intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu về phóng sự truyền hình

Chia sẻ: Guigio | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:25

379
lượt xem
41
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Tài liệu về phóng sự truyền hình" cung cấp đến bạn đọc các kiến thức về phóng sự truyền hình và quy trình thực hiện phóng sự truyền hình. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung tài liệu chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu về phóng sự truyền hình

  1. TÀI LIỆU VỀ PHÓNG SỰ TRUYỀN HÌNH ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ I. Phóng sự truyền hình: 1. Khái niệm: ­ Phóng sự  truyền hình là một thể  loại mạnh của báo hình, có khả  năng phản ánh hiện thực chân thật qua lăng kính cá nhân, vừa khách quan   vừa giàu cảm xúc. Phóng sự  có thể  phản ánh sự  kiện  ở  mức độ  toàn  diện, sâu rộng, có phân tích, đánh giá và đưa ra giải pháp. ­ PS truyền hình chuyển tải thông tin bằng ngôn ngữ đặc biệt, là sự  kết hợp của hình ảnh, âm thanh lời bình, âm thanh hiện trường và những   thông tin trình bày trên màn hình. Phóng sự truyền hình cũng như các thể ký truyền hình khác, đều thông tin về  người thật, việc thật trong một quá trình phát sinh và phát triển. Không chỉ  dừng lại ở việc thông tin, phóng sự còn cố gắng thẩm định hiện thực, trả lời   những câu hỏi mà hiện thực đặt ra. Phóng sự  cớ  đầy đủ  khả  năng nêu rõ   những mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình diễn biến, bối cảnh của sự kiện  và cách giải quyết các mâu thuẫn để  làm cho người xem có khả  năng hình   dung khá đầy đủ những biến cố xảy ra như chính họ chứng kiến.  Trong phóng sự truyền hình dấu ấn chủ quan của tác giả thể hiện rõ nét, đó   là “cái tôi” vừa lôgic , lý trí giàu lý lẽ  và  ở  một chừng mực nào đó và sử  dụng sức mạnh của cảm xúc. Trong nhiều trường hợp, cảm xúc thẩm mỹ  trở thành một động lực đưa tác phẩm đạt tới những phẩm chất khác lạ. Cái   tôi nhân chứng khách quan khiến cho công chúng luôn tin tưởng rằng họ  đang tiếp xúc với sự thật hoàn toàn. Ở khía khác, cái tôi còn góp phần tạo ra   giọng điệu và thể  hiện khuynh hướng của tác phẩm. Đối tượng phản ánh   của phóng sự truyền hình là những “hoàn cảnh có vấn đề” đang được đông  đảo công chúng quan tâm. Cuộc sống vô vàn những sự kiện, tình huống mới   nảy sinh, nhưng phóng sự truyền hình chỉ lựa chọn những cái tiêu biểu nhất  nằm trong dòng thời sự chủ lưu. Tuy nhiên không phải sự kiện tiêu biểu nào  cũng có thể trở thành phóng sự truyền hình. Chỉ khi nào cuộc sống xuất hiện   những câu hỏi , những hiện tượng cần giải đáp thì phóng sự mới xuất hiện.   Trong thực tế, phóng sự  truyền hình thường gắn liền với những thời điểm   mà  ở  đó đời sống của xã hội đang có những chuyển biến mạnh mẽ. Hoàn   1
  2. cảnh của sự  kiện trong phóng sự  truyền hình thường được giới thiệu đầu  tiên, nhằm giúp cho công chúng có một bức tranh toàn cảnh, một đối tượng  ban đầu về sự kiện và những vấn đề phát sinh từ sự kiện đó. Ngôn ngữ  trong phóng sự truyền hình gần gũi với ngôn ngữ  văn học.   Nó cho phép tác giả  sử  dụng khả  năng miêu tả, tự  thuật, nghị  luận, trữ  tình….  Phóng sự truyền hình còn có thể sử dụng yéu tố văn học nghệ  thuật,  (tuỳ thuộc vào cá tính, tài năng của tác giả) và nhấn mạnh về mặt thông tin,  mặt xử lý chất liệu cụ thể.  Qua những điều trên có thể đưa ra một khái niệm chung về phóng sự truyền  hình như  sau: Phóng sự  truyền hình là một thể  loại báo truyền hình thuộc   nhóm chính luận nghệ thuật, phản ánh các sự  kiện, con người, tình huống,   hoàn cảnh điển hình trong quá trình phát sinh , phát triển, đồng thời thẩm   định hiện thực đó qua cái tôi trần thuật vừa tỉnh táo lý trí, vừa cảm xúc với   bút pháp giàu chất văn học bằng phương tiện kỹ thuật truyền hình. 2. Đặc trưng thể loại: ­ Về  mặt thể  loại , phóng sự  truyền hình thuộc nhóm thể  loại ký  báo chí ( phóng sự, ghi nhanh, ký chân dung, ký chính luận, nhật ký phóng   viên…­ còn được gọi là thể  loại chính luận nghệ  thuật). Trong đó, dấu  ấn của cái tôi trần thuật và tính thẩm mỹ là 2 đặc điểm lớn của nhóm thể  loại này. 3. Đặc trưng loại hình: ­ Phóng sự  truyền hình còn có những đặc điểm riêng góp phần tạo  nên thế  mạnh của  nó.  Đó  là  ngôn ngữ   hình  ảnh­  âm  thanh,  thủ   pháp  Montage ( Dựng hình ), phỏng vấn và phóng viên trước ống kính. ­ Phóng sự  truyền hình cũng mang đầy đủ  các đặc trưng của loại   hình truyền hình. Đó là những đặc điểm riêng biệt xuất phát chủ  yếu từ  ngôn ngữ mà nó sử dụng và các tính năng kỹ thuật. ­ Đặc trưng về ngôn ngữ  Truyền hình về  thực chất có 1 ngôn ngữ  khác biệt và đang là  thế  mạnh. Ngôn ngữ   ấy tạo cho nó sự  phát triển  vượt trội   trong vài chục năm qua, đó là ngôn ngữ “hình ảnh động”­ được  xem là chính văn của truyền hình.   Khán giả truyền hình tiếp nhận tác phẩm bằng thị giác và thính   giác , trong đó thị giác chiếm ưu thế chủ đạo. Chính vì có ngôn   2
  3. ngữ  “hình  ảnh động” nên khán giả  có thể  theo dõi các chuyển  động, hành động 1 cách liên tục, từ đó truyền hình có ưu thế về  sức thuyết phục hơn hẳn các loại hình báo chí ra đời trước đó.  “Hình  ảnh động” còn tạo ra sức thuyết phục, sự  tin tưởng từ  phía người xem, do vậy đã đem lại hiệu quả  về  cảm xúc rất  cao.  ­ Truyền hình còn mang đặc trưng kỹ thuật   Truyền hình có khả năng thông tin nhanh chóng, kịp thời hơn so  với các loại phương tiện khác. Với truyền hình, sự  kiện được  phản ánh ngay lập tức, luôn mang đến cho người xem những   thông tin nóng hổi, cập nhật của các sự kiện. đây là ưu thế đặc  biệt của truyền hình so với các loại hình báo chí khác.   Nhờ các thiết bị kỹ thuật hiện đại, truyền hình có khả năng ghi   và phát đồng thời cả hình ảnh và âm thanh.   Do “hình  ảnh động” và âm thanh có thể  tác động trực tiếp và   dễ hiểu nên tác phẩm truyền hình dễ dàng đến được với nhiều  người, nhiều tầng lớp…truyền hình cũng đến được với lượng  khán giả lớn gấp nhiều lần báo in, do khả năng phủ sóng rộng. Về  mặt thể  loại , phóng sự  truyền hình cũng mang những đặc điểm chung  của thể loại báo chí ,ngoài ra phóng sự truyền hình còn có những đặc điểm   riêng góp phần tạo nên thế  mạnh của nó. Đó là ngôn ngữ  hình  ảnh­ âm   thanh, thủ pháp Montage, phỏng vấn và phóng viên trước ống kính.  Ngôn ngữ phóng sự truyền hình là sự kết hợp của hai yếu tố hình ảnh   và âm thanh  + Hình ảnh trong phóng sự truyền hình vừa là phương tiện vừa là nội   dung thể  hiện ý đồ  tư  tưởng của tác giả. Khác với hình  ảnh trong phim  truyện, hình  ảnh của truyền hình nói chung , của phóng sự  nói riêng phải  mang tính thời sự  và tính xác thực. Nó không chỉ  mô tả  hoạt động của con  người, mà còn giúp khán giả “tham gia” hoặc “đứng trên” nhìn vào sự kiện.   Các cỡ  cảnh chính thường dùng trong phóng sự  truyền hình là: toàn cảnh,   trung cảnh, cận cảnh, đặc tả. Với các cỡ cảnh này, phóng sự truyền hình có  thể thoả mãn nhu cần muốn biết cái gì đang xảy ra, xảy ra như thế nào của   khán giả. Mặt khác qua các cỡ  cảnh , các góc quay cao thấp , chính diện ,  3/4…Góc độ  chủ  quan và khách quan, tác giả  có thể  bộc lộ  thái độ  tâm lý   của con người trong sự kiện đó.  3
  4. Truyền hình là phương tiện quan sát trực tiếp cuộc sống của mỗi gia   đình. Khả  năng trực quan có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình nhận thức của  con người. Trong phóng sự truyền hình, mỗi hình ảnh đều phải bao hàm một   ý nghĩa, một nội dung nào đó (hoặc là nguyên nhân, diễn biến hoặc là kết   quả của quá trình phát triển của sự kiện trong cuộc sống).  Khả năng biểu hiện của hình ảnh trong phóng sự truyền hình còn thể  hiện ở mối liên kết giữa các hình ảnh với nhau theo tuyến tính thời gian của   quá trình vận động sự  kiện. Qua phương pháp Montage, nội dung tự  thân  của mỗi hình ảnh phối hợp lại, tạo ra nội dung thông tin mới mang tính tổng  thể.  Âm thanh : Truyền hình kế thừa kinh nghiệm xử lý âm thanh của phát thanh.  Nhờ  có sự  trợ  giúp của âm thanh phóng sự  truyền hình trở  nên sống động   như chính cuộc sống. Bởi mục đích của phóng sự  truyền hình là ghi lại hơi  thở, động thái của cuộc sống bằng hình  ảnh và âm thanh nên tính xác thực   của âm thanh rất cao. Đó là âm thanh từ cuộc sống thực tế, không dàn dựng,   giả  tạo là yêu cầu bắt buộc  đồng thời cũng là sức mạnh của phóng sự  truyền hình.  Âm thanh trong phóng sự  truyền hình gồm ba yếu tố: lời bình, tiếng động  hiện trường, âm nhạc.  Lời bình: Là sự  bổ  sung cho những gì mà người xem nhìn thấy trên màn  hình, giúp người xem tổng hợp, khái quát được ý nghĩa của sự  kiện được  phản ánh trong tác phẩm truyền hình. Lời bình được tiến hành song song với   hình  ảnh. Ý đồ  lời bình hình thành ngay từ  ttrong giai đoạn xây dựng kịch   bản  Tiếng động hiện trường : Bao gồm âm thanh của thiên nhiên, âm thanh do   sinh hoat của con người tạo nên. Tiếng động sẽ  làm tăng sự  gợi cảm , tính  chân thực của phóng sự  truyền hình, tác động vào nhận thức, tình cảm của   công chúng. Việc sử dụng tiếng động hiện trường từ cương độ, cao độ đúng  lúc cũng phải được dự kiến trong kịch bản. Âm nhạc: Là một trong ba yếu tố quan trọng của phóng sự truyền hình. Âm  nhạc có tác dụng làm tôn vinh thêm sự kiện. Mỗi bản nhạc khi sử dụng phải   phù hợp với kết cấu, ý đồ  cũng như  chủ  đề  tư  tưởng của phóng sự  truyền  hình .  Mối quan hệ  giữa hình  ảnh và âm thanh trong phóng sự  truyền hình:  Ngôn ngữ  phóng sự  truyền hình là ngôn ngữ  tổng hợp của hình  ảnh và âm  4
  5. thanh. Hai yếu tố  này luôn hỗ  trợ  và bổ  sung cho nhau, cùng tạo nên hiệu  quả thông tin của phóng sự. Nếu như hình ảnh thuyết phục người xem bằng   người thật, việc thật thì lời bình giúp họ  tổng hợp, khái quát và hiểu được  bản chất của sự việc, sự kiện phản ánh trong tác phẩm phóng sự. Lời bình   có ưu thế phản ánh những khía cạnh trừu tượng của vấn đề.  Tuy nhiên ở mỗi dạng phóng sự truyền hình khác nhau, vai rò của mỗi  yếu tố  này cũng khác nhau. Trong phóng sự  sự  kiện , phóng sự  vấn đề,  phóng sự chân dung, phóng sự điều tra hình ảnh dù chi tiết bao nhiêu thì cũng   chỉ  có giá trị  thông tin “bề  nổi”, thông tin “bề  sâu”, phải nhường cho lời   bình. Ví dụ  trong phóng sự tài liệu “Bình Dương ­ chân dung một vùng cát”   của đạo diễn Trí Trung, Đài truyền hình Đà Nẵng vừa phản ánh cái nghèo   của người dân vùng này bằng hình ảnh những ruộng khoai lang trải dài trên   vùng cát, những bữa ăn lấy khoai thay cơm, thay luôn cả  thức ăn… vừa đi  sâu vào tính triết lý, chất tư tưởng bằng lời bình sắc sảo và biểu cảm: “ Nếu  ở đâu đó có nền văn minh lúa nước thì ở đây có nền văn minh khoai lang. Tối   ăn khoai đi ngủ, sáng ăn củ  đi làm”… “Nếu như  văn hoá chính là sự  thích  nghi cao nhất với môi trường của con người sống trong đó thì con người  ở  đây cũng thích nghi, nhưng sự thích nghi đó cũng giống như cây xương rồng:   muốn tồn tại được phải thoái hoá đi những gì của cây: như cành, như lá, để  chỉ  còn cái thân quắt queo và gai nhọn” … Ngược lại đối với phóng sự  du  lịch, hình  ảnh lại giữ  vai trò chính. Kịch bản phim phóng sự  “Ai về  Kinh   Bắc” là một ví dụ . Bản thân những cảnh nối tiếp nhau được soạn ra trong   kịch bản cũng là một bài văn , bài thơ bằng hình ảnh.  Tóm lại, tuy mối quan hệ  hình  ảnh và âm thanh có thể  khác nhau, nhưng  điều cốt yếu nhất là chúng bổ sung cho nhau, nâng đỡ nhau để truyền đạt ý   đồ tư tưởng của tác giả phóng sự truyền hình. Thủ pháp Montage:  Truyền hình là phương tiện thông tin bằng cách truyền hình ảnh và âm thanh   theo tuyến tính thời gian. Vì thế, đặc trưng nổi bật của phóng sự truyền hình  cũng là Montage. Các thủ  pháp Montage góp phần làm tăng hiệu quả  phản   ánh của phóng sự, rút ngắn độ  dài thời gian xảy ra sự  kiện trên màn  ảnh.  Montage là sự  kết hợp hài hoà hai yếu tố  hình  ảnh và âm thanh theo ý đồ  sáng tạo của tác giả  theo một trật tự  nhất  định, nối tiếp trong thời gian   nhằm phản ánh, lý giải sự kiện, vấn đề trong cuộc sống.Montage là phương   tiên trợ giúp đắc lực và không thể thiếu đối với tác giả trong quá trình hoàn   thiện tác phẩm của mình. Montage có vai trò quan trọng trong việc tạo ra tư  5
  6. tưởng chủ đề, tiết tấu ẩn dụ, liên tưởng của phóng sự truyền hình. II. Xác định góc tiếp cận của đề  tài (xác định chủ  đề, đề  tài, kết  cấu): 1. Các góc độ luôn có trong một sự kiện  ­ Sự kiện bao gồm các thông tin:   Ai (who)  Cái gì (what)  Ở đâu (where)  Khi nào (when)  Như thế nào (How)  Vì sao – tại sao (why) ­ Các góc độ có thể thay đổi khi PV nhấn vào 1 trong các điểm trên.  2. Chọn góc độ  Đặt câu hỏi:   Đâu là điều mà khán giả quan tâm nhất trong 6 yếu tố?  Yếu tố nào chưa rõ?  Hệ quả  của sự  kiện này liên quan đến yếu tố  nào (những yếu tố  nào) trong 6 yếu tố trên? Cách thức chọn góc độ:  Thu thập thông tin đầy đủ ­ tự phán đóan hướng đi thích hợp  Hội ý với người dẫn và trưởng ban BT (hoặc người quản lý trực   tiếp)  III. Quy trình thực hiện phóng sự truyền hình:  1. Tác nghiệp tại hiện trường (thu thập thông tin – kể  chuyện bằng hình   ảnh) 1. 1.  Công việc của phóng viên biên tập (thu thập thông tin và kiểm chứng   thông tin): Quan sát:  ­ PV quan sát sự kiện diễn ra tại hiện trường,  ­ Chú ý các chi tiết liên quan đến sự kiện/ vấn đề ­ Chú ý thái độ, cử chỉ hành động, giọng điệu của các nhân vật liên quan  hay các nhân chứng để xác định quy mô, mức độ, trạng thái 6
  7.  Của SK/VĐ Ghi chép  Đây là phần bổ  sung không thể  thiếu ngoài các thông tin ghi được bằng  camera và micro. Đôi khi cũng có những trường hợp mà phóng viên không được   phép thu âm hoặc quay phim thì ghi chép là công việc quan trọng Tìm những người trực tiếp tham gia sự kiện để thu thập thông tin và phỏng   vấn: ­ Phải tìm được những người liên quan (càng nhiều càng tốt) đến sự  kiện.  ­ Nếu tìm được người tham gia trực tiếp vào sự kiện đó thì càng tốt.  ­ Khi thấy cần thiết, phải tìm những người có thẩm quyền phát biểu về  sự kiện đó. ­ Tìm hiểu thông tin liên quan qua tài liệu (văn bản nhà nước, sách báo,  internet…)  Xác định độ tin cậy của  nhân chứng và người cung cấp tin: ­ Một vài sự  kiện luôn thu hút một số người tò mò. Không ít người sẵn  sàng kể  những chi tiết mà họ  không hề  nhìn thấy. Đây chính là những cái bẫy  đối với phóng viên. Chính vì vậy phải nhanh chóng phân loại nhân chứng và  người cung cấp tin để không bị  sai lầm khi thu thập thông tin và không để  tuột   mất những nhân chứng đích thực. ­ Cần có vài câu hỏi trước và trong khi chuẩn bị micro có thể đủ để phân   loại nhân chứng và đối tựơng phỏng vấn. Kiểm chứng thông tin  +  Các đồng nghiệp: ­ Trò chuyện với những đồng nghiệp của các cơ  quan báo chí khác để  kiểm tra thông tin. ­ Kết hợp với các phóng viên báo khác khi cần +  Báo chí địa phương:  Phóng viên địa phương là một nguồn thông tin quan trọng. Rất nhiều khi   tác phẩm sẽ không thể hoàn thành nếu không có sự giúp sức của các phóng viên  điạ phương. +  Các chuyên gia:  Đây là những người có thể cung cấp thông tin phân tích hữu ích.  +  Các nguồn tin chủ quan: 7
  8. Đó chính là góc nhìn qua quan sát thực tế, vốn sống kiến thức nền để đi  đến nhận định, cảm nhận, phán đoán của phóng viên: ­ Không nên coi nhẹ cảm nghĩ ban đầu, phóng viên có quyền và nên có ý  kiến riêng Bạn phải tìm cho mình một phương pháp tốt nhất. Cách an toàn nhất là dùng  một máy ghi âm nhỏ. Hãy hỏi trước và nếu người bạn phỏng vấn cảm thấy  không thoải mái thì đừng dùng máy. Nhưng nếu người bạn phỏng vấn không  quen trả lời để ghi âm thì sẽ ra sao khi đội quay phim xuất hiện? Bạn đừng ngần ngại khi phải ghi chép, trừ khi nó làm cho người chúng ta tiếp  cận lo lắng. Trong trường hợp đó, hãy tập trung cao để ghi nhớ, và ghi chép lại  vào lúc sớm nhất. Và không quên những thông tin cơ bản ­ tên, địa chỉ, số điện thoại. Hãy kiểm tra  chính tả (Không bao giờ viết sai tên họ người mình tiếp xúc). Tên người bị viết  sai chính tả sẽ hạ uy tín chương trình của bạn và bản thân bạn một cách nhanh  nhất. Tiến hành phỏng vấn khảo sát 1.   Tự giới thiệu •   Giới thiệu mình một cách rõ ràng. •   Cho biết tại sao bạn liên hệ với họ. •   Giải thích cho biết bạn cần giúp đỡ. 2. Trong khi trao đổi •   Đặt các câu hỏi mở ­ đóng ­ Ai, Cái gì, Khi nào, ở đâu, Tại sao, Như thế nào? •   Đặt câu hỏi đơn giản. •   Biết mình muốn có những thông tin nào. •   Hãy tỏ ra lịch sự, quan tâm và muốn tìm hiểu. •   Đừng tỏ ra hung hăng ­ bạn muốn biết thông tin, chứ không tranh luận. •   Đừng biến nó thành chuyện riêng tư. Hãy đưa ra các quan điểm trái ngược từ  phía những người cung cấp thông tin khác. ("Hôm qua, ông X nói... Bạn trả lời  như thế nào?) Ghi chép •   Hãy hỏi thêm để làm rõ những gì bạn nắm chưa chắc. 1.   Kết thúc cuộc trao đổi •   Kiểm tra tên, chức vụ, số điện thoại. •   Kiểm tra xem người được phỏng vấn ở đâu trong vài ngày/tuần tới. •   Hỏi xem họ có thể giới thiệu những người khác để bạn có thêm thông tin. 8
  9. •   Cảm ơn họ và nói bạn có thể đến hoặc gọi lại. Là người khảo sát (liên hệ), phải luôn ghi nhớ những điểm sau:    •   Hãy chú ý đến chi tiết. Kiểm tra kỹ tên, địa chỉ, chức vụ và số điện thoại. •   Hãy nói chuyện với người được phỏng vấn. Đừng tin những người không  biết mà chỉ tưởng tượng là những người nói hay. •   Hãy suy nghĩ về hình ảnh. Hình ảnh nào sẽ giúp thể hiện câu chuyện? •   Hãy dự đoán trước những trắc trở. Tiếng ồn, an ninh, cấm đường, phong tục  tập quán địa phương. •   Giữ gìn những ghi chép. •   Trả lại tất cả các bức ảnh và tài liệu đã mượn. •   Kiểm tra sự tín nhiệm của các nhà chuyên môn. •   Hãy duy trì các mối liên hệ. Câu hỏi khảo sát chính ­ "tại sao?" Câu hỏi tại sao sẽ cho bạn nhiều thông tin nền hơn là số thông tin bạn sử dụng  trong bài viết, nhưng nó cần để hiểu câu chuyện, xây dựng các câu hỏi phỏng  vấn, đánh giá các câu trả lời, và xét đoán mức độ tình cảm (emotion). Câu hỏi này cũng cho phép đánh giá lời nói của những người tham gia (từ mọi  phía), tính chính xác và độ tin cậy, đặc biệt là khi họ trích dẫn những con số  thống kê và quy chế. Đây là câu hỏi đơn giản và ngắn nhất ta có thể hỏi. Tại sao? Và chúng ta hãy  còn dùng nó chưa thường xuyên. Tại sao? •   Tại sao điều đó lại xảy ra? •   Tại sao anh lại cảm thấy thế? •   Tại sao điều đó lại quan trọng? •   Tại sao người ta lại quan tâm? Năm qui tắc khảo sát:  1.   Ném rác vào... nhặt rác ra. 2.   Nếu bạn chưa chắc chắn về điều gì đó, hãy tìm cách hiểu thấu đáo. 3.   Nếu một dự án không thành công ở giai đoạn khảo sát thì sẽ chỉ tồi tệ hơn  trên hiện trường. 4.   Giữ các ghi chép. 5.   Giữ lời hứa. Khảo sát hình ảnh Các sự kiện thời sự diễn ra như các cuộc nổi loạn đều có sự phát triển riêng  của nó. Nhìn chung, với những sự kiện này, bạn chỉ ghi lại được những gì có  9
  10. thể. Tuy nhiên, nhiều tin bài liên quan đến hình ảnh và sự kiện chừng nào đó nằm  trong tầm kiểm soát của chúng ta. Chúng ta cần hình ảnh hoá những ý tưởng  chính trong quá trình nghiên cứu, khảo sát câu chuyện (tin­bài) và lập kế hoạch  quay phim. Trong khi lắng nghe để lấy thông tin bạn cũng phải thấy hình ảnh. Máy quay sẽ  ghi hình cái gì? Hình ảnh nào sẽ minh hoạ cho vấn đề này, vấn đề kia? Làm thế  nào để minh hoạ thái độ của người tham gia cuộc vận động/nạn nhân/linh  mục? Khi kết thúc khảo sát cũng là lúc bạn có ý tưởng vững chắc về những hình ảnh  mô tả câu chuyện của mình. Làm như vậy sẽ phát triển kỹ năng hình ảnh hoá  sự vật. Phải mất nhiều thời gian thực hành để ghép nội dung câu chuyện với  những hình ảnh như bạn thấy trong các rạp chiếu bóng ngay trong đầu mình. •   Luôn hỏi chúng ta sẽ nhìn thấy/quay được cái gì? •   Hỏi xem nơi xẩy ra câu chuyện trông nó như thế nào? •   Hỏi xem có âm thanh nào nổi bật không? (âm thanh gợi mở hình ảnh!!) •   Hỏi về tâm trạng và không khí xung quanh. •   Hỏi xem người ta làm gì khi họ chờ đợi/xem/giúp đỡ. •   Yêu cầu người cung cấp tin "vẽ một bức tranh". Có nhiều cách phát triển khả năng hình ảnh hoá của bạn. Quan sát. Hãy quan sát kỹ những người xung quanh. Quan sát họ đọc sách, hay  nói chuyện hay đi mua bán. Hãy đặt mình vào vị trí một máy quay phim. Hình  dung mình là máy quay và quay những người đó. Hãy lấy khuôn hình xung  quanh từng hành động riêng lẻ. Hãy hình dung mỗi một khuôn hình sẽ là một  cảnh trong bộ phim truyện nhỏ. Sau đó hãy tự hỏi khuôn hình nào là hình ảnh chủ chốt ­ cảnh chính diễn tả  hành động, tâm trạng hay nhân vật.  Bây giờ hãy nghĩ tới một hành động khác và hình dung ra một hình ảnh tóm tắt  hành động đó. Hãy thử nghĩ ra những chi tiết, những cú quay cận cảnh. Hình ảnh nào đặc  trưng cho một người già? Hình toàn cảnh một cụ già đứng trên đường? Hay cú  quay cận bàn tay run run nắm cây gậy? Một khi đã hình dung được những hình ảnh chính, ta phải sắp xếp các trường  đoạn cảnh ­ các hình ảnh chính được sắp xếp theo thứ tự nào sẽ lột tả câu  chuyện một cách hữu hiệu. Hãy dùng kịch bản phân cảnh (storyboard) để phác hoạ những hình ảnh chính.  10
  11. Hãy thử kể câu chuyện một cách đơn giản (ngủ dậy, làm bánh gatô) chỉ bằng 6  hình ảnh trên kịch bản phân cảnh. Tóm lại, hãy hỏi nhiều lần: "Cái gì sẽ xẩy ra? Tôi sẽ thấy cái gì? Chúng ta sẽ  ghì hình cái gì?" "Đó không phải là câu chuyện bằng hình ảnh." 1.2. Công việc của phóng viên quay phim (Kể chuyện bằng hình ảnh): Kể lại câu chuyện bằng hình ảnh  ­ Làm kịch bản phân cảnh ­ PV quay phim phải quay đủ hình ảnh phục vụ cho góc độ của phóng sự.  chuẩn bị những cảnh để mở đầu và kết thúc cũng như chuyển cảnh trong phóng  sự. ­ Trong khi làm việc thì phóng viên quay phim và biên tập luôn phải thông   tin cho nhau về những hình ảnh đã ghi được, về  những thông tin mới cập nhật   để biết là hình ảnh quay đã đủ chưa, phỏng vấn còn thiếu không? Kể chuyện bằng hình ảnh Hãy để những hình ảnh kể câu chuyện của bạn. Cựu phóng viên đối ngoại của đài BBC, người đã từng đoạt giải thưởng báo  chí, Martin Bell đã thể hiện như sau: "Thủ thuật là nhường địa vị hàng đầu cho hình ảnh và để chúng kể hầu hết câu  chuyện. Rồi sau đó bổ xung và trau chuốt nó bằng một vài lời cho câu chuyện." Tất nhiên, bạn không nhường vị trí hàng đầu này cho những hình ảnh chẳng nói  lên điều gì. Nên bước đầu tiên là phải có được những hình ảnh "biết nói":  những hình ảnh trung tâm của câu chuyện và biết kể chuyện. Người phóng viên  chỉ còn phải viết thêm ít lời bình và tiếp tục câu chuyện. Điểm xuất phát là gạt bỏ những mô tả "báo tường", "bìa"... Thay vào đó, hãy  nghĩ tới hình ảnh như một sự kiểm chứng. Để làm được việc đó ta cần suy nghĩ  bằng hình ảnh. Đừng nói: "Tôi đang viết cái này. Cái gì sẽ minh hoạ cho những  từ ngữ của tôi." Hãy nói: "Những hình ảnh nào sẽ kể câu chuyện với ít lời bình nhất?" Đặc biệt, hãy tự hỏi loại hình ảnh nào kể câu chuyện hiệu quả nhất.  Những hình ảnh biết nói thường là: •   Những cảnh cận. •   Khuôn mặt. •   Chi tiết. •   Những hình ảnh có cảnh hành động. 11
  12. •   Những hình ảnh khớp với những phản ứng thích hợp. Chúng ta phải chấm dứt suy nghĩ bằng câu chữ mà hãy tìm đến với những suy  nghĩ đó trong hình ảnh. Đây là chỗ các nhà báo hình, đặc biệt là những người  quay camera có thể giúp phóng viên  hình dung sự việc bằng hình ảnh. •   Mường tượng các hình ảnh biết nói không cần lời bình. •   Hình ảnh là các tính từ bổ nghĩa của bạn. •   Ghi nhận tâm trạng, cảm xúc. •   Đừng yêu cầu quay cảnh của X mà hãy hỏi: "Làm thế nào để ghi được tâm  trạng/tinh thần của X?" •   Đừng đi quay cảnh người dân xếp hàng trước cơ quan phúc lợi xã hội, mà  hãy ghi hình thể hiện tình cảnh của người chờ đợi hàng giờ trong hàng như thế  nào. Tôn trọng ngữ pháp hình: ­ Sử  dụng thành thạo và phù hợp khi chọn các góc quay, các động tác  máy, trực hình ảnh ­ Tất cả các động tác máy chỉ  áp dụng khi quay một cảnh dài. Nên tránh   động tác máy khi làm phóng sự truyền hình có thời lượng ngắn (từ 3­5 phút).  Phương pháp ghi hình Nắm được phương pháp ghi hình giúp bạn chớp đúng thời điểm thích hợp nhất.  Nếu bạn không muốn bị gò bó hãy sử dụng cách quay tường thuật (Verité) hơn  là quay theo sự sắp xếp các trường đoạn cảnh. Quay theo trường đoạn cảnh  buộc bạn làm việc theo một trình tự nhất định và giảm thiểu sự hứng trí. Quay theo trường đoạn (Sequences) Loạt các cảnh quay khác nhau khi dựng cho ấn tượng về hành động. •   Duy trì sự liên tục. •   Rút ngắn thời gian. •   Kể chuyện. •   Trông có vẻ dàn dựng. •   Dễ thêm lời bình. •   Có thể kiểm soát được ­ an toàn. •   Bạn biết bạn muốn gì. Quay theo trình tự dựng (Montage) •   Loạt các cảnh chộp hình (snapshots). •   Không có sự liên tục giữa các cảnh. •   Tạo tiết tấu. 12
  13. •   Hữu hiệu với hành động/phản ứng. •   Đòi hỏi người xem tập trung hơn ­ hình ảnh phải mang nhiều thông tin hơn. •   ít cần tới lời bình. •   Có thể kiểm soát nhưng mất nhiều thời gian. Quay tường thuật (Verité) •   Sự kiện diễn ra đúng như trong thực tế cả về mặt thời gian và không gian. •   Dựng tối thiểu. •   ấn tượng mạnh. •   Mất nhiều thời gian. •   Tỷ lệ thất bại cao. •   Kết quả khó dự đoán trước. •   Lời bình cần ở mức tối thiểu. 3. Dựng phóng sự (công việc hậu kỳ) III.1. Công việc của Phóng viên biên tập  Xem băng nháp ­ Chọn trước các cảnh quay  ưng ý, các đoạn phỏng vấn nhân vật, dự  kiến trước đoạn phỏng vấn cần trích dẫn vào PS ­ Xác định chắc chắn thời lượng tác phẩm hoàn chỉnh Làm kịch bản dựng  Để  có được kịch bản này, PV Biên tập phải xem băng trước, ghi chú cụ  thể từng cảnh quay để kỹ thuật dựng làm việc căn cứ vào kịch bản   Kịch bản là căn cứ để ê kíp PV biên tập phối hợp làm việc với kỹ thuật  dựng phim  Kỹ thuật dựng hiểu được ý đồ thể hiện tác phẩm của PV biên tập và PV   quay phim.  Lãnh đạo duyệt nội dung và hình thức của tác phẩm thông qua kịch bản   dựng Viết lời dẫn và lời bình: ­ Thông thường trong cả  tin và phóng sự, nội dung của phần dẫn thường   trả lời 4 câu hỏi chính: ai? Cái gì? ở đâu? Bao giờ? ­ Yêu cầu đối với lời dẫn là cô đọng, có sức hút, gợi sự tò mò, liên tưởng   có điểm nhấn.  Dẫn theo lối kể  chuyện:  Giới thiệu câu chuyện bằng 1 mệnh đề  bao  quát tình hình chung, hay tóm tắt vài điểm chính của sự  kiện, 1 điều gì   gây sự chú ý của người xem, sau đó đi vào chi tiết.  13
  14.  Dẫn theo lối gợi mở:  Đó là lời dẫn ít cụ  thể, không đưa ra tin chính,   không để lộ nhiều câu chuyện mà chỉ chuyển tải những điều gợi mở để  thu hút sự chú ý, tò mò tạo sự mong đợi cho khán giả. ­ Lời bình cho phần hình ảnh:   Nội dung của phần này thường trả lời 2 câu hỏi: như thế nào? Tại sao?  Ngôn ngữ cần ngắn gọn, súc tích, gợi sự liên tưởng, nói lên được những   chi tiết mà hình ảnh không thể diễn đạt được.  Tạo được bối cảnh cho người xem   Kết nối các phỏng vấn   Kết thúc PS 1 cách ấn tượng  Viết lời dẫn Lời dẫn đáng được chú ý nhiều hơn nhiều người trong chúng ta dành cho nó.  Hãy thử xem chức năng của nó. Lời dẫn có vị trí đứng giữa một phóng sự xuất  sắc và nút chuyển kênh trên bàn điều khiển từ xa của TV. Lời dẫn phải thu hút­lôi kéo sự chú ý của người xem, định hình tâm trạng, và có  thể có thêm chút bối cảnh. Dĩ nhiên lời dẫn phải sự tạo mong đợi trong đầu người xem rằng ngồi thêm vài  phút nữa thật không uổng công.  Bây giờ chúng ta xem cách nhiều phóng viên viết lời dẫn. Những lời dẫn đươc viết vội vàng vào những phút cuối trước giờ phát sóng,  gạn lọc từ những ý tứ sót lại và những mẩu không ăn nhập gì trong các phóng  sự đẹp.  Thậm tệ hơn khi một số lời dẫn chỉ là sự xào xáo lại câu mở đầu của bài viết. Chúng ta viết lời dẫn để chuẩn bị cho khán giả và để quảng cáo tin tức/phóng  sự/chương trình. Nhiều khi những tin bài hay lại thất bại thảm hại vì lời dẫn  không được chú trọng đúng mức. Bạn hãy coi lời dẫn như: •   Là điểm khởi đầu của câu chuyện kể, chứ không phải là kho đồng nát  chứa đựng những chi tiết (phacts) bỏ đi. •   Là ô kính bày hàng, quầy bán hàng ­ quảng cáo câu chuyện . •   Một người rao hàng ở các hội chợ ­ mời mọc người xem vào lều của  mình. Vai trò của lời dẫn: Hãy xem xét những điều mà một lời dẫn hay có thể làm: 14
  15. •   Kể câu chuyện. •   Quảng cáo cho câu chuyện hoặc khêu gợi tính hiếu kỳ của người xem. •   Điềm báo. •   Định hình tâm trạng (không khí ). •   Chuẩn bị người xem. •   Tạo sự liên tục/ liên kết. •   Tạo dựng phong cách /tính cách. Những lời dẫn hay không viết quẩn.Là người cầm bút, công việc của bạn là  cho người xem thưởng thức hương vị của câu chuyện, được lợi từ câu chuyện  và nhận biết hướng phát triển của câu chuyện. Nhưng trong cuộc tìm kiếm sự ngắn gọn, đừng bao giờ dùng những cụm từ  nhàm chán, sáo mòn như trong một lời dẫn của BBC: ­"Sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở các nước trong liên bang xô viết trước  đây đã mang lại sự bùng nổ của những tội phạm có tổ chức. Tại Nga, buôn bán  chợ đen đã trở thành ngành công nghiệp phát triển mạnh với ba ngàn bang nhóm  Ma­phia hoạt động ở nước này. Điều đó đã  thúc giục cảnh sát Nga mở cuộc  tấn công lớn chống lại các bố già mới." Để tránh những trường hợp tương tự như thế này, một chương trình thời sự của  BBC đã lập diễn đàn văn phong trên mạng vi tính. Một trong các nhà tổ chức,  trưởng ban tin thời sự Peter O'kill viết: ­"chúng ta không dùng lối diễn đạt này trong cuộc sống hàng ngày, nên hãy  không dùng chúng khi nói chuyện với khán giả." Cách chữa trị bệnh chung chung, khái quát như trong câu chuyện về tội phạm ở  Nga là đi vào cụ thể. Tội phạm không nổ mà tăng lên. Hãy đưa ra một con số.  Bao nhiêu vụ cướp một giờ, bao nhiêu vụ giết người một ngày, nêu lợi nhuận  bằng tiền mặt của ngành công nghiệp phát triển này. ­"Cảnh sát Mát­scơ­va chưa bao giờ bận rộn như hiện nay. Cứ 3 phút lại có một  vụ cướp. Các vụ giết người một năm đã tăng gấp ba. Tống tiền đã trở thành  một hình thức thuế khác đối với nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, cảnh sát đang  mở cuộc phản công vào ba nghìn tổ chức tội phạm có tổ chức." Từ 76 chữ còn 63 chữ! Từ ủy mị đến sự thật ! (tuy có sắp xếp trước) Tố chất bắt buộc thứ hai của lời dẫn  là móc nối các tin bài trong một chương  trình. Hãy trao đổi với phóng viên. Thực chất không có lý do nào để bào chữa cho những lời dẫn diễn giải dài dòng  phần mở đầu của một phóng sự. 15
  16. "Các quan chức thuộc đảng Bảo thủ đang quay ra ủng hộ chính phủ hòng giải  toả cuộc tranh cãi về châu Âu. Cựu ngoại trưởng Douglas Hurd đã nhấn mạnh  tầm quan trọng của việc nước Anh để ngỏ khả năng tham gia đồng tiền chung  châu Âu. Còn phó thủ tướng Michael Heseltine cương quyết đòi giữ vững sự  đoàn kết trong Nội các."(lời dẫn trong 1 chương trình thời sự của BBC) Lối viết cẩu thả văn viết của lời dẫn này càng tồi tệ hơn khi nó sao chép những  ý nghĩ mở đầu của phóng viên.    ". . . và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc để ngỏ khả năng tham gia đồng  tiền chung châu Âu." Kể chuyện hay gợi mở Hầu hết lời dẫn tin truyền hình đều  được liệt vào thể loại "kể chuyện". Chúng  tóm tắt những sự kiện chính, và sau đó người phóng viên đi vào chi tiết. "Tối nay, chính phủ đưa ra đề nghị mới với Sinn Fein, giành một chỗ cho phái  này trong cuộc đàm phán hoà bình sau lệnh ngừng bắn của IRA. Lệnh này được  đưa ra ngay trước khi xảy ra vụ giết hai sĩ quan cảnh sát hôm thứ hai. Thủ  tướng Anh đã nói đây là thời điểm quyết định đối vơí Sinn Fein và IRA nếu họ  muốn trở thành một phần trong tiến trình hoà bình Bắc Ai len. Ông sẽ đưa kế  hoạch của mình ra trước Hạ viện vào tuần tới.Phóng viên phụ trách các vấn đề  Ai len của đài chúng tôi đưa tin." (Bản tin Thời sự của truyền hình BBC, ngày  20/6/1997) Với thể loại lời dẫn "kể chuyện", những người dẫn chương trình thời sự  đưa  ra bản tóm tắt mà hầu như được coi là một món sao chép. Tuy nhiên, một số  đạo diễn cho rằng họ viết như vậy đề phòng "trường hợp băng hình có vấn  đề". Nhiều người phụ trách tin tức  hiện nay đòi hỏi lời dẫn ít cụ thể hơn. Họ muốn  "quảng cáo" câu chuyện của họ với người xem. Đôi khi với những câu chuyện  nhẹ nhàng (ta thường gọi là tin vui vẻ), lời dẫn có thể hoàn toàn là sự khêu gợi  tính hiếu kỳ hay gợi mở. Thường như các ví dụ dưới đây: " Hiện nay, câu chuyện  về một sinh vật nhỏ đang gây ra sự sợ hãi to lớn ở các  vùng ven biển. Nó có hình dáng của một loại tảo độc hại có tên là pphiesteria.  Các nhà nghiên cứu ở Mỹ cho biết nó đang giết hại hàng tỷ con cá. Và đang có  nhiều bằng chứng nó cũng tấn công con người. Phóng sự của XYZ về cái mà  các nhà khoa học gọi là tế bào đến từ địa ngục." (hãng tin CBS, chương trình Dân tộc, 9/10/1997) "Tối nay, chúng tôi sẽ đưa các bạn vào một thế giới mà hầu như trong chúng ta  không mấy ai được thấy. Thế giới của những người mắc bệnh tâm thần. Các  16
  17. bạn sẽ được gặp  các gia đình  thường xuyên vất vả chăm sóc và lo lắng để  cuộc sống của những đứa con đã trưởng thành của họ có ý nghĩa. Giải pháp của  xã hội ngày nay khác với thời trước đây khi những người khuyết tật này phải ở  ẩn trong nhà hay những nơi dành riêng cho họ. Mục tiêu hiện nay là hoà nhập  với cộng đồng, đưa họ đến với những công việc thường ngày. Tối nay, XYZ  giới thiệu với chúng ta những người chiến thắng và cả người thua thiệt trong  nỗ lực tốt đẹp này." Hãy tìm hiểu xem những người phụ trách tin của bạn ưa chuộng phong cách  viết lời dẫn kiểu nào. Rồi thử viết lời dẫn của cùng một câu chuyện theo cách  "kể chuyện" hay "gợi mở".   một số lớp học, các học viên đã làm thử bài tập này và thú nhận rằng họ không  phân biệt được giữa cách "kể chuyện" và "gợi mở". Ngôn ngữ của lời dẫn "Ngôn ngữ viết lời dẫn là một ngôn ngữ đơn giản." James Bamber, Đài phát  thanh Canada tại lớp học ở Montreal , 1991.) Lời dẫn hay không viết quanh quẩn. Là người cầm bút, bạn cần: •   "Túm lấy" khán giả.  •   Gợi mở hướng phát triển của câu chuyện. •   Nhanh chóng nhường chỗ ( cho câu chuyện bắt đầu). Có thể nói đúng như vậy với cách viết tin bài. Nhưng sự đơn giản, ngắn gọn và  rõ ràng là đặc biệt quan trọng với những lời dẫn 30 ­ 50 từ. Nó có thể tạo sự  khác biệt trong việc giữ hay để mất người xem của mình. Viết theo hình Tất cả các cuộc nghiên cứu về thói quen của người xem cho thấy khi hình ảnh  trên màn hình nói về một điều, còn người phóng viên nói về một điều khác sẽ  tạo ra sự lẫn lộn và xa lánh. Khi hình ảnh và âm thanh không khớp nhau thì hình ảnh luôn giành phần  thắng.Chúng ta thường bị cuốn hút bởi hình ảnh hơn là lời thuyết minh. Nhưng chúng ta vẫn thường xây dựng phóng sự dựa trên những lời viết. Và như  vậy chúng ta  đã nô dịch hoá hình ảnh. Chúng chỉ được dùng để minh hoạ lời  viết của chúng ta hơn là tự thể hiện ý nghĩa của chúng. Khi chúng ta viết với định hướng như vậy, hình ảnh phải thay đổi khi ý nghĩ  (lời) thay đổi­cho dù hình ảnh có ý nghĩa hay không có nghĩa. Các trường đoạn hành động thích hợp bị bỏ đi. Hình ảnh trở nên thiếu gắn kết,  ít sức mạnh và tùy tiện. Trường hợp tồi tệ nhất là khi mỗi danh từ làm chủ ngữ  chính là tác nhân khởi sự các hình ảnh kèm theo nó. Hội chứng "như thấy ở  17
  18. đây"! Các trường đoạn cảnh chỉ là đoạn phim đèn chiếu (slide). Các hình ảnh được  sắp đặt một cách ngẫu nhiên với ít hoặc không có sự liên tục. Cách khớp hình với lời có hiệu quả là trước tiên hãy hỏi "những hình ảnh này  nói gì?. Hãy để các hình ảnh tự nói. Rồi dùng lời viết lấp các khoảng trống. Luôn tự hỏi: 1.   Những hình ảnh này nói gì? 2.   Những hình ảnh này giúp tôi nói gì? 3.   Những hình ảnh này buộc tôi nói gì? Những dòng trong bài viết phải hỗ trợ hình ảnh, nhấn mạnh, cung cấp bối  cảnh, thu hút sự chú ý tới các chi tiết hay báo sự thay đổi hướng hành động. •   Hình ảnh trả lời cho câu hỏi "Cái gì?" •   Lời bình trả lời cho câu hỏi"Tại sao?" (bối cảnh/ý nghĩa) Người xem có thể thấy Cái gì đang xảy ra trên màn hình. Người xem muốn biết Tại sao nó lại xảy ra. Vì vậy ta không viết: ”Viên tướng bước ra khỏi máy bay để được đám đông tung hô chào đón.” Hãy cho biết lý do tại sao chuyến thăm lại mang ý nghĩa quan trọng, tại sao đám  đông lại tung hô chào đón. (chờ đợi viện trợ tài chính từ viên tướng này, hay chỉ  là một nhúm những người ủng hộ ông ta.) Hãy để hình ảnh cung cấp phần MÔ Tả . Còn bạn hãy lo phần phát triển. Phóng viên của một đài truyền hình địa phương của BBC cần nhớ nguyên lý  trên: "Như chúng ta thấy, vợ goá của Hanna, bà Wendy Hanna đầy nước mắt và than  khóc u phiền khi Webster đi khỏi. Webster lên chiếc Ford Escort màu đỏ của  mình và đi mất." Người xem muốn biết thêm các thông tin không thấy trên màn hình. Hãy lấy  hình ảnh làm chỗ dựa để tìm bối cảnh , lời giải thích và phân tích phù hợp.  Lời bình có vai trò khác nhau: Chúng có thể tạo không khí, tâm trạng; chúng có  thể thu hút sự chú ý tới chi tiết mà mắt ta bỏ qua. Nhưng trên hết, lời có thể cho  ý nghĩa. Hãy để âm thanh và hình ảnh đưa người xem tới địa điểm, rồi dùng lời  chứng minh tại sao người xem lại phải đến địa điểm đó. Lời bình phải giúp  người xem hiểu vấn đề. Charles Kuralt, một nhà báo kỳ cựu của hãng CBS, là hình mẫu của nhiều người  cầm bút. Sau đây là nguyên tắc chỉ đạo của ông: 18
  19. "Tôi cho rằng không bao giờ viết một dòng mà không biết chính xác hình ảnh ,  nên khi bài viết hoàn thành thì ít nhất câu chuyện đã được dựng trong đầu tôi. Hãy viết những điều bổ xung vào những kinh nghiệm của người xem khi thấy  hình ảnh đó, nhưng khi bạn đủ can đảm giữ im lặng thì hãy để hình ảnh kể câu  chuyện. Hãy giành cho khán giả thời gian cảm thấy điều gì đó." Một trong các nhà sản xuất truyền hình lão luyện trong việc khớp hình với lời là  Bob Dotson, nhân viên của hãng truyền hình NBC, Mỹ. Quan hệ của ông với  hình ảnh được tổng kết trong lời khuyên dưới đây: "Hãy viết hình ảnh trước." Trước khi Bob Dotson bắt đầu viết, hoặc hình ảnh hoặc lời bình, ông dành thời  gian đề ra cam kết của mình. Đó là một cách khác để xác định trọng tâm. Dotson  xác định cam kết trong chỉ một câu, thể hiện điều tác giả muốn khán giả ghi  nhớ qua phóng sự được xem. Dotson nhấn mạnh cam kết đó phải là một câu  trọn vẹn, có chủ ngữ, vị ngữ và bổ ngữ. Sau rồi câu chuyện của ông xoay quanh một cấu trúc đơn giản sau:  Mở đầu Hình ảnh mạnh dẫn dắt vào câu chuyện . Giữa Ba đến năm điểm chính, mỗi điểm đều được hình ảnh làm sáng tỏ. Phần kết Một kết thúc mạnh mẽ được chuẩn bị từ trong câu chuyện.  "Là một người cầm bút, hãy nghiêm khắc với bản thân mình. Không nói điều gì  trong bài viết mà người xem đã biết hay những gì mà hình đã thể hiện một cách  hùng hồn." Trong bài viết của mình, Dotson thường dùng những câu đơn và ngắn. Ông cũng  thường dùng các trích đoạn phỏng vấn ngắn. Lưu ý các hình ảnh mạnh Một số hình ảnh (trẻ con chết đói, thương vong) mạnh mẽ đến mức cuốn hút  toàn bộ sự chú ý của khán giả, mà hoàn toàn không cần đến lời giải thích. Tâm trí con người luôn trở đi trở lại giữa lời nói và hình ảnh. •   Đừng đưa nhiều thông tin cụ thể trên những hình ảnh mạnh . . . Lời bình viết  ở mức tối thiểu và chung chung. •   Dùng nhiều hình ảnh chung chung hơn nếu bạn phải truyền tải khối lượng  thông tin lớn.  Nên tránh dùng các tính từ trong khi viết. Nếu chúng ta khảo sát (hiện trường)  19
  20. kỹ lưỡng, và chọn từ chính xác hơn, chúng ta có thể bỏ qua tính từ. Một số phóng viên phải dùng các tính từ chẳng qua là để hâm nóng bài viết nhạt  nhẽo tẻ ngắt của mình. 3.2. Công việc của người dựng phim ­ Phối hợp tốt với PV biên tập trong việc thể hiện ý đồ tác giả (nội dung)  và thể hiện sự sáng tạo của tác phẩm (hình thức). ­ Chọn lọc tiếng động hiện trường, chọn nhạc, các hiệu  ứng kỹ  xảo  truyền hình (lưu ý hạn chế sử dụng trong PS ngắn) … ­ Tôn trọng nguyên tắc “câu ngữ pháp” của hình ảnh để làm cho các cảnh   quay rời rạc trở thành một chuỗi hình ảnh có ý nghĩa. ­ Thông qua kỹ thuật dựng, khắc phục những lỗi sai của quay phim để sử  dụng tối đa các cảnh đã quay. Dựng Chúng ta có thể dựng những phóng sự phức tạp trong 20 phút. Nhưng không có  nghĩa là lúc nào chúng ta cũng phải làm vậy. Tuy nhiên, thời gian trong phòng  dựng hạn chế.  Nên để tận dụng thời gian, ta cần: •   Chuẩn bị danh sách cảnh (tên cảnh và mã thời gian TC); phòng dựng không  phải là chỗ tua đi tua lại để tìm cảnh. •   Ngăn nắp: chuẩn bị băng, danh sách cảnh, ghi chép và văn bản nhám. •   Trao đổi với người dựng về câu chuyện (tin bài) của bạn; nhất là trọng tâm  của câu chuyện. Nhiều người dựng hoảng sợ khi nhận được những lời trao đổi  sơ sài: "Đây là đường tiếng này, cảnh đầu tiên là...".    (ở nhiều đài truyền hình, người dựng làm việc độc lập sau khi nhận băng và  bài của phóng viên). •   Coi người dựng là khán giả đầu tiên. Nếu người dựng nói chỗ nào khó hiểu  thì bạn hãy thay đổi nó. •   Sẵn sàng thay đổi từ ngữ. Từ ngữ thay đổi dễ hơn hình ảnh. •   Có chỗ ngưng nghỉ để "thở". Ngưng nghỉ (pauses) là công cụ mạnh của giao  tiếp. Mỗi lần bạn dừng lại là lúc bạn cho người xem cơ hội hấp thu và hiểu  câu chuyện của bạn.  Dựng có hai mục đích chính. Nó giúp kể câu chuyện một cách hiệu quả, đồng  thời duy trì sự quan tâm của người xem. Về mặt cơ học, dựng... •   Trình tự và độ dài cảnh. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2