intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiếp cận u máu vùng hàm mặt

Chia sẻ: Nhậm Ngạn Đông | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Tiếp cận u máu vùng hàm mặt" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về định nghĩa, nguyên nhân thường gặp, cách tiếp cận, chỉ định cấp cứu, chỉ định nhập viện, phương pháp điều trị, tái khám. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiếp cận u máu vùng hàm mặt

  1. TIẾP CẬN U MÁU VÙNG HÀM MẶT 1. ĐỊNH NGHĨA - U máu (u mạch máu) là một dạng u lành tính và thường tự thoái triển của các tế bào nội mô mạch máu, được đặc trưng bởi sự tăng sinh các mạch máu có hình dạng bình thường. Đây là bệnh lý thường gặp ở trẻ em, chiếm tỷ lệ khoảng 10% ở trẻ sơ sinh. - U máu bao gồm: + U máu trẻ em: hay gặp nhất, là khối u với sự tăng sinh tạm thời của các tế bào nội mô mạch máu, thường xuất hiện trong những tuần đầu sau sinh, phát triển nhanh chóng trong những tháng đầu, sau đó dừng phát triển và tự biến mất sau nhiều năm. + U máu bẩm sinh. + U máu nội mô dạng Kaposi. + U hạt mủ. - Cần phân biệt u máu và dị dạng mạch máu, đây là sự bất thường về cấu trúc hình thể mạch máu (mao mạch, động mạch, tĩnh mạch, bạch huyết), xuất hiện từ lúc sinh, lớn lên tỷ lệ thuận với sự tăng trưởng của trẻ, có thể nặng hơn nhưng không có sự tăng sinh bất thường của tế bào nội mô. 2. NGUYÊN NHÂN THƯỜNG GẶP - U máu là kết quả của sự tăng sinh mạch máu. Nguyên nhân chính xác dẫn đến quá trình tăng sinh các mạch máu hiện vẫn chưa được hiểu rõ. 480
  2. 3. CÁCH TIẾP CẬN - U máu là khối u thường gặp nhất ở trẻ em, gặp ở 4- 10% ở trẻ da trắng, tỷ lệ trẻ nữ gấp 3 lần nam. - U máu vùng đầu cổ chiếm 60% trường hợp, tiếp đến là ngực và chi. - U máu có hình thái kích thước và kiểu phát triển rất đa dạng. Với những u máu ở nông trên da thường nổi gồ, chắc và có màu đỏ sẫm. Với những u máu nằm sâu dưới lớp da, cơ thường chỉ gồ nhẹ và có màu xanh nhạt. - Chu kỳ phát triển của u máu gồm 3 giai đoạn: + Giai đoạn tăng sinh: xảy ra trong năm đầu tiên, u máu là một khối căng phồng với các tế bào nội mô phân chia và biệt hóa rất nhanh. + Giai đoạn thoái triển: thường xảy ra từ 1-5 tuổi, việc giảm các yếu tố gây tăng sinh mạch gây nên sự giảm phân chia của các tế bào, tăng sự chết tế bào và bắt đầu có sự thay thế của mô xơ mỡ trong u máu, màu sắc bắt đầu nhạt đi ở vùng trung tâm, kết quả tiếp theo là giảm kích thước khối u và da trên khối u trở nên mềm mại hơn. + Giai đoạn sau thoái triển: thường sau 5 tuổi, quá trình thoái triển đã hoàn thành, di tích còn lại là một vài mạch máu nhỏ và các tĩnh mạch dẫn lưu được bao quanh bởi các đảo mô xơ mỡ và các sợi collagen. - U máu thường bị chẩn đoán nhầm. Những u máu ở sâu, đặc biệt ở vùng cổ có thể nhầm với dị dạng mạch lympho, những u máu dạng vết thường bị nhầm lẫn với dị dạng mao mạch. Để chẩn đoán phân biệt cần có sự hỗ trợ của 481
  3. chẩn đoán hình ảnh (siêu âm Doppler, CT, MRI…) đôi khi còn phải sinh thiết. 4. XỬ TRÍ 4.1. Chỉ định cấp cứu U lớn vùng hầu họng, chèn ép đường thở hoặc chảy máu ồ ạt khó cầm do vị trí ở sâu. 4.2. Chỉ định nhập viện Hầu hết u máu có kích thước nhỏ và vô hại. Sau khi đã trải qua giai đoạn thoái triển, chúng chỉ để lại vùng da bình thường hoặc sẹo nhỏ. Chỉ định điều trị cho các trường hợp sau: - Phòng ngừa các biến chứng đe dọa chức năng, đe dọa sự sống. - Phòng ngừa các di chứng biến dạng để lại sau khi u mạch máu thoái triển. - U gây ảnh hưởng tâm lý nặng cho trẻ và gia đình. - U máu bị loét, gây nhiễm trùng, đau và sẹo. 4.3. Phương pháp điều trị - Nội khoa: + Corticoid tại chỗ: tiêm trực tiếp vào khối u máu làm chậm sự phát triển cũng như sự biến dạng của mô xung quanh. Dùng Triamcinolone (25 mg/ml) tiêm chậm với áp lực thấp, liều 3-5 mg/kg, 6-8 tuần. + Corticoid toàn thân: đối với ác trường hợp u máu có thể gây biến chứng nguy hiểm, sử dụng Prednisolone với liều 2-3 mg/kg/ngày, thường dùng trong 4-6 tuần. 482
  4. + Interferon alpha: sử dụng khi không đáp ứng với Corticoid. + Propranolol: liều khởi đầu từ 0,5-2 mg/kg/ngày và duy trì với liều khoảng 2 mg/kg/ngày. + Timolol 0,5%: nhỏ Timolol 0,5% trực tiếp lên vùng u máu. U máu kích thước nhỏ (< 2 cm2): 1 giọt/lần. U máu có kích thước lớn: 1 giọt cho vùng diện tích 4-5 cm2. - Ngoại khoa: + Laser: sử dụng với các u máu chảy máu hay giúp lành các u máu loét, ngoài ra còn giúp xóa bỏ các di chứng màu sắc sau khi u thoái triển. PDL (Pulsed Dye Laser) bước sóng 595 nm thường được sử dụng. + Phẫu thuật: § Giai đoạn tăng sinh: chỉ định với các trường hợp gây bít tắc đường thở và đường ăn (như u máu dưới thanh môn); u máu gây biến dạng, chèn ép các cơ quan bên cạnh (như u máu xung quanh hốc mắt gây loạn thị thứ phát). § Giai đoạn thoái triển: những trường hợp u máu lớn gây ảnh hưởng thẩm mỹ. § Giai đoạn thoái triển: chỉ định khi da trên khối u biến dạng, co kéo hoặc bị phá hủy. 4.4. Tái khám: tùy trường hợp cụ thể có thể hẹn tái khám sau 1-3-6 tháng đến 1 năm. 5. NHỮNG LƯU Ý 483
  5. - Chẩn đoán chính xác trước khi bắt đầu điều trị do dễ nhầm lẫn với các dị dạng mạch máu. - Đa số u máu thoái triển sau 5 tuổi nên thường theo dõi, không can thiệp. Vấn đề ở đây là thuyết phục gia đình bệnh nhân kiên nhẫn chờ đợi cũng như phẫu thuật viên không can thiệp vào những u lớn vùng mặt, gây sẹo xấu sau phẫu thuật. 484
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2