intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tâm lý học nhân cách

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài học này sẽ khám phá khái niệm và cấu trúc của nhân cách, bao gồm các đặc điểm tâm lý cấu thành nên nó. Chúng ta sẽ tìm hiểu về cơ chế hình thành nhân cách và những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển đó. Cuối cùng, bài học sẽ đề cập đến một số loại nhân cách bệnh lý, giúp người học hiểu rõ hơn về sự đa dạng và phức tạp của nhân cách con người.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tâm lý học nhân cách

  1. TÂM LÝ HỌC NHÂN CÁCH MỤC TIÊU 1. Trình bày được khái niệm về nhân cách. 2. Trình bày được các đặc điểm và cấu trúc tâm lý của nhân cách. 3. Trình bày được cơ chế của sự hình thành nhân cách. 4. Trình bày được một số nhân cách bệnh. NỘI DUNG Vấn đề về nhân cách và sự hình thành là vấn đề trung tâm của tâm lý học, của hệ thống khoa học về con người, vừa có ý nghĩa khoa học và có ý nghĩa thực tiễn lớn lao. Cùng với những khoa học khác, tâm lý học đã góp phần làm sang tỏ một vấn đề xung quanh nhân cách như cấu trúc nhân cách, các con đường hình thành nhân cách. 1. Khái niệm về nhân cách - Có rất nhiều những định nghĩa khác nhau về nhân cách. Ngay từ năm 1949 đã có trên 50 định nghĩa khác nhau của các nhà tâm lý học về nhân cách Ví dụ như định nghĩa của S.Freud, A.Adler... - Mặc dù có rất nhiều định nghĩa khác nhau về nhân cách, nhưng nhân cách vẫn thường được xác định như là một hệ thống các quan hệ của con người đối với thế giới xung quanh và đối với bản thân mình. - Trong khi coi nhân cách là bản chất của con người, C.Mác đã định nghĩa nhân cách như sau: “…Bản chất của con người không phải là cái gì trừu tượng, tồn tại đối với từng cá nhân riêng biệt, trong tính hiện thực của mình, nó là tổng hoà các quan hệ xã hội”. - Khái niệm nhân cách được dùng phổ biến nhất: “Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân, biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của con người. + “Thuộc tính” tâm lý là những hiện tượng tâm lý tương đối ổn định, cả về phần sống động và phần tiềm tàng, có tính chất quy luật chứ không phải xuất hiện một cách ngẫu nhiên. + “Tổ hợp” có nghĩa là những thuộc tính tâm lý hợp thành nhân cách có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau, làm thành một hệ thống, một cấu trúc nhất định. + “Bản sắc” có nghĩa là trong số những thuộc tính đó, trong hệ thống đó có cái chung từ xã hội, từ dân tộc, từ giai cấp, tập thể, gia đình vào con người nhưng những cái chung này trở thành cái riêng, cái đơn nhất, có đặc điểm về nội dung và cả về hình thức, không giống với tổ hợp khác của bất cứ ai. - “Giá trị xã hội” có nghĩa là những thuộc tính đó thể hiện ra ở những việc làm, những cách ứng xử, hành vi, hành động, hoạt động của người ấy và được xã hội đánh giá. 2. Các mức độ và đặc điểm của nhân cách 23
  2. 2.1. Các mức độ của nhân cách - Mức độ thấp nhất: Nhân cách được thể hiện dưới dạng cá tính, để phân biệt giữa người này với người khác. - Mức cao hơn: Nhân cách được thể hiện trong các mối quan hệ với nhau (nhân cách lệ thuộc, nhân cách kẻ cả, nhân cách bề trên...) - Mức cao nhất: Nhân cách thể hiện như một chủ thể đang thực hiện một cách tích cực những hoạt động ảnh hưởng tới người khác và đến xã hội, còn gọi là nhân cách siêu cá nhân. Nhân cách ở mức này như một tấm gương để người khác học tập noi theo và có những tác động chủ động, có dấu hiệu làm biến đổi thế giới xung quanh mình. 2.2. Các đặc điểm của nhân cách 2.2.1. Tính ổn định của nhân cách - Nhân cách được hình thành và phát triển trong suốt cuộc đời con người, biểu hiện trong hoạt động và mối quan hệ giao lưu của cá nhân trong xã hội, vì vậy nhân cách mang tính ổn định. - Mặc dù, từng nét nhân cách trong quá trình hoạt động sống của con người được biến đổi, được chuyển hoá, nhưng trong tổng thể thì chúng tạo thành một cấu trúc trọn vẹn của nhân cách, cấu trúc này tương đối ổn định, ít nhất là trong một quãng thời gian nào đó của con người. - Chính nhờ có tính ổn định này của nhân cách mà chúng ta mới có thể dự kiến trước được hành vi của một nhân cách nào đó trong tình huống này hay tình huống khác, trong hoàn cảnh này hay hoàn cảnh kia. 2.2.2. Tính thống nhất của nhân cách - Nhân cách là một thể thống nhất của tất cả mọi nét khác nhau của nó, nghĩa là nó không phải là một dấu cộng đơn giản của nhiều phẩm chất, thuộc tính đơn lẻ mà là một hệ thống thống nhất, trong đó mỗi nét nhân cách đều liên quan không tách rời với những nét nhân cách khác, và do đó, nó có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau đôi khi đối lập nhau. Vì vậy, khi nói về một nét nhân cách nào đó thì chúng ta không nên đánh giá tự bản thân nó là tốt hay xấu. Muốn đánh giá đúng đắn một nhân cách nào đó ta cần phải xem xét nó trong sự kết hợp, trong mối liên hệ với những nét nhân cách khác ở con người đó. Ví dụ như khi ta xem xét về tính kiên trì của một người thì chúng ta phải đặt nó trong việc thực hiện những mục đích cụ thể thì ta mới thấy được sự kiên trì đó mang tính tích cực hay tiêu cực. - Nhân cách được hình thành như một chỉnh thể thống nhất. Vì vậy, không được giáo dục nhân cách theo từng phần mà cần phải giáo dục con người như là một nhân cách hoàn chỉnh. - Nhân cách là một chỉnh thể thống nhất giữa phẩm chất và năng lực, giữa đức và tài của con người. Trong nhân cách có sự thống nhất hài hoà giữa ba cấp độ đó là cấp độ 24
  3. bên trong cá nhân, cấp độ liên cá nhân và cấp độ siêu cá nhân (giá trị xã hội của nhân cách). 2.2.3. Tính tích cực của nhân cách - Nhân cách là chủ thể của hoạt động và gián tiếp là sản phẩm của xã hội + Nhân cách không chỉ là khách thể mà còn là chủ thể của các mối quan hệ xã hội, nghĩa là nó có tính tích cực của mình. + Tính tích cực của nhân cách được thể hiện ở những hoạt động muôn màu muôn vẻ và đa dạng nhằm biến đổi, cải tạo thế giới xung quanh, cải tạo bản thân con người mình, cải tạo những đặc trưng tâm lý của mình. - Một cá nhân được thừa nhận là một nhân cách khi nào anh ta tích cực hoạt động trong những hình thức đa dạng của nó, nhờ vào việc nhận thức, cải tạo sáng tạo ra thế giới và đồng thời cải tạo cả chính bản thân mình. Con người sống có nghĩa là con người hoạt động. Thiếu hoạt động thì không thể có sự tồn tại và phát triển nhân cách. - Giá trị đích thực của nhân cách, chức năng xã hội và cốt cách làm người của cá nhân thể hiện rõ nét ở tính tích cực của nhân cách. 2.2.4. Tính giao lưu của nhân cách - Nhân cách chỉ có thể hình thành, phát triển, tồn tại, trong mối quan hệ giao lưu với những cá nhân khác. Nhân cách không thể tồn tại được bên ngoài sự giao lưu, bên ngoài xã hội. Ví dụ: Chỉ có trong sự giao lưu với những người lớn, với những người bạn cùng lứa tuổi với mình thì nhân cách đứa trẻ mới được phát triển. - Thông qua hoạt động giao lưu, con người có thể lĩnh hội được các chuẩn mực đạo đức và hệ thống giá trị của xã hội, đồng thời cũng qua giao lưu mà mỗi cá nhân được đánh giá, được nhìn nhận theo quan điểm của xã hội. 3. Cấu trúc tâm lý của nhân cách Có nhiều cách khác nhau để phân tích các mặt của nhân cách . Song một câch phân chia phổ biến nhất là chia nhân cách thành thành: Xu hướng, tính cách, năng lực, khí chất. 3.1. Xu hướng của nhân cách - Xu hướng nói lên phương hướng, chiều hướng phát triển của con người; bao gồm nhiều thuộc tính khác nhau như nhu cầu, hứng thú, niềm tin, lý tưởng. 3.2. Năng lực của nhân cách - Khi nói đến năng lực là nói đến khả năng đạt được kết quả trong hoạt động nào đó. Muốn có kết quả thì cá nhân phải có những phẩm chất tâm lý nhất định phù hợp với yêu cầu của hoạt động đó. Nếu những thuộc tính tâm lý không phù hợp với yêu cầu của hoạt động thì không có năng lực. - Năng lực không phải là những thuộc tính cá nhân đơn lẻ mà là một tổ hợp các thuộc tính cá nhân đáp ứng được yêu cầu cao của hoạt động. 25
  4. Tổ hợp không có nghĩa là các thuộc tính đó tồn tại song song mà chúng có quan hệ và tác động lẫn nhau, thống nhất với nhau theo yêu cầu nhất định. Trong đó có những thuộc tính làm nền, thuộc tính chủ đạo và thuộc tính khác làm phù trợ. - Bao gồm một hệ thống các khả năng, bảo đảm cho sự thành công của hoạt động. Năng lực nói lên người đó có thể làm gì, làm đến mức nào, làm với chất lượng ra sao. Thông thường người ta gọi năng lực là khả năng hay tài. 3.3. Tính cách của nhân cách - Tính cách là một thuộc tính tâm lý phức hợp của cá nhân, bao gồm một hệ thống thái độ của con người đối với hiện thực, thể hiện trong hệ thống hành vi, cử chỉ, cách nói năng tương ứng. - Tính cách tạo nên phong cách hành vi của con người trong môi trường xã hội và phương thức giải quyết những nhiệm vụ thực tế của họ. - Tính cách mang tính ổn định và bền vững, tính thống nhất và đồng thời cũng thể hiện tính độc đáo, riêng biệt điển hình cho mỗi cá nhân. Vì thế, tính cách của mỗi cá nhân là sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng, cái điển hình và cái cá biệt. 3.4. Khí chất (loại hình thần kinh) - Khí chất quy định động thái của hoạt động tâm lý con người, quy định sắc thái thể hiện đời sống tinh thần của họ. - Khí chất là thuộc tính tâm lý phức hợp của cá nhân, biểu hiện cường độ, tốc độ, nhịp độ của các hoạt động tâm lý thể hiện sắc thái hành vi, cử chỉ, cách nói năng của cá nhân. - Trong thực tế người ta chia khí chất ra làm 4 loại: Nóng nảy, hăng hái, bình thản, u sầu. 4. Cơ chế của sự hình thành nhân cách 4.1. Những yếu tố thuận lợi 4.1.1. Vai trò của yếu tố bẩm sinh di truyền - Yếu tố bẩm sinh di truyền có ảnh hưởng nhất định tới việc hình thành và phát triển nhân cách. Song, đây chỉ là tiền vật chất chứ không giữ vai trò quyết định. 4.1.2. Vai trò của hoàn cảnh sống - Hoàn cảnh sống là toàn bộ môi trường xung quanh (tự nhiên và xã hội) trong đó cá nhân sống và hoạt động. - Có ý kiến cho rằng hoàn cảnh sống quyết định tâm lý, nhân cách, gạt bỏ tính tích cực, chủ động của chủ thể, của con người. Nhưng thực tế thì hoàn cảnh sống chỉ có ảnh hưởng lớn đối với các đặc điểm tâm lý, thuộc tính tâm lý chứ không giữ vai trò quyết định. - Mặc dù yếu tố bẩm sinh di truyền và hoàn cảnh sống ít nhiều có tác động tới quá trình hình thành nhân cách, nhưng yếu tố quyết định đối với sự hình thành nhân cách chính là vai trò trực tiếp hoạt động của bản thân con người. 4.2. Yếu tố quyết định đối với sự hình thành nhân cách 26
  5. Trong quá trình hình thành nhân cách thì giáo dục, hoạt động, giao lưu và tập thể có vai trò quyết định. 4.2.1. Giáo dục và nhân cách - Giáo dục ảnh hưởng tự giác, chủ động, có mục đích và kế hoạch của xã hội đến thế hệ đang lớn lên được thực hiện thông qua sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. - Giáo dục là một hoạt động chuyên môn của xã hội nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người theo những yêu cầu của xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định. + Theo nghĩa rộng thì giáo dục bao gồm cả việc dạy học cùng với hệ thống các tác động sư phạm khác, trực tiếp hoặc gián tiếp, trong gia đình và ngoài xã hội, trong trường và ngoài trường. + Theo nghĩa hẹp, giáo dục thường được hiểu như là quá trình tác động tới thế hệ trẻ về mặt tư tưởng, đạo đức và hành vi trong tập thể, gia đình, nhà trường và xã hội. Trong tâm lý học giáo dục, khái niệm giáo dục được hiểu theo nghĩa hẹp. - Theo quan điểm của tâm lý học và giáo dục học Macxit thì giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong sự phát triển nhân cách vì: + Giáo dục vạch ra phương hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách, dẫn dắt sự hình thành và phát triển nhân cách theo chiều hướng đó. + Giáo dục có thể đem lại những cái mà các yếu tổ bẩm sinh di truyền hay môi trường tự nhiên không thể đem lại được. Ví dụ: Chẳng hạn nếu không có khuyết tật gì thì theo đà tăng trưởng và phát triển của cơ thể đến một giai đoạn nhất định đứa trẻ có thể nói được, nhưng muốn đọc được sách báo thì bắt buộc phải học mới có thể có được khả năng này; đến một giai đoạn nhất định thì chúng có khả năng đi, đứng, chạy, nhảy nhưng để có được kỹ năng kỹ xảo nghề nghiệp thì cần phải học nghề. + Giáo dục có thể bù đắp những thiếu hụt do bẩm sinh di truyền hay do bệnh tật đem lại cho con người. Ví dụ như bằng những hình thức giáo dục đặc biệt mà những trẻ em hoặc người lớn bị mù, câm…vẫn có khả năng và cơ hội học tập. + Giáo dục có thể uốn nắn những phẩm chất tâm lý xấu, do tác động tự phát của môi trường xã hội gây nên, và làm cho nó phát triển theo chiều hướng mong muốn của xã hội. Đây chính là hình thức giáo dục lại đối với những trẻ em hư và người phạm pháp. + Giáo dục có thể đi trước hiện thực, đó là đưa con người, đưa thế hệ trẻ vào “vùng phát triển gần”, để giúp đứa trẻ sớm bộc lộ những năng khiếu, vươn tới những cái mà thế hệ trẻ sẽ có trong tương lai. - Tuy nhiên, giáo dục chỉ vạch ra chiều hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của con người và thúc đẩy nhân cách phát triển theo chiều hướng đó. Còn cá nhân có đi theo chiều hướng đó hay không, phát triển đến mức độ nào thì điều này giáo dục không quyết định trực tiếp được. 27
  6. Như vậy, chúng ta không được tuyệt đối hoá vai trò của giáo dục, không nên xem đứa trẻ như “tờ giấy trắng” mà nhà giáo dục muốn vẽ lên đó điều gì cũng được. 4.2.2. Hoạt động và nhân cách - Con đường tác động có mục đích của xã hội bằng cách giáo dục đến thế hệ trẻ sẽ không có hiệu quả nếu như bản thân con người không tiếp nhận, không hưởng ứng những tác động đó, không trực tiếp tham gia vào các hoạt động nhằm phát triển tâm lý, hình thành nhân cách. Bởi vậy, hoạt động là yếu tố quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của con người. - Hoạt động của cá nhân là con đường quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật về sự tự thân vận động, về động lực bên trong sự phát triển hoàn thiện bản thân mình. Như vậy, hoạt động của cá nhân trở thành hoạt động tự giáo dục. - Hoạt động là phương thức tồn tại của con người, là nhân tố quyết định trực tiếp tới sự hình thành nhân cách: + Hoạt động để lại dấu ấn lên chính bản thân con người. Tâm lý không chỉ được thể hiện mà còn được hình thành trong hoạt động. + Trong hoạt động và thông qua hoạt động mà con người trở nên can đảm hơn, quả quyết hơn và cứng rắn hơn. - Tuy nhiên, hoạt động của con người luôn luôn mang tính chất xã hội, tính chất tập thể. Vì vậy, hoạt động luôn luôn gắn liền với giao lưu. Mỗi cá nhân không thể chơi, học tập, lao động, hoạt động xã hội, hoạt động thể thao, hoạt động nghệ thuật một mình được. Trong tất cả các hoạt động trên, con người phải giao tiếp với những người khác. 4.2.3. Giao lưu và nhân cách - Đối tượng trong giao lưu là những chỉnh thể tâm lý sống động, những nhân cách hoàn chỉnh. ở đây diễn ra mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể. Do đó, trong giao lưu, chủ thể tác động qua lại với những tổng thể tâm lý phức tạp, sống động, có tính chủ động, có ý thức bản ngã, cho nên sẽ hình thành những thuộc tính có tính chất tổng hợp của nhân cách và liên quan nhiều hơn đến quan hệ giữa người với người. - Giao lưu có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội cũng như của cá nhân. Nếu như trong hoạt động liên quan tới sự hình thành năng lực của nhân cách thì trong giao tiếp liên quan nhiều hơn đến sự hình thành mặt đạo đức và ý thức bản ngã của nhân cách. - Đối với cá nhân, giao lưu là điều kiện tồn tại và là một nhân tố phát triển tâm lý, nhân cách của họ. - Không có giao lưu thì không tồn tại xã hội, vì xã hội là cộng đồng người chứ không phải là dấu cộng đơn giản của nhiều người. Nếu như không có nhu cầu giao lưu, không có sự hoạt động tập thể với những mục đích nhất định thì sẽ không có ngôn ngữ, không có lao động. 28
  7. 4.2.4. Tập thể và nhân cách - Con người là một thực thể xã hội. Trong suốt cuộc đời mình, con người luôn luôn có sự giao lưu trực tiếp với những người khác. Sự giao lưu này diễn ra trong các nhóm mà hình thức cao nhất của nhóm là tập thể. - Chỉ có đặt mình trong một tập thể thì con người mới tự khẳng định được mình. 5. Nhân cách bệnh Đôi khi một số điều kiện bất lợi do nguyên sinh vật và xã hội có thể gây ra những bệnh về tính cách. Đó là nhân cách bệnh (bệnh về nhân cách). Chúng ta thường gặp một số loại bệnh về nhân cách như: 5.1. Nhân cách kích thích Biểu hiện của nhân cách kích thích là có sự suy yếu rõ rệt sự ức chế chủ động. Do vậy, họ dễ nổi nóng, phản ứng mạnh trước các kích thích, hay gây gổ, đập phá, đôi khi bị kích động, chú ý không ổn định. Ví dụ: Một sinh viên nam trong lớp học không bao giờ chú ý tập trung nghe giảng (đối với tất cả mọi môn học). Khi có bất kỳ một tác động nhỏ nào tác động lên anh ta thì anh ta đều nổi nóng, gây gổ và tấn công luôn người đã gây ra tác động đó. 5.2. Nhân cách suy nhược - Đối với những người này, cả quá trình hưng phấn và ức chế đều bị suy yếu. - Những người có nhân cách suy nhược thường nhút nhát, yếu đuối, ngần ngại, hay lo sợ. Họ có tính tự cái cao, thích sống cô độc, lẩn tránh xã hội, bạn bè, đồng nghiệp, luôn luôn từ chối tất cả mọi sự giúp đỡ của người khác. 5.3. Nhân cách suy nhược tâm thần - Biểu hiện của người có nhân cách suy nhược tâm thần là tính tình qúa lo lắng, chi ly, đa nghi, luôn luôn nghi ngờ mình mắc khuyết điểm, sợ mắc khuyết điểm, lạnh nhạt trong tình cảm và trong mọi việc, luôn luôn xuất hiện ám ảnh. 5.4. Nhân cách Hysteria - Biểu hiện của người có nhân cách Hysteria là: Có tính ích kỷ, đánh giá cao bản thân, hay nhõng nhẽo, làm điệu, làm đỏm, hay đùa cợt, tính tưởng tượng tăng quá mức, hay đề cao khuyết điểm của người khác. - Nhân cách này thường xảy ra đối với những người có loại hình thần kinh nghệ sỹ yếu, những người luôn luôn được nuông chiều và thường xảy ra ở nữ nhiều hơn nam. LƯỢNG GIÁ I. Câu hỏi tự luận: Câu 1: Trình bày khái niệm, các mức độ và đặc điểm của nhân cách? Câu 2: Trình bày cấu trúc tâm lý học nhân cách? Câu 3: Trình bày cơ chế sự hình thành nhân cách? Câu 4: Phân tích đặc điểm một số nhân cách bệnh thường gặp? II. Câu hỏi trắc nghiệm: Hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi sau đây: 29
  8. Câu 5: Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm nào sau đây? A. Thuộc tính, tổ hợp, bản sắc. B. Giá trị xã hội, thuộc tính, tổ hợp. C. Tổ hợp, thuộc tính, bản sắc, bản chất xã hội. D. Thuộc tính, tổ hợp, bản sắc, giá trị xã hội. E. Bản sắc, huộc tính, tổ hợp, chế độ xã hội. Câu 6: Tính ổn định của nhân cách thuộc phần nào sau đây? A. Khái niệm nhân cách. B. Các đặc điểm của nhân cách. C. Cấu trúc của nhân cách. D. Cơ chế của nhân cách. E. Nhân cách bệnh. Câu 7: Thể hiện hoạt động muôn màu, muôn vẻ và đa dạng nhằm biến đổi thế giới xung quanh thuộc đặc điểm nào của nhân cách sau đây? A. Tính ổn định của nhân cách. B. Tính thống nhất của nhân cách. C. Tính tích cực của nhân cách. D. Tính giao lưu của nhân cách. E. Tính cách của nhân cách. Câu 8: Xu hướng của nhân cách thuộc phần nào sau đây? A. Khái niệm nhân cách. B. Nhân cách người bệnh. C. Các đặc điểm của nhân cách. D. Cấu trúc của nhân cách. E. Cơ chế của nhân cách. Câu 9. Yếu tố giáo dục và nhâ cách thuộc yếu tố nào sau đây? A. Yến tố hoạt động và nhân cách. B. Yến tố giao lưu và nhân cách. C. Yến tố tập thể và nhân cách. D. Yến tố thuận lợi sự hình thành nhân cách. E. Yến tố quyết định sự hình thành nhân cách. Câu 10: Biểu hiện có tính ích kỷ, đánh giá cao bản than, hay nhõng nhẽo, làm điệu thuộc nhân cách nào sau đây? A. Nhân cách kích thích. B. Nhân cách suy nhược. C. Nhân cách suy nhược tâm thần. D. Nhân cách Histeria. E. Nhân cách hăng hái. Câu 11: Các yếu tố thuận lợi của sự hình thành nhân cách gồm? A. Yếu tố bẩm sinh di truyền và giáo dục. B. Yếu tố bẩm sinh di truyền và hoàn cảnh sống. 30
  9. C. Yếu tố bẩm sinh di truyền và hoạt động. D. Yếu tố tập thể và giao lưu. E. Yếu tố giáo dục và hoàn cảnh sống. Câu 12: Đây là định nghĩa về nhân cách của ai “Bản chất của con người không phải là cái gì trừu tượng, tồn tại đối với từng cá nhân riêng biệt, trong tính hiện thực của mình, nó là tổng hoà các quan hệ xã hội”? A. C. Mác. B. V. Lênin. C. Ph. Ănghen. D. S. Freud. E. A. Adler. 31
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
112=>1