Tiểu luận kiều hối và năng lực cạnh tranh quốc tế của Việt Nam giai đoạn 1990 - 2015
lượt xem 20
download
Nghiên cứu này xem xét tác động vĩ mô của kiều hối. Kiều hối như dòng vốn khác sẽ tác động lên tỷ giá, có thể gọi là “Căn bệnh Hà Lan“. Dòng kiều hối tăng nhanh dẫn đến sự tăng giá thực của đồng nội tệ. Việc tăng giá thực của đồng nội tệ nước nhận nhiều kiều hối dẫn đến làm giảm năng lực cạnh tranh của khu vực sản xuất hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa cho xuất khẩu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận kiều hối và năng lực cạnh tranh quốc tế của Việt Nam giai đoạn 1990 - 2015
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ Đề tài: Kiều hối và năng lực cạnh tranh quốc tế của Việt Nam Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Phúc Hiền Nhóm thực hiện:Nhóm 1 Khối 2 Kinh tế quốc tế Hà Nội, tháng 6 2016 1
- 2
- Sinh viên thực hiện: Họ và tên MSSV Phần trăm đóng góp (%) Lại Thị Lan Anh 10% Nguyễn Thị Minh Châu 10% Phạm Thị Chinh 10% Nguyễn Thế Cường 1314410035 10% Bùi Thị Hảo 10% Đỗ Thị Hạnh 1314410071 10% Nguyễn Thị Thanh Hợi 10% Nguyễn Thu Thủy 1314410190 10% Đào Minh Trang 1314410215 10% Lê Ngọc Tuấn 1314420032 10% 3
- MỤC LỤC 4
- 1. INTRODUCTION Kiều hối là gì? Kiều hối là khoản tiền được di chuyển từ những người đang trú ngụ hay lao động ở nước ngoài đến thân nhân của họ tại quê hương. Theo WB định nghĩa: “Kiều hối bao gồm các khoản tiền chuyển từ nước ngoài có nguồn gốc là thu nhập của người lao động, dân di cư ở nước ngoài, được thể hiện trong cán cân thanh toán quốc tế là khoản chuyển tiền (ròng)”. Thực tế những năm gần đây, trong xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế, mở rộng xuất khẩu lao động cùng với chính sách quản lý kiều hối được điều chỉnh theo hướng thông thoáng đã làm cho quy mô của lượng kiều hối gửi về các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam tăng rất đáng kể. Kiều hối đã và đang là nguồn tài chính quan trọng cho nhiều nước đang phát triển trong đó có Việt Nam (World Bank 2006, GEP). Số liệu thống kê từ World Bank và UNCTAD cho thấy, kiều hối là nguồn tài trợ ổn định đôi khi vượt cả viện trợ phát triển chính thức (ODA) hoặc đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Dòng kiều hối trở thành một trong những nguồn cung ngoại tệ lớn trong cán cân thanh toán đã góp phần cải thiện cán cân tài khoản vãng lai của quốc gia nói riêng và tác động đến nền kinh tế của Việt Nam nói chung. Hơn nữa, trong thời kỳ hội nhập ngày càng sâu rộng, thương mại giữa các quốc gia ngày càng phát triển, thì câu hỏi là liệu dòng kiều hối mạnh mẽ đang chảy vào Việt Nam ngày càng nhiều này có tác động đến năng lực cạnh tranh quốc tế của Việt Nam hay không? Nếu có thì đây là sẽ là một tác động tích cực hay tiêu cực? Bởi vậy, nghiên cứu về tác động của kiều hối đến năng lực cạnh tranh quốc tế của Việt nam trong bối cảnh hiện nay có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Hiểu rõ tác động này sẽ giúp nâng cao nhận thức về ảnh hưởng của dòng kiều hối, từ đó đưa ra những chính sách hơp lý góp phần tăng ích lợi và giảm đi những hạn chế. 5
- Do vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi kiều hối trở thành mối quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả, các nhà kinh tế. Tuy nhiên các nghiên cứu chỉ tập trung vào tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo mà chưa đề cập nhiều đến khía cạnh hạn chế của kiều hối. Nghiên cứu này sẽ xem xét tác động vĩ mô của kiều hối. Kiều hối như dòng vốn khác sẽ tác động lên tỷ giá, có thể gọi là “Căn bệnh Hà Lan“. Dòng kiều hối tăng nhanh dẫn đến sự tăng giá thực của đồng nội tệ. Việc tăng giá thực của đồng nội tệ nước nhận nhiều kiều hối dẫn đến làm giảm năng lực cạnh tranh của khu vực sản xuất hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa cho xuất khẩu. Bên cạnh đó kiều hối tăng có thể tác động đến năng lực cạnh tranh thông qua các cách khác. Kiều hối tăng có thể đi liền với sư tăng lên của một lượng lớn lao động ra nước ngoài làm cho lực lượng lao động trong nước giảm. Hơn nữa việc nhận kiều hối tăng có thể dẫn đến giảm nỗ lực lao động và tăng thời gian nghỉ ngơi làm giảm lượng cung lao động. Việc giảm cung lao động dẫn đến tăng lương làm tăng chi phí sản xuất và giảm năng lực cạnh tranh. 2. LITERATURE REVIEW TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY Về câu hỏi lớn rằng kiều hối có tác động như thế nào đến năng lực cạnh tranh quốc tế của một quốc gia thì hầu hết các lập luận lý thuyết của IMF (2005), World bank (2005), De Bruyn, T. and Wets, J. (2006) và Chami, Retal. (2008) đều cho rằng đó là tác động tiêu cực. Cụ thể, dòng kiều hối đổ vào sẽ làm đồng nội tệ của quốc gia tiếp nhận bị đánh giá cao dẫn đến tính cạnh tranh thương mại giảm, trình độ công nghệ giảm. Mặt khác, theo ý tưởng được chính thức ghi nhận đầu tiên của Chami, Retal 6
- (2003) và được bổ sung trong nghiên cứu của Chami, Retal (2008), một lượng kiều hối đáng kể được chuyển đến quốc gia tiếp nhận có động cơ từ lòng vị tha, đó là khoản bù đắp cho những thiếu hụt thu nhập của gia đình những người di cư cho điều kiện kinh tế khó khăn ở quê nhà. Điều này khiến cho người lao động ở quê nhà làm việc ít hơn, nghỉ ngơi nhiều hơn và làm giảm tổng cung lao động gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Trong các quốc gia đang phát triển hiện nay, một số nước đã có những bài nghiên cứu về tác động của kiều hối lên năng lực cạnh tranh quốc tế. Điển hình gần đây nhất phải kể đến 2 bài nghiên cứu: “Remittances and Competitiveness: the Case of the Philipphines” của Veronica Bayagos và Karel Jansen (2010): Nghiên cứu chỉ ra rằng tại Philippines, kiều hối có tác động tích cực lên nhiều biến số kinh tế như tăng tiêu dùng, đầu tư, năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, dòng kiều hối cũng có những tác động tiêu cực điển hình là sự suy giảm của xuất khẩu và qua đó sẽ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia. Đặc biệt, nghiên cứu đã chỉ ra tổng cung lao động giảm chính là một hệ quả quan trọng của việc dòng kiều hối tăng và đây cũng chính là kênh gây ra “Căn bệnh Hà Lan” và suy giảm năng lực cạnh tranh. “Remittances, Dutch disease, and competitiveness: A Bayesian analysis” của Farid Makhalouf và Mazhar Mughal (2013) nghiên cứu với trường hợp nền kinh tế Pakistan: nghiên cứu khẳng định rằng nền kinh tế có dấu hiệu của “Căn bệnh Hà Lan” bởi dòng kiều hối chảy vào quốc gia. Mặt khác, cầu về dịch vụ và hàng hóa không thương mại tăng đã đẩy mức giá tương đối nội địa lên cao. Do vậy, hàng xuất khẩu trở nên kém cạnh tranh trên thị trường quốc tế và nhập 7
- khẩu ngày càng tăng. Qua đó, làm giảm năng lực cạnh tranh quốc tế của quốc gia. Về phía trong nước, những nghiên cứu gần đây của Việt Nam về kiều hối phải kể đến 4 bài nghiên cứu điển hình: “Đánh giá một số tác động của kiều hối đối với nền kinh tế Việt Nam” của TS. Đỗ Thị Kim Hảo Chủ nhiệm khoa Ngân hàng Học viện Ngân Hàng (2013) , “Kiều hối và những tác động đến phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam” của ThS. Nguyễn Thị Ngọc Loan (2012) , “ Tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế của ở các nước đang phát triển” của TS. Lê Đạt Chí và Ths. Phan Thị Thanh Thúy(2014) và nghiên cứu của Nguyễn Đ. Thành (2007) sử dụng kỹ thuật mô hình hoá cân bằng tổng thể (CGE) để phân tích tác động của kiều hối lên nền kinh tế Việt Nam. Đặc điểm chung của 3 bài nghiên cứu này là đều bàn về tác động của kiều hối đến toàn bộ nền kinh tế nói chung , có thể là của Việt Nam, hoặc rộng ra là các nước đang phát triển; 3 tác giả đều chỉ ra tất cả những tác động tích cực (đóng góp tiết kiệm, đầu tư, tăng trưởng kinh tế; bù đắp thâm hụt cán cân vãng lai; tăng thu nhập cho người dân, xóa đói giảm nghèo) và tiêu cực (áp lực tăng tỷ giá, hiện tượng đô la hóa, rửa tiền) của dòng kiều hối lên nền kinh tế vĩ mô để từ đó đưa ra những giải pháp, khuyến nghị chính sách, mà chưa đi sâu vào phân tích tác động của kiều hối lên năng lực cạnh tranh quốc tế của Việt Nam. Nghiên cứu của Nguyễn Đ.Thành (2007) chỉ ra rằng ảnh hưởng của kiều hối lên nền kinh tế của các nước đang phát triển là phức tạp và pha trộn nhiều khuynh hướng khác nhau. Trong khi hộ gia đình có khuynh hướng thu được lợi ích từ việc tăng thêm thu nhập, thì ảnh hưởng lên khu vực sản xuất lại không rõ ràng như vậy. Vì dòng kiều hồi chảy về đủ lớn dễ gây áp lực lên đồng nội tệ và thúc đẩy tiêu dùng của một số mặt hàng, xuất hiện sự dịchchuyển trong cấu trúc của tổng cầu và các nhận tố sản xuất được phân bổ lại. Trong bối cảnh Việt Nam, khi dòng 8
- kiều hối tăng nhanh đi kèm với việc hội nhập ngày càng sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, kết quả ước lượng từ nghiên cứu này cho thấy giá của tất cả các nhân tố đều tăng, trong khi khu vực sản xuất công nghiệp chịu ảnh hưởng lớn nhất và có khuynh hướng bị thu hẹp (các điều kiện khác không đổi). Điều này hàm ý rằng ảnh hưởng dài hạn của kiều hối lên mặt cung của nền kinh tế có thể theo chiều hướng tiêu cực, và có thể lấn át những ảnh hưởng tích cực mang tính ngắn hạn từ phía cầu nếu kiều hối không được sử dụng cho các mục đích đầu tư. Nổi bật nhất trong 4 bài nghiên cứu kể trên chính là bài nghiên cứu “ Tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển” (2014) của TS. Lê Đạt Chí và Ths. Phan Thị Thanh Thúy. Hai tác giả đả sử dụng dữ liệu bảng pannel data và phương pháp GMM để chỉ ra tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia trong mẫu có dạng hình chữ U ngược. Khi tỷ lệ kiều hối trên GDP tương đối thấp sẽ có tác động kích thích tăng trưởng kinh tế nhưng khi vượt qua ngưỡng thì tác động của kiều hối trở nên tiêu cực. Mặt khác, các nghiên cứu tại các nước đang phát triển điển hình là 2 bài nghiên cứu tại Philippines và Pakistan dược đề cập ở trên cũng chỉ ra tác động thực và đáng quan tâm của kiều hối lên khả năng thương mại. Chính vì vậy, với trường hợp Việt Nam cũng là một trong những quốc gia đang phát triển, nhóm nhận thức được tầm quan trọng của việc cần có bài đánh giá tác động của kiều hối lên năng lực cạnh tranh quốc tế của Việt Nam hiện nay và quyết định tiến hành nghiên cứu đề tài này. 3. THỰC TRẠNG DÒNG KIỀU HỐI, REER VÀ XUẤT KHẨU VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 19952015. Hiện nay, Việt Nam là một trong những quốc gia có lượng kiều hối chuyển về nhiều nhất trên thế giới với sự đóng góp của gần 4 triệu Việt 9
- kiều sống trên 90 quốc gia và vùng lãnh thổ cùng hàng vạn người lao động xuất khẩu. Năm 2013,Thống kê được Ngân hàng thế giới (WB) công bố, Việt Nam lọt vào top 10 quốc gia được đón dòng sóng kiều hối nhiều nhất với lượng kiều hối đạt tới 11 tỷ USD .Trong năm 2015, theo Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam đón lượng kiều hối khoảng 12,25 tỉ USD, đứng thứ 11 thế giới, tăng nhẹ so với con số 12 tỉ USD của năm 2014, còn xét trong khu vực Đông Á – Thái Bình Dương, Việt Nam đứng thứ 3 sau Trung Quốc và Philippines. Và gần đây nhất, theo đanh gia cua (WB), trong ân ́ ́ ̉ ́ ̉ “Migration and remittances factbook 2016” vê di c ban ̀ ư va kiêu hôi cua cac ̀ ̀ ́ ̉ ́ ́ ơi, Viêt Nam v quôc gia trên thê gi ́ ́ ̣ ẫn giữ được vị trí thứ 11 trên thê gi ́ ới về lượng kiêu hôi, trong đó, xet khu v ̀ ́ ́ ực Đông A – Thai Binh D ́ ́ ̀ ương, Viêṭ Nam đứng thứ 3 sau Trung Quôc va Philippines. ́ ̀ Tất cả điều trên thực sự đã đem đến cho chúng ta những con số ấn tượng về thực trạng kiều hối Việt Nam. Và để có cái nhìn cụ thể hơn, chúng ta hay cùng xem đồ thị “Diễn biến lượng kiều hối chảy vào Việt Nam giai đoạn 19952015” dưới đây: Nguồn: Báo cáo thống kê của IMF Quay ngược lại lịch sử những năm 1980, kiều hối chảy vào Việt Nam chủ yếu từ các nước Mỹ, Canada, Úc và Pháp. Những người Việt ra đi khi chính quyền Sài Gòn sụp đổ vào 4/1975, hay sau đó cuối những năm 1970 và cuối những năm 1980 trong các chương trình ra đi được chính phủ Việt Nam cho phép. Riêng ở Pháp, cộng đồng người Việt hình thành từ thời kỳ thuộc địa đầu Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất và thứ hai. Nhưng từ khi có cải cách đổi mới vào đầu những năm 1990, kiều hối bao gồm cả tiền gửi của chuyên gia lao động ở châu Phi, lao động xuất khẩu, và người đi học tập ở nước ngoài gửi về. 10
- Trước 1990, kiều hối được chuyển theo con đường không chính thức nên không có con số thống kê. Chỉ từ năm 1991, khi có các tổ chức chuyển kiều hối chính thức thành lập mới có con số thống kê rõ ràng. Do vậy, nhóm quyết định chọn giai đoạn 19952015 làm giai đoạn nghiên cứu. Nhìn vào đồ thị ta có thể thấy, trong 21 năm qua (19952015), dòng kiều hối chảy vào Việt Nam không ngừng gia tăng cả về lượng lẫn tốc độ: Về lượng: Năm 1995, lượng kiều hối Việt Nam chỉ là 0.285 tỷ USD thì đến 2015 con số này đã là 12.25 tỷ USD – tăng xấp xỉ 43 lần. Trung bình cả giai đoạn, lượng kiều hối là khoảng 5 tỷ USD và từ năm 2015 trở về đây thì lượng kiều hối chưa bao giờ dưới 8 tỷ USD. Và với xu hướng hiện nay, thì ta thấy kiều hối chỉ ngày càng tăng chứ không thể sụt giảm. Về tốc độ: Nhìn vào độ dốc của biểu đồ (độ dốc ngày càng lớn), chúng ta cũng đã thấy được tốc độ tăng trưởng ngày càng cao của kiều hối về Việt Nam qua các năm. Cụ thể, với mức tăng trưởng ngoạn mục lên tới 39%/năm giai đoạn 19952015, tốc độ tăng trưởng kiều hối là con số ấn tượng mà không một biến số kinh tế nào có thể đạt được. Năm 2000, lượng kiều hối gửi về là 1,75 tỷ USD, đến năm 2005, con số này đã tăng lên là 3,8 tỷ USD (tăng 117% so với năm 2000). Đến năm 2008, mặc dù khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra, nhưng lượng kiều hối gửi về Việt Nam không những không bị suy giảm mà còn tăng vọt lên ở mức 7,2 tỷ USD( tăng 311% so với năm 2000). Và từ năm 2010 đến nay, với đà phục hồi của kinh tế thế giới, Việt Nam tiếp tục nhận được dòng kiều hối với giá trị ngày càng lớn, 8 tỷ USD (2010) – 12.25 tỷ USD(2015). 11
- Kiều hối là 1 trong 2 nguồn vốn (cùng với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI) chiếm tỷ trọng lớn nhất trong số các nguồn vốn từ bên ngoài vào Việt Nam. Để hiểu rõ hơn vai trò của dòng kiều hối , ta cùng so sánh nó với các dòn vốn khác chảy vào Việt Nam, cụ thể là dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và dòng vốn vay ODA. BẢNG: CÁC DÒNG VỐN CHẢY VÀO VIỆT NAM Đơn vị: tỷ USD Năm Kiều Hối FDI ODA 1995 0.285 2.556 0.835 1996 0.469 2.714 0.936 1997 0.400 3.115 0.998 1998 0.950 2.367 1.177 1999 1.200 2.335 1.429 2000 1.757 2.414 1.681 2001 1.820 2.451 1.432 2002 2.200 2.591 1.281 2003 2.600 2.650 1.772 2004 3.000 2.853 1.846 2005 3.800 3.309 1.913 2006 4.500 4.100 1.845 2007 5.500 8.030 2.511 2008 7.200 11.500 2.552 2009 6.283 10.000 3.732 2010 8.260 11.000 2.945 2011 9.000 11.000 3.617 2012 9.800 10.460 4.112 2013 11.000 11.510 4.081 2014 12.000 12.350 4.362 2015 12.250 14.500 3.500 Nguồn: Báo cáo thống kê của IMF 12
- Nguồn: Báo cáo thống kê của IMF Nhìn vào bảng “các dòng vốn chảy vào Việt Nam” và đồ thị “diễn biến các dòng vốn vào Việt nam” giai đoạn 19952015, ta có thể thấy được khả năng đóng góp đảng kể của dòng kiều hối vào Việt Nam so với FDI và ODA. Trong năm 20042006, giá trị của kiều hối còn tăng vượt so với FDI. Còn so với FDI, kiều hối luôn có giá trị lơn hơn nhiều và khoảng cách giữa 2 dòng vốn này còn ngày càng tăng lên. Tính đến nay, năm 2015, kiều hối chỉ đứng sau FDI (thấp hơn khoảng 2 tỷ USD) còn gấp tới 3.5 lần ODA (12.25 tỷ USD Kiều hối – 3.5 tỷ USD ODA). Không những có giá trị lớn, kiều hối còn là dòng vốn vào có tính ổn định cao nhất so với các dòng vốn khác. Với đặc tính này, kiều hối tạo ra cơ chế ổn định hóa biến động mang tính chu kỳ của nền kinh tế. Một khía cạnh khác, với lượng ngoại tệ chảy vào ngày càng lớn theo con đường kiều hối như hiện nay ắt hẳn sẽ gây nên một số tác động với tỷ giá hối đoái của VND so với các đồng tiền khác, và rất có thể nền kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với “Căn bệnh Hà Lan” (Dòng kiều hối tăng nhanh dẫn đến sư tăng giá thực của đồng nội tệ. Việc tăng giá thực của đồng nội tệ dẫn đến làm giảm năng lực cạnh tranh của khu vực sản xuất hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa cho xuất khẩu) như chúng ta đã nhắc đến ở trên. Chúng ta hãy nhìn qua biểu đồ dưới đây để có cái nhìn tổng quan nhất về mối quan hệ giữa dòng kiều hối và tỷ giá thực đa phương của Việt Nam giai đoạn 19952015: Trong khi lượng kiều hối có xu hướng tăng, thì tỷ giá thực đa phương lại có xu hướng giảm trong cả giai đoạn nghiên cứu. Điều này là đúng với lý thuyết bởi kiều hối tăng cung ngoại tệ tăng sẽ làm đồng nội tệ lên giá, bởi vậy tỷ giá giảm. Vậy liệu điều này có thể khiến cho năng lực 13
- cạnh tranh quốc tế của Việt Nam giảm đi do hàng hóa Việt Nam xuất khẩu trở nên đắt đỏ hơn so với thế giới? Chúng ta cùng tiếp tục xem xét mối tương quan về xu hướng tăng/giảm của dòng kiều hối/GDP và cán cân thương mại BOT/GDP của Việt Nam giai đoạn 19952015. Nguồn: Báo cáo thống kê của IMF Nhìn vào đồ thị ta có thể thấy rằng lượng kiều hối/GDP có xu hướng tăng qua các năm, nhưng ngược lại, tỷ lệ BOT/GDP lại có xu hướng biến động mạnh và đặc biệt là luôn ở trong tình trạng thâm thụt, nhất là giai đoạn 20072008. Ở đây, ta đặt thêm hoài nghi về tác động của kiều hối lên năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong khu vực thương mại. Như đã nói ở đồ thị xu hướng tỷ giá thực và kiều hối bên trên, tỷ giá thực có xu hướng giảm và đặc biệt sau năm 2010 (năm được lấy làm gốc để tính tỷ giá) thì tỷ giá thực còn có xu hướng giảm mạnh hơn (xuống đến thấp hơn 80 đơn vị). Và việc tỷ giá giảm, đồng nội tệ lên giá như vậy khiến cho giá tương đối của hàng hóa nước ta tăng dẫn đến xuất khẩu giảm, gia tăng thâm hụt cán cân thương mại. Bởi vậy mà BOT suốt giai đoạn vừa qua luôn trong tình trạng âm như đồ thị thể hiện. Hơn nữa, ta có thể thấy cán cân thương mại của Việt Nam bị tổn thương nhiều nhất vào giai đoạn 20072008, lý do bởi cùng với các dòng vốn ngoại tệ chảy vào qua con đường FDI, FII và ODA, lượng kiều hối chảy vào lớn lên đến 7.2 tỷ USD đã làm gia tăng hơn nữa cung ngoại tệ trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, khiến nhập khẩu tăng mạnh mẽ từ đó thêm thâm hụt thương mại. Đồng thời, trong giai đoạn 20072008 kiều hối mang tính đầu cơ nhiều, bởi vì nó không tập trung vào sản xuất kinh doanh mà chủ yếu đầu cơ vào chứng khoán, bất động sản, góp phần tạo ra cơn sốt thái 14
- quá trong hai lĩnh vực này, đồng thời gây áp lực lạm phát cho nền kinh tế, tỷ giả thực giảm, cán cân thương mại thâm hụt theo. Vậy là dường như, ta có thể kết luận được về mối tương quan giữa 3 biến số này: kiều hối tăng dẫn đến tỷ giá thực giảm, tỷ giá thực giảm dẫn đến xuất khẩu giảm, cán cân thương mại giảm và do vậy, kiều hối tăng dẫn đến xuất khẩu giảm. 4. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 4.1. DATA Cách tìm số liệu Mục tiêu của nhóm là tính tỷ giá danh nghĩa đa phương NEER và tỷ giá thực đa phương REER. Do vậy, theo như cách tìm đã trình bày ở trên thì nhóm phải tìm được số liệu trong giai đoạn 1995 2015 về: danh sách các nước là đối tác thương mại chiến lược của Việt Nam với điều kiện tổng giá trị xuất nhập khẩu của các nước phải chiếm trên 80% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam, tỷ giá danh nghĩa của đồng tiền các nước trên với đồng tiền Việt Nam, tổng sản phẩm quốc nội GDP của các nước trên, chỉ số giá tiêu dùng CPI của Việt Nam và các nước. Ngoài ra, để dành cho việc chạy mô hình kinh tế lượng ở phần sau thì nhóm còn cần tìm số liệu về chỉ số lạm phát, cán cân thương mại, kiều hối và vốn hỗ trợ phát triển chính thức của Việt Nam trong giai đoạn 1995 2015. Sau đây, nhóm sẽ trình bày cách tìm số liệu các chỉ số trên: a. Tìm đối tác thương mại chiến lược Nhóm tra trên trang: http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=393&idmid=3&ItemID=11619 http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=393&idmid=3&ItemID=11610 (Identify the number of trading partners (imports plus exports > 80% the total): possibly change every year 15
- Identify the traded weight depend on the percentage of the total trading partner: change every year (sum = 1) Sau khi tra thông tin, nhóm quyết định chọn ra 12 lãnh thổ là đối tác thương mại chiến lược của Việt Nam thỏa mãn các điều kiện cần có bao gồm: Liên minh Châu Âu, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Hồng Kông, Đài Loan, Indonesia. b. Số liệu tỷ giá Nhóm tra trên trang: http://www.oanda.com Oanda.com Có Vị Trí Xếp Hạng #3,194 và Google PageRank Là 8/10.Có 0 Backlinks. Ước Tính Giá Trị được 81,777,717,600 VND c. Số liệu GDP, BOT, Lạm phát, ODA, CPI Nhóm lấy tại database: World Development Indicators: http://databank.worldbank.org/data/databases.aspx d. Số liệu Kiều hối Lấy từ Báo cáo thống kê của IMF Trang web: http://elibrarydata.imf.org/dataexplorer.aspx *Chú ý: Riêng số liệu về Đài Loan thì nhóm tìm trên trang web của Chính phủ Đài Loan do World Bank không phân tách số liệu của Đài Loan ứng với như một quốc gia riêng rẽ. 4.2. Mô hình Trong phần này, chúng tôi sẽ đi vào nghiên cứu thực nghiệm tác động của dòng kiều hối lên năng lực cạnh tranh quốc tế của Việt Nam bằng cách sử dụng phương pháp hồi qui OLS trong phầm mềm Stata. Theo đó chúng tôi chọn biến như sau: 16
- Các biến Tên biến Ký hiệu Đơn vị Biến phụ Tỷ giá thực đa phương Reer Không thuộc (Y) Biến độc Tỷ lệ kiều hối trên GDP KieuhoiperGDP % lập (X1) Biến độc Cán cân thương mại trên Botpergdp % lập (X2) GDP Biến độc Tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước Fdipergdp % lập (X3) ngoài trên GDP Biến độc Tỷ lệ hỗ trợ phát triển chính Odapergdp % lập (X4) thức trên GDP Biến độc Chi tiêu chính phủ trên GDP Chitieucppergdp % lập (X5) Biến độc Tỷ lệ lạm phát Lamphat % lập (X6) X1 = kieuhoipergdp. Khi kiều hối tăng ngoại tệ đổ vào nước ta tăng, cung ngoại tệ tăng làm cầu ngoại tệ tăng đáp ứng lượng cung ngoại tệ, nội tệ tăng giá ngoại tệ giảm giá, tỷ giá thực đa phương giảm và ngược lại. X2 = botpergdp. Khi cán cân thương mại thặng dư, cung ngoại tệ tăng làm cầu ngoại tệ tăng đáp ứng lượng cung ngoại tệ, nội tệ tăng giá, ngoại tệ giảm giá, tỷ giá thực đa phương giảm và ngược lại. X3 = fdipergdp, X4 = odapergdp: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hoặc hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tăng, ngoại tệ đổ vào nước ta tăng, cung ngoại tệ tăng làm cầu ngoại tệ tăng đáp ứng lượng cung ngoại tệ, nội tệ tăng giá ngoại tệ giảm giá, tỷ giá thực đa phương giảm và ngược lại. 17
- X5 = chitieucppergdp: Chi tiêu của chính phủ tăng, làm tăng chi tiêu hàng hóa trong nước dẫn đến đồng nội tệ lên giá so với ngoại tệ, tỷ giá thực đa phương giảm và ngược lại. X6 = lamphat. Lạm phát cao làm tăng lãi suất tương đối của tiền gửi ngoại tệ so với nội tệ và dẫn đến giảm giá của đồng nội tệ, tỷ giá thực đa phương tăng và ngược lại. Các biến kiều hối, đầu tư trực tiếp nước ngoài và hỗ trợ phát triển chính thức, cán cân thương mại và chi tiêu chính phủ đều được tính % theo GDP của nền kinh tế Việt Nam. Mục đích của việc này nhằm: Nhất quán về đơn vị đo lường của các biến trong mô hình(%). Giúp phản ánh chân thực, chính xác tác động của từng biến tới quy mô của nền kinh tế (phản ánh qua GDP) và năng lực cạnh tranh của nước ta. 4.3. Kết quả mô hình Kết quả chạy mô hình: 18
- . reg reer kieuhoipergdp botpergdp fdipergdp odapergdp chitieucppergdp lamphat Source SS df MS Number of obs = 21 F( 6, 14) = 23.65 Model 2395.85343 6 399.308906 Prob > F = 0.0000 Residual 236.341581 14 16.8815415 R-squared = 0.9102 Adj R-squared = 0.8717 Total 2632.19502 20 131.609751 Root MSE = 4.1087 reer Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval] kieuhoipergdp -2.574823 .9611095 -2.68 0.018 -4.636198 -.5134484 botpergdp -1.578545 .2253487 -7.00 0.000 -2.061869 -1.09522 fdipergdp -4.079899 .8312318 -4.91 0.000 -5.862714 -2.297084 odapergdp 7.531839 1.740785 4.33 0.001 3.798225 11.26545 chitieucppergdp .1632149 .6850266 0.24 0.815 -1.306021 1.632451 lamphat .2995275 .2305214 1.30 0.215 -.1948916 .7939467 _cons 104.5059 21.22021 4.92 0.000 58.99311 150.0188 Hàm hồi quy tổng thể biểu diễn mối qua hệ phụ thuộc giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập : Reer = β 0+ β 1* kieuhoipergdp + β 2*botpergdp + β 3*fdipergdp + β 4*odapergdp + β 5*chitieucppergdp + β 6*lamphat + ui Sau khi chạy bằng phương pháp OLS, phương trình hồi quy mẫu của mô hình thu được là: Reer = 104.5059 2.574823* kieuhoipergdp 1.578545*botpergdp 4.079899*fdipergdp + 7.531839*odapergdp + 0.1632149*chitieucppergdp + 0.2995275*lamphat + ui Phân tích kết quả hồi quy: Prob > F = 0.0000
- Hệ số xác định Rsquare = 0.9102 cao, thể hiện tỷ lệ phần trăm thay đổi tỷ giá thực đa phương được giải thích bởi các biến độc lập gồm tỷ lệ kiều hối trên GDP, cán cân thương mại trên GDP, tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngoài trên GDP, tỷ lệ hỗ trợ phát triển chính thức trên GDP, chi tiêu chính phủ trên GDP và tỷ lệ lạm phát. Nhìn vào kết qủa hồi quy OLS ta thấy: Hệ số Pvalue của các biến tỷ lệ kiều hối trên GDP, cán cân thương mại trên GDP, tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngoài trên GDP, tỷ lệ hỗ trợ phát triển chính thức trên GDP đều nhỏ hơn 0.1 chứng tỏ các biến độc lập này có ảnh hưởng mang ý nghĩa thống kê tới tỷ giá thực đa phương ở mức ý nghĩa 10%. Ý nghĩa của các hệ số hồi quy trong mô hình: = 104.5059 có ý nghĩa là: khi các biến độc lập có giá trị bằng 0 trong điều kiện các yếu tố các không đổi thì tỷ giá thực đa phương là 104.5059. = 2.574823 có ý nghĩa là: + Tỷ lệ kiều hối trên GDP có ảnh hưởng mang ý nghĩa thống kê đến tỷ giá thực đa phương. + Tỷ lệ kiều hối trên GDP càng tăng thì tỷ giá thực đa phương càng giảm. + Dựa vào kết quả của mô hình hồi qui trên một 1 mẫu cụ thể cho thấy, tỷ lệ kiều hối trên GDP cứ tăng 1% thì tỷ giá thực đa phương giảm 2.574823 đơn vị với điều kiện các yếu tố khác không đổi. = 1.578545 có ý nghĩa là: + Cán cân thương mại trên GDP có ảnh hưởng mang ý nghĩa thống kê đến tỷ giá thực đa phương. + Cán cân thương mại trên GDP càng tăng thì tỷ giá thực đa phương càng giảm. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận "Chính sách giá cả trong các công việc Marketing"
28 p | 1476 | 438
-
tiểu luận: Lễ hội dân gian với phát triển du lịch văn hoá ở Việt nam
36 p | 211 | 40
-
Luận văn: NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ KIỂU THẢM THỰC VẬT ĐẾN MỘT SỐ TÍNH CHẤT LÝ, HÓA HỌC CƠ BẢN CỦA ĐẤT Ở XÃ YÊN NINH - HUYỆN PHÚ LƯƠNG - TỈNH THÁI NGUYÊN
96 p | 194 | 40
-
Luận văn: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ THÔNG SỐ CHÍNH ĐẾN CHI PHÍ NĂNG LƯỢNG CỦA MÁY TRỘN THỨC ĂN GIA SÚC KIỂU VÍT ĐỨNG
106 p | 146 | 32
-
TIỂU LUẬN: Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
20 p | 264 | 27
-
LUẬN VĂN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG ĐIỀU KHIỂN MỜ THÍCH NGHI ĐỂ ĐIỀU KHIỂN CÁNH GIÓ TUABIN TRỤC ĐỨNG
96 p | 107 | 21
-
Báo cáo tiểu luận Tâm lý học trẻ em nâng cao: Phân tích sự mở rộng mối quan hệ xã hội trong gia đình của trẻ em
21 p | 23 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Đặc điểm kiểu hình, nội tiết sinh sản, chuyển hóa, tác động của metformin và inositol ở phụ nữ vô sinh có hội chứng buồng trứng đa nang
195 p | 18 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu hình thái phôi và kết quả thụ tinh ống nghiệm ở bệnh nhân hội chứng buồng trứng đa nang được trưởng thành noãn bằng GnRH đồng vận
167 p | 21 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu mối liên quan giữa kiểu Gene giảm chức năng CYP2C19 *2, *3 và tiên lượng ở bệnh nhân được can thiệp đặt Stent động mạch vành có điều trị Clopidogrel
168 p | 29 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Y học: Mối liên quan giữa kiểu gene giảm chức năng CYP2C19 *2, *3 và tiên lượng ở bệnh nhân được can thiệp đặt stent ĐMV có điều trị clopidogrel
168 p | 14 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Đặc điểm kiểu hình, nội tiết sinh sản, chuyển hóa, tác động của metformin và inositol ở phụ nữ vô sinh có hội chứng buồng trứng đa nang
26 p | 10 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Ứng dụng chỉ thị phân tử để nghiên cứu chọn giống chống chịu mặn trên quần thể lúa tại đồng bằng sông Cửu Long
27 p | 5 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu đàn hồi khí động của cánh vẫy kiểu cánh côn trùng sử dụng mô hình cơ hệ nhiều vật
27 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên của một số thảm thực vật phục hồi sau nương rẫy tại xã Minh Sơn, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
103 p | 23 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên trong một số kiểu thảm thực vật sau nương rẫy tại xã Động Đạt - huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên
106 p | 28 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao chất lượng dịch vụ chi trả kiều hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Nghệ An
118 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn