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Khái niệm được biểu thị bằng từ hoặc cụm từ , tuy vậy không được đồng nhất từ với khái niệm. Trong các ngôn ngữ khác nhau từ biểu thị khái niêm cũng khác nhau. Đối với tiếng Việt cần lưu ý
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu Logic học_2
- Trường đại học kinh tế kỹ thuật công nghiệp Khoa công nghệ thông tin MÔN LÔGIC HỌC CÂU HỎI THẢO LUẬN_2
- Câu 9.Khái niệm và ngôn ngữ, khái niệm và ngôn ngữ logic vị từ? Khái niệm được biểu thị bằng từ hoặc cụm từ , tuy vậy không được đồng nhất từ với khái niệm. Trong các ngôn ngữ khác nhau từ biểu thị khái niêm cũng khác nhau. Đối với tiếng Việt cần lưu ý : - Từ đồng âm và từ đồng nghĩa - Các từ như nhau được sắp xếp theo thứ tự khác nhau sẽ biểu thị các khái niệm khác nhau - Dấu khác nhau khái niệm cũng khác nhau - Từ địa phương : cốc và ly , bát và chén , … - Từ cổ : thiếp , chàng,… - Từ Hán Việt Cùng một đối tượng xuất hiện ở những thời điểm khác nhau lại được biểu thị bằng những khái niệm khác nhau Các khái niệm và sự biểu thị của từ hay tổ hợp từ ở nhữngđiều kiện , hoàn cảnh cụ thể khác nhau cũng là khác nhau Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật , công nghẹ các khái niệm mới luôn luôn xuất hiện, vì thế chúng ta cần theo dõi để nắm bắt kịp thời
- Câu 10. Trình bày hiểu biết về nội hàm, ngoại diên của khái niệm.Giải thích mối quan hệ, lấy ví dụ minh hoạ . Khái niệm : là hình thức của tư duy trong đó phản ánh các dấu hiệu cơ bản khác biệt của một sự vật đơn nhất hay lớp các sự vật đồng nhất Nội hàm của khái niệm là tập hợp các dấu hiệu cơ bản của đối tượng được phản ánh trong khái niệm đó. Ngoại diên của khái niệm là đối tượng hay tập hợp đối tượng được khái quát trong khái niệm. Có những khái niệm có ngoại diên rất rộng (vô hạn),cũng có những khái niệm có ngoại diên rất hẹp (hữu hạn) như “Việt nam” Khái niệm có ngoại diên phân chia được thành các lớp con gọi là khái niệm giống của các khái niệm có ngoại diên là các lớp con đó. Khái niệm vó ngoại diên là lớp con gọi là khái niệm loài của khái niệm có ngoại diên là lớp.
- Nội hàm và ngoại diên của khái niệm liên hệ chặt chẽ với nhau, biểu thị tư tưởng thống nhất phản ánh tập hợp đối tượng có dấu hiệu cơ bản chung. Nội hàm của khái niệm giống có ít dấu hiệu cơ bản hơn nội hàm của khái niệm loài phụ thuộc vào nó. Nội hàm của khái ni ệm giống chỉ là một phần nội hàm của khái niệm loài, nhưng ngoại diên của khái niệm giống lại bao hàm ngoại diên của khái niệm loài. Ví dụ: Ngoại diên của khái niệm loài “ tam giác vuông “ hẹp hơn ngoại diên của khái niệm giống “ tam giác “ , nhưng nội hàm của nó lại giàu hơn nội hàm của khái niệm “ tam giác “ , vì phải thêm dấu hiệu “ có một góc vuông “.
- Câu 11.Trình bày quan hệ giữa các khái niệm. 1.Quan hệ so sánh được và không so sánh được Quan hệ giữa các khái niệm có chung một dấu hiệu gọi là quan hệ so sánh được Quan hệ giữa các khái niệm không có dấu hiệu chung nào gọi là quan hệ không so sánh được. 2.Quan hệ hợp và không hợp Các khái niệm có ngoại diên trùng nhau hoàn toàn hay trùng nhau một phần gọi là khái niệm có quan hệ hợp hay các khái niệm hợp. Thí dụ : Người lao động chí óc và nhà khoa học Các khái niệm không có phần ngoại diên nào trùng nhau gọi là các khái niệm có quan hệ không hợp hay các khái niệm không hợp.
- - Các khái niệm hợp có các quan hệ: đồng nhất, bao hàm, giao nhau a.Các khái niệm đồng nhất. các khái niệm có ngoại diên hoàn toàn trùng nhau gọi là các khái niệm đồng nhất b.Các khái niệm bao hàm . Hai khái niệm được gọi là bao hàm nhau nếu ngoại diên của khái niệm này nằm trọn trong ngoại diên của khái niệm kia. c, Các khái niệm giao nhau Hai khái niệm gọi là giao nhau nếu ngoại diên của chúng có một phần trùng nhau. Thí dụ: “học sinh” “và vận động viên” Các khái niệm không hợp được chia thành tách rời đối lập và mâu thuẫn.
- a.Các khái niệm tách rời. Hai khái niệm gọi là tách rời nếu ngo ại diên của chúng không có phần nào trùng nhau. b.Các khái niệm đối lập. Hai khái niệm gọi là đối lập nếu ngoại diên của chúng không có phần n ào trùng nhau và tổng ngoại diên của hai khái niệm nhỏ hơn ngoại diên của khái niệm giống chung. Ví dụ màu trắng và màu đen chỉ là hai trong số các màu c. Khái niệm mâu thuẫn .Hai khái niệm gọi là mâu thuẫn nếu ngoại diên của chúng không có phần nào trùng nhau và tổng ngoại diên của chúng bằng ngoại diên của khái niệm giống chung.
- Câu 12: Mở rộng thu hẹp khái niệm là gì? Các quy tắc của phép mở rộng và thu hẹp? Thu hẹp khái niệm là thao tác logic nhằm chuyển khái niệm có ngoại diên rộng, nội hàm hẹp sang khái niệm có ngoại diên hẹp hơn và nội hàm rộng hơn. Để thu hẹp khái niệm chúng ta chỉ cần thêm các dấu hiệu vào nội hàm của khái niệm đó Mở rộng khái niệm là thao tác logic nhằm chuyển khái niệm có ngoại diên rộng hơn , ngoại hàm hẹp, nội hàm rộng sang khái niệm có ngoại diên rộng hơn, nội hàm hẹp hơn. Thu hẹp và ở rộng khái niệm là hai thao tác logic ngược nhau.
- Câu 13. Định nghĩa khái niệm. Các hình thức , quy tắc của định nghĩa khái niệm. Các loại và các hình thức định nghĩa khái niệm a, Định nghĩa thực tế là định nghĩa nhờ đó đối tượng được định nghĩa tách ra từ lớp các đối tượng giống nhau theo các dấu hiệu khác biệt của nó. Định nghĩa duy danh là địng nghĩa xác định thuật ngữ biểu thị đối tượng tư tưởng. b, Định nghĩa rõ ràng và định nghĩa không rõ ràng Định nghĩa rõ ràng là định nghĩa trong đó xác lập được quan hệ bằng nhau của Dfd và Dfn. Định nghĩa rõ ràng có nhiều loại, trong đó phổ biến nhất là định nghĩa qua giống gần gũi và khác biệt về loài. + Định nghĩa theo nguồn gốc là định nghĩa vạch ra nguồn gốc tạo thành đối tượng được định nghĩa + Định nghĩa chỉ ra quan hệ cảu đối tượng với các mặt đối lập của nó + Định nghĩa là liệt kê các dấu hiệu khác biệt bên ngoài của đối tượng nhằm phân biệt đối tượng ấy với đối tượng khác giống nó. + Nếu đặc trưng là chỉ ra đặc quan trọng nhất của đối tượng
- + Định nghĩa theo nguồn gốc là định nghĩa vạch ra nguồn gốc tạo thành đối tượng được định nghĩa + Định nghĩa chỉ ra quan hệ cảu đối tượng với các mặt đối lập của nó + Định nghĩa là liệt kê các dấu hiệu khác biệt bên ngoài của đối tượng nhằm phân biệt đối tượng ấy với đối tượng khác giống nó. + Nếu đặc trưng là chỉ ra đặc quan trọng nhất của đối tượng + So sánh là thao tác lôgic nhờ đó nêu lên được dấu hiệu của đối tượng bằng cách chỉ ra dấu hiệu tương tự với dấu hiệu đó trong đối tượng khác đã biết đặc trưng nhất . + Thao tác logic đưa lại định nghĩa đối tượng nhờ chỉ ra các dấu hiệu không tồn tại ở đối tượng ấy gọi là phân biệt. Định nghĩa không rõ ràng Định nghĩa không rõ ràng là định nghĩa trong đó Dfn được thay bằng việc giải thích, bằng quy nạp, hay bằng tiền đề.
- Các quy tắc định nghĩa: + Định nghĩa phải cân đối, tức là ngoại diên của khái niệm được định nghĩa trùng với ngoại diên của khái niệm để định nghĩa vi phạm quy tắc định nghĩa sẽ dẫn tới định nghĩa quá rộng hoặc quá - hẹp Nếu ngoại diên của khái niệm được định nghĩa lớn hơn khái niệm để định nghĩa thì định nghĩa quá hẹp, Nếu ngoại diên của khái niệm được định nghĩa nhỏ hơn khái niệm để định nghĩa thì định nghĩa quá rộng + Định nghĩa không được luẩn quẩn. Khi định nghĩa khái niệm để định nghĩa lại được giải thích qua khái niệm được định nghĩa thì gọi là định nghĩa luẩn quẩn. + Định nghĩa phải rõ ràng, chính xác, ngắn gọn. +Định nghĩa không được phủ định
- Câu 14.Phân chia khái niệm là gì? Các quy tắc phân chia. Định nghĩa: Phân chia một khái niệm là thao tác lôgic chia khái niệm bị phân chia thành hết thảy các thành phần phân chia. Định nghĩa khác:Phân chia một khái niệm là thao tác lôgic chia các khái niệm giống thành tất cả các loài Hay cũng có thể định nghĩa phân chia một khái niệm là thao tác lôgic giúp ta phát hiện ngoại diên của khái niệm. a. Phân chia theo sự biến đổi dấu hiệu. Đó là sự phân chia khái niệm giống thành các loài sao cho mỗi loài vẫn giữ được dấu hiệu nào đó của giống, nhưng dấu hiệu ấy lại có chất lượng mới trong loài Cơ sở phân chia có thể là dấu hiệu bản chất,bên trong hay dấu hiệu không bản chất bên ngoài Chúng ta không được nhầm lẫn giữa phân chia và chia nhỏ đối tượng ,với chia cái toàn thể thành cái bộ phận Thí dụ: năm “Khái niệm doanh nghiệp được phân chia thành doanh nghiệp nhà nước doanh nghiệp tư nhân và liên doanh”
- Các quy tắc phân chia một khái niệm + Phân chia phải cân đối có nghĩa là tổng ngoại diên của các thành phần chia bằng ngoại diên của khái niệm bị phân chia. Nếu phạm quy tắc này sẽ dẫn đến sai lầm - Chia thiếu thành phần tức là ngoại diên của khái niệm bị phân chia lớn hơn tổng ngoại diên của các thành phần phân chia. - Phân chia thừa thành phần, khi ngoại diên của khái niệm bị phân chia nhỏ hơn tổng ngoại diên của các thành phần phân chia +Phân chia phải theo một cơ sở nhất định. Trong quá trình phân chia có thể theo nhiều cách khác nhau tùy theo dấu hiệu lựa chọn. Nhưng trong cách phân chia chỉ được căn cứ vào dấu hiệu xác định nào đó và phải giữ nguyên dấu hiệu ấy trong suốt quá trình phân chia.
- + Các thành phần phân chia phải loại trừ nhau có nghĩa là chúng nằm trong quan hệ không hợp. +Phân chia phải liên tục, nghĩa là khái niệm giống bị phân chia phải chuyển tới các khái niệm loài gần gũi, chứ không được chuyển sang loài xa. b. Phân đôi khái niệm Thao tác lôgic chia khái niệm bị chia thành hai khái niệm mâu thuẫn với nhau gọi là phân đôi một khái niệm Phân đôi khái niệm luôn luôn là cân đối và đ ược tiến hành theo một cơ sở nhất định. Nhưng nó chỉ giúp hiểu khái niệm khẳng định và sau khi thực hiện một số bước có thể trở lại khái niệm ban đầu.
- Lớp ĐHTin4A2 – Nhóm 4 Vũ Đình Vinh Nguyễn Thị Hảo Phạm Thế Cao Nguyễn Bá Tùng Nguyễn Xuân Mẫn Đỗ Mạnh Tuấn Đỗ Văn Mạnh Hoàng Thị Thuý Phạm Xuân Tự Phạm Danh Phong
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn