intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu về chất kháng sinh

Chia sẻ: Pham Thi Thinh Thinh | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:15

203
lượt xem
54
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kháng sinh là chất có nguồn gốc sinh học, tổng hợp hoặc bán tổng hợp mà ngay ở nồng độ thấp đã có khả năng ức chế (bacteriostatic) hoặc tiêu diệt (bactericidal) vi sinh vật một cách đặc hiệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu về chất kháng sinh

  1. Kháng sinh là những chất có nguồn gốc sinh học, tổng hợp hoặc bán tổng hợp mà ngay ở nồng độ thấp đã có khả năng ức chế (bacteriostatic) hoặc tiêu diệt (bactericidal) vi sinh vật một cách đặc hiệu. Việc khám phá và phát triển các kháng sinh đã tạo ra các thế hệ vũ khí hữu hiệu giúp con người chống lại vi khuẩn.
  2. Tuy nhiên, việc nghiên cứu phát triển kháng sinh mới đang có xu hướng giảm theo thời gian: 1936 phát minh ra các sulfonamid, 1940 phát minh ra penicilin, 1949: tetracyclin, 1949: chloramphenicol, 1950: aminoglycosid, 1952: macrolid, 1958: glycopeptid, 1962: streptogramin và quinolon, 1999: oxazolidinon và đến 2003 mới phát minh thêm được các lipopeptid. Trong m ột hội nghị về chống nhiễm khuẩn tại Chicago năm 2004, các báo cáo đều cho rằng các hãng dược phẩm đang có xu hướng từ bỏ cam kết triển khai thuốc kháng sinh mới. Trong khi đó, tình hình kháng kháng sinh ngày càng gia tăng và đang là mối quan ngại của toàn cầu (tỷ lệ đ ề kháng cao của nhiều vi khuẩn với fluoroquinolon hay vấn đề phế cầu đa kháng kháng sinh tại châu Á hoặc nhiều vùng trên thế gi ới có t ỷ l ệ pneumococci đề kháng cao với nhiều kháng sinh...).
  3. Nguyên nhân gây kháng kháng sinh Có nhiều yếu tố gây nên tình trạng kháng kháng sinh. Trong đó, việc sử dụng không hợp lý kháng sinh là yếu tố lớn nhất. Cách sử dụng không phù hợp (dùng không đúng liều lượng và không đúng khoảng cách giữa các lần dùng), dùng kháng sinh khi không cần thiết (khi nhiễm siêu vi), chọn kháng sinh không phù hợp... Những yếu tố đó trực tiếp ảnh hưởng đến vòng xoắn kháng kháng sinh: Nhiễm khuẩn => Điều trị không thích hợp => Không tiệt trừ được vi khuẩn => Chọn lọc các vi khuẩn đề kháng => Nhiễm khuẩn lan tràn => Tăng kháng thuốc => Nhiễm khuẩn.
  4. Việc sử dụng kháng sinh không đạt được thành công về mặt vi khuẩn sẽ tạo ra nguy cơ thất bại trên lâm sàng (đáp ứng lâm sàng chậm, xuất hiện những biến chứng...) và sự đề kháng kháng sinh, tạo ra những chủng vi khuẩn đa kháng thuốc sống sót, nhân lên và lan tràn. Sử dụng kháng sinh không hiệu quả còn tạo ra sự đề kháng với những kháng sinh cùng nhóm và khác nhóm.
  5. Việc sử dụng kháng sinh không hiệu quả, không hợp lý đang là vấn đề có phạm vi ảnh hưởng rộng khắp ở mọi cấp độ chăm sóc y tế, là nguyên nhân làm tăng đáng kể chi phí khám chữa bệnh. Kèm theo việc sử dụng không đúng một cách phổ biến có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng bao gồm cả vấn đề kháng kháng sinh. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến cáo về thực trạng kê đơn đáng lo ngại trên toàn cầu: khoảng 30-60% bệnh nhân tại các cơ sở y tế được kê đơn kháng sinh, tỷ lệ này cao gấp đôi so với nhu cầu lâm sàng; khoảng 20-90% số ca viêm đường hô hấp trên do virut được điều trị bằng kháng sinh và 60-90% bệnh nhân được kê đơn kháng sinh không phù hợp.
  6. Ngay tại Mỹ và Trung Quốc, WHO vẫn cho rằng còn 60- 90% số ca viêm đường hô hấp trên do virut được điều trị bằng kháng sinh. Tại Thái Lan, khoảng 90% bệnh nhân được đánh giá là kê đơn kháng sinh không phù hợp. Tại Việt Nam, Chương trình hợp tác y tế Việt Nam - Thụy Điển đánh giá sử dụng thuốc năm 2003 đã phát hiện các bất cập tại nhiều cơ sở y tế từ Trung ương đến địa phương, trong khi tiền mua kháng sinh luôn chiếm khoảng 50% kinh phí thuốc của các bệnh viện.
  7. Cơ chế kháng thuốc Vi khuẩn có thể kháng kháng sinh bằng cách thay đổi mục tiêu (nơi kháng sinh gắn vào và thể hiện tác dụng) hoặc làm giảm sự tiếp xúc của kháng sinh với các mô mục tiêu (thay đổi sự xâm nhập hay đẩy kháng sinh khỏi tế bào nhiễm vi khuẩn), làm giảm lượng kháng sinh tiếp xúc với mô mục tiêu hay bất hoạt kháng sinh bằng enzym do vi khuẩn tiết ra. Đề kháng kháng sinh có thể là đề kháng giả (chỉ có biểu hiện đề kháng trong môi trường nhất định) hoặc đề kháng thật (vi khuẩn không chịu tác dụng của kháng sinh). Đề kháng kháng sinh có thể là đề kháng tự nhiên hoặc đề kháng thu được do đột biến di truyền: truyền dọc qua sinh sản (ông, cha, con, cháu,...); truyền ngang (từ vi khuẩn này sang vi khuẩn khác); lây nhiễm (người sang người, động vật sang người, môi trường...). Quá trình đó chọn lọc ra các cá thể đề kháng, phát triển thành dòng (quần thể) đề kháng.
  8. Biện pháp hạn chế kháng kháng sinh Sử dụng kháng sinh hợp lý là yếu tố quyết định để bẻ gãy vòng xoắn kháng thuốc, loại trừ nguy cơ kháng thuốc và thất bại trong điều trị. Thành công về mặt vi khuẩn sẽ chữa khỏi nhiễm trùng, giải quyết được triệu chứng và ngăn chặn đề kháng. Tuyên bố của WHO về chiến lược hữu hiệu nhất chống lại sự đề kháng kháng sinh là "Diệt sạch vi khuẩn, làm tan mầm mống kháng thuốc trước khi chúng phát triển và lan tràn". Kết quả đó chỉ có được khi kháng sinh được sử dụng theo chỉ định của thầy thuốc.
  9. Khi chỉ định sử dụng kháng sinh thầy thuốc cần chú ý: - Chỉ dùng kháng sinh để điều trị bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Cân nhắc điều trị kháng sinh dự phòng và kết hợp kháng sinh. - Chọn kháng sinh điều trị theo kết quả của kháng sinh đồ, khuếch tán tốt vào vị trí nhiễm khuẩn, ưu tiên kháng sinh phổ hẹp có tác dụng đặc hiệu lên vi khuẩn gây bệnh. - Sử dụng kháng sinh dựa theo các thông số dược động học. Dùng kháng sinh đủ liều lượng và đủ thời gian. - Đề cao các biện pháp khử trùng và tiệt trùng tránh lan tràn vi khuẩn đề kháng. Liên tục giám sát sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn.
  10. Tại sao kháng sinh một nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng và tăng trưởng? Thuốc kháng sinh, những người "chữa tất cả các bệnh" Thuốc kháng sinh một thanh gươm hai lưỡi thật sự. Thực tế thuốc kháng sinh đã cứu sống nhiều bệnh nhiễm trùng vi khuẩn như bệnh lao, viêm phổi và viêm màng não…. Khoảng 40 năm trước, thuốc kháng sinh được cho là viên thuốc có phép lạ ma thuật và các bác sĩ kê đơn cho tất cả bệnh nhân từ cảm lạnh đển mụn trứng cá Đến nay chúng ta biết rằng thuốc kháng sinh là vô ích chống lại virus. Virus là nguyên nhân thường gặp nhất của nhiễm trùng. Nhiễm trùng đường hô hấp trên, bệnh sởi, quai bị, thủy đậu, bệnh zona, lở loét lạnh, cúm và viêm dạ dày ruột là những ví dụ phổ biến của nhiễm trùng virus.
  11. • Việc phát minh ra kháng sinh đã làm thay đổi mang tính cách mạng trong điều trị các bệnh lý nhiễm trùng. Tuy nhiên việc sử dụng kháng sinh tràn lan trong những thập kỷ vừa qua đã dẫn đến sự xuất hiện rất nhiều chủng vi khuẩn đề kháng kháng sinh và tạo nên một mối nguy cơ toàn cầu trầm trọng đe dọa nền y học hiện đại.
  12. •Triển vọng nghiên cứu và điều trị Đối mặt với những cơ chế mà vi khuẩn sử dụng để gây bệnh, các nghiên cứu trong tương lai sẽ tập trung vào những hướng nào? Những tiến bộ gần đây trong kỹ thuật khuyếch đại chuỗi ADN (polymerase chain reaction: PCR) và các kỹ thuật ADN khác cho phép các nhà khoa học xác định nhanh chóng bộ gene hoàn chỉnh của cả các vi sinh vật gây bệnh và tế bào của vật chủ có nhân cũng như lượng giá được mức độ biểu hiện gene và mô tả được các quá trình phân tử xảy ra trong nhiễm trùng. Áp dụng các phương pháp này trong việc nghiên cứu bộ gene của vi sinh vật và tế bào vật chủ, kết hợp với các công cụ phân tích hiệu quả và thang đánh giá mức độ biểu hiện gene đã và đang tạo ra một cuộc cách mạng trong việc phát triển các kỹ thuật mới trong chẩn đoán, tiên lượng và xử trí lâm sàng các bệnh nhiễm trùng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2