intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu nuôi tôm chính thống phần 1

Chia sẻ: Van Nguyen Van | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

153
lượt xem
46
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu nuôi tôm chính thống Hỏi: Trong quá trình xây dựng ao đầm nuôi, vì sao không nên đào ao quá sâu hay quá cạn? Đáp: Việc xây dựng ao nuôi đúng qui cách tùy theo hình thức nuôi là một trong những yêu cầu kỹ thuật rất quan trọng. Qui cách ao sẽ ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến môi trường nước và sự biến động của chất lượng nước trong ao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu nuôi tôm chính thống phần 1

  1. Tài liệu nuôi tôm chính thống Hỏi: Trong quá trình xây dựng ao đầm nuôi, vì sao không nên đào ao quá sâu hay quá cạn? Đáp: Việc xây dựng ao nuôi đúng qui cách tùy theo hình thức nuôi là một trong những yêu cầu kỹ thuật rất quan trọng. Qui cách ao sẽ ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến môi trường nước và sự biến động của chất lượng nước trong ao. Ao quá cạn thường gặp phổ biến ở các dạng nuôi tôm trên ruộng hay trên đất rừng, mức nước thường dưới 0.3m, đặc biệt là ở các trảng. Điều này sẽ làm nước rất nóng vào ban ngày nhất là vào mùa nóng, trái lại, sẽ rất lạnh vào ban đêm hay vào những ngày mưa nhiều. Nước cạn và nóng vào ban ngày sẽ làm cho tôm rất đễ bị yếu và sốc, tôm thường tập trung nơi sâu hơn, làm mật độ tôm nơi đây tăng lên cục bộ, không tốt. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ làm tôm dễ bị sốc, giảm ăn và dễ bệnh. Mức nước quá cạn còn làm cho độ mặn, độ phèn... dễ thay đổi đột ngột, nhất là sau thời gian nắng kéo dài được tiếp nối bằng những cơn mưa to. Điều này làm rất nguy hiểm đối với tôm nuôi. Ngoài ra, nước cạn sẽ là nguyên nhân chủ yếu làm rong nhớt, ván mền phát sinh và phát triển dày đặc, gây trở ngại lớn cho tôm. Ao sâu trên 1.5m thường gặp ở các đầm tôm rừng, đầm được xây dựng bằng cơ giới. Mặc dù điều này giúp đỡ tốn công sên vét thường xuyên mỗi năm, tuy nhiên, có nhiều bất lợi khi ao quá sâu như thế. Trước hết đó là khả năng nhiễm phèn. Nếu đào ao quá sâu có thể gặp tầng đất phèn tiềm tàng, làm cho ao bị nhiễm phèn nặng và rất khó khăn để khắc phục hay cải tạo. Ao quá sâu làm khó khăn trong việc gây màu nước cho tốt. Nhiệt độ lạnh và oxy thấp dưới đáy ao làm bất lợi cho sinh sống và phát triển của tôm. Đặc biệt, mùn bã, chất hữu cơ, xác cây cối và thức ăn dư thừa tích tụ dưới nền đáy do nhiệt độ thấp và thiếu oxy sẽ chậm phân hủy, nhưng khi phân hủy sẽ thải ra nhiều chất độc, nhất là H2S, gây nguy hiểm hay gây bệnh cho tôm. Vì thế, ao cần có độ sâu thích hợp 1-1.2m. Nếu tôm rừng hay tôm ruộng thì mương nên có mức nước 1-1.5m và trảng 0.4-0.6m Tôi có một đầm nuôi tôm với diện tích 15 ha. Một số người có thể lên đến 30-50 ha. Các đầm này có cần chia thành nhiều đầm nhỏ không? Vì sao?Requested and Answered by Truong Quoc Phu [administrator] on 28- Apr-2006 01:33 (265 reads) Ao quá nhỏ không hẳn là dễ quản lý vì sẽ tốn nhiều công sức chăm sóc, chi phí xây dựng. Môi trường nước dễ bị biến động bất thường nhất là các yếu tố như nhiệt độ, độ mặn, độ phèn, Oxy, các chất độc, rong tảo....
  2. Tuy nhiên, nếu ao quá lớn cũng sẽ gặp nhiều bất lợi. Ao lớn quá có thể làm cho quá trình cải tạo chuẩn bị ao không được chu đáo trước khi nuôi, và điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến tôm nuôi. Nhiều trường hợp, do không chuẩn bị ao kỹ và kịp lúc trước khi thả tôm, đã phải thường xuyên dọn ao, múc bùn đáy trong khi đang nuôi tôm! điều đó có thể làm khuấy động môi trường rất lớn, ảnh hưởng đến tôm đang nuôi. Ngoài ra, ao đầm quá lớn sẽ rất khó quản lý nước như cấp và thay nước hoàn chỉnh. Nhiều nơi nước bị tù động, mùn bã tích lũy, ô nhiễm, không tốt cho tôm. Nhiều trường hợp do không đủ vốn để thả tôm giống đủ số lượng một lần đã phải thả nhiều lần cho ao đầm, làm cho tôm bị phân cỡ, dễ hao hụt và cũng dễ lây lan bệnh từ đợt này sang đợt tôm khác. Ao đầm quá lớn, sóng gió quá mạnh có thể gây hại nghiêm trọng đến công trình bờ, cống. Ao nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh nên có diện tích khoảng 0.5-1ha, đầm nuôi tôm- rừng nên giới hạn 3-5ha/vuông. Nếu đầm có diện tích quá lớn như trường hợp bạn đã nêu thì nên cắt thành nhiều vuông có diện tích thích hợp. Điều quan trọng là ao nên có chiều dọc xuôi với hướng gió để tăng cường sóng, tăng khả năng hòa tan của Oxy từ không khí vào nước, đảm bảo dưỡng khí cho tôm. Các biện pháp quản lý thích hợp có thể khắc phục được mầm bệnh virus cơ hội trong ao tôm Posted by administrator on 15/06/2006 (610 reads) Nguồn tin: Alphonse Rodrigues, M. Rufus Kitto và C. Regunathan. 2000. Judicious management practices can overcome the opportunistic viral pathogens in shrimp ponds. World Aquaculture, vol. 32, no. 1. Các loại virut giết tôm đáng sợ hiện gây thiệt hại cho khắp các ao tôm ở Ấn độ và kết quả là hang loạt các báo cáo mô tả hiện tượng và báo cáo khoa học chính thức cũng đã xuất hiện. 50% thất bại do bệnh năm 1997 đã vượt quá tỉ lệ 30% năm 1996. Sự thua lỗ gia tăng đối với bệnh virút đã làm cho các cộng động nuôi tôm bất lực và học được một bài học thấm thía. Khi những diễn biến của lịch sử 2 năm nuôi tôm vừa qua được xem xét lại thì những thành công vẫn còn rất hạn chế đối với những trại nuôi quảng canh. Những thay đổi được kiến nghị trong việc quản lý và thực hiện những biện pháp có lợi cụ thể để phòng bệnh virút phải được ưu tiên. Việc quản lý có chọn lọc chất lượng đàn tôm mẹ, tổ chức lại những biện pháp ương nuôi, phân loại thức ăn... cần được xem xét để cố gắng đạt được mức độ thành công nhất định. Mặc dù hầu hết các đàn tôm thành thục tự nhiên nhiễm đốm
  3. trắng nhưng chúng vẫn khỏe mạnh bởi vì chúng tồn tại trong sự hoà hợp với tự nhiên. Trong sinh sản nhân tạo đòi hỏi cũng phải có điều kiện tượng tự như vậy. Đối với sự lây nhiễm virút thì sự lây nhiễm theo chiều ngang đã được xác định rõ ràng và thậm chí theo chiều dọc cũng được nghi ngờ ở một số thể virút nào đó. Lựa chọn tôm bố mẹ Hầu hết khuynh hướng hiện nay ở các trại giống qui mô nhỏ là mua cả những tôm từ ngư dân đánh bắt được ở những thủy vực nông cạn. Không may, những đàn tôm ở những thủy vực này hiện ngày càng phải chịu ảnh hưởng của lượng nước thải có chứa virus từ các vuông nuôi tôm. Tôm sú từ những vùng không bị ô nhiễm, ngoài khơi sâu (ở 100 sải = 182m) có màu hơi đỏ với vằn hơi nâu. Các cá thể tôm bố mẹ như thế thường không nhiễm virus và rất thích hợp cho sinh sản nhân tạo, tuy nhiên chúng rất hiếm thấy. Tôm giống được sản xuất từ những đàn tôm này đã được ghi nhận là nuôi thành công. Tôm ngoài tự nhiên duy trì một sự cân bằng vi khuẩn trong ống tiêu hóa của chúng. Virus nếu có hiện diện sẽ bị làm yếu đi hoàn toàn và không gây hại do một cơ chế bảo vệ vật chủ hữu hiệu so với những cá thể trong thủy vực nông cạn. Những đàn tôm sú không nhiễm bệnh từ các vùng ven bờ như thềm lục địa biển Arabian (khu vực của Ấn độ) có thể được kiểm tra qua máy dò ADN (Lightner ctv, 1992) để phát hiện virus bằng cách lấy mẫu ở chân bơi mà không gây chết. Một vài quần thể con đực không nhiễm virus đã qua kiểm định được sử dụng cho việc đa thụ tinh đồng loạt (bằng cách chuyển tinh) của những bầy tôm đánh bắt ở vùng biển sâu của vịnh Bengal. Thêm vào đó, những bầy tôm cái mới thành thục của vùng Andamans có thể được khai thác một cách thận trọng. Một chính sách có tính quốc gia về việc kiểm soát nguồn tạo giống và nguồn di truyền nên được thiết lập. Những cá thể đực/cái đã sinh sản trong đàn với nhau nên tránh sử dung do sự bổ sung những gen mới vào trong quần thể bị giới hạn. Kết quả là con cháu cuối cùng sẽ mất đi sức đề kháng với bệnh. Các trung tâm phân phối ở Andamans cần được tổ chức để phân phối tôm mẹ/ấu trùng đã qua kiểm dịch bằng đường không. Phân tích mô hình tuổi những tôm già hơn chủ yếu tương quan với chiều dài giáp đầu ngực, tổng chiều dài thân và trọng lượng và giúp theo dõi phần trăm tỉ lệ gia tăng cơ thể trên lần lột xác và số lần đẻ có thể xảy ra trong tự nhiên. Do chưa từng bị tấn cống bởi virus, tất cả các cá thể tôm bố mẹ đánh bắt ngoài tự nhiên nên được cách ly khỏi các khu vực trại giống như một phần của qui trình kiểm dịch. Tôm bố mẹ được giữ trong các ao 400m2, thích hợp
  4. hơn là được giữ trong các nhà kính làm bằng nhựa trong LDPE 92% nơi đảm bảo nhiệt độ luôn cao hơn bên ngoài 4oC. Trong 1 tuần tôm bố mẹ được cách ly trong các giai trong ao nuôi vỗ và được cho ăn chế phẩm vắc xin Vibrio anguillarum qua tiêm vào thức ăn tươi sống như mực. Vắc xin Vibrio anguillarum tiêm vào thức ăn tươi sống có thể cải thiện đường ruột và ngăn chặn sự lây truyền của virút theo chiều dọc trong các bể nuôi vỗ thành thục. Tất cả các tác nhân có thể mang virus như nhuyễn thể, cua và thịt tôm đều cấm sử dụng làm thức ăn tươi sống cho tôm bố mẹ. Giun nhiều tơ nuôi trong khay, mực tươi và những loại thức ăn chứa caroten được khuyến khích sử dụng (Wasilieski và Skatrud 1995). Sau đó, tôm bố mẹ được thả ra khỏi giai vào trong ao nuôi vỗ. Vì nhiệt độ thấp có thể làm giảm khả năng ăn và tiêu hóa vi sinh và ngay cả phá hủy những yếu tố kháng nguyên bảo vệ, nhà kính với mái nhựa sẽ giúp tránh được những tác động trên. Hơn nữa việc sử dụng các loại vắc xin mà tính năng hoạt động của virus được làm giảm đi hơn là virus đã chết đòi hỏi liều lượng cấy vào ít hơn, đây là một yếu tố hấp dẫn trong việc xử lý số lượng lớn tôm bố mẹ. Hầu hết mầm bệnh (virus) là những vi sinh vật cơ hội và chỉ tấn công khi cơ chế bảo vệ của vật chủ đã yếu đi. Xét nghiệm với ấu trùng Artemia trong môi trường phân của tôm bố mẹ trong bể thành thục và phân tích độ nhạy cảm trên Artemia cho sự hình thành dấu vết có thể sử dụng như là một chỉ thị sinh học. Sinh khối tảo thạch được thay thế thường xuyên như những túi hình trụ bên trong các ống dẫn nước (đục lỗ) của bể thành thục có thể giúp hấp thụ các dịch nhày, dễ dàng phòng chống bất cứ sự xuất hiện quá mức của mầm bệnh trong bể. Ương ấu trùng Để có được nguồn nước ương nuôi không bị nhiễm, nước biển đã qua lọc cát phải để lắng và chảy nhỏ giọt qua các lớp than hoạt tính. Nước ngầm thường cho kết quả thành công trong sản xuất giống. Các bể ương ngoài trời hoặc những bể chứa không được sử dụng có thể phục vụ mục đích này. Trứng đẻ non không chứa tất cả các thành phần cơ bản của noãn hoàng. Vì vậy sự biến thái không bình thường xảy ra do sự sử dụng đều đặn noãn hoàng đang hình thành bởi ấu trùng nauplii bị kiềm hãm và xảy ra sự khủng hoảng về enzym vào giai đoạn mysis 3. Ấu trùng nauplii (N3) phải được tắm formalin và iodine để loại bỏ ký sinh trùng, có thể là vật mang mầm bệnh thụ động. Áp dụng nước dừa non giàu hóa cytokinin (nồng độ 0.5%) vào bể ương ấu trùng ở giai đoạn zoea 1, kết hợp với cấy chế phẩm sinh học Lactobacillus subtilis giúp ổn định môi trường nước ương. Những mẻ ở những bể mà biến thái với tốc độ nhanh không bình thường phải tách riêng để theo dõi kỹ hơn. Một môi trường vi mô tốt được duy trì qua việc cho ăn tảo được nuôi ở nồng độ
  5. muối thấp và có một tỉ lệ cao số lượng tảo sợi. Tảo kháng khuẩn Isochrysis galbana (Bruce ctv 1967) được cho ấu trùng zoea 1&2 ăn, tảo khuê chuỗi cho zoea 3 và hỗn hợp tảo khuê kích thước nhỏ cho mysis 1, 2 và 3 cộng với chlorophyte sau giai đoạn PL1. Nuôi tảo Skeletonema đòi hỏi vitamin B cần nước biển tự nhiên bởi vì trong môi trường không có vi khuẩn tảo phát triển rất yếu. Rất nhiều vitamin B được phóng thích từ quần thể vi sinh vật tự nhiên được hấp thu bởi chuỗi tảo khuê này, sau đó được ấu trùng tôm tiêu thụ. Vitamin góp phần vào quá trình xúc tác enzyme cho các giai đoạn đầu của ấu trùng, biểu hiện bởi các sợi phân kéo dài ở phần đuôi. Chaetoceros phát triển rất kém khi trong môi trường ương có kháng sinh. Nước biển không xử lý bằng chlorine là tốt nhất. Sử dụng các hóa chất xử lý có nguồn gốc từ hợp chất furan trong bể ấu trùng sẽ tác hại đến sự nhân đôi của nguyên sinh chất và tế bào của Chaetoceros. Sự biến dạng của các cá thể còi và giảm sức đề kháng tự nhiên có thể xảy ra. Tỉ lệ ARN:ADN của ấu trùng vào lúc bắt đầu dinh dưỡng ngoài có thể dùng như là một chỉ số (index) để ước đoán khả năng sống sót của ấu trùng vào những tháng tiếp sau đó. Sự chuyển động của các lông tơ ở ấu trùng nauplii có thể dùng làm index tốt hơn bởi vì sự rung động hiếu động thái quá của các lông tơ chứng tỏ một quá trình sinh lý sinh trưởng bất thường. Nồng độ muối và nhiệt độ phải được duy trì ổn định. Các loại thuốc có tác dụng ngăn chặn miễn dịch phải được tránh sử dụng. Tôm bột được thả vào trong các ao gần như là hệ thống kín với thay nước ít và phân hủy chất thải trong ao. Vì thế ương trong trại giống cũng đòi hỏi các biện pháp phòng ngừa tương tự để đảm bảo sự thâm nhập tối thiểu của mầm bệnh và chuẩn bị cho con giống có những phản xạ sinh hóa nội trong hệ thống kín. Hóa tính của nước về mặt số lượng phải được kiểm soát hiệu quả trong hệ thống nửa kín. Những nỗ lực để đảm bảo tỉ lệ sống cao có thể phản tác dụng với sự có được thật sự khả năng miễn dịch tự nhiên. Việc chuyển sang các loại thức ăn thương mại có vi khuẩn trong suốt giai đoạn mysis có thể làm giảm sự lan truyền của virus theo chiều ngang bởi các dạng ấu trùng biến thái. Nước ương ấu trùng có chứa nhiều Skeletonema hơn sẽ cho ấu trùng khỏe và chuyển hóa sắc tố tốt hơn tương ứng với thành phần caroten và glucan ß 1, 3 của tảo (Myklestad 1974). Ương trong môi trường nước xanh hậu ấu trùng sẽ được chuẩn bị để thích nghi với hệ thống ít thay nước trong ao nuôi thịt sau này. Có điều lạ là cho ăn đơn điệu số lượng lớn ấu trùng Artemia nhằm tăng tỉ lệ sống của PL đã tạo ra hậu quả tai hại trong ao. Luân trùng được làm giàu hóa bằng dầu cá mòi có thể được bổ sung để đáp ứng nhu cầu ADN cho quá trình lột xác đồng loạt và sự hình thành màng tế bào. Cho ăn luân trùng đông lạnh cho kết quả khích lệ hơn. Sự nở hoa của tảo Tetraselmis có chứa hàm lượng cao arginine giúp cung cấp một loại giá thể tuyệt vời cho sự phát triển của vi
  6. khuẩn Lactobacillus trong môi trường. Các bể ương ấu trùng cần được chiếu sáng từ giai đoạn N6 cho đến PL7 để giúp quá trình chuyển sắc tố. Độ mặn ương nên từ 15-20ppt. Vào giai đoạn PL5 độ mặn nên duy trì trong khoảng 28ppt và quá trình thuần hóa xuống 24ppt nên chấm dứt vào giai đoạn PL6/PL7. Nuôi thịt Sản lượng của vụ hè vượt trội hơn sản lượng của vụ đông. Nước thải ra bị ô nhiễm và lẩn quẩn trong các kênh rạch nên trách lấy vào để nuôi. Thay vào đó nước giếng khoan dọc theo bờ biển có thể cung cấp nước có độ mặn từ 12-15ppt sẽ cho tỉ lệ sống cao. Ao hệ thống bán kín làm giảm tối thiểu nguồn nước thải, do đó làm giảm sự căng thẳng về môi trường. Nuôi một vụ vào mùa hè sau đó nghỉ phơi ao trong thời gian còn lại của năm sẽ cho kết quả chấp nhận được. Sự khác nhau về nhiệt độ nước trong suốt thời vụ sản xuất ở mùa đông cũng như chu kỳ lột xác bị ức chế có thể tác động tiêu cực đáng kể đến sức ăn của tôm. Các ao nuôi thường được quản lý bởi những hộ nuôi qui mô nhỏ. Hầu hết các ao hợp tác xã được cho nông dân thuê vì họ dễ dàng đạt được những mức thành quả hấp dẫn về mặt kinh tế. Những đơn vị nhà nước quản lý những trại tôm có qui mô lớn thường tăng tổng chi phí nên tạo ra áp lực làm sao để đạt được năng suất cao. Xử lý nước ao nuôi bằng chlorine trước khi thả giống là biện pháp phản tác dụng mà cố tình loại trừ những vi sinh vật cạnh tranh và đón tiếp mầm bệnh cơ hội vào. Hầu hết các ao chứa trong trại nuôi được xem là là nơi để ương nuôi virus. Việc phơi ao chứa mỗi 6 tháng được khuyến cáo nhưng thường không được thực hiện. Năng suất giảm đi của các ao tôm cũng có thể được bù đắp qua "việc chuyển san nuôi từng vuông", qua đó mật độ cao được san qua những ao kế bên đã được chuẩn bị. Việc chuyển san đã chứng tỏ rất thành công trong việc góp phần nâng cao năng suất nuôi đáng kể. Postlarvae dùng để thả nuôi phải được lấy mẫu để kiểm tra bằng phương pháp cho nhịn đói trong nước được lọc qua mắt lưới 1 micron trong 7 ngày. PL được cho ăn chủ yếu thức ăn viên trở nên yếu hoặc chết trong vòng vài ngày. PL ăn thức ăn tự nhiên như vi khuẩn, tảo đơn bào, copepod, và luân trùng sống được tới 5 ngày. Chỉ số của tuyến ruột giữa của PL có thể dùng để so sánh với PL từ mẫu thử cho nhịn đói. Việc bón phân lập đi lập lại để gây màu nước là một biện pháp quản lý cần phải bỏ. Sự nở hoa của tảo không chọn lọc dẫn đến những ảnh hưởng không mong muốn, tước đoạt mất sinh thái vi sinh vật trong ao của vật chủ các loại vi khuẩn. Nuôi trong ao không còn dựa vào sự nở hoa của tảo và tương tác
  7. của vi khuẩn ngoại bào. Việc đưa hàng trăm kg chất dinh dưỡng có nguồn gốc hữu cơ và vô cơ vào trong ao để kích thích sự nở hoa của tảo thật ra dẫn đến tình trạng bệnh vi khuẩn hàng loạt. Hầu hết các vấn đề bệnh vi khuẩn trong ao là do tình trạng quá giàu dinh dưỡng qua việc đưa nguồn dinh dưỡng vào ao vô kể, lặp lại (thức ăn, phân bón) và sự gia tăng đáng kể các khuẩn lạc có hại. Hầu hết các ao tôm chết vì nhiễm vi khuẩn có chứa tỉ lệ rất cao loại khuẩn lạc Vibrio màu xanh trong tổng số khuẩn lạc đếm trong đĩa cấy petri. Copepod nuôi khi thả vào trong ao có thể làm giảm nhanh chóng số lượng vi khuẩn do tập tính lọc có hiệu quả của chúng. Sự nở hoa của hỗn hợp tảo được cấy trong các bể xi măng (150 tấn) ở mật độ cao (12 x 106 tế bào/ml) sử dụng chiết xuất từ bùn biển và rong đã khử trùng phải được lọc trong bể cát có áp suất cao và rửa lại để chỉ thu hoạch tảo cô đặc để gây màu trong ao. Ở bề mặt giữa bùn và nước cần được hình thành một thảm vi sinh vật khoẻ mạnh. Cống ao cần phải là loại ngăn kín với nhiều ống có lỗ đặt theo chiều ngang ở các độ sâu khác nhau. Thiết kế kiểu này cho phép thay được nước ở các độ sâu khác nhau trong cột nước và bảo đảm nhiệt độ đồng đều ở các điểm trong ao. Khi có sự xuất hiện bệnh đốm trắng bất thường trên tôm khoẻ mạnh trong ao không được sử dụng thuốc để chữa trị bởi vì cách này nói chung sẽ làm yếu đi hệ thống miễn dịch của tôm. Việc sử dụng thuốc nên được tránh và cách ly triệt để các hệ thống bị nhiễm bệnh nên được thực hiện. Việc rào chắn xung quanh các ao bệnh có thể làm để ngừa sự lây nhiễm ngay cả từ không khí từ các ao đã bị bệnh. Xác tôm bệnh nên được loại bỏ cẩn thận. Nuôi lồng bên trong ao với mật độ thấp các loài cá biển có thể làm giảm vi khuẩn gram dương từ hệ thống sinh thái ương nuôi. Ương PL6 ban đầu trong hệ thống ương nổi nằm trong ao có quần thể tảo nở hoa trong 2 tuần mà không cần cho ăn thức ăn viên sẽ giúp hình thành một mạng lưới của Vibrio ruột mà bám chủ yếu vào thành/dịch ruột. Thành phần vi sinh vật của ống tiêu hóa ở tôm được xác định chủ yếu qua các đặc điểm về sức sản xuất tự nhiên được tiêu hóa bao gồm mạng lưới thức ăn trong ao. Sự gắn kết thường xuyên, sự cân bằng thành công hiển nhiên (sau khi cố định chắc chắn vào những vị trí tiếp nhận có tính cạnh tranh) của những quần thể vi khuẩn có lợi như thế có thể sẽ gia tăng tỉ lệ sống, kháng kháng sinh, trung hòa độc tố, hạn chế sự căng thẳng và kéo dài mối quan hệ hợp tác trong hệ thống tiêu hóa đối với hoạt động tiêu hóa vi sinh vật. Vi sinh vật có lợi (probiont) được tin là hoặc là ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn cơ hội hoặc giúp khả năng chịu đựng một sự lây nhiễm.
  8. Cho ăn quá nhiều cho thấy góp phần vào sự gia tăng khả năng bị tấn công bởi virus. Hầu hết các ao nuôi ở Ấn độ thể hiện hệ số chuyển hóa thức ăn thấp, sự lột xác đồng loạt và một tập tính sinh lý cho thấy sức khỏe vượt trội trước khi không chống nổi sự tấn cống của virus. Cho ăn 4 lần một ngày là đủ và cũng cung cấp cho tôm đủ cơ hội để tìm và tiêu thụ thức ăn tự nhiên. Tôm cho ăn hoàn toàn thức ăn công nghiệp sẽ có nồng độ đạm huyết thanh thấp hơn nhiều. Thu hoạch sớm ở mức trọng lượng 18-20g thì bảo đảm an toàn hơn. Ao dạng tròn với những đường cắt ngang có điểm trung tâm đồng tâm và được làm đầy với rong agar (Gracilaria sps.) có thể hấp thụ những chất dinh dưỡng dư thừa và kiểm soát sự nở hoa của tảo hoặc khống chế tảo sợi (do sự gia tăng độ mặn của hệ thống bán kín) trong ao. Sự dụng chế phẩm vi sinh thương mại đã ủ trước thì tốt hơn những sản phẩm sẽ được ủ trước khi dùng. Quá trình kích thích nhân tạo bằng các chế phẩm vi sinh có lợi có thể được thay đổi hoặc tăng cường đối với sự có lợi của nông dân trong việc đa dạng hóa những phương thức có hiệu quả về mặt sinh thái. Hầu hết các mầm bệnh tiềm tàng bị triệt tiêu nhờ sự loại trừ có tính cạnh tranh. Hiện nay việc thả con giống tự nhiên vào ao đang bị cấm. Người nuôi tôm cần nhận ra rằng không nên thả quá mật độ từ 10-15 con/m2. Nuôi vượt quá mật độ này đã trở thành tác nhân gây stress đầu tiên và đã là yếu tố lớn nhất góp phần vào sự bùng nổ dịch bệnh năm 1994. Các ao nuôi nên làm một rãnh xi măng dọc theo bờ và một viền bên trong của đê để chặn lại nước rửa trôi vào trong ao do mưa. Sự rửa trôi cũng có thể là một trong những tác nhân tiềm tàng mang virus, có thể từ đợt thu hoạch những tôm bị bệnh trước đó. Chiết xuất Yucca (từ cây Yucca schidigera) có chứa hợp chất glyco là tác nhân kết dính ammonia tốt nhất trong ao kín một phần (Wacharonke 1994). Việc xử lý chất thải phải trở thành một sự mong muốn có tính bản năng của người nông dân. Với các bài học từ các khu vực nuôi tôm phổ biến nhất trên thế giới việc cải tiến kỹ thuật nuôi hứa hẹn phòng được sự xuất hiện của nhiều loại virus (BP, BMN, ... ) mà cũng đã gây thành dịch cho Trung quốc, Đài loan, Thái lan, Philippines,... Nuôi thủy sản hệ thống sinh thái- thân thiện là một điều cần thiết và dần dần ngày càng trở nên hiện thực (Kutty 1997). Nghiên cứu sâu hơn nữa để phát triển các thử nghiệm sinh học nhằm nhận dạng những dòng vibrio khác nhau với những ảnh hưởng kháng virus (Gunderson, ctv 1968; Magnusson ctv 1967) và kỹ thuật phát hiện tốt hơn để sàng lọc virus tiềm tàng trong suốt thời gian đầu phát triển của ấu trùng là cần thiết. Một sự biến chuyển từ khám phá đến thử nghiệm ngoài hiện trường cần được thực hiện.
  9. Sự nhượng bộ thích hợp và thực tiễn đối với các biện pháp nuôi hiện nay và những đối tượng sản xuất có thể làm nhẹ gánh và hỗ trợ nền công nghiệp nuôi tôm ảm đạm bằng sự áp dụng những kiến thức và kinh nghiệm chia sẻ được. Xin cho biết tập tính ăn và quá trình lột xác lớn lên của tôm như thế nào? Những điểm nào cần lưu ý để có thể ứng dụng vào sản xuất?Requested and Answered by Truong Quoc Phu [administrator] on 18- Apr-2006 02:07 (316 reads) Tùy từng loài tôm và giai đoạn sống mà tôm có tập tính ăn khác nhau. Giai đoạn ấu trùng, chúng ăn chủ yếu các loại tảo, động vật phiêu sinh nhỏ, các chất vẩn. Tôm lớn lên sẽ ăn các loại giun, tôm tép nhỏ, cá con, xác bã động thực vật... Tôm có hiện tượng ăn lẫn nhau trong khi nuôi, tôm chưa lột vỏ ăn tôm mới lột vỏ và tôm lớn ăn tôm nhỏ. Tôm lớn thường ăn nhiều vào ban đêm, ban ngày vùi dưới nền đáy. Tôm giảm ăn vào những ngày nhiệt độ thấp, mưa nhiều, hay khi môi trường thay đổi đột ngột, bất lợi cho tôm. Tôm cũng giảm ăn vào giai đoạn lột xác hay khi bệnh xảy ra. Hiểu biết được tập tính ăn của tôm sẽ rất có lợi cho quá trình sản xuất: đó là chọn thức ăn thích hợp, cho ăn đúng cách theo từng giai đoạn của tôm, tình trạng sức khỏe của tôm và tình hình môi trường cụ thể. Tôm lớn lên nhờ lột xác. Tùy loài tôm, giai đoạn của tôm, tình trạng sức khỏe cũng như dinh dưỡng của tôm mà chu kỳ lột xác có thể nhanh hay chậm. Tôm Post lột vỏ hàng ngày nhưng tôm lớn có thể sau 15-30 ngày mới lột vỏ một lần. Quá trình lột xác của tôm còn tùy thuộc rất lớn vào điều kiện thức ăn và môi trường nước. Làm thế nào để tôm lột vỏ được đồng loạt là một trong những yếu tố kỹ thuật quan trọng để hạn chế tôm hao hụt do ăn nhau. Liên quan đến vấn đề này sẽ được đề cập trong những câu tiếp theo Xin cho biết khả năng thích ứng với môi trường của các loài tôm sú và tôm thẻ để có thẻ ứng dụng vào thực tế sản xuất?Requested and Answered by Truong Quoc Phu [administrator] on 18-Apr-2006 02:07 (187 reads) Tùy từng loài tôm và ở các giai đoạn khác nhau mà chúng sẽ thích nghi với điều kiện môi trường khác nhau. Tôm sú có thể chịu được độ mặn thay đổi từ 3-45%o (thích hợp nhất 15-25%o), nhiệt độ 15-37,5oC (thích hợp nhất 25-30oC). Tôm thích sống ở vùng có nền đáy cát hay cát bùn. Đối với tôm thẻ đuôi xanh, tôm chịu được độ mặn 5-40%o (thích hợp nhất là 20-30%o), nhiệt độ thích hợp nhất 26-30oC và tôm thích sống nơi có đáy bùn hay bùn cát. Tôm thẻ đuôi đỏ thích nghi với độ mặn 20-30%o, nhiệt độ 26-30oC và
  10. nền đáy bùn. Nói chung, các loài tôm yêu cầu pH tốt nhất cho sự phát triển của chúng là 7,5-8,5. Về oxy, cần đảm bảo nồng độ trên 3 ppm. Tuy nhiên, mọi sự biến đổi đột ngột của môi trường đều có nguy cơ gây sốc, không tốt cho tôm. Vì thế, trong kỹ thuật nuôi, làm thế nào giữ được môi trường nước ổn định, không bị thay đổi bất thường là vấn đề rất cần thiết để đảm bảo thành công. (Nguồn: http://www.mekongfish.net.vn) Tôi nghe nói nếu dùng máy tạo ozone để xử lý nước nuôi tôm sẽ rất tốt, xin cho biết cách mua máy tạo ozone và cách sử dụng?Requested by Anonymous and Answered by Truong Quoc Phu [administrator] on 03-Feb- 2007 21:52 (198 reads) Ozone là chất oxy hóa mạnh có thể dùng để diệt các mầm bệnh trong nước (virus, vi khuẩn, nguyên sinh động vật), phân hủy các chất độ như thuốc trừ sâu, oxy hóa kim loại năng và làm giảm vật chất hữu cơ... Vì vậy, ozone được dùng để khử trùng nước trong các trại sản xuất giống. Trong nuôi tôm thịt thì ozone ít được dùng vì chi phí mua máy ozone khá cao. Hơn nữa, trong nước lợ, mặn nếu xử lý ozone trong thời gian dài sẽ làm sinh ra chất độc bromate có thể gây độc cho tôm cá và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người khi ăn phải tôm cá có tích lũy bromate. Ozone với liều cao hơn 0,1 mg/L có thể gây ảnh hưởng đến tôm. Máy tạo ozone có thể mua ở các công ty cung cấp thiết bị cho nuôi trông thủy sản, giá của máy cao hay thấp tùy thuộc vào nước sản xuất và công suất của máy. Bạn đọc có thể tham khảo thêm thông tin trong mục quảng cáo trong trang web này (Ozone Ngọc Bích), cách sử dụng máy sẽ được hướng dẫn bởi nhà sản xuất. Bệnh thủy sản : Sự đa nhiễm mầm bệnh trên tôm chậm lớn nuôi ở Thái Lan Posted by administrator on 07/12/2007 (208 reads) Nguồn tin: Chayaburakul C, Nash G, Pratanpipat P, Sriurairatana S, Withyachumnarnkul B, 2004. Multiple pathogens found in growth retarded black tiger shrimp Penaeus monodon cultivated in Thailand. Dis Aquat Org. Vol. 60: 89-96, 2004. Tóm tắt: Vào những năm 2001-2002, Những ao nuôi tôm tại Thái Lan thường xuyên xảy ra hiện tượng chậm lớn, hiện tuợng này được các nhà khoa học Thái Lan gọi là triệu chứng chậm lớn (MSGS).
  11. Theo ước tính là vào năm 2002 Thái Lan mất khoảng 13.000 tỉ baht (tương đương 300 tỉ USD) do sản lượng tôm nuôi giảm xuống. Với qui trình nuôi không thay đổi, vấn đề giảm sản lượng có thể liên quan đến MSGS. MSGS có thể bắt nguồn từ những mầm bệnh đang tồn tại hoặc những mầm bệnh mới. Theo kết quả phân tích được từ 32 ao nuôi tôm có hiện tượng chậm lớn ở khu vực phía Đông, Nam, và Trung Tâm của Thái Lan cho rằng tôm bình thường có trọng lượng khoảng 24 g, tôm nhỏ hơn có trọng lượng 16.8 g, hoặc nhỏ hơn 16.8 g. Ứng dụng kỹ thuật PCR để kiểm tra MBV, HPV, IHHNV mầm bệnh trên tôm của 32 ao. Thêm vào đó cũng sử dụng kỹ thuật mô học và kính hiển vi điện tử trong quá trình phân tích. Hầu hết những mẫu tôm của 32 ao phát hiện ít nhất nhiễm 1 loại vi-rút, nhưng đa số là bội nhiễm. Những tôm nhỏ có tỉ lệ nhiễm HPV và HPV kết hợp với HPV cao hơn những tôm bình thường có ý nghĩa. Ngoài những mầm bệnh là vi-rút thì có thêm những mầm bệnh mới như những loài Microsporidian, trùng hai tế bào, vi khuẩn cũng được tìm thấy nhưng liên quan không có ý nghĩa với MSGS. Ngoài ra một số tôm nhỏ cho kết quả âm tính với tất cả những mầm bệnh này bằng kỹ thuật PCR và mô học. Dựa trên kết quả của quá trình nghiên, có đưa ra đề nghị là HPV là nhân tố đóng góp vào MSGS nhưng không phải là tác nhân chính. Nó có thể là mầm bệnh chưa biết hoặc những tác nhân hiện tại chưa biết hoặc những tác nhân không phải là mầm bệnh. Chất lượng nước : Thử nghiệm ảnh hưởng nồng độ muối lên sự đa dạng quần thể vi khuẩn oxy hóa ammonia trong bể lọc sinh học Nguồn tin: Grommen R., Dauw L. and Verstrate W. 2005. Elevated salinity selects for a less diverse ammonia-oxidizing population in aquarium biofilter. In FEMS Microbiology Ecology, Vol.52, Issue 1, pp 1-11 Tóm tắt Hoạt động và sự thay đổi thành phần của quần thể vi khuẩn oxy hóa ammonia thuộc lớp phụ B Proteobacteria đã được theo dõi trong bể lọc sinh học nước ngọt và nước biển nhân tạo trong thời gian 2 tháng sau khi cấy vi khuẩn nitrate hóa vào. Trong cả 2 môi trường nước ngọt và nước biển nhân tạo, quá trình oxy hóa ammonia diễn ra tức thì sau khi bổ sung vi khuẩn nitrate hóa vào, mặc dù trong thời gian đầu quá trình oxy hóa ammonia trong nước biển nhân tạo xảy ra chậm hơn trong nước ngọt. Phân tích thành phần quần thể vi khuẩn oxy hóa ammonia có trong nguồn vi khẩn nitrate hóa dùng cấy vào, trong nước ngọt và trong nước biển nhân tạo bằng kỹ thuật DGGE (Denaturing Gradient
  12. Gel Electrophoresis, điện di biến tính theo trọng lượng) cho thấy vào thời điểm ban đầu, chỉ phát hiện có một loài vi khuẩn có quan hệ gần gủi với Nitrosomonas marina chiếm ưu thế ở tất cả các nhóm. Dấu vân DNA của quần thể vi khuẩn oxy hóa ammonia trong bể lọc sinh học nước biển nhân tạo qua phân tích DGGE cho thấy dòng vi khuẩn chiếm ưu thế tiếp tục hiện diện trong môi trường chỉ với một vạch ngang (mỗi vạch tương đương với một loài). Trong khi đó, trong bể nước ngọt, thành phần vi khuẩn oxy hóa ammonia trở nên đa dạng hơn, sau giai đoạn một tháng có khoảng từ 4-7 vạch ngang xuất hiện trong kết quả mẫu phân tích DGGE. Do dung dịch vi khuẩn nitrate hoá được cấy ở nồng độ muối trung bình 11g/L, cho nên có ý kiến cho rằng khi nồng độ tăng làm cho tính đa dạng của quần thể vi khuẩn oxy hoá trong dung dịch vi khuẩn nitrate hoá và trong nước biển nhân tạo ít đa dạng hơn. Hỏi: Xin cho biết những nguồn cung cấp oxy trong nước và những nguyên nhân dẫn đến mất oxy trong đìa nuôi tôm, cách khắc phục sự mất oxy đó bằng cách nào? Requested by Anonymous and Answered by Truong Quoc Phu [administrator] on 08-Dec-2007 11:04 (57 reads) Trả lời: Nguồn cung cấp oxy cho môi trường nước chủ yếu gồm: - Từ không khí hòa tan vào nước: khả năng hòa tan của oxy vào trong nước khoảng có thể đạt tới mức bão hòa, khoảng 8 mg/L (ở nhiệt độ 25oC trong nước ngọt). - Do tảo quang hợp thải ra oxy: Vào ban ngày tảo quang hợp có thể cung cấp lượng oxy quá bão hòa, mức độ quá bão hòa tùy thuộc vào mật độ tảo trong ao. Nếu tảo phát triển ở mức độ vừa phải hàm lượng oxy có thể đạt 12-14 mg/L vào giữa trưa. Nếu tảo phát triển quá mức (nở hoa) thì hàm lượng oxy có thể đạt trên 16 mg/L vào giữa trưa. Tuy nhiên, vào ban đêm tảo hô hấp sẽ làm mất oxy, mật độ càng cao thì mức độ mất oxy càng nhiều. Tảo phát triển vừa phải (mật độ thích hợp cho ao nuôi) thì hàm lượng oxy giảm thấp nhất khoảng 3-4 mg/L vào sáng sớm, nhưng nếu tảo phát triển quá mức thì hàm lượng oxy có thể giảm thấp hơn 3 mg/L vào sáng sớm và cá có thể bị nổi đầu. Hiện tượng tảo tàn cũng gây ra sự cố mất oxy do sự phân hủy của xác tảo.
  13. Biện pháp tránh hiện tượng oxy thấp là duy trì mật độ tảo thích hợp. đối với ao nuôi tôm với mật độ cao cần phải có sục khí để làm tăng oxy. Nước trong vuông tôm đục như nước cơm vo, nó có màu trắng đục. Tôi thay nước nhiều ngày rồi (khoảng 10 ngày liên tục) nhưng nước vẫn đục, khi mưa xuống thì nước lại đục thêm (trên bờ bao thì có rất nhiều cỏ nên đất không trôi xuống được). Như vậy xin hướng dẫn cách xử lý cho nước trong lại. Xin cảcm ơn nhiều. Requested by Anonymous and Answered by Truong Quoc Phu [administrator] on 25-Oct-2007 04:44 (123 reads) Trả lời: Theo như trường hợp của bạn mô tả rất khó đoán được nguyên nhân gây nên nước đục. Tuy nhiên, có thể có một số nguyên nhân gây đục nước sau đây và biện pháp khác phục: 1. Do trong ao tôm của bạn có nhiều cá tạp, đặc biệt là cá rô phi. Cá rô phi khi sinh sản chúng làm tổ ở đáy ao làm cho nước đục. Nếu nước đục do trường hợp này bạn nên diệt cá để khác phục tình trạng trên. 2. Do mật độ thả tôm cao và cho tôm ăn không đủ lượng và không đủ chất. Do đó, tôm phải tích cực tìm thức ăn ở đáy ao, hoạt động tìm mồi của tôm là khuấy động nền đáy nên nước ao bị đục. Trong trường hợp này bạn nên cung cấp thêm thức ăn cho tôm thì sẽ khắc phục được tìng trạng trên. 3. Mặc dù trên bờ ao có nhiều cỏ, nhưng đối với những vùng đất có tỉ lệ đất sét cao thì sau những cơn mưa lớn nước mưa cũng rửa trôi bùn sét từ trên bờ xuống ao. Do hạt đất sét có kích cỡ rất nhỏ nên rất khó lắng tụ và thời gian gây đục nước kéo dài. Trong trường hợp này bạn có thể dùng vôi (CaCO3) với liều lượng 5-10 kg/1000m2 ao, không được dùng vôi khi pH lớn hơn 8,5.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2