Tiểu luận Lịch sử văn minh thế giới: Kiến trúc Trung hoa thời cổ trung đại
lượt xem 15
download
Tiểu luận Lịch sử văn minh thế giới "Kiến trúc Trung hoa thời cổ trung đại" gồm các nội dung chính như sau: đặc điểm kiến trúc trung hoa thời cổ trung đại; Đặc điểm kiến trúc nhà cổ ở Trung Quốc; Nhận xét, đánh giá và kết luận về kiến trúc Trung hoa thời cố trung đại.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận Lịch sử văn minh thế giới: Kiến trúc Trung hoa thời cổ trung đại
- Giáo Viên Giảng Dạy : Nhóm sinh viên thực hiện : Huế, 30 tháng 5 năm 2023
- MỤC LỤC 2
- Lời Mở Đầu Để hiểu rõ hơn về đặc điểm kiến trúc của Trung Hoa thời cổ trung đại . Sau đây nhóm 3 xin trình bày khái quát về điều kiện hình thành những thành tựu cơ bản của văn minh Trung Hoa thời cổ trung đại: Khái quát: - Lãnh thổ Trung Quốc ngày nay rộng mênh mông nhưng Trung Quốc thời cổ đại nhỏ hơn bây giờ nhiều. Địa hình Trung Quốc đa dạng, phía Tây có nhiều núi và cao nguyên, khí hậu khô hanh, phía đông có các bình nguyên châu thổ phì nhiêu, thuận lợi cho việc làm nông nghiệp. - Trong hàng ngàn con sông lớn nhỏ ở Trung Quốc, có hai con sông quan trọng nhất là Hoàng Hà và Trường Giang (Dương Tử). Hai con sông này đều chảy theo hướng tây - đông và hàng năm đem phù sa về bồi đắp cho những cánh đồng ở phía đông Trung Quốc. - Trung Quốc gồm nhiều dân tộc nhưng đông nhất là người Hoa-Hạ Những điều kiện về địa hình và dân cư đã hình thành cho thế giới một nền văn minh, đó là nền văn minh trung quốc với rất nhiều thành tựu. Cùng với kiến trúc châu Âu và Ả Rập, kiến trúc Trung Quốc cổ đại là một thành tố quan trọng của hệ thống kiến trúc thế giới. Trong quá trình phát triển lâu dài của mình, kiến trúc Trung Hoa dần tạo nên một phong cách đặc trưng kết hợp giữa điêu khắc đá hang động và các tòa nhà cổ kính mái vòm cộng với sự tài hoa khéo léo của con người tạo ra nhiều phép lạ của kiến trúc. Kiến trúc Trung Hoa thời cổ Trung đại có rất nhiều, đa dạng về loại hình đến phong cách vì đã trải qua rất nhiều triều đại và mỗi triều đại có những đặc điểm về kiến trúc riêng sau đây là những đặc điểm kiến trúc của từng triều đại Trung Hoa thời cổ trung đại. I. ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC TRUNG HOA THỜI CỔ TRUNG ĐẠI 1. Thời cổ đại: - Kiến trúc thời Hạ - Thương – Chu (khoảng TK XXI – TK III TCN): Các triều đại Hạ, Thương, Chu trong xuyên suốt lịch sử luôn luôn được công nhận là những triều đại khởi nguồn của người Hoa Hạ. 3
- Kiến trúc của những triều đại này cũng chính là nền tảng hình thành nên kiến trúc cung điện của các triều đại Hoa Hạ sau này. Không gian kiến trúc được phục dựng dựa trên các cuộc khai quật khảo cổ cho thấy đặc trưng văn hóa Hoa Hạ trong kiến trúc của văn hóa Nhị Lý Đầu (nhà Hạ). Tuy nhiên ở thời này các công trình kiến trúc không quá tiêu biểu, những công trình tiêu biểu chỉ xuất hiện sau thời kỳ trung đại. 2. Thời kỳ trung đại: - Kiến trúc nhà Tần (221-206 TCN): Kiến trúc thời Chiến Quốc có một số khía cạnh nổi bật. Các bức tường thành, được sử dụng để phòng thủ, được xây dài hơn. Một số bức tường thứ cấp đôi khi cũng được xây dựng để tách các quận khác nhau. Những công trình có cấu trúc lớn được xây dựng để tạo ra cảm giác về quyền lực tuyệt đối. Nhiều ngôi nhà, tòa tháp, cổng trụ lớn được xây dựng ở thời kỳ này. Vạn Lý Trường Thành: Vạn Lý Trường Thành trải dài qua rất nhiều tỉnh và vùng tự trị của Trung Quốc. Ước tính sơ bộ tổng chiều dài của nó lên tới 21.196 km, chưa kể các khu vực phòng thủ tự nhiên như núi đồi, sông, suối v..v… Nếu chắp nối tất cả các đoạn tường thành đã biết từ trước đến nay lại thì tổng chiều dài của chúng sẽ lên tới 56.000 km – một con số khổng lồ. Ngoài ra, chiều cao trung bình của Trường thành là 7m và chiều rộng là 5m. Như chúng ta đã biết Vạn Lý Trường Thành không chỉ được xây dựng như là một bức tường mà đó còn là một công trình phòng thủ vững chãi trước mọi kẻ thù của Trung Quốc thời phong kiến. Vì vậy trải dài trên các bức tường là những tháp canh và pháo đài. Ngoài chiều cao chiến lược, trên tường thành còn có các lỗ để có thể tấn công kẻ địch dễ dàng từ bên trong. Các tháp canh được phân bố đều trên bức tường (khoảng 500m một tháp canh) tạo chỗ đứng cho cung thủ quan sát và tấn công. Các pháo đài kiên cố được bố trí tại những điểm dễ bị tấn công nhằm vô hiệu hóa mọi nguy cơ dù là nhỏ nhất. 4
- Cụ thể, vào khoảng thời gian đầu, tường thành chỉ được xây dựng bằng đất đá và những nguyên liệu quá đỗi bình thường như gạch vụn, đá vôi, gỗ,... Theo các nhà sử học, nguyên nhân chính khiến Vạn Lý Trường Thành có thể đứng vững hàng nghìn năm là do khi xây dựng Vạn Lý Trường Thành, nhà Tần đã sử dụng một loại vật liệu xây dựng vô cùng độc đáo và quý giá. Đó chính là vữa gạo nếp. Và loại vữa này cũng được nhà khoa học Trung Quốc Trương Băng Khiêm công nhận là một trong những phát minh kỹ thuật vĩ đại nhất trong lịch sử, nó bền và chịu nước tốt hơn so với loại vữa bằng vôi nguyên chất. Chất kết dính của Vạn Lý Trường Thành không phải là bùn hay đất sét thông thường mà được làm từ bột gạo nếp, tức là dùng bột gạo nếp với vữa thông thường để tạo ra loại “vữa gạo nếp” siêu bền. Thời gian xây dựng kéo dài hơn 1800 năm Bức tường thành trở thành Di sản thế giới được UNESCO công nhận năm 1987. Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc được xếp đứng thứ 2 sau Kim tự tháp Giza Necropolis của Ai Cập trong cuộc bình chọn 7 kỳ quan thế giới. Lăng Mộ Tần Thủy Hoàng: Kiến trúc lăng mộ Tần Thủy Hoàng có hình dạng Kim tự tháp với mặt để hình chữ nhật, kích thước cụ thể là mặt hướng nam bắc dài 350m, mặt hướng đông tây rộng 345m và chiều cao của lăng là 76m. Lăng mộ huy động hơn 700.000 lao động tham gia và được hoàn thành sau 38 năm xây dựng. Hình ảnh Lăng mộ Tần Thủy Hoàng nhìn từ trên xuống được xây theo 3 tầng bên trên cùng ngoại cung, tầng giữa là nội cung và cuối cùng là tẩm cung còn được gọi là khu vực an táng để quan tài. Khu lăng mộ này được xây dựng dựa theo kiến trúc của thành Hàm Dương. Khai quật mộ Tần Thủy Hoàng được giới khảo cổ học Trung Quốc tiến hành đã nhiều năm để khám phá những bí ẩn bên trong, tuy nhiên chỉ khai quật các khu vực xung quanh còn phần mộ đá của vị vua này được giữ nguyên. Theo ghi chép của nhà sử học Tư Mã Thiên sống ở thời Hán viết vào thế kỷ II trước Công nguyên, bên trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng tồn tại "hàng trăm con sông được 5
- mô phỏng bằng thủy ngân" chính vì vậy Lăng Mộ Tần Thủy Hoàng vẫn là một ẩn số. - Kiến trúc thời nhà Hán (206 TCN – 8 TCN): Gỗ xẻ là vật liệu xây dựng chính thời nhà Hán. Nó được sử dụng để xây dựng hoàng cung, nhà lầu, hội trường và nhà một tầng. Vì gỗ thì rất nhanh mục, bằng chứng kiến trúc gỗ thời nhà Hán duy nhất còn sót lại là một bộ sưu tập ngói gốm. Tuy toàn bộ công trình kiến trúc gỗ đều đã không còn, nhiều tàn tích thời Hán bằng gạch, đá và đất nện vẫn còn nguyên vẹn. Chúng bao gồm khuyết đá, mộ thất bằng gạch, tường thành đất nện, tháp báo hiệu bằng gạch và đất nện, vài đoạn Vạn lý Trường thành đất nện, nền đất hội trường cũ, và hai pháo đài đất nện ở Cam Túc. Tàn tích tường đất nện bao quanh hai kinh đô Trường An và Lạc Dương vẫn còn tồn tại, cùng hệ thống xử lý nước thải gồm các mái vòm bằng gạch, mương, và ống nước bằng gốm. 29 khuyết đá thời Hán dựng trước ngõ vào khu đền thờ và lăng mộ, mô phỏng lại một số thành phần kết cấu bằng gỗ và gốm như mái lợp, mái hiên, lan can. Mô hình gốm của một số công trình kiến trúc mà người ta tìm thấy trong các ngôi mộ thời nhà Hán, có lẽ được dùng làm nơi cư ngụ cho người chết ở thế giới bên kia, cung cấp nhiều manh mối có giá trị về những kiến trúc gỗ đã tuyệt chủng. Ví dụ, thiết kế nghệ thuật trên mái ngói mô hình thỉnh thoảng trùng khớp với mái ngói thật tại các di chỉ khảo cổ Hơn mười ngôi mộ dưới lòng đất thời nhà Hán đã được tìm thấy, rất nhiều trong số đó có cổng vòm, buồng khung vòm và mái vòm. Tuy nhiên, vẫn chưa biết khung vòm và mái vòm bằng gạch có trong kiến trúc trên mặt đất thời Hán hay không. Lăng mộ hoàng đàn được làm từ gỗ hoàng đàn quý hiếm là loại hình thức mai táng cao quý nhất dưới thời Hán. Cung Trường Lạc: Trong di tích, trên mặt đất xung quanh khu vực kiến trúc của di chỉ cung điện có trải những viên đá cuội, vào thời cổ đại được dùng để tản nước lúc trời mưa (nếu như dùng xi măng, đất cát bình thường thì bề mặt sẽ bị tổn hại dần do nước chảy đá mòn), vách tường trong tàn dư kiến trúc được trét vôi, được trang trí các bức bích họa đầy màu sắc, các lối đi và bậc thang được lát gạch in hoa; ngoài ra, các đường hầm dài và hẹp được phân bố khắp nơi trong di tích, công dụng cụ thể có lẽ giống với đường hầm thoát hiểm ngày nay. Ngoài ra, trong di tích cung Trường Lạc, đáng chú ý nhất phải kể đến con kênh thoát nước và “lăng thất” được dùng để trữ băng hiếm thấy. - Kiến trúc thời Tam Quốc: Ngụy, Thục, Ngô (220-280) 6
- Thành phố Lạc Dương (nơi có ngôi mộ Quan Công) ra đời cách đây hơn 3.000 năm (11 thế kỷ trước Công nguyên). Trước sau, có tất cả chín triều đại đã kiến đô tại đây: Đông Chu, Ngụy, Tây Tấn, Bắc Ngụy, Đường, Hậu Lương, Hậu Đường… Vì thế, Lạc Dương còn được gọi là Cửu triều cổ đô. Trong xã hội phong kiến Trung Quốc, nơi an táng các bậc đế vương được gọi là lăng, còn nơi an táng của tất cả các người khác, từ quan đại thần cho đến dân thường, đều gọi là mộ. Thế nhưng, trong lịch sử Trung Quốc, có hai nhân vật không phải là vua hay hoàng đế nhưng nơi an táng lại được gọi là lăng mộ hay lăng tẩm: đó là Khổng Tử và Quan Công, cả hai đều được tôn xưng là “thánh nhân”, một người là “văn thánh”, một người là “võ thánh”. Kiến trúc “tam phối hợp nhất”: Khu mộ Quan Công được gọi tắt là Quan Lâm (lấy tên của thị trấn), gồm có ba phần: điện thờ, mộ và khu rừng chung quanh. Đây là quần thể kiến trúc kinh điển thời xưa được gọi là “trủng (mộ), miếu (điện thờ) lâm tam phối hợp nhất”, toàn bộ diện tích không lớn lắm, chỉ độ 70 hecta. Phần mộ là nơi Tào Tháo cho chôn đầu của Quan Công vẫn ở nguyên vị trí cũ. Các phần kiến trúc khác đều được xây dựng vào đời nhà Minh, dưới thời vua Vạn Lịch (1575-1620). Đến đời nhà Thanh, có bổ sung và mở rộng thêm. - Nhà Tấn và Nam bắc Triều: Cách thức xây dựng của dân tộc và nước ngoài đã được dung hợp vào kỹ thuật. Cũng trong thời kỳ đó, Đạo giáo và Phật giáo phát triển, các kiến trúc tôn giáo cũng bắt đầu xuất hiện. Hang Đá Tân Cương: Đây là Hang đá Vũ Châu Sơn là một quần thể đền thờ hang động nằm ở ngoại ô phía tây thành phố Đại Đồng, Sơn Tây, Trung Quốc. Chúng là những ví dụ tuyệt vời về kiến trúc cắt đá và là một trong ba địa điểm điêu khắc Phật giáo cổ đại nổi tiếng nhất của Trung Quốc cùng với Long Môn và Mạc Cao. Hang đá Vân Cương nằm cách thành phố Đại Đồng khoảng 16 km về phía tây trong một thung lũng sông dưới chân núi Vũ Châu Sơn. Tại đây nổi tiếng với các tác phẩm điêu khắc có niên đại thế kỷ 5, vào thời Bắc Ngụy giữa triều đại của Hưng An năm 453 và Thái Hòa năm 495. Tại đây có 53 hang đá lớn, 1.100 khám động cùng 51.000 hốc đá chứa các tượng Phật. Trên đỉnh vách đá của hang đá Vân Cương vẫn còn tồn tại một pháo đài từ thời nhà Minh - Thời Kì Ngũ Đại Tập Quốc: 7
- Tháp sắt chùa Hữu Quốc: Tháp "sắt" nằm ở chùa Hựu Quốc được xây bằng gạch men nền sẫm pha sắc tím, rắn chắc như sắt. Tám mặt chân tháp được ốp bằng 28 loại gạch men nâu sẫm có hình dạng khác nhau. Mặt ngoài có tới 50 họa tiết hoa văn trang trí phật ngồi, tiên đứng, ngọc nữ, kỳ lân, sư tử, rồng... Tháp Sắt có tổng cộng 13 tầng, chiều cao hiện tại là 55,58m. Khi mới xây dựng, ngọn tháp có màu xanh đặc biệt của men lưu ly. Trải qua nhiều năm phong sương, màu xanh ấy nhạt đi, biến thành màu nâu xỉn, tựa màu sắt tháp. Cái tên gọi Tháp Sắt cũng bắt nguồn từ đó. Đỉnh tháp có bình báu bằng đồng. Các tầng có treo 104 quả chuông, lòng tháp rỗng, có xây những bậc thang uốn lượn lên đỉnh tháp. Lên tới tầng 5 của tháp là có thể ngắm được thành phố Khai Phong. Lên tới tầng 7 thì nhìn thấy con đê lớn của sông Hoàng Hà. Lên đến tầng tháp cuối cùng thì có thể nhìn thấy con sông Hoàng Hà như một dải lụa luồn qua rừng cây. - Kiến trúc thời Tùy – Đường (581 – 907): Sự phát triển của kiến trúc cổ đại TQ đã trải qua ba cao trào, lần lượt là thời kỳ Tần Hán, thời kỳ Tuỳ Đường và thời kỳ Minh thanh. Ba thời kỳ này đều đã xây nhiều kiến trúc tiêu biểu, bao gồm cung điện, lăng mộ, đô thành cùng công sự phòng ngự, công trình thuỷ lợi v.v, hơn nữa hình thức kiến trúc, cách chọn vật liệu v.v đã ảnh hưởng đến đời con cháu. Song, do niên đại lâu dài, chiến tranh phá huỷ, một số kiến trúc cổ đại lịch sử lâu dài đã biến mất trên đất nước rộng lớn TQ, hiện nay những kiến trúc cổ đại TQ còn giữ lại phần lớn đều là sau đời nhà Đường (thế kỷ thứ 7 sau công nguyên). Đời nhà Đường (năm 618-907 sau công nguyên) là thời kỳ cao trào phát triển kinh tế văn hoá xã hội phong kiến, đặc điểm phong cách kiến trúc đời nhà Đường là khí phách hùng vĩ, nghiêm chỉnh sáng sủa, màu sắc gọn gàng lưu loát Nhìn chung, những kiến trúc ở thời kì này đều có quy mô lớn, bên cạnh những thành tựu mới của kết cấu gỗ và gạch đá thì vật liệu lưu ly cũng đã được đưa vào trong việc xây dựng các công trình kiến trúc. Đặc biệt ở thời kì này còn xuất hiện thêm các thể loại kiến trúc khác như cầu cống, trường học bên cạnh các công trình kiến trúc cũ như tôn giáo, nhà ở, lăng mộ,.. Kiểu dáng đặc trưng: 8
- Kiến trúc thời nhà Tùy - Đường có các kiểu dáng đặc trưng, bao gồm cung điện, đền chùa, ngôi miếu, cầu, thành phố và nhà ở. Cung điện có quy mô lớn, với các tòa nhà, sảnh rộng và hành lang mở ra một không gian hoành tráng và huyền bí. Đền chùa và ngôi miếu thường có mái cong, các gian nhà và hành lang bao quanh, tạo nên một không gian linh thiêng và tôn nghiêm. Cầu được xây dựng với các công nghệ xây dựng tiên tiến, thể hiện sự khéo léo và sáng tạo của kỹ sư và thợ xây dựng. Sử dụng vật liệu và kỹ thuật xây dựng: Trong thời kỳ nhà Tùy - Đường, các công trình kiến trúc được xây dựng với sự sử dụng các vật liệu chất lượng cao như đá, gạch và gỗ. Kỹ thuật xây dựng đã phát triển, cho phép xây dựng các công trình với quy mô lớn và kiểu dáng phức tạp. Các công trình kiến trúc thường được xây dựng với sự chính xác và tỉ mỉ, đảm bảo tính bền vững và sự ổn định của công trình. Trang trí và hoa văn: Các công trình kiến trúc trong thời kỳ này thường được trang trí với các hoa văn, họa tiết và tác phẩm điêu khắc phong phú. Trang trí nhằm tạo điểm nhấn nghệ thuật và thẩm mỹ, và thể hiện sự tôn kính đối với tôn giáo và các giá trị văn hóa của thời kỳ này. Các bức tranh, tượng thần, đồ điêu khắc và các tác phẩm nghệ thuật khác được sử dụng để trang trí các công trình kiến trúc, tạo nên một không gian tinh tế và ấn tượng. Sự kết hợp của các phong cách kiến trúc: Thời nhà Tùy - Đường có sự kết hợp của các phong cách kiến trúc truyền thống Trung Quốc và ảnh hưởng từ các nền văn hóa khác nhau như Ấn Độ và Trung Á. Sự kết hợp này tạo nên sự đa dạng và sáng tạo trong kiến trúc, phản ánh sự phát triển và sự giao thoa văn hóa trong thời kỳ này. Nguyên nhân vì sao lại có những đặc điểm như vậy trong kiến trúc Trung Quốc thời Tùy – Đường 9
- Phát triển kinh tế và xã hội: Thời nhà Tùy - Đường là một giai đoạn kinh tế và xã hội phát triển mạnh mẽ. Sự giàu có và thịnh vượng của xã hội đã tạo điều kiện tốt để xây dựng các công trình kiến trúc lớn và hoành tráng, như cung điện và đền chùa. Ảnh hưởng của văn hóa đa dạng: Trong thời kỳ này, Trung Quốc đã tiếp xúc và tiếp thu nhiều yếu tố văn hóa từ các nền văn hóa khác nhau như Ấn Độ và Trung Á. Sự ảnh hưởng này đã đóng góp vào sự đa dạng và sự kết hợp của các phong cách kiến trúc trong thời kỳ này. Tôn giáo và tâm linh: Tôn giáo đóng một vai trò quan trọng trong xã hội Trung Quốc thời nhà Tùy - Đường. Đền chùa và ngôi miếu được coi là những nơi linh thiêng, tôn kính các vị thần và tâm linh. Kiến trúc đền chùa và ngôi miếu phản ánh sự tôn trọng và tôn nghiêm tâm linh trong xã hội. Tiến bộ kỹ thuật và công nghệ xây dựng: Trong thời kỳ này, kỹ thuật và công nghệ xây dựng đã phát triển. Sự tiến bộ này cho phép xây dựng các công trình kiến trúc lớn và phức tạp với sự chính xác và sự tỉ mỉ. Sử dụng các vật liệu chất lượng cao và kỹ thuật xây dựng tiên tiến đã tạo nên các công trình kiến trúc ấn tượng trong thời kỳ này. Ý thức nghệ thuật và thẩm mỹ: Trong thời nhà Tùy - Đường, ý thức về nghệ thuật và thẩm mỹ đã được đặt lên hàng đầu. Trang trí hoa văn, họa tiết và tác phẩm điêu khắc đã được sử dụng để tạo điểm nhấn nghệ thuật và thẩm mỹ trong kiến trúc. Các công trình kiến trúc không chỉ là các công trình sử dụng mà còn là các tác phẩm nghệ thuật. Tháp Đại Nhạn: Tháp có niên đại hơn 1.300 năm được xây dựng chủ yếu bằng gạch, đá, đất nung, tháp có 7 tầng, cao 64 m. Tháp gốc được xây trong thời kỳ trị vì của Đường Cao Tông, lúc đó tháp cao 54 m. Tuy nhiên, tháp được xây bằng đất nhồi với bề mặt bằng đá và đã sập 5 thập kỷ sau đó. Võ Tắc Thiên đã cho xây lại và thêm 5 tầng mới vào năm 704. 10
- Nhưng trong trận động đất Thiểm Tây năm 1556 thì tháp bị hư hại nặng nề và bị giảm đi 3 tầng và có chiều cao như ngày nay với 7 tầng. Tháp Tiểu Nhạn được xây vào thế kỷ 8 chỉ bị hư hại nhỏ trong trận địa chấn năm 1556 (vẫn chưa bị sửa chữa lại). Tháp Đại Nhạn được đại tu vào thời nhà Minh (1368-1644) và được phụ chế vào năm 1964. Hiện tại tháp cao 64 m tính từ đỉnh. Bên trong ngôi tháp, những bậc thang theo hình xoắn ốc dẫn lên những tầng trên Trên các bức tường được khắc chạm những bực tượng Phật, những bức tượng đá này thể hiện sự thiện xảo trong điêu khắc, và hiện được xem là những nguồn tham khảo quan trọng cho việc nghiên cứu về hội họa và điêu khắc đời Đường. Hang Đá Long Môn: Hang đá Long Môn là kiệt tác chạm khắc tiêu biểu cho thời kỳ phát triển rực rỡ của Phật giáo Trung Quốc cổ đại. Trải qua hơn 400 năm xây dựng, tính đến nay, di tích này đã có hơn 1.500 năm lịch sử. Nơi đây còn được gọi là "rừng bia cổ đại" với 2.800 bia đá và chữ khắc. Bên trong Hang đá này còn có một ngôi chùa hang lớn nhất cụm hang đá Long Môn đó là chùa Phụng Tiên đại diện cho phong cách nghệ thuật khắc đá của thời nhà Đường (năm 618-904). Vào năm 2000, hang đá Long Môn được UNESCO công nhận là Di sản thế giới như là một biểu hiện nổi bật của sự sáng tạo nghệ thuật của con người, cùng sự hoàn hảo của một loại hình nghệ thuật và sự gói gọn của tinh tế văn hóa nhà Đường ở Trung Quốc. - Kiến trúc thời Tống (960 – 1127): 11
- Đời nhà Tống là triều đại chính trị, quân sự tương đối sa sút trong thời cổ TQ, nhưng đặc điểm kiến trúc thời kỳ này là tinh vi khéo léo và đẹp, chú trọng trang trí. Thành thị đời nhà Tống đã hình thành bố cục mở cửa hàng mặt phố, mở phố theo nghề, kiến trúc phòng chữa cháy, giao thông vận tải, cửa hàng, cầu cống v.v thành thị đều đã có sự phát triển mới. Trong thời kỳ này, kiến trúc Trung Quốc đã tăng cường tầng thứ không gian đi vào chiều sâu, để làm nổi bật kiến trúc chủ thể, đồng thời ra sức phát triển trang trí kiến trúc và màu sắc. Chính điện cùng Ngư Chiêu Phi Lương trong đền thờ Tấn, thành phố Thái Nguyên tỉnh Sơn Tây là kiến trúc điển hình đời nhà Tống. Trình độ kiến trúc gạch đá đời nhà Tống không ngừng nâng cao, kiến trúc gạch đá lúc này chủ yếu là tháp phật và cầu cống. Tháp chùa Linh Ẩn Hàng Châu Chiết Giang, Pháp Phồn Khai Phong Hà Nam cùng cầu Vĩnh Thông huyện Triệu Hà Bắc đều là mẫu mực kiến trúc gạch đá đời nhà Tống. Đời nhà Tống, kinh tế xã hội TQ đã phát triển đến trình độ nhất định. Viên lâm cổ điển TQ tập trung giữa cái đẹp tự nhiên và cái đẹp nhân tạo, lấy non nước gia dụng, đầm nước, cây cỏ, hoa lá v.v cùng biểu hiện cảnh trí nghệ thuật nào đó. Viên lâm nghệ thuật đời nhà Tống tiêu biểu có Thương Lãng Đình của Tô thuẫn Khâm và Độc Lạc Viên của Tư Mã Quang. Đời nhà Tống đã ban hành sách kỹ thuật kiến trúc hoàn thiện mang tên “Doanh tạo Pháp Thức”, đánh dấu kiến trúc TQ đã đạt đến trình độ mới về mặt kỹ thuật công trình và quản lý thi công. Nhà Tống – dấu mốc trọng đại cho nét đẹp văn hóa kiến trúc Trung Hoa. Mô hình nhà ở thời nhà Tống nhỏ hơn so với thời nhà Đường nhưng các tòa nhà được thiết kế rất đẹp, đa dạng loại hình khác nhau. - Kiến trúc thời nhà Nguyên (1271 – 1368): TQ thời đời nhà Nguyên (năm 1206-1368 ) là một đế quốc quân sự với lãnh thổ rộng lớn do người thống trị Mông Cổ thiết lập, nhưng TQ thời kỳ này kinh tế, văn hoá phát triển chậm chạp, kiến trúc phát triển cũng cơ bản ở vào tình trạng sa sút, phần lớn kiến trúc đơn gian sơ sài. Thủ đô đời nhà Nguyên Đại Đô (nay phía bắc Bắc Kinh) quy mô to lớn hơn nữa, quy chế xây dựng được nối tiếp, quy mô của hoàng thành hai đời nhà Minh, nhà Thanh tại Bắc Kinh đã được sáng lập vào thời kỳ này. Núi Vạn Tuế Thái Dịch Trì đời nhà Nguyên (nay là Quỳnh Đảo Bắc Hải Bắc Kinh) lưu truyền đến nayvốn là khung cảnh nổi tiếng đời nhà Nguyên. 12
- Do những người thống trị đời nhà Nguyên sùng tín tôn giáo, nhất là phất giáo lưu truyền tại Tây Tạng, kiến trúc tôn giáo thời kỳ này rất phát triển. Tháp Trắng chùa Miêu Ứng Bắc Kinh tức là một tháp Lạt-ma do thợ người Nê-pan thiết kế xây dựng. Thời nhà Nguyên, nhiều ngôi chùa Phật giáo hay các nhà thờ hồi giáo được xây dựng, đồng thời lan tỏa và ảnh hưởng mạnh mẽ tới kiến trúc cả nước. - Kiến trúc thời nhà Minh ( 1368- 1644): Bắt đầu từ đời nhà Minh ,Trung Quốc đã bước vào thời kỳ cuối xã hội phong kiến, hình dáng kiến trúc thời kỳ này phần lớn kế thừa đời nhà Tống không có biến đổi rõ rệt nào, nhưng về quy mô thiết kế kiến trúc thì có đặc điểm chính là quy mô to lớn, cảnh tượng hùng vĩ. Quy hoạch thành thị và kiến trúc cung điện thời kỳ này đều được người đời sau tiếp tục sử dụng: Thủ đô Bắc Kinh và Nam Kinh, thành cổ có quy mô lớn nhất hiện còn tồn tại ở Trung Quốc đều được quy hoạch và kinh doanh vào đời nhà Minh, cung điện đế vương đời nhà Thanh cũng đã được xây dựng thông qua việc không ngừng mở rộng và hoàn thiện trên cơ sở cung điện đời nhà Minh. Thủ đô Bắc Kinh trong thời kỳ này đã được xây lại trên cơ sở vốn có, sau khi xây lại chia làm ba phần ngoại thành, nội thành và hoàng thành. Đời nhà Minh tiếp tục ra sức xây dựng Trường Thành - kiến trúc phòng ngự to lớn, nhiều đoạn tường thành quan trọng và thành luỹ Trường Thành đều xây bằng gạch, trình độ kiến trúc đạt tới mức cao nhất. Trường Thành đời nhà Minh phía đông bắt đầu từ sông Áp Lục Giang, phía tây đến Gia Dụ Quan Cam Túc, dài 5660 km. Các cửa ải nổi tiếng như Sơn Hải Quan, Gia Dụ Quan v.v là kiệt tác mang phong cách riêng trong nghệ thuật kiến trúc Trung Quốc. Thời kỳ này, trang trí, tranh màu, tô điểm kiến trúc kiểu cung đình ngày càng có xu thế định hình hoá, bày biện trong trang trí cũng để lại nhiều tác phẩm với vật liệu khác nhau như gạch đá, chất men, gỗ cứng v.v, gạch đã đươc̣ dùng phổ biến trong xây dựng kiến trúc nhà ở. Đời nhà Minh, bố trí cụm kiến trúc Trung Quốc đã chín muồi hơn. Minh Hiếu Lăng Nam Kinh và Thập Tam Lăng Bắc Kinh là ví dụ thực tế xuất sắc của việc khéo lợi dụng địa hình và môi trường tạo nên bầu không khí trang nghiêm và kính trọng ở lăng mộ. Điều đáng nhắc đến là, thuật phong thuỷ đã đạt tới mức cực thịnh ở đời nhà Minh, hiện tượng văn hoá thời cổ đại đặc biệt trong lịch sử kiến trúc Trung 13
- Quốc này, ảnh hưởng kéo dài đến tận cận đại. Ngoài ra, gia cụ đời nhà Minh cũng nổi tiếng thế giới. - Kiến trúc thời nhà Thanh (1644 – 1911): Đời nhà Thanh là triều đại phong kiến cuối cùng ở Trung Quốc, kiến trúc thời kỳ này đại để kế tục truyền thống đời nhà minh, kiến trúc càng tôn thờ sự khéo léo hoa lệ. Thành Bắc Kinh, thủ đô đời nhà Thanh đã cơ bản giữ nguyên hình dạng thời nhà Minh, trong thành có tất cả 20 cổng thành cao lớn, hùng vĩ, cái bề thế nhất là cổng Chính Dương Môn trong nội thành. Do tiếp tục sử dụng cung điện đế vương đời nhà Minh, đế vương đời nhà Thanh đã xây dựng viên lâm hoàng gia quy mô lớn, trong đó bao gồm Viên Minh Viên và Di Hoà Viên hoa lệ. Thời kỳ này, kiến trúc Trung Quốc còn du nhập và sử dụng kính, ngoài ra, kiến trúc nhà ở tự do, linh hoạt đa dạng cũng khá nhiều. Kiến trúc phật giáo tại Tây Tạng có phong cách độc đáo khá phát triển tại thời kỳ này. Những chùa phật này tạo hình đa dạng, phá bỏ cách xử lý trình tự hoá đơn nhất truyền thống ở kiến trúc chùa miếu trước kia, đã sáng tạo hình thức kiến trúc phong phú đa dạng, tiêu biểu là một số chùa miếu phật giáo tại Tây Tạng như ở Thừa Đức và Ung Hoa Cung Bắc Kinh. Cuối đời nhà Thanh, Trung Quốc còn xuất hiện một số kiến trục mới kết hợp phong cách Trung Quốc và phương tây. Công trình kiến trúc thời nhà Minh – Thanh: Tử Cấm Thành: Nơi này được xây dựng vào năm 1420 dưới thời Minh Thành Tổ, đến năm 1655 dưới thời Thuận Trị thì được trùng tu. 14
- Tử Cấm Thành xây dựng theo lối kiến trúc cổ Trung Hoa theo trục Bắc - Nam, xung quanh là tường cao hào rộng để ngăn cản người bên ngoài xâm nhập vào. Tất cả mọi công trình đều được chạm khắc hoành tráng, tỉ mỉ với những chất liệu quý hiếm. Đặc biệt là trần nhà bên trong điện Bảo Hòa được coi là kiệt tác của nghệ thuật kiến trúc Trung Hoa, với màu sắc sơn son thếp vàng, hình rồng phượng chạm trổ tinh tế tạo cảm giác về sự xa hoa uy quyền. Tử Cấm Thành được bao bọc bởi một đường hào sâu và các tường thành cao với tháp gác ở các góc thành. Thiết kế của Tử Cấm Thành, từ bố cục tổng thể đến từng chi tiết nhỏ nhất, đều được lên kế hoạch tỉ mỉ để phản ánh các nguyên tắc triết học, tôn giáo, và trên hết là tượng trưng cho sự uy nghiêm của quyền lực Hoàng đế. Một vài ví dụ đáng chú ý về các thiết kế mang tính biểu trưng bao gồm: Màu vàng là màu của Hoàng đế biểu trưng cho quyền lực tối thượng, dành riêng cho bậc quân vương được thể hiện từ y phục, giường chiếu, gạch lát sàn đến bát đũa ăn hàng ngày. Vì vậy, hầu như tất cả các mái nhà trong Tử Cấm Thành đều được lợp ngói tráng men màu vàng Màu đỏ trong văn hóa Trung Hoa mang ý nghĩa của sự sinh sôi nảy nở và là màu của may mắn, vì thế tất cả cung điện và tường thành đều có màu đỏ. Tuy nhiên, màu này cũng tượng trưng cho lửa. Đó là lý do mái của thư phòng là nơi duy nhất của Tử Cấm Thành có màu đen thay vì vàng. Màu đen tượng trưng cho nước và dập tắt ngọn lửa trong trường hợp bị hỏa hoạn. Tương tự, dinh thự của các Thái tử được lợp ngói màu xanh lá cây vì màu xanh lá cây liên hệ với với gỗ, đại diện cho sự phát triển. Ý nghĩa của tường đỏ thể hiện quyền uy và thế lực của nhà vua. Nguyên liệu quý để xây dựng Tử Cấm Thành: Nguyên vật liệu để cung ứng cho công trình kiến trúc đồ sộ này cũng vô cùng đặc biệt. Hơn 100 nghìn cây gỗ lim được vận chuyển từ phía tây nam, cách Bắc Kinh 1.800 km. Loại “gạch vàng” lát nền được chuyển đến từ phía nam cách nơi đây 1.000 km. Hơn 80 triệu phiến đá, mỗi phiến có trọng lượng 24kg, giấy thếp tráng kim đến từ Nam Kinh. Tử Cấm Thành chính là một khu tổ hợp các công trình cổ với nhiều hiện vật quý hiếm. Ở đây còn có rất nhiều những tảng đá khổng lồ, được chạm khắc hình hoa văn tỉ mỉ. Trong đó có những tảng đá nặng hơn 220 tấn, thậm chí còn có tảng hơn 330 tấn. Đá này được lấy từ một mỏ đá cách xa nơi xây Tử Cấm Thành đến 70 km. Các nhà nghiên cứu cho rằng những tảng đá khổng lồ như vậy được vận chuyển tới nơi xây dựng bằng bánh xe có nan hoa, một kỹ thuật đã được người Trung Quốc sử dụng rộng rãi từ 1.500 TCN. 15
- Kiến trúc độc đáo của quần thể cung điện còn nằm ở những hình chạm khắc rồng phượng cầu kỳ trên các phiến đá cẩm thạch khổng lồ. Phiến lớn nhất có chiều dài 16,8 m và rộng 3 m nằm trước khu vực điện Thái Hòa. Gờ dốc của mái nhà được trang trí bằng một hàng bức tượng. Số lượng bức tượng thể hiện tính chất của tòa nhà – một tòa nhà nhỏ sẽ có 3 hoặc 5 bức tượng. Thái Hòa Điện là tòa nhà duy nhất được phép có tới mười bức tượng trên mái nhà. Do đó, bức tượng thứ mười trên mái nhà Thái Hòa Điện được gọi là "hàng thập" ( cũng là độc nhất trong Tử Cấm Thành) Thứ tự các linh vật như sau: + Rồng đứng trước, là biểu tượng của bậc đế vương. + Phượng hoàng đứng thứ hai, đại diện cho hòa bình trên thế giới. + Thứ ba là sư tử, đại diện cho sự dũng cảm và uy nghiêm. + Xếp hạng thứ tư là ngựa trời. + Vị trí thứ năm là hải mã, có thể biến điềm hung thành lành. + Thứ sáu là sư tử, vô cùng dũng mãnh, có thể trấn áp thiên tai, giảm bớt hung ác. + Vị trí thứ bảy là cá, có thể cầu mưa, dập lửa và ngăn chặn thảm họa. + Thứ tám là hachi, được cho là một con vật có tính khí ngay thẳng và hiện thân của công lý. + Thứ chín là bò tót, có thể làm mưa làm gió, ngăn chặn tai họa, phòng chống hỏa hoạn. + Cuối cùng là con quái thú nhỏ độc đáo có tên gọi là Hàng Thập, ngụ ý để chỉ chống sét và giải trừ tai họa Không khó để bắt gặp sự hiện hữu của số 9 trong Tử Cấm Thành, đây cũng là con số chiếm vị trí quan trọng trong quan niệm về số học của người Trung Quốc. Số 9 đại diện cho cực dương và hoàng đế. Để có thể tiếp cận được với vua thì phải đi qua 9 cánh cổng. Tử Cấm Thành cũng có 9.999 căn phòng. Trên nóc Cung Điện Hoàng Gia trang trí 9 hình linh thú giống rồng, trên Đại môn cũng thường gắn 81 chiếc núm đinh 9 dọc, 9 ngang. Trải qua bao thăng trầm dòng chảy của thời gian, nơi đây đã thực sự trở thành kho tàng lịch sử và văn hóa Trung Hoa, được ghi nhận là một trong 5 cung điện lớn nhất thế giới. Mang vẻ uy nghi, tinh xảo và thâm nghiêm, Tử Cấm Thành hiện lên như một bức tranh vẽ nên quá khứ huy hoàng, đồ sộ trong dáng vẻ lộng lẫy, tráng lệ. Tử Cấm Thành xứng đáng là bảo tàng văn hóa, lịch sử và nghệ thuật hiện đại của triều đại nhà Minh và nhà Thanh, một quần thể kiến trúc hùng vĩ, thuộc vào hàng bậc nhất thế giới. Tử Cấm Thành không chỉ là biểu tượng, niềm tự hào của đất nước Trung Hoa cổ đại mà còn là sự ngưỡng mộ của thế giới dành cho nó. Tử Cấm Thành được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1987 và là quần thể cổ bằng gỗ lớn nhất thế giới 16
- Cố Cung Thẩm Dương: Cố cung Thẩm Dương cũng là một thành tựu của kiến trúc Trung Quốc thời Minh – Thanh Văn hóa Mãn Châu là trung tâm cung thủ phủ của tỉnh Liêu Ninh phía đông bắc của Trung Quốc Được thành lập vào năm 1624 Cố cung Thẩm Dương 380 năm tuổi - một trong số ít các địa điểm lịch sử của Trung Quốc là hình ảnh thu nhỏ của nền văn hóa dân tộc thiểu số, cùng với cung điện Potala ở Lhasa, Tây Tạng. Sau đó Hoàng đế Khang Hy và Càn Long hai vị hoàng đế cầm quyền dài nhất trong lịch sử của Trung Quốc mở rộng cung điện và thêm phong cách kiến trúc Hàn và Mỏng Cổ thêm vào phong cách Mãn Châu ban đầu Cố cung Thẩm Dương bao gồm 70.000 mét vuông và có khoảng 300 phòng trong 70 tòa nhà. Mặc dù nhỏ hơn so với 720.000 mét vuông của Bắc Kinh Tử Cấm Thành nó vẫn còn có nhiều cấu trúc độc đảo và giá trị lịch sử nghệ thuật và khoa học đặc biêt Tháng 7 năm 2004. Ủy ban Di sản Thế giới của UNESCO tại kỳ họp lần thứ 28 của mình chính thức ghi tên cố cung Thảm Dương vào danh sách Di sản Thế giới là tập hợp của các cung điện Hoàng gia của triều nhà Minh và nhà Thanh. II. ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC NHÀ CỔ Ở TRUNG QUỐC Trải qua hơn 5000 năm hình thành và phát triển, nhà cổ Trung Hoa dần tạo được phong cách thiết kế riêng biệt. Không chỉ là nhân tố quan trọng của kiến trúc cổ đại phương Đông, kiến trúc cổ Trung Quốc còn là nhân tố không thể thiếu của kiến trúc thế giới. Dưới đây là những đặc điểm nổi bật của kiến trúc nhà cổ Trung Quốc: Cầu kỳ trong vật liệu, cấu trúc: Nhà cổ Trung Quốc thường sử dụng vật liệu gỗ (cột gỗ) kết hợp với mái ngói cổ kính. Bên cạnh đó là những hoa văn điêu khắc tinh tế, mang đậm dấu ấn của thời phong kiến Trung Hoa. Kiến trúc cổ Trung Quốc được xây bằng gạch thô, bao bọc xung quanh ngôi nhà và đây 17
- chính là điểm khác biệt trong nền kiến trúc này. Nhờ có bộ xương chắc chắn nên những ngôi nhà cổ Trung Hoa vẫn luôn đứng vững và trường tồn cùng thời gian. Bố cục tỉ mỉ: Một đặc điểm nữa của nhà cổ Trung Quốc đó là bố cục tỉ mỉ, các gian phòng được bố trí hợp lý. Thông thường, gian giữa được xem là quan trọng nhất va nằm vị trí trung tâm - đây là nơi để tiếp khách và thờ cúng. Khu vực hai gian bên của ngôi nhà dành cho những người ít tuổi. Phần giữa là khoảng sân rộng lớn dành cho cây cảnh, tiểu cảnh. Hoa văn tinh tế: Những ngôi nhà cổ Trung Quốc dễ dàng chinh phục người nhìn không chỉ bởi vẻ cổ kính mà còn bằng sự tinh tế đến từ hoa văn điêu khắc trên cột nhà, cửa sổ... Những nghệ nhân Trung Hoa có tay nghề đáng nể khi tạo nên những hoa văn độc đáo đầy ấn tượng. Sử dụng nhiều loại gạch: Không chỉ cố định 1 loại gạch duy nhất, những công trình kiến trúc cổ Trung Quốc thường sử dụng nhiều loại gạch khác nhau. Nhà sẽ được xây dựng bằng gạch thô, không trát để tạo nên sự mộc mạc, gần gũi. Khuôn viên sân được lát bằng gạch bổ màu đỏ - loại gạch phổ biến ở các vùng quê. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ KẾT LUẬN VỀ KIẾN TRÚC III. TRUNG HOA THỜI CỐ TRUNG ĐẠI. 1. Nhận xét: Kiến trúc Trung Quốc cổ trung đại chủ yếu được cấu thành từ gỗ và đá kết cấu “tứ hợp diện”. Tác phẩm điêu khắc được gia công trên bức tường, trần nhà của loại hình kiến trúc đó. Đặc trưng nổi bật nhất trong kiến trúc Trung Quốc cổ trung đại là việc sử dụng các khung nhà làm từ cột gỗ, xà, sử dụng dầm nhà, dầm đỡ để tạo nên một khung xương chắc chắn cho ngôi nhà. Điểm đặc biệt là tường chỉ bao bọc xung quanh ngôi nhà và không có tác dụng nâng đỡ, tạo thành nét độc đáo riêng cho công trình nơi đây. Những cột gỗ quý giá để xây nhà đòi hỏi phải trải qua các bước kiểm tra cùng với phương pháp thanh lọc kỹ càng, sau đó trang trí những họa tiết cầu kỳ và sơn màu bóng. Như đã nói ở trên, kiến trúc Trung Quốc cổ trung đại rất phong phú và đặc sắc, bao gồm các thể loại như: kiến trúc nhà ở, thành quách, cung điện, lăng mộ, đàn miếu, phòng ngự… Những kiến trúc cổ đại này sinh ra và lớn lên trong nền văn hoá truyền thống Trung Quốc (Từ thế kỷ thứ II TCN đến giữa thế kỷ XIX) đã hình thành 18
- một hệ thống khép kín độc lập, có giá trị thẩm mỹ và trình độ công nghệ cao hàm chứa ý nhân văn sâu sắc. Nghệ thuật kiến trúc Trung Quốc cổ trung đại là một hệ thống nghệ thuật độc đáo có lịch sử lâu dài nhất, phân bố địa vực rộng lớn nhất, phong cách rõ rệt nhất trên thế giới, ảnh hưởng trực tiếp đối với kiến trúc cổ Nhật, Triều Tiên và Việt Nam, sau thế kỷ XVII, còn ảnh hưởng tới kiến trúc Châu Âu. Trung Quốc đất đai rộng lớn, nhiều dân tộc, người TQ ngày xưa căn cứ điều kiện tự nhiên, địa lý khác nhau, sáng tạo ra kiến trúc cổ đại với phương thức kết cấu khác nhau và phong cách nghệ thuật khác nhau. Tại lưu vực sông Hoàng Hà ở miền Bắc, người ta dùng gỗ và hoàng thổ xây nhà để chống lại giá lạnh và gió tuyết; còn ở miền Nam, vật liệu kiến trúc còn bao gồm tre và lau sậy, để tránh ẩm ướt và tăng cường lưu thông không khí, ở một số nơi còn dựng nhà sàn. Nghệ thuật kiến trúc Trung Quốc đặt nền tảng bởi triết lý về vũ trụ, phong thủy và nhân sinh, trong mỗi công trình xây dựng (nhà, vườn, lầu các, đền chùa cho đến miếu mộ,…) phải hài hòa với thiên nhiên. Người xây dựng luôn luôn phải nắm lấy cái hình thể toàn cảnh của vùng đất: sự hiện diện của bất kỳ ao hồ, khe suối nào đó; kiểu dáng và số lượng của các loài thảo mộc đã được nghiên cứu rồi sau đó mới bố trí việc xây dựng cho thật hòa hợp với tự nhiên. - Đặc điểm chung của kiến trúc trung quốc thời cổ trung đại: Có sự phản ánh đời sống tâm linh của người Trung Quốc như: lòng tin vào thánh thẩn, tôn thờ trời đất, thuyết Âm dương ngũ hành,… Sự bố trí các màu trong bố cục tương phản tôn tạo lån nhau, gia công nghệ thuật ngay trên cấu kiện của kiến trúc. Thường dùng vật liệu kết cấu bằng gỗ, bố trí thành quẩn thể kiến trúc, ở giữa là sân, bốn phía là nhà vây lại, lấy gian nhà làm đơn vị cơ bản. Cung điện, đển chùa đều xây dựng cùng một kiểu, chỉ khác về quy mô, kiều dáng. 2. Đánh giá: Cùng với kiến trúc châu Âu và Ả Rập, kiến trúc Trung Quốc cổ đại là một thành tố quan trọng của hệ thống kiến trúc thế giới. Trong quá trình phát triển lâu dài của mình, kiến trúc Trung Hoa dần tạo nên một phong cách đặc trưng kết hợp giữa điêu khác đá hang động và các tòa nhà cổ kính mái vòm cộng với sự tài hoa khéo léo của con người tạo ra nhiều phép lạ của kiến trúc như Vạn Lý Trưởng Thành, Tử Cấm Thành và Lăng mộ Tần Thủy Hoàng Nhìn chung, các công trình kiến trúc này mang đậm nét văn hóa Trung Hoa tạo nên những giá trị lịch sử hết sức sâu sắc, ghi nhận các bước phát triển của 19
- văn minh Trung Quốc khẳng định sức sáng tạo của con người và đã làm phong phú thêm kho tàng kiến Bạn đã gửi trúc văn hoá nhân loại. Những công trình kiến trúc này đã trở thành niềm tự hào của người dân Trung Quốc. Qua thời gian dài, cho dù bị tàn phá bởi tự nhiên và chiến tranh nhưng các công trình này vẫn giữ được nét kiến trúc độc đáo đặc trưng, chúng có sức sống lâu bền, đi vào tiềm thức của người dân Trung Quốc nói riêng và toàn nhân loại nói chung. 3. Kết luận: Kiến trúc Trung Quốc cổ trung đại luôn là một trong những nghệ thuật thiết kế độc đáo và vĩ đại của nhân loại. Nhìn lại toàn bộ quá trình lịch sử của nền văn minh Trung Quốc và những thành tựu kiến trúc đã đạt được ta thấy kiến trúc trúc Trung Quốc cổ trung đại đã có giá trị khích lệ, cổ vũ cho các nền văn minh khác trên thế giới trong đó có Việt Nam. Đi tìm hiểu về những thành tựu kiến trúc này ta càng thấy rõ hơn sự sáng tạo về nghệ thuật đã đạt tới đỉnh cao của người dân Trung Quốc. Qua thời gian dài, cho dù bị tàn phá bởi tự nhiên và chiến tranh nhưng các công trình này vẫn giữ được nét kiến trúc độc đáo đặc trưng chúngcó sức sống lâu bền, đi vào tiềm thức của người dân Trung Quốc nói nàng và toàn nhân loại nói chung. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận “Những nét cơ bản nhất của lịch sử hình thành phép biện chứng”
16 p | 1079 | 375
-
Tiểu luận: Các giai đoạn phát triển của triết học Mác – Lênin
23 p | 1406 | 183
-
Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh: Quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề dân chủ
23 p | 1309 | 173
-
Tiểu luận: Những cuộc phát kiến địa lý Châu Âu thời trung đại
38 p | 1343 | 120
-
LUẬN VĂN: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN ĐÀ NẴNG CỦA CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH II CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
80 p | 419 | 69
-
Nghiên cứu triết học " CÁC QUAN ĐIỂM KHÁC NHAU TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC VỀ VẤN ĐỀ MƯU CẦU HẠNH PHÚC CÁ NHÂN VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI XÃ HỘI TA HIỆN NAY "
11 p | 261 | 62
-
Tiểu luận: Cơ sở cho sự hình thành văn minh phương Đông
30 p | 1072 | 54
-
Tiểu luận: Lịch sử phong cách thời trang
92 p | 674 | 34
-
Tiểu luận:LỊCH SỬ MÁY TÍNH HIỆN ĐẠI DƯỚI GÓC NHÌN CỦA NGƯỜI SÁNG TẠO KHOA HỌC
18 p | 356 | 24
-
Tiểu luận Lịch sử văn minh thế giới: Ảnh hưởng của sử thi Mahabharata đến đời sống người dân Ấn Độ
12 p | 116 | 21
-
Tiểu luận học phần Lịch sử văn minh phương tây: Hoàn cảnh xuất hiện, nội dung, kết quả của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 và lần thứ 4
31 p | 134 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Lịch sử: Vận dụng lý thuyết đa thông minh trong dạy học Lịch sử lớp 10 trường trung học phổ thông
125 p | 55 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết lịch sử Trần Khánh Dư của Lưu Sơn Minh
99 p | 49 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quảng Uyên
100 p | 19 | 5
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Du lịch khám phá văn hóa văn minh Việt qua những dòng sông cổ
9 p | 75 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Lịch sử: Vận dụng lý thuyết đa thông minh trong dạy học Lịch sử lớp 10 trường trung học phổ thông
13 p | 42 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tiểu thuyết lịch sử Phạm Minh Kiên (qua Tiền Lê vận mạt, Trần Hưng Đạo và Việt Nam Lý Thường Kiệt)
91 p | 19 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn