Tài liệu tham khảo: Cánh đồng bất tận, nhìn từ mô hình tự sự và ngôn ngữ trần thuật
lượt xem 11
download
Có lẽ do khuôn khổ truyện ngắn và sự lựa chọn cốt truyện tâm lý đã khiến tác giả xoáy sâu vào cảm nhận của nhân vật ở bình diện này. Không trôi theo những thay đổi không gian mà bám đuổi vào mạch cảm xúc và suy tưởng của nhân vật, thời gian trong tác phẩm là sự đột hiện của những mảng ký ức chắp nối, rời rạc.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu tham khảo: Cánh đồng bất tận, nhìn từ mô hình tự sự và ngôn ngữ trần thuật
- Cánh đồng bất tận, nhìn từ mô hình tự sự và ngôn ngữ trần thuật Có lẽ do khuôn khổ truyện ngắn và sự lựa chọn cốt truyện tâm lý đã khiến tác giả xoáy sâu vào cảm nhận của nhân vật ở bình diện này. Không trôi theo những thay đổi không gian mà bám đuổi vào mạch cảm xúc và suy tưởng của nhân vật, thời gian trong tác phẩm là sự đột hiện của những mảng ký ức chắp nối, rời rạc. Những mảng đời, những số phận, những kỷ niệm... đồng hiện, đứt nối làm cho thời gian nhòe đi tính biên niên nên không khí truyện bị kéo căng ra, ngột ngạt, bức bối. Điều đó làm cho sự ý thức về số phận, thân phận con người giằng xé hơn, day dứt và đau đớn hơn. Trong tác phẩm, cuộc đời ba cha con nuôi vịt chạy đồng thì lưu lạc là quá rõ rồi. Nhưng hơn thế, tất cả những con người trong truyện đều chịu những kiếp sống lưu lạc, mỗi người chỉ dạt vào câu chuyện một chốc lát, nhiệt thành thể hiện khát vọng sống mạnh mẽ bằng sự chấp nhận và đánh đổi, rồi lại dạt trôi đến một phương trời khác. Chỉ một chút đó thôi, họ cũng kịp vẽ lên trong hình dung người đọc một vấn đề nhân sinh nhức nhối. Cánh đồng bất tận thu hút người đọc chính là nhờ cái cốt truyện này. Truyện ngắn như một chuỗi dài những phiến đoạn tâm lí. Ở đó cứ le lói những khát khao được sống một cuộc sống đời thường, được gặp người quen cũ, nhưng dù họ có đánh đổi, có cá cược bằng tất cả những gì họ có thì họ vẫn bị trơ ra, gạt ra và trở thành những
- nỗi cô đơn “bất tận”. Mỗi phiến đoạn là một sân ga ghi dấu nỗi xót xa tê tái mà con tàu thời gian chỉ dừng đủ cho một thân phận tấp vào trong tấp tểnh hi vọng để rồi khi vừa kịp nhận ra đó không phải là “bến đợi” thì tàu đã lăn bánh, “con đường quay về bị bịt kín”; là một thoáng chốc bàng hoàng, sực tỉnh trong khát vọng được hòa vào cuộc sống bình thường rồi cứ lịm dần lịm dần đến tê liệt cả bản năng và khát vọng người. Nhưng số phận dù có tủi cực đến đâu thì cái khát vọng ấy vẫn không bị tuyệt diệt, nó chỉ khuất lặn đâu đấy nơi đáy sâu tâm hồn đã bị cái xấu và cái ác đày đọa đến hoang lạnh. Còn gì nhân sinh hơn sự đón nhận đến rớt nước mắt cái khát vọng xây lại cuộc đời từ những đứa con tên Thương, Nhớ, Dịu, Xuyến, Hường... sinh ra bởi nỗi đau đớn uất nghẹn của người mẹ và bởi những hành động thú tính của những kẻ mang dáng dấp người, mang những cái tên Hận, Thù... thất học và hung hãn. Vì vậy, bao trùm Cánh đồng bất tận là nỗi khắc khoải về số phận con người. Đó là tài năng và cũng là tấm lòng Ngọc Tư. Chị đã xử lí thành công sự lồng ghép của hai hệ thống tự sự trên nền cảm xúc và suy tưởng của nhân vật chính. Chị đã gia giảm đến mức tối đa cốt truyện sự kiện và gia tăng thật thành công cốt truyện tâm lý. Từ điểm nhìn nhân vật, triết luận nhân sinh được đưa ra không mang tính khiên cưỡng mà thật cụ thể, sinh động, đa diện theo dòng chảy của cảm xúc nội tâm. ... đến ngôn ngữ trần thuật Thật sự sẽ là chưa đủ nếu khẳng định thành công của tác phẩm mà không đề cập đến đóng góp của ngôn ngữ. Nhân vật chính vừa như kể chuyện vừa như đang mải miết theo đuổi dòng tâm tư của mình nên ngôn ngữ rất giản dị, mộc mạc, thành thật đến kinh ngạc. Tạo cho mạch tâm trạng nhân vật một nền tảng, một bệ đỡ là dấu ấn địa văn hoá, lọc lựa lấy cái hồn đất chất người, cố nhiên Ngọc Tư đã tìm đến phương ngữ. Sử dụng đậm đặc phương ngữ trở thành một yêu cầu nghệ thuật bắt buộc, chỉ sử dụng nó thật thành công thì tác giả mới có thể làm nổi bật tâm lí nhân vật, mới khắc họa được chân thật và sâu sắc chân dung nhân vật. Nguyễn Ngọc Tư đã làm được điều này, mà làm
- được một cách xuất sắc. Vì thế, bên cạnh sự lựa chọn mô hình tự sự, lối viết theo “chính cách nói tiếng An Nam ròng”, một thứ ng ôn ng ữ đờ i sống đích th ực, lại là một phương diện thành công khác của tác phẩm. Có được điều đó, một phần như đã nói là do cách lựa chọn cấu trúc tự sự, phần khác là sự tiếp thu truyền thống văn học Nam Bộ, theo hướng văn có hình thức “mùa nước lên” như Thu Tứ đã khái quát: “Khởi đầu, trầm trồ lối viết lưu loát nhẹ nhàng như mây trôi nước chảy của các nhà văn nhà thơ miền Bắc. Vào miền Trung, bị cái nội dung hướng ra "ngoài" của thứ văn chương nơi xứ trọ trẹ, xứ nẫu ám ảnh, suýt quên mất khái niệm động. Tiếp tục Nam tiến, qua đất Ðồng Nai của nhà văn Nai Ðồng (tức Bình Nguyên Lộc), qua Sài Gòn tạp pín lù của "nhà... chơi" Vương Hồng Sển, về "miệt Vườn văn minh" bờ sông Tiền, xuống "Cần Thơ gạo trắng nước trong" bờ sông Hậu, xuống tận cõi U Minh, đâu đâu lời ăn tiếng nói nghe cũng mượt mà trôi chảy quá chừng, cũng lưu thủy hành vân "tới bến", "sức mấy" mà nhịn "cha nội" ở bất kỳ miệt nào! Mà nói làm sao thì viết y làm vậy (nghĩa là dùng ngôn ngữ đời sống, phương ngữ - chúng tôi nhấn mạnh)”(5). Ngôn ngữ trong tác phẩm, vì thế, là một sự kế thừa và phát triển, một nỗ lực không nhỏ của tác giả để cống hiến cho người đọc những trang văn chân chất, sống động, thật như đời sống. Kể chuyện từ ngôi xưng thứ nhất bằng ngôn ngữ như vậy, một mặt tác giả có điều kiện thuận lợi để đào sâu thế giới nội tâm nhân vật và mặt khác tạo được cảm giác gần gũi, chân thành, tin tưởng đối với người đọc. Tất sẽ có người không hiểu được hết phương ngữ tác giả sử dụng. Nhưng khi thật sự trải nghiệm cùng nhân vật và ngụp lặn trong bầu không khí đặc quánh chất Nam Bộ trong truyện của tác giả thì một vài mắc mớ về phương ngữ, trong sự mê hoặc của quy luật lây lan tâm lí, nghĩa là người đọc cảm nhận bằng tâm lí nhân vật, sẽ tự được giải tỏa hoặc bị đẩy xuống hàng thứ yếu(6). Để có một giọng văn chân thật, một mặt như đã nói, tác giả rời chuyển ngôi kể từ người kể chuyện sang nhân vật chính, cho nhân vật “nói” bằng ngôn ngữ cảm xúc, suy tưởng; mặt khác, đẩy ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ của nhân vật khác lọc qua lăng kính tâm lý của nhân vật chính, đưa nó vào trường cảm nhận của nhân vật chính. Nhân vật tôi, vì vậy, là người biết hết, hiểu hết, cảm hết, những gì mình nói ra. Hơn thế, sự kể vừa như kết quả của những tác
- động bên ngoài (những câu hỏi của Sương), vừa như sự thúc bách nội cảm, tức nhu cầu muốn phơi trải để được nhẹ lòng trước không khí ngột ngạt bao bọc bởi cảm giác một sự báo ứng đang dần tới, thứ ngôn ngữ tự nói với mình ấy là yếu tố cơ bản tạo nên tính chân chất của văn phong Ngọc Tư. Hầu hết ngôn ngữ đối thoại trong tác phẩm đều gián tiếp xuất hiện sau những lời dẫn của tôi, như: Chị hỏi, Điền nói, tôi nói, người con trai bảo... hoặc lồng trong những lời đánh giá, những cảm nhận của nhân vật: Chị ngạc nhiên; mắt chị nhìn cha đầy khiêu khích, “cuộc đeo đuổi vẫn còn dài, cưng à”; thằng Điền đổ quạu; má tôi nguýt dài; má bỗng nhiên bồn chồn... Sau mỗi đối thoại như thế, một dòng cảm nghĩ, suy tưởng lại chen vào làm ngắt quãng cuộc thoại và câu chuyện lại chìm trong xúc cảm của nhân vật, rồi thỉnh thoảng lại cuộn lên, sực tỉnh khi có một câu hỏi, một giọng nói khác chen ngang. Vì vậy, đối thoại hiện lên phần nào mất tính đa giọng để chìm sâu vào tâm cảm nhân vật, làm nên giọng trầm buồn day dứt. Từ cái nền nhất giọng, đẩy sâu thêm một nấc nữa, Ngọc Tư đem đến cho người đọc một cuộc thoại của hai chị em mà “hỏng nói tiếng - người”, một đối tho ại không phát ra tiếng: “Có lần, hai chúng tôi ngồi trên một bờ đất, xung quanh đấy những người thợ gặt đang ăn cơm. Nắng giữa trưa nóng rát. Tôi nói, chỗ khác nắng có dữ dằn vầy không ha. Thằng Điền nói, mùi cá kho quẹt thơm dễ sợ. Ừ, tôi gật đầu, nhưng cái mùi nghèo quá. Vậy cái mùi gì giầu, thằng Điền hỏi vặn lại. Tôi cười, thịt kho tầu. Rõ ràng hai đứa tôi có cãi qua cãi lại, vậy mà sau đó một người thợ gặt tỏ vẻ ngạc nhiên, “Hai đứa bây ngồi chù ụ cả buổi trời, không nói câu nào, vậy mà cũng chịu nổi sao?...”. Đó có đơn giản là cuộc đối tho ại bằng ý nghĩ của hai “đồng loại”, hai đứa trẻ “kỳ dị” có “vẻ mặt rất bình thản” và trong lòng, một đứa thì “nước mắt khô rốc” còn đứa kia thì “ở đó, đang có bão tơi bời, gió quất điên cuồng vào trái tim nhỏ chi chít vết đau”? Gạt ra bình diện kỹ thuật tự sự, vốn là một thử nghiệm táo bạo, tác giả đặt câu hỏi cái gì đã làm cho Nương và Điền đánh mất đi tiếng nói của loài người? Sự “cố gắng hết sức để sự giận dữ, chán chường không bùng cháy” hay do bị “đẩy trượt dài vào nỗi thiếu thốn triền miên” cả về vật chất và tinh thần, mà chủ yếu là tinh thần, từ những cái nhỏ nhặt như: quyền được đưa tiễn, được xao xuyến nhìn những cái vẫy tay, nhận món quà quê, lời dặn dò quyến luyến... được học hành, được yêu thương, săn
- sóc đến sự thiếu vắng con ng ười, tình người trên những “cánh đồng bất tận”? Cái gì làm nên sự đổ vỡ này?... Hàng loạt những câu hỏi được Nguyễn Ngọc Tư đặt ra và nhường cho người đọc quyền trả lời, như một thôi thúc phản tỉnh. Vì vậy, dù câu chuyện đã lược đi những đối thoại trực hiện để thành dòng chảy nhất phiến của tâm lý nhân vật, tính chất đối thoại ở chiều sâu tư tưởng vẫn làm cho giọng kể không đều đều, đơn điệu. Trái lại, cho nhân vật từ chợt ý thức đến day dứt về một sự báo ứng, trừng phạt, nghĩa là sự thức nhận về cái xấu, cái ác, những ký ức nhức nhối, ê chề cứ vút lên, xoáy sâu làm cho nền tâm trạng, nếu coi như một mặt phẳng, có những trồi sụt mà mạch truyện nếu giống một dòng chảy qua nó ắt sẽ có những khúc êm ả, thác ghềnh, dáng xoáy... Một dòng sông chứa lắm sóng ngầm. Di chuyển điểm nhìn sang nhân vật, đắm chìm trong những xúc cảm nội tâm, ngôn ngữ trong Cánh đồ ng bất tận là một thứ ngôn ngữ giàu cảm giác. Đó là ng ôn ng ữ đã được lọc qua tâm lí nhân vật nên mang đậm màu sắc chủ quan, một thứ ngôn ngữ sống dậy từ những ký ức đau buồn càng tạo cảm giác tê tái, nhức buốt: “tôi ngồi quẹt tay lau nước mắt đi, kỹ càng, để gương mặt an nhiên, ráo hoảnh. Tôi quyết không để cha thấy mình buồn, quyết không để cha bật ra cái câu: Chịu hết nổi cái cảnh sống này rồi hả? Chừng nào đi?”; “Tôi đã chờ nó đến khi mùa mưa đổ xuống cánh đồng Chia Cắt (tôi tạm gọi vậy) một trời sao. Chờ chơi vậy, chứ tôi biết Điền chẳng quay về. Tôi nhớ nó (và nhớ chị) không thôi. Những lần dọn cơm tôi hay lấy chén đũa cho cả bốn người. Cha tôi rất khó chịu, ông ngán ngẩm đứng dậy. Tôi ngồi một mình, chan nước vào chén cơm như chan nỗi trống trải khủng khiếp”... Từ chỗ cố gắng nén cảm xúc để tránh phải sống lại những ký ức đau buồn, không ngờ sự nín nhịn phải kéo dài dằng dặc đến nỗi ngay cả trước những đau đớn thực tại, nhân vật cũng đón nhận một cách dửng dưng, cảm xúc đã chết trong sự đày đọa, bỏ rơi. Hơn thế, nỗi đau đớn và sự cô đơn khiến hai chị em hầu như đã đánh mất ngôn ngữ giao tiếp thông thường mà có thể “đọc” được suy nghĩ của nhau, “nghe” được tiếng vịt và khi kể lại câu chuyện thì “những kí ức chắp vá, đứt đoạn được chúng tôi kể khá chậm, một phần vì đã lâu không dùng cách giao tiếp bằng lời, một phần do vài chi tiết khiến chúng tôi phải dừng câu chuyện lại, vì thấy nhói ở đâu đó”. Ngôn ngữ kể chuyện, vì vậy, là một sự hồi nguyên của cảm xúc từ
- lâu đã lặng tận đáy lòng, thứ ngôn ngữ sống lại cùng với và trước hết trong những xúc cảm rất người - ngôn ngữ cảm giác, suy tưởng. Đồng thời với sự thức dậy của cảm giác, cảm xúc là sự cảm nhận thực tại trong nỗi khắc khoải của một sự “báo ứng” ngày càng gần khiến cho ngôn ngữ hồi cố vừa giàu cảm giác vừa sắc lạnh trong cảm nhận, như một sự xét lại để định mức báo ứng. Đó là giọng nói sắc sảo của đứa con gái nhỏ về người mẹ đang “rạo rực, bồn chồn, mừng quýnh”: “Tôi muốn khóc quá chừng, má con xa lạ với nhau mà sao lại mừng?”. Là những giấc mơ (vừa mong ngóng vừa kinh sợ) về người mẹ trong nỗi thắc thỏm về cái cảnh đổi chác. Là cái dáng đứng tần ngần và nỗi “thèm muốn bên đường” của thằng bé khi gặp những ông già ngồi chơi với cháu: “Phải chi ông nầy là ông nội mình, thương đỡ chơi, nghen Hai?” nghe đến tội nghiệp. Và sự phản ứng gay gắt, cay đắng khi nó lớn: “Cha làm việc đó thì cũng giống như mấy con vịt đạp mái...”, nhưng lạnh lùng và đau đớn hơn ở người chị: “Nhưng tận đáy lòng, tôi cũng nghĩ, cha hơi khác con - người. Nhạt nhẽo hơn cả quan hệ theo mùa, theo bản năng, trong cha tôi không còn một chút cảm xúc nào, nét mặt tràn ngập những rắp tâm”. Đau đớn đến nghẹn lòng trong câu hỏi buột ra ngơ ngác của đứa con gái vừa bị làm nhục đến nhàu nhừ: “Không biết con có bị có con không, hả cha?”... Tất cả là những nỗi đau xót đến tận cùng được thể hiện bằng một ngôn ngữ vừa chân thực, vừa lạnh lùng, tê tái. Và một giọng điệu đan cài khi phẫn uất, khi dửng dưng, khi chán ch ường, khi sâu lắng làm cho câu chữ rã rượi, vỡ òa trong nỗi xót xa thương cảm trước những nỗi đau quặn thắt, sự cô đơn đến hoang lạnh, nỗi buồn đến cùng cực của thân phận con người. Cả tác phẩm là một bè trầm bởi những nét “nhòe” (chữ dùng của Đỗ Đức Hiểu) của các giọng điệu. Giọng của người kể chuyện nhòe với giọng của nhân vật, giọng độc thoại nhòe với giọng đối thoại, giọng hiện hữu nhòe với giọng suy tưởng, giọng con người nhòe với giọng loài vật... làm nên một hòa âm trầm buồn trước thế thái nhân tình. Nó là tiếng hợp âm của mênh mông, lững lờ cả ngầm xoáy và giăng mắc như sông nước miền Nam.
- Trên cái bè trầm với “cảnh không đổi, người cũng không, cứ ngồi ngoáy mãi vết thương cũ, nhỏ nước mắt” dù đang sống mà “giống như mấy cái mả ngồi”, chợt chộn rộn những “tiếng vịt lao xao”. Tiếng Vịt đã đem đến cho hai đứa trẻ một sự đổi khác, biết “thảng thốt”, “hớn hở” rồi cả “khẽ hát” trước thế giới của bầy vịt, một thế giới “không ghen tuông, hờn giận” và “chỉ đủ yêu thương”. Đắm chìm trong thế giới ấy, học cách yêu thương bầy vịt, chấp nhận những đánh đổi để miễn “tạm quên được nỗi buồn của cõi người”, “hi vọng sẽ không bị đau như yêu thương một - con - người nào đó”, hai chị em đang kiếm tìm tình yêu thương hay trốn chạy thực tế? Học cách yêu thương và thực sự đã chăm chút yêu thương, trong thế giới vịt, họ đã được đáp đền: con vịt đui đã không chỉ phân biệt được giọng hát mà còn nghe được cả tiếng trái tim cô bé “Quen lắm. Chập chờn, thút thít, đòng đưa như sắp rụng...”, rồi cả thắc mắc và quả quyết “th ử đui rồi khắc biết”... Cái tiếng Vịt nh ư vậy, đã cất lên th ật rành rọt, nó là tiếng nói của một thế giới khác, nhưng cũng xôn xao như thế giới người: có tin yêu, hoài nghi, ghét bỏ... trong lời nói thậm chí cả trong hành động nữa (chúng “mổ vào chân chị”). Nó đâu có khác với thế giới người nên Nương mới bất giác “nhắm mắt để nghe lại tiếng tim mình”. Tiếng Vịt tưởng đã được cất lên khác tiếng người, nào ngờ chúng vẫn “nhoè” với nhau, đẩy nhân vật vào sâu hơn trong bi kịch kiếm tìm tình nghĩa. Quả thật, nó đã hé lộ trong sự gặp gỡ giữa những cái dị thường, không hoàn bị: con người thì thiếu tình yêu thương (không hoàn bị về tinh thần), con vịt thì bị mù (không hoàn bị về thể xác)... và cả trong niềm hi vọng có sự sẻ chia giữa những kiếp thiếu thốn, bất hạnh: con người bị đánh đập tàn tạ (Sương) mới đầu đã bị đàn vịt đói từ chối (bằng hành động “mổ vào chân”) vẫn không thôi tin tưởng “mai mốt những con vịt quỷ này sẽ quý chị, mấy hồi”... Cách thức miêu tả này cũng đã được Ngọc Tư sử dụng trong truyện ngắn Cái nhìn khắc khoải để cho tình yêu thương lên tiếng giữa người phụ nữ bị chồng bỏ rơi “quá giang” vào cuộc sống của ông Hai cô đơn và con vịt Cộc... Rõ ràng sự xuất hiện của tiếng Vịt đã phần nào nâng đỡ con người có niềm tin vào sự tồn tại của tình yêu thương. Nhưng cái giọng được cất lên từ một bộ phận vốn đã đáng thương và cần được yêu thương lại đẩy tình thương vào một bi kịch sâu hơn: thế giới bình thường vẫn loại họ ra và mọi nỗ lực của họ đều không thành, không đủ sức kêu gọi sự đoái hoài chứ chưa nói đến hành động chống phá sự vô nhân tính của con người.
- Đó chỉ là sự sẻ chia của con vịt Cộc bằng hành động cọ mỏ vào chân ông Hai mà chia sẻ nỗi nhớ, nỗi mong ngóng người ấy quay về mà không có cách nào níu kéo dù khát vọng đã đau đáu trong “cái nhìn khắc khoải”; là sự lạc lõng của Điền giữa những tiếng cười “ha hả” của những người “càu cạu” đi chôn vịt; là sự cầu cứu vô vọng của Nương khi nhận ra tiếng của con vịt mù “xuyên qua lớp đất bầy nhầy”; là tiếng khóc hức của hai chị em; là cái xác còng queo sủi bọt miệng của một người chăn vịt bên mép hố... Và biết đâu, chẳng sẽ có một lúc nào đấy, họ nhận ra tình yêu thương như thế lại không đẩy họ dấn sâu thêm vào bi kịch để rồi phải tiếc nuối, hối hận, đau đớn giằng dai hơn như sự hối hận của hai chị em khi cứu Sương vậy? Do đó, tiếng Vịt không chỉ đem đến một xạ ảnh tiếng người, một thế giới huyền bí, tâm linh mà còn là một tiếng chuông cảnh tỉnh. Con người sẽ ra sao, tình yêu thương liệu sẽ còn khi mỗi con người bị loại ra khỏi cộng đồng, bị cái ác và cái xấu đày đoạ buộc phải đơn côi đến đánh mất cả tiếng người, nghĩa là phương tiện để giao tiếp, giúp người ta hiểu nhau, cảm thông và chia sẻ với nhau, cũng đồng nghĩa với việc con đường hoà nhập vào cõi người bị bịt kín. Truyện ngắn, vì thế, đặt ra được một câu hỏi nhân sinh nhức nhối, trong một bút pháp vừa tài hoa vừa dung dị, đầy kỹ thu ật mà vẫn chân chất, con người phải thế nào trên “cánh đồng bất tận”? Trên đâ y là một cách tiếp cận truyện ngắn Cánh đồng bất tận từ góc nhìn cấu trúc; là hành trình thử đi ngược từ “cánh đồng lưu lạc” trở về chỗ đứng nhìn vọng ra, đặng tìm hiểu phần nào tâm ý của tác giả. Tất sẽ còn nhiều cách đọc khác nữa, và vẻ đẹp của tác phẩm chắc cũng không chỉ dừng ở vậy. Song dù với cách tiếp cận nào, vẫn có một điều luôn được khẳng định là nếu không có sự day dứt trước thân phận con người thì Ngọc Tư không thể viết được những trang văn thành thật như thế, chân chất như thế! Và phải chăng đây là bài học có thể rút ra từCánh đồng bất tận, bài học về nhân cách của tác giả, sự dũng cảm dấn thân hướng tới Chân - Thiện - Mỹ./.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Một số bài văn tả cảnh lớp 5
12 p | 1099 | 99
-
Bài giảng Hình học 7 chương 3 bài 1: Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác
41 p | 548 | 72
-
Tài liệu tham khảo: THUỐC - Lỗ Tấn
10 p | 424 | 61
-
Bài giảng Địa lý 9 bài 32: Vùng Đông Nam Bộ (tt)
37 p | 383 | 41
-
Bài giảng Địa lý 8 bài 41: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
34 p | 555 | 38
-
Giáo án giảng dạy: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Trích Chinh phụ ngâm) - GV. Trương Thị Hồng Dịu
11 p | 787 | 29
-
TÀI LIỆU THAM KHẢO: VỘI VÀNG
7 p | 111 | 20
-
Giáo án Ngữ Văn 6 - GV. Ngô Xuân Đồng
176 p | 122 | 18
-
Giáo án Địa lý 8 bài 20: Khí hậu và cảnh quan trên Trái Đất
7 p | 243 | 17
-
Tiết 88 PHƯƠNG PHÁP TẢ CẢNH VIẾT BÀI TLV TẢ CẢNH Ở NHÀ I- Mục tiêu cần
6 p | 361 | 15
-
Tài liệu tham khảo: Diễn xướng ca dao theo dòng thời gian
7 p | 107 | 11
-
Bài giảng Luyện từ và câu lớp 4: Du lịch thám hiểm - Trần Thị Vân
32 p | 129 | 11
-
Giáo án môn Khoa học tự nhiên lớp 8 (Sách Cánh diều)
430 p | 19 | 6
-
Tiết 85 VỢT THÁC I- Mục tiêu cần đạt Giúp hs - Cảm nhận đợc vẻ
5 p | 53 | 5
-
Tài liệu ôn tập môn Lịch sử lớp 12: Chủ đề - Việt Nam từ 1919 đến 1930
12 p | 27 | 4
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Lào Cai lớp 3
70 p | 13 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh, Đông Triều
5 p | 4 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn