Tiếp cận sang thương miệng
lượt xem 1
download
Tài liệu "Tiếp cận sang thương miệng" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về đại cương, nguyên nhân thường gặp, tiếp cận chẩn đoán, xử trí, tiêu chuẩn nhập viện, điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng ngừa. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiếp cận sang thương miệng
- TIẾP CẬN SANG THƯƠNG MIỆNG 1. ĐẠI CƯƠNG Sang thương miệng là những sang thương khác nhau có thể được phát triển xung quanh hoặc trong miệng là những vết loét nhỏ 1-2 cm đỏ, có mảng trắng hoặc vàng, đôi khi gây đau rát. 2. NGUYÊN NHÂN THƯỜNG GẶP Viêm loét miệng có thể bị gây ra bởi nhiễm trùng do vi khuẩn, vi-rút hoặc nấm hoặc do sang chấn khi nhai. Một số nguyên nhân thường gặp: 2.1. Bệnh nấm Candida (B48.8) - Bệnh nấm Candida (bệnh tưa miệng) do nấm Candida Albican gây ra và thường phát triển khi hệ thống miễn dịch bị suy yếu. - Một số loại thuốc chẳng hạn như thuốc có chứa corticoid hoặc phương pháp điều trị ung thư, có thể làm tăng nguy cơ phát triển loại nhiễm nấm này. - Thuốc kháng sinh cũng làm tăng nguy cơ phát triển loại nhiễm nấm này vì chúng có thể làm thay đổi sự cân bằng của vi khuẩn trong miệng. 2.2. Bệnh lở miệng (Bệnh Aph-tơ) K12.3 - Tuy là một bệnh loét miệng phổ biến nhưng căn nguyên và cơ chế bệnh sinh của loét áp tơ vẫn chưa rõ ràng. - Các yếu tố có thể góp phần vào cơ chế bệnh sinh của bệnh: chấn thương cơ học, các loại thuốc, thiếu máu. 375
- 2.3. Bệnh lở môi - Bệnh lở môi thường do vi rút herpes simplex (HSV) - 1 gây ra và rất dễ lây lan. - Một số triệu chứng ban đầu có thể đi kèm với cảm lạnh hoặc cảm cúm và dễ gây tổn thương miệng. 2.4. Viêm Sialaden (viêm tuyến nước bọt) (K12.2) - Viêm Sialaden hay còn gọi là viêm tuyến nước bọt và bệnh này có thể là cấp tính, mạn tính hoặc hay tái phát. 2.5. Bệnh tay chân miệng: (B08.4) - Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, do virus đường ruột là Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71. 2.6. Bệnh bạch hầu (A36) - Là 1 bệnh nhiễm trùng nguy hiểm do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra, có khả năng lây lan mạnh và nhanh chóng tạo thành dịch. 3. TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN 3.1. Lâm sàng Dựa vào hình ảnh lâm sàng của từng loại sang thương, kết hợp với cận lâm sàng phù hợp. 3.1.1. Bệnh nấm Candida - Tổn thương màu trắng kem trên lưỡi, niêm mạc má, đôi khi trên vòm miệng, nướu răng và amidan. 376
- - Tổn thương nổi lên trong miệng có hình dáng giống miếng pho mát. 3.1.2. Bệnh lở miệng (Bệnh Aph-tơ) - Thương tổn là các vết loét hình tròn hoặc hình ovan, kích thước to nhỏ khác nhau, số lượng ít hoặc nhiều, xung quanh có quầng đỏ, đáy vết loét có màu vàng hoặc màu xám. 3.1.3. Bệnh lở môi - Vết loét có kích thước nhỏ như đầu đinh ghim, tổn thương từng chùm từ 10 đến 100 nốt, bờ không đều, khỏi không để lại sẹo trong vòng một đến hai tuần. 3.1.4. Viêm Sialaden (viêm tuyến nước bọt) - Mủ có thể chảy qua tuyến nước bọt vào miệng. - Nhiễm trùng thường xảy ra nhất trong tuyến mang tai. 3.1.5. Bệnh tay chân miệng - Tổn thương miệng gồm: vết loét đỏ hay bỏng nước đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt. - Phát ban dạng bỏng nước: ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông; tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm. 3.1.6. Bệnh bạch hầu - Đây là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. 377
- - Màng giả mỏng, màu trắng ngà, lan dần từ amiđan đến vòm khẩu cái, dính với niêm mạc bên dưới, nếu bóc tách dễ gây chảy máu. - Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục. 3.2. Cận lâm sàng - Thường quy: huyết đồ khi nghi ngờ bội nhiễm. - Phết họng khi nghi ngờ bạch hầu họng. - Tìm EV71 khi nghi ngờ bệnh tay chân miệng 2b. 4. XỬ TRÍ 4.1. Tiêu chuẩn nhập viện - Khi có kèm bội nhiễm, ảnh hưởng toàn thân: loét lan rộng, sốt cao khó hạ, bạch cầu máu tăng cao. - Bệnh bạch hầu: khi xác định chẩn đoán cần nhập chuyên khoa nhiễm sớm. - Bệnh tay chân miệng: + Độ I nhưng nhà xa hoặc không có điều kiện chăm sóc tại nhà. + Độ II a-4. 4.2. Điều trị đặc hiệu: tùy theo nguyên nhân bệnh - Nấm miệng do Candida albicans: Nystatin hay kem Miconazol (Daktarin), rơ miệng. Dùng 4 lần/ngày sau bữa ăn, ít nhất là 7 ngày và tiếp tục 7 ngày sau khi các mảng trắng biến mất để ngăn ngừa tái phát. - Bệnh lở môi: tổn thương ở môi, khóe miệng có thể bôi Acyclovir dạng crème. 378
- - Bệnh nhiệt miệng: + Một số thuốc có bản chất là thuốc tê có thể được chỉ định dùng tại vết loét dưới dạng gel, thuốc bôi dạng dầu hoặc dung dịch. Có thể sử dụng một số thuốc điều trị loét áp tơ sau đây: § Nitrate bạc: bôi trực tiếp lên tổn thương. § Thuốc làm bớt đau ngay sau khi bôi và lành thương tổn trong vòng 3-5 ngày. § Kem bôi trong thành phần có Triamcinolone acetonide hoặc Amlexanox (Aphthasol). § Gel 2% lidocaine dùng bôi chỗ loét cũng cho tác dụng tốt. § Kamistad gel (có chứa lidocain, dịch chiết hoa cúc, Benzalkonium clorid): bôi khoang miệng 3 lần/ngày. + Bên cạnh đó, bệnh nhân cần súc miệng bằng nước muối sinh lý 0,9%, không nên súc miệng với nước muối tự pha quá mặn sẽ tăng kích thích đau nhiều hơn. + Trong trường hợp bệnh nhân bị viêm loét miệng thường xuyên, súc miệng bằng dung dịch Chlohexidine 0,12% cũng là một biện pháp phòng bệnh có hiệu quả, đồng thời giúp ngăn ngừa bội nhiễm trong quá trình lành vết thương. - Trong một số trường hợp bệnh nặng, bị loét nhiệt miệng liên tục có thể chỉ định dùng kháng sinh phổ rộng đường uống, uống từ 10-15 ngày, chọn một trong các loại sau: + Amoxicillin 50-80 mg/kg/ngày, chia 3 lần. 379
- + Amoxicillin + clavulanic acid: 50-80 mg/kg/ngày, chia 3 lần. - Trường hợp dị ứng penicillin, erythromycin: 50 mg/kg/ngày, uống 10 ngày. Lưu ý: khi dùng thuốc bôi viêm loét miệng, nên bôi thuốc vào trước các bữa ăn khoảng 1 giờ để vừa có tác dụng kháng viêm mà vừa có tác dụng giảm đau, bôi trước khi đi ngủ buổi tối 1-2 giờ để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất. 5. PHÒNG NGỪA Khi tình trạng nhiệt miệng không quá nghiêm trọng cũng không nhất thiết phải đến gặp bác sĩ mà có một số cách chữa nhiệt miệng tại nhà như: - Sử dụng nước súc miệng tự làm với công thức: hỗn hợp nước súc miệng từ baking soda, nước ép lô hội và nước ấm. Súc miệng liên tục trong 10 giây, mỗi ngày một lần để nhanh hết nhiệt miệng. - Chườm lạnh bằng đá có thể giảm đau và sưng. Khi đặt viên đá nhỏ lên vết nhiệt miệng sẽ làm dịu cơn đau và viêm. - Hạn chế ăn các đồ cay, nóng, các món nướng và rán để tránh làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. 380
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Gãy xương hàm trên
3 p | 252 | 19
-
Những cách giúp miệng thơm hơn
5 p | 178 | 18
-
10 cách sơ cấp cứu sai lầm thường gặp và cách xử trí nên làm
4 p | 109 | 13
-
BỆNH LÝ TỦY VÀ VÙNG QUANH CHÓP
6 p | 131 | 9
-
Tại sao lại khô miệng vào buổi sáng?
6 p | 101 | 4
-
Nghiên cứu tình trạng mòn răng và các yếu tố liên quan ở sinh viên Răng Hàm Mặt, trường Đại học Y Dược Cần Thơ
5 p | 8 | 4
-
Châm cứu học - Chương 6
23 p | 74 | 3
-
Tìm hiểu về mụn cóc, mụn hạt cơm
6 p | 102 | 3
-
Ứng dụng thần kinh cơ cắn trong điều trị liệt mặt: Đánh giá kết quả bước đầu
4 p | 31 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn