Thực hành Điều khiển logic - Trường Đại học Quy Nhơn
lượt xem 1
download
Tài liệu "Thực hành Điều khiển logic" cung cấp cho học viên những kiến thức về: Hướng dẫn kết nối PLC Mitsubishi, viết chương trình điều khiển trên GX Developer; hướng dẫn kết nối PLC Omron, viết chương trình điều khiển trên CX Programmer; hướng dẫn kết nối PLC S7-1200, viết chương trình điều khiển trên tia Portal;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thực hành Điều khiển logic - Trường Đại học Quy Nhơn
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN KHOA KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ THỰC HÀNH ĐIỀU KHIỂN LOGIC Giảng viên hướng dẫn :…………………………………………………………… Sinh viên thực hiện :…………………………………………………………… Mã SV :…………………………………………………………… Lớp đăng ký thực hành :…………………………………………………………… Nhóm :…………………………………………………………… Lưu hành nội bộ Năm 2024
- Thực hành Điều khiển Logic BÀI 1: HƯỚNG DẪN KẾT NỐI PLC MITSUBISHI. VIẾT CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU KHIỂN TRÊN GX DEVELOPER I. Mục đích - Giới thiệu phần mềm dùng để viết chương trình cho PLC Mitsubishi. - Giúp sinh viên nắm được cách để kết nối giữa PLC và máy tính. - Giúp sinh viên nắm được cách thức để nạp một chương trình từ máy tính xuống PLC thực tế. II. Một số thiết bị chính trong bài thí nghiệm - 1 PLC Mitsubishi. - 1 cáp kết nối PLC với máy tính. - Bảng các đầu vào ra của PLC. - 1 bộ nguồn 1 pha, 220V. - 1 bộ nguồn 24V. - Các dây cắm. III. Kết nối PLC với máy tính. Giới thiệu về PLC Hình 1. Hình ảnh PLC Mitsubishi. Hình 2. Hình ảnh cáp kết nối giữa máy tính với PLC Mitsubishi. Trang 2
- Thực hành Điều khiển Logic Bước 1: - Cài driver cáp USB SC-09 cho máy tính để có thể kết nối cáp USB SC-09 từ máy tính đến PLC. (tùy máy thông số này sẽ khác nhau) - Cắm đầu USB của cáp USB SC – 09 vào máy tính, cắm đầu RS422 vào PLC. - Nhấp chuột phải vào biểu tượng Computer trên máy tính chọn Manage rồi chọn Device Manager kéo xuống chọn Ports (COM & LPT) xem thử cáp kết nối ở cổng bao nhiêu trên máy tính. Hình 3. Kiểm tra driver cáp USB SC-09. Bước 2: - Bật phần mềm GX Developer lên mở file chương trình đã lập trình lên hoặc lập trình một chương trình mới. Hình 4. Tạo một project mới. Trang 3
- Thực hành Điều khiển Logic - Sau khi chọn tab New project, có một hộp thoại xuất hiện như hình 5. Ta tiến hành chọn loại CPU và chọn loại ngôn ngữ lập trình (Ta chọn ngôn ngữ Ladder). Hình 5. Chọn loại CPU. - Sau khi lựa chọn xong loại CPU và ngôn ngữ lập trình, ta kích chọn OK. Lúc này, sẽ xuất hiện giao diện lập trình như hình 6. Hình 6. Giao diện của phần mềm GX Developer. Trang 4
- Thực hành Điều khiển Logic - Sau khi viết chương trình xong, ta tiến hành nhấn chuột trái vào Compile trên thanh công cụ chọn Build (xem Hình 6) để kiểm tra lỗi của chương trình, khi không có lỗi ta tiến hành thực hiện bước 3. Bước 3: - Nhấp chuột trái vào Online (xem Hình 6) trên thanh công cụ. Ta tiếp tục chọn Transfer Setup…. Lúc này, cửa sổ Transfer Setup. Nhấn đúp chuột trái vào Serial USB sẽ hiện ra hộp thoại PC side I/F Serial setting. Trong hộp thoại này, ở option COM port nhấp chuột trái vào biểu tượng mũi tên xuống để chọn đúng cổng COM (Để biết cổng COM nào, ta tiến hành như bước 1). Đồng thời cũng vào option Transmission Speed để chọn tốc độ truyền dữ liệu (Mặc định là 9.6Kbps). Sau khi chọn xong, ta chọn OK để trở về cửa sổ Transfer Setup. Nhấn tiếp OK lần nữa là đã kết nối máy tính với PLC. Hình 7. Chọn cổng COM và tốc độ truyền dữ liệu. Bước 4: Nạp chương trình xuống PLC Trang 5
- Thực hành Điều khiển Logic Hình 8. Nạp chương trình xuống PLC. - Trước khi nạp chương trình xuống PLC, ta phải gạt công tắc gạt trên PLC về vị trí Stop. - Nhấp chuột trái vào Online trên thanh công cụ (Xem hình 6), chọn mục Write to PLC… sẽ hiện ra cửa sổ Write to PLC nhấp chuột trái vào ô vuông trước chữ MAIN rồi nhấp chuột trái vào Execute sẽ hiện ra cửa sổ MELSOFT series GX Developer như được thể hiện ở hình 9. Hình 9. Cửa sổ MELSOFT series GX Developer. - Chọn Yes để chương trình bắt đầu nạp. Sau khi hoàn thành việc nạp chương trình xuống PLC, hộp thoại MELSOFT series GX Developer xác nhận việc nạp thành công sẽ xuất hiện lại lần nữa (Xem hình 10). Trang 6
- Thực hành Điều khiển Logic Hình 10. Hộp thoại xác nhận việc nạp chương trình thành công. IV. Bài tập Viết chương trình điều khiển tuần tự 3 động cơ bằng PLC MITSUBISHI, viết và nạp chương trình vào PLC, sau đó viết vào tập thực hành để GVDH chấm điểm. Trang 7
- Thực hành Điều khiển Logic BÀI 2: HƯỚNG DẪN KẾT NỐI PLC OMRON. VIẾT CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU KHIỂN TRÊN CX-PROGRAMMER I. Mục đích - Giới thiệu phần mềm dùng để lập trình cho PLC Omron. - Giúp sinh viên nắm được cách để kết nối giữa PLC và máy tính. - Giúp sinh viên nắm được các thức để nạp một chương từ máy tính xuống PLC thực tế. II. Một số thiết bị chính trong bài thí nghiệm - 1 PLC Omron. - 1 cáp kết nối PLC với máy tính. - Bảng các đầu vào ra của PLC. - 1 bộ nguồn 1 pha, 220V. - 1 bộ nguồn 24V. - Các dây cắm. III. Kết nối PLC với máy tính. Hình 1. Hình ảnh PLC Omron. Hình 2. Hình ảnh cáp kết nối giữa máy tính với PLC Omron. Trang 8
- Thực hành Điều khiển Logic Phần mềm CX-Programmer CX-Programmer là phần mềm không chỉ dùng để lập trình cho PLC, CX-Programmer còn là công cụ để các kỹ sư quản lý 1 dự án tự động hóa với PLC làm bộ não hệ thống. Các chức năng chính của CX-Programmer bao gồm: - Tạo và quản lý các dự án (project) tự động hóa (tức các chương trình). - Kết nối với PLC qua nhiều đường giao tiếp. - Cho phép thực hiện các thao tác chỉnh sửa & theo dõi khi đang online (như force set/reset, online edit, monitoring ...). - Đặt thông số hoạt động cho PLC. - Cấu hình đường truyền mạng - Hỗ trợ nhiều chương trình, nhiều PLC trong 1 cùng project & nhiều section trong 1 chương trình. Tạo Project Sau khi cài đặt phần mềm CX-Programmer, ta tiến hành khởi động phần mềm. Để tạo một project mới, ta thực hiện như sau: - Bước 1: Hình 3. Tạo project mới. - Bước 2: Đặt tên cho Project và chọn Series PLC Hình 4. Đặt tên cho Project và chọn Series PLC. Trang 9
- Thực hành Điều khiển Logic Lưu ý: Sinh viên phải tự tra Series PLC cho đùng để khai báo ở bước này. Các lựa chọn khác không cần thay đổi (để nguyên như mặc định). - Bước 3: Chọn cổng truyền thông Hình 5. Chọn cổng truyền thông. Kết nối Hình 6. Giao diện của phần mềm CX Programmer. Hình 6 là giao diện của phần mềm CX Programmer, trong đó: Trang 10
- Thực hành Điều khiển Logic - Cửa sổ Workspace: là cửa sổ thường nằm bên trái màn hình & liệt kê các thông tin chính trong 1 chương trình như Symbol, Section, Settings, Memory... - Cửa sổ Address Reference: cho phép quan sát việc sử dụng 1 địa chỉ bộ nhớ bất kỳ trong chương trình. - Cửa sổ Watch: Với cửa sổ này, người sử dụng có thể quan sát giá trị của 1 địa chỉ trong bộ nhớ cũng như thực hiện các thao tác thay đổi giá trị của chúng ngay từ CX Programmer. - Cửa sổ Output: Các kết quả kiểm tra & biên dịch chương trình cùng các thông tin khác sẽ được hiển thị trên cửa sổ này. Hình 7. Kiểm tra truyền thông và kết nối. Để kết nối với PLC, bấm vào nút Work Online sau khi đã nối cáp giữa máy tính với PLC. Sau khi kết nối được thiết lập, CX-Programmer sẽ ở chế độ làm việc Online. Để chạy chương trình vừa nạp vào PLC, cần chuyển PLC sang chế độ Monitor hoặc Run mode. Ở đây ta sẽ chọn chế độ Monitor để sử dụng các chức năng khác của CX- Programmer. Trên giao diện chính của phần mềm CX-Programmer khi ta nhấn vào biểu tượng Download để tải chương trình từ máy tính vào PLC, lúc này sẽ xuất hiện hộp thoại con. Lúc này, ta phải đánh dấu Check vào Option Program (s) (Xem hình 8) rồi mới nhấn vào tùy chọn OK. Trang 11
- Thực hành Điều khiển Logic Hình 8. Nạp chương trình cho PLC. IV. Bài tập Viết chương trình điều khiển trên PLC OMROM dùng đảo chiều động cơ sau 3 phút và lặp lại liên tục chế độ đảo chiều, hệ thống có nút ON, OFF. Viết và nạp chương trình vào PLC, sau đó viết vào tập thực hành để GVDH chấm điểm. Trang 12
- Thực hành Điều khiển Logic Trang 13
- Thực hành Điều khiển Logic BÀI 3: HƯỚNG DẪN KẾT NỐI PLC S7-1200. VIẾT CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU KHIỂN TRÊN TIA PORTAL I. Mục đích - Giới thiệu phần mềm dùng để lập trình cho PLC S7-1200. - Giúp sinh viên nắm được cách để kết nối giữa PLC và máy tính. - Giúp sinh viên nắm được các thức để nạp một chương từ máy tính xuống PLC thực tế. II. Một số thiết bị chính trong bài thí nghiệm - 1 PLC S7-1200. - 1 cáp kết nối PLC với máy tính. - Bảng các đầu vào ra của PLC. - 1 bộ nguồn 1 pha, 220V. - 1 bộ nguồn 24V. - Các dây cắm. III. Kết nối PLC với máy tính. Hình 1. Hình ảnh PLC S7 -1200. Hình 2. Hình ảnh cáp kết nối giữa máy tính với PLC S7 -1200. Trang 14
- Thực hành Điều khiển Logic Phần mềm Tia Portal TIA Portal viết tắt của Totally Integrated Automation Portal là một phần mềm tổng hợp của nhiều phần mềm điều hành quản lý tự động hóa, vận hành điện của hệ thống. Có thể hiểu, TIA Portal là phần mềm tự động hóa đầu tiên, có sử dụng chung 1 môi trường/ nền tảng để thực hiện các tác vụ, điều khiển hệ thống. Tạo Project Click vào “Create new project” - Bước 1: Hình 3. Tạo project mới. Bước 2: Click vào “Project view”: Click vào “Add new device”: Sau đó chọn PLC cần lập trình. Trang 15
- Thực hành Điều khiển Logic Click “Add”: Với giao diện ban đầu như sau: Trang 16
- Thực hành Điều khiển Logic - “1”: Tên của chương trình lưu ban đầu - “2”: Device configuration: Cấu hình thêm phần cứng - “3”: Main [OB1]: Nơi viết chương trình OB1 - “4”: Download tất cả cấu hình phần cứng và phần mềm cho PLC S7-1200 - “5”: Upload tất cả cấu hình phần cứng và phần mềm cho PLC S7-1200 - “6”: Điều khiển PLC Run - “7”: Điều khiển PLC Stop - “8”: Chức năng cài đặt các thông số của cổng mạng - “9”: Cài đặt địa chỉ ngõ vào ra số, tương tự, bộ đếm tốc độ cao… Click vào cổng RJ45 Trên hình PLC S7-1200 trên máy tính để nhập địa chỉ IP cần nạp chương trình xuống. Sao cho địa chỉ IP này trùng với địa chỉ IP lúc cài đặt cho PLC ở phần Set địa chỉ IP Trang 17
- Thực hành Điều khiển Logic Click vào biểu tượng Download để nạp chương trình phần cứng cho PLC S7-1200: - “Type of the PG/PC interface”: PN/IE - “PG/PC interface”: Chọn Card mạng trùng với card mạng của máy tính ta đã tra ở phần manager device. Trang 18
- Thực hành Điều khiển Logic Click vào “Load”: Click “Finish”: Double Click vào “Main [OB1]”: Để viết chương trình điều khiển Trang 19
- Thực hành Điều khiển Logic Click vào Download để nạp chương trình xuống giống các bước nạp phần cứng IV. Bài tập Viết chương trình điều khiển tuần tự 3 động cơ bằng PLC S7 - 1200, viết và nạp chương trình vào PLC, sau đó viết vào tập thực hành để GVDH chấm điểm. Trang 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tài liệu Thực hành điều khiển lập trình PLC - Mạng PLC
47 p | 4085 | 2138
-
BÀI GIẢNG ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH 1 - CHƯƠNG 6: PLC S7 – 200
11 p | 402 | 200
-
thiết kế phương pháp điều khiển robot tự hành dựa trên cơ sở logic mờ, chương 5
5 p | 378 | 197
-
thiết kế phương pháp điều khiển robot tự hành dựa trên cơ sở logic mờ, chương 14
5 p | 343 | 187
-
BÀI GIẢNG ĐIỀU KHIỂN LẬP TRÌNH 1 - CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU
11 p | 369 | 159
-
thiết kế phương pháp điều khiển robot tự hành dựa trên cơ sở logic mờ, chương 12
8 p | 341 | 154
-
Kỹ thuật số thực hành - Huỳnh Đắc Thắng
412 p | 345 | 139
-
Bài thực hành điều khiển Logic
131 p | 285 | 114
-
Bài giảng điều khiển logic và plc
100 p | 354 | 96
-
Bài giảng Tự động hóa quá trình sản xuất FMS&CIM: Chương 4 - ThS Phạm Thế Minh
41 p | 222 | 68
-
Tự Động Đo Lường- BÀI THỰC HÀNH ĐIỀU KHIỂN LOGIC
5 p | 254 | 40
-
Modul điều khiển logic logo! và một số ứng dụng thực hành cho sinh viên khoa điện tử
5 p | 114 | 15
-
SIMATIC S7-200 và kỹ thuật điều khiển lập trình PLC: Phần 1
155 p | 62 | 14
-
Giáo trình Thực hành điều khiển lập trình - ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Nam Định
134 p | 63 | 14
-
Hướng dẫn thực hành PLC
67 p | 56 | 11
-
PLC S7-200 - Hướng dẫn thực hành: Phần 1
58 p | 12 | 9
-
Điều khiển hệ tuyến tính khoảng sử dụng logic mờ và nguyên lý tschs mô hình.
5 p | 83 | 6
-
Điều khiển dẫn đường hành vi cho robot di động hai bánh vi sai
6 p | 59 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn