intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương môn Lịch sử văn minh thế giới

Chia sẻ: Thùy Dương Dương | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:11

35
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương môn Lịch sử văn minh thế giới là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho giảng viên và sinh viên trong quá trình giảng dạy và học tập môn Lịch sử văn minh thế giới. Để nắm chi tiết nội dung các câu hỏi mời các bạn cùng tham khảo đề cương được chia sẻ sau đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương môn Lịch sử văn minh thế giới

  1. ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ VĂN MINH Câu 1: Vai trò của con người và môi trường trong việc hình thành nền văn minh Đầu tiên ta phải hiểu khái niệm văn minh. Văn minh là trạng thái tiến bộ về cả hai mặt vật chất lẫn tinh thần của xã hội loài người, tức là trạng thái phát triển cao của nền văn hóa. Trạng thái phát triển cao của nền văn hóa ở đây chính là giai đoạn có nhà nước. Thông thường vào thời kì thành lập nhà nước thì chữ viết cũng xuất hiện, do đó văn hóa có một bước phát triển nhảy vọt. Song do hoàn cảnh cụ thể, có một số nơi, khi mà nhà nước ra đời vẫn chưa có chữ viết, nhưng đó là những trường hợp không điển hình. Và văn minh chỉ là những giá trị mà loài người sáng tạo trong giai đoạn phát triển cao của xã hội. Loài người ra đời cách đây hàng triệu năm, và từ đó loài người đã sáng tạo ra những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần. Những mãi đến thế kỉ IV TCN, xã hội nguyên thủy bắt đầu tan rã ở Ai Cập, nhà nước bắt đầu ra đời, từ đó loài ngƣời mới bắt đầu bƣớc vào thời kì văn minh. Vai trò của môi trường Trong thời cổ đại (cuối TNK IV - đầu TNK III TCN) đến những thế kỷ SCN, ở phương Đông tức là châu Á và ở Đông Bắc châu Phi có 4 trung tâm văn minh lớn, đó là Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc. Điểm chung nổi bật là cả 4 trung tâm văn minh này đều nằm trên vùng chảy qua của một con sông lớn. Đó là sông Nile ở Ai Cập, sông Ơ-phrat và Tiprơ ở Tây Á (Indu) và sông Hằng (Gauge) ở Ấn Độ, Hoàng Hà và Trường Giang ở Trung Quốc. Chính nhờ sự bồi đắp của những dòng sông lớn này nên đất đai ở những nơi này trở nên màu mỡ, nông nghiệp có điều kiện phát triển trong hoàn cảnh nông cụ đang còn thô sơ, dẫn đến sự xuất hiện sớm của nhà nước, do đó, cư dân ở đây sớm bước vào xã hội văn minh và hơn thế nữa sáng tạo nên những văn minh vô cùng rực rỡ. Ví dụ ở Ai Cập tiếp giáp với sông Nin. Sông Nile là một trong những con sông lớn nhất thế giới (6.700km), phần chảy qua Ai Cập là 700km. Sông Nile có nguồn nước giàu phù sa, bồi đắp nên những vùng đất màu mỡ... Lưu vực sông còn có một quần thể thực vật phong phú, đặc biệt là cây Papyrut. Sông Nile còn cung cấp một lượng thủy sản phong phú và là huyết mạch giao thông quan trọng. Vì vậy có thể coi Ai Cập chính là “tặng vật của sông Nile”... Chính vì những điều kiện tự nhiên thuận lợi như vậy đã giúp Ai Cập sớm hình thành nhà nước và bước vào một thời kỳ văn minh sớm. Vì hầu hết các nền văn minh đều hình thành ở lưu vực sông nên nước là yếu tố quyết định của sự sống, có vai trò đối với sản xuất nông nghiệp, cung cấp nguồn thực phẩm thủy sản dồi dào. Sông có chức năng giao thông. Chính vì những điều như trên ta có thể thấy vai trò quan trọng của môi trường trong việc hình thành các nền văn minh. Môi trường còn là nơi cung cấp tài nguyên để con người xây dựng nên những nền văn minh của mình như Kim tự tháp keeop được xây dựng với 230 vạn tảng đá vôi vàng. Môi trường còn tạo điều kiện để con người xây dựng nền văn minh của mình Ví dụ như việc xây dựng Kim tự tháp. Sông Nin có vai trò rất quan trọng. Hằng năm từ trung tuần tháng 7, nước sông bắt đầu dâng cao làm tràn ngập đồng ruộng lớn, bồi đắp một lượng phù sa khổng lồ, màu mỡ thuận lợi để gieo trồng các loại ngũ cốc và cây ăn quả, cung cấp lương thực và thủy sản dồi dào cho cư dân và công nhân xây dựng kim tự tháp.Nhờ sự lên xuống của thủy triều, của những trận lũ, người Ai Cập đã lợi dụng hệ thống nước ấy để di chuyển khối đá lên cao dễ dàng hơn. Nguyên vật liệu khi đá chính là nguồn tài nguyên thiên nhiên nhiều và quan trọng nhất. Trên những dãy núi phía đông và tây dọc theo thung lũng sông nile có nhiều loại đá như: đá vôi, đá huyền vũ, đá xà vân, đá trắng… Phần trung tâm các kim tự tháp thường được xây dựng từ đá vôi có chất lượng tốt, những đá vôi này được dùng để xây lớp ngoài của kim tự tháp giúp chúng có một màu trắng lấp lánh có thể nhìn được từ xa hàng dặm Vai trò của con người Điều kiện tự nhiên là nền tảng để con người phát triển một nền văn minh cổ đại. Xong từ điều kiện môi trường thuận lợi con người đã sáng tạo, xây dựng và phát triển một nền văn minh rực rỡ của mình. Để xây dựng một nền văn minh thì con người phải có nhà nước và phát triển được nền kinh tế. Vì thế trong quá trình hình thành các nền văn minh con người luôn chú trọng xây dựng nhà nước và phát triển kinh tế. Ví dụ như ở nhà nước Ai Cập cổ đại Nhà nước Ai Cập cổ đại theo chế độ quân chủ chuyên chế, vua (Pharaon) được thần thánh hóa, đứng đầu nhà nước và tôn giáo, nắm cả vương quyền và thần quyền. Xã hội:Tầng lớp thống trị là giai cấp chủ nô (vua, quý tộc, tăng lữ) nắm quyền lực kinh tế, chính trị và có địa vị ưu đãi, có quyền sở hữu nhiều ruộng đất và nô lệ .Những người bị trị bao gồm: nông dân, thợ thủ công, nô lệ.Về phát triển kinh tế con người đã biết làm nông nghiệp: trồng trọt ngũ cốc, nho và cây ăn quả, chăn nuôi.Sáng tạo ra những công cụ sản xu ất bằng kim loại, dùng bò để kéo cày. Mở rộng và củng cố các công trình thủy lợi. Thủ công nghiệp sớm phát triển thành các nghề làm đồ da, đồ gốm, dệt, thuộc da, chế tạo thủy tinh, đóng thuyền, ướp xác, rèn đồ kim loại, chế tạo vũ khí. Từ việc con người xây dựng nhà nước và phát triển kinh đã tạo điều kiện cho con người sáng tạo ra những thành tựu văn minh vĩ đại rực rỡ. Ví dụ như Kim tự tháp Ai Cập,Vườn treo Babylon. Con người còn có ý chí ham học hỏi khám phá nên đã xây dựng được nhiều những thành tựu khoa học tự nhiên như : thời trung vương quốc, người Ai Cập đã tìm ra hệ số đếm cơ số 1
  2. 10, cách giải phương trình bậc nhất, người Lưỡng Hà Do nhu cầu của việc đo đạc ruộng bậc thang, đào đắp kênh tƣới, xây dựng cung điện, cư dân Lưỡng Hà đã biết đến những con số và đưa ra công thức tính diện tích các hình. Họ lấy số 5 làm số trung gian để đếm số hạng thấp hoặc cao hơn 5. Dùng cơ số 60 (nay vẫn dùng trong hệ thống đo thời gian: giờ, phút, giây) phép khai căn, lấy dấu tròn để chỉ độ. Khi đo đạc người ta biết dùng số ~3 để tính diện tích và chu vi hình tròn, biết tính hình tròn của tam giác vuông. con người có vai trò phát triển, xây dựng nền văn minh, sáng tạo cải tiến nó để trở nên hoàn thiện hơn. Một trong những thành tựu lớn của văn hóa Lưỡng Hà là sự sáng tạo ra chữ viết từ giữa thiên niên kỉ IV TCN, những mâm mầm mống của chữ viết đã xuất hiện trong xã hội Sume, chữ tiết hình của người Sume sau đó được người Áccast, người Babylon và người Átxiri tiếp nhận và bổ sung thêm, làm cho nó trở thành một thứ chữ viết có thể ghi chép được những ngôn ngữ phức tạp. Người Êlam, Hítti, Mỉani và uracstu cũng đã tiếp thu và sử dụng chữ tiết hình, nhưng có sự cải tiến cho phù hợp với ngôn ngữ của mình. Hay do yêu cầu của việc đo đạc ruộng đất, xây dựng nhà cửa, đền miếu, lăng mộ và tính toán về thu nhập sản vật của nhà nước và tư nhân mà toán học Ai Cập được hình thành. Vì vậy có thể thấy với tri thức của con người đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành một nền văn minh, chính con người đã dần hoàn thiện và xây dựng nó trở nên hoàn thiện và phù hợp với nhu cầu của họ, những đóng góp của những nền văn minh vượt thời gian có vai trò quan trọng cho sự phát triển ngày nay. Câu 2: Phật giáo và Nho giáo ảnh hưởng đến Đông Nam Á Phật giáo : - Phật giáo vào Đông Nam Á khá sớm. Nó thâm nhập vào từng quốc gia trong những thời gian không giống nhau, bằng những con đường khác nhau và ảnh hưởng của nó cũng không đều nhau. Người ta dự đoán Phật giáo vào Đông Nam á quãng những thế kỉ I-II đầu công nguyên. Với đặc điểm là dễ thích nghi với các môi trường khác nhau mà nó xâm nhập vào và có khả năng tự điều chỉnh cho thích hợp với điều kiện mới, đó là biểu hiện của sự bao dung đặc thù của đạo Phật và nó ảnh hưởng rất lớn đến tâm thức con người các quốc gia Đông Nam Á theo Phật giáo. Việt Nam: Phật giáo du nhập vào những năm 194-195 và trung tâm Phật giáo lớn nhất thời đó là Luy Lâu. Indonexia: Phật giáo Đại thừa có mặt từ rất sớm, quãng thế kỉ II. Phật giáo phát triển rực rỡ thời kỳ quốc gia Srivijaya và ngôi chùa Borobudur là biểu tượng của kiến trúc Phật giáo nổi tiếng của cả khu vực thời đó. Đến thế kỉ XIII, Phật giáo tiểu thừa xuất hiện thay thế Đại thừa. Thái Lan: là quốc gia Phật giáo lớn nhất Đông Nam Á, Phật giáo Tiểu thừa có mặt ở quãng thế kỉ I sau công nguyên. Campuchia: xâm nhập quãng thế kỉ V và chính thức trở thành quốc giáo từ thời vua Jayavarman VII(1181-1219) Lào: Phật giáo truyền bá vào Lào từ khoảng thế kỉ XVII-XIII nhưng chỉ đến thời Pha Ngừm nó mới chính thức trở thành quốc giáo của vương quốc Lanxang. Phật giáo là trở thành tư tưởng chính thống của nhiều quốc gia và là quốc giáo ở một số nước Đông Nam Á. Phật giáo sở dĩ đi vào cắm rễ sâu chắc trong xã hội, lại có ảnh hưởng to lớn vào đời sống tinh thần của người dân trong vùng bởi nó đã phải bản địa hóa, đã biết đồng hòa với các tín ngưỡng dân gian bản địa, đã biết dung nạp các yếu tố của tôn giáo ngoại lai khác. Có thể nói, những học thuyết có tính chất tự biện, các tín đều khô khan, các suy tư huyền bí đã phần nào bị rơi rụng, giản lược đi để hòa quyện vào các tín ngưỡng dân gian bản địa khác và đơn giản. Một trong những đặc điểm nổi bật của Phật giáo ở ĐNA là tính chất đơn giản tượng trưng của lễ nghi. Khác với nghi lễ trong chùa chiền Bắc tông thường linh thiêng ồn ào, trọng tâm của người xuất gia đến chùa chiền ở Nam tông là sự hòa quyện giữa Đạo và Đời, sự nỗ lực của con người không phải về lễ bái mà là tọa thiền, suy tư về nguyên lý của Phật. Phật giáo giữ một vai trò, vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân ĐNA, ở một số nước như Lào, Thái, Myanma,... người ta đều khẳng định Phật giáo đã có những đóng góp nhất định vào việc xây dựng một nền văn hóa thống nhất, trong nền văn hóa dân tộc đều mang màu sắc Phật giáo, Phật giáo đều gắn liền với tổ quốc và dân tộc. Nhìn chung, Phật giáo ở ĐNA nằm trong một phức hợp văn hóa tôn giáo vừa đa dạng lại vừa hòa hợp vào nhau. Trong đó những tín ngưỡng dân gian chất phác tràn ngập trong kinh kệ thiêng liêng đến mức có thể che lấp hoặc giản nhẹ tính chất tư biện, cao siêu của giáo lý. Phật giáo cũng không tồn tại một cách thuần khiết bởi nó đượm những yếu tố tín người bản địa và tàn dư văn hóa tôn giáo trước nó. Sự đan xen hòa hợp dung nạp giữa các yếu tố văn hóa và tôn giáo trên đây đã tạo một gương mặt đặc biệt cho Phật giáo ở Đông Nam Á. Cũng chính vì vậy Phật giáo tồn tại và phát triển, trở thành tôn giáo chính có vai trò hết sức to lớn trong đời sống văn hóa xã hội ĐNA. GIÁO LÝ PHẬT GIÁO 2
  3. Phật giáo vừa là một tôn giáo, vừa là một trào lưu triết học, trong đó triết học Phật giáo là cơ sở cho những giáo lý đạo Phật. Triết học Phật giáo là một hệ thống phức tạp, nó đề cập đến nhiều vấn đề của giới tự nhiên, xã hội và tư duy. Trong triết học Phật giáo chứa đựng cả những quan niệm duy vật và duy tâm, đặc biệt nó đã xây dụng được phương pháp biện chứng sâu sắc. Theo đánh giá của Ăng ghen: Tư duy biện chứng ở duy vật có rất sớm ở các nhà triết học duy vật Hy Lạp cổ đại và những tín đồ của Phật giáo sơ kỳ. Nếu xem Phật giáo là một tôn giáo của sự giải thoát và việc giải thoát gắn với vai trò của con người thì giáo lý cơ bản của Phật giáo là “Tứ diệu đế” và “Niết bàn”. Vì tứ diệu đế lý giải vấn đề khổ và sự diệt khổ là để đến thế giới niết bàn. 2.1 Tứ diệu đế Tứ diệu đế được Phật giáo xem là 4 chân lý hay là 4 nền tảng, gồm: khổ đế, nhân đế, diệt đế, đạo đế. Khổ đế: là chân lí về bản chất của nỗi khổ. Khổ là gì? Đó là trạng thái buồn phiền phổ biến ở con người do sinh, lão, bệnh, tử, do mọi nguyện vọng không được thỏa mãn. Nhân đế: là chân lý về nguyên nhân của nỗi khổ. Đó là do ái dục (ham muốn) và vô minh (kém sáng suốt). Dục vọng thể hiện thành hành động gọi là Nghiệp (karma); hành động xấu khiến con người phải nhận hậu quả của nó (nghiệp báo), thành ra cứ luẩn quẩn trong vòng luân hồi không thoát ra được. Diệt đế: là chân lý về cảnh giới diệt khổ. Nỗi khổ sẽ được tiêu diệt khi nguyên nhân gây ra khổ bị loại trừ. Sự tiêu diệt khổ đau gọi là niết bàn (nirvana, nghĩa đen là “không ham muốn, dập tắt”). Đó là thế giới của sự giác ngộ và giải thoát. Đạo đế: là chân lý chỉ ra con đường diệt khổ. Con đường diệt khổ, giải thoát và giác ngộ đòi hỏi phải rèn luyện đạo đức (giới), tư tưởng (định) và khai sáng trí tuệ (tuệ). Ba môn học này được cụ thể hóa trong khái niệm bát chính đạo (tám nẻo đường chân chính). Đó là: chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng (thuộc lĩnh vực rèn luyện đạo đức- GIỚI); chánh niệm, chánh định (thuộc lĩnh vực rèn luyện tư tưởng- ĐỊNH); chánh kiến, chánh tư duy, chánh tinh thần (thuộc về lĩnh vực khai sáng trí tuệ- TUỆ) 2.2 Niết bàn Niết bàn: Niết bàn được được Phật giáo xem là trạng thái vắng lặng, tịch diệt, nếu con người đạt tới thì sẽ sống an nhiên tự tại, vô ngã vị tha. Đây là một trạng thái lý tưởng. Về cơ bản có hai cách giải thích về sự tồn tại của niết bàn. Cách thứ nhất cho rằng, niết bàn tồn tại ở nơi mà sau khi con người ta chết nếu tu hành đắc đạo linh hồn sẽ được siêu thoát về giới Niết bàn. Niết bàn ở đây cũng có nhiều bậc khác nhau. Theo cách hiểu thông thường của các tín đồ theo đạo Phật thì cho rằng đó là tây phương cực lạc. Cách thứ hai cho rằng: Niết bàn có thể tồn tại ngay tại thế giới trần tục (sinh tử là niết bàn, niết bàn là sinh tử). Con người có thể đạt tới trạng thái Niết bàn này khi con người đã loại được “tham, sân, si” khi con người đã loại thoát khỏi vô minh và sống an nhiên tự tại, vô ngã vị tha…, như vậy ở cách giải thích thứ nhất nó chủ yếu hướng con người đến với thế giới siêu nhiên, ở cách hiểu thứ hai nó chủ yếu hướng con người vào đời sống trần tục trên quan niệm Phật giáo. Đối với Niết bàn là địa ngục, việc giải thích về địa ngục cũng giống như sự giải thích về sự tồn tại của Niết bàn. Vậy xét đến cùng thì theo cách nói của Phật giáo là “rốt ráo” thì chẳng có địa ngục hay Niết bàn. Do vậy lý thuyết về Niết bàn và địa ngục chủ yếu có giá trị về mặt hướng thiện. III. Phật giáo mang tính khoa học mạnh mẽ: Tuy Phật giáo chưa hoàn toàn khoa học nhưng ta không thể phủ nhận hoàn toàn rằng Phật giáo không có tính khoa học. Bởi vì trên nhiều phương diện, tư tưởng Phật giáo đã mang tính khoa học mạnh mẽ. Phật giáo là một tôn giáo nhưng tư tưởng của nó lại mang tính khoa học hợp lí rất cao, tính khoa học đó phù hợp với tinh thần khoa học hiện đại trên cả mặt lí thuyết và thực hành. 1. Điều kiện để nói Phật giao mang tính khoa học mạnh mẽ: Để khẳng định một giả thuyết là khoa học và được chấp nhận rộng rãi thường phải hội tụ đủ ba điều kiện: - Thứ nhất, hệ thống lý thuyết của nó phải nhất quán, nghĩa là nó phải tự giải thích và không tự mâu thuẫn, bài trừ lẫn nhau. - Thứ hai, nó phải có khả năng mô tả chính xác những phát hiện đã có, đó là giả thuyết có thể tự hoàn thiện và phù hợp với các thực nghiệm khoa học hiện có. - Thứ ba, theo giả thuyết này, một số suy luận và dự ngôn có thể được rút ra, và những dự đoán này có thể được xác minh bằng các thí nghiệm và quan sát trong tương lai. Khi ngày càng có nhiều suy luận và dự đoán được đưa ra, giả thuyết khoa học này được các nhà khoa học chấp nhận rộng rãi, giả thuyết khoa học này được gọi là lý thuyết khoa học. 2.Minh chứng Phật giáo mang tính khoa học mạnh mẽ: 2.1. Về mặt giáo lí lý thuyết Phật giáo là tự nhất quán và hài hòa - Phật giáo có nhiều học thuyết có sự nhất quán và hài hoà nhưng trọng tâm của giáo lí Phật giáo là thuyết Tứ Diệu đế (4 chân lí cao cả): 3
  4. + “Khổ đế” là chân lí về sự khổ. Theo đạo Phật, trong thế giới này bất kì loài hữu tình hay vô tình đều ở trong chân tướng khổ não. Con người ta có 8 nỗi khổ: Sinh khổ, bệnh khổ, lão khổ, tử khổ, xa người mình yêu khổ, sống gần người mình ghét là sự khổ, cầu mong mà không được là sự khổ, chấp trước ngũ uẩn là sự khổ. + “ Tập đế” là chân lí về nguyên nhân sự khổ. Theo đạo Phật, khổ là do dục vọng, biểu hiện ở nhiều hình thức khác nhau như: tham lam, giận dữ, si mê, kiêu mạn, nghi ngờ, thân kiến (tưởng thân thể là trường tồn), biên kiến ( hiểu biết phiến diện), … Trong đó, tham lam, giận dữ, si mê là tam độc-3 nguyên nhân chính của sự khổ. + “Diệt đế” là chân lí về sự chấm dứt các nỗi khổ. Đây là lí tưởng luận của Phật giáo, Đây là phương pháp để diệt trừ nỗi khổ, đưa chúng sinh đến sự giải thoát. Để giải thoát được đau khổ con người ta phải diệt trừ được nguyên nhân chính gây ra đau khổ, đó chính là dục vọng cũng như phải chấm dứt được nghiệp. + “Đạo đế” là chân lí về con đường diệt khổ, là pháp môn thực tiễn tu hành để chúng sinh đạt được sự giải thoát ra khỏi liên hồi, sinh tử. Đức Phật đã đề ra Pháp môn trung đạo hay còn gọi là Bát chính đạo, bao gồm: Chính kiến, chính tư duy, chính ngữ , chính nghiệp, chính mệnh, chính tinh tiến, chính niệm, chính định=> đây là con đường giản dị và thực tiễn về con đường diệt khổ. Như vậy, giáo lí Phật giáo không phải là một giáo lí vô cơ sở, viết một cách chừng chừng mà những giáo lí ấy đều được dựa trên những cơ sở thực tiễn và giáo lí này cũng đã đưa ra được một hệ thống kiến thức khoa học bao gồm nguyên nhân, biểu hiện để từ đó đưa ra giải pháp. Đây chính là một phương diện cho thấy giáo lí Phật giáo mang tính liên kết, logic và khoa học mạnh mẽ. 2.2. Về mặt thế giới quan - Phật giáo đã đề xướng những đạo lý cơ bản của vũ trụ và nhân sinh, giải thích nhiều hiện tượng xã hội và nhân sinh, và quan trọng hơn là nhiều người lắng nghe lời dạy của Đức Phật để tu tập, và có rất nhiều người đã trải nghiệm nhiều cảnh giới khác nhau như Phật học đã chỉ ra. Cho nên Phật giáo đã dành được sự ủng hộ của nhiều người và đã có sự ảnh hưởng rất rộng lớn. - Phật giáo đã đề ra thuyết nhân duyên hoà hợp, cho rằng trong vũ trụ sự vật sinh ra là do nhân duyên hoà hợp, sự vật diệt vong là do nhân duyên tan rã. Phật giáo cũng cho rằng nhân duyên-sự việc-điều kiện mối liên hệ giúp nhân tạo quả. Trong thuyết nhân duyên hoà hợp, Phật giáo đã đề cao cái tâm, cho rằng tâm tạo nên duyên khởi, tâm là nguồn gốc của vạn vật. Từ đề cao cái tâm Phật giáo đề cao con người và xem con người là trung tâm vũ trụ. - Từ quan niệm sự vật trong vũ trụ là do nhân duyên hoà hợp Đức phật chủ trương “vô tạo hoá”, tức là không có vị thần tối cao; vạn vật, con người không phải do vị thần tối cao sinh ra mà nó luôn tồn tại độc lập với thần thánh. - Phật giáo đã đề ra thuyết hai thuyết quan trọng là “vô thường” và thuyết “vô ngã”:  “Vô thường” là thuyết nói về sự biết đổi liên tục không ngừng nghỉ của sự vật hiện tượng và chính sự biến đổi này nó luôn chi phối vạn vật, con người trong vũ trụ.  “Vô ngã” vô ngã là không có cái ta, sự trôi chảy không ngừng tạo ra một sinh mạng tướng tục, không cố định mà luôn biến đổi của vạn vật, con người, vũ trụ. - Phật giáo đã giải thích và dự đoán được những hiện tượng tự nhiên do sự quan sát thực tế mà có ( hiện nay những dự đoán này được xem là dự đoán mang tính khoa học thực tế). Ví dụ: Đức Phật đã nói hơn 2.500 năm về trước rằng, có 84.000 con vi trùng trong một bát nước, và có 3000 đại thiên thế giới trong cấu trúc của vũ trụ. Hiện nay dự đoán này được các nhà vi sinh học và thiên văn học của khoa học hiện đại xác nhận là hoàn toàn có cơ sở khoa học. 2.3. Về phương diện xã hội Phật giáo đã có những tư tưởng tiến bộ - Phản đối chế độ phân biệt đẳng cấp và chủ trương mọi người bình đẳng. Đức Phật đã từng nói: “ người ta có khác nhau chỉ là khác tên gọi, chứ xương thịt thì ai cũng như nhau” hay “không có đẳng cấp nào trong dòng máu cùng đỏ như nhau, không có đẳng cấp nào trong giọt nước mắt cùng mặn”. => Chính nhờ những tư tưởng tiến bộ ấy nên Phật giáo đã thu nhập tất cả mọi người ở các đẳng cấp khác nhau, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn=> Từ đó góp phần làm cho tư tưởng Phật giáo được lan rộng và ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều người, đây chính là cơ sở để chứng minh trên thực tiễn Phật giáo đúng đắn và khoa học. 2.4.Về phương diện chính trị: - Chủ trương một quốc gia thống nhất, một xã hội trong đó vua phải có đạo đức và phải dựa vào pháp luật để cai trị, còn nhân dân thì được sống trong thái bình. - Sau khi đức Phật tịch diệt, đại hội Phật giáo lần thứ nhất được tổ chức ở Radagha. Trong đại hội người ta đã kết tập các bài kinh giảng cùng các điều luật và sắp xếp lại thành hai bộ kinh : Luật tạng và Kinh tạng - Năm 138 TCN Đại hội Phật giáo lần thứ hai được tổ chức ở Vesali đã kết tập các giới luật và một số luật kinh chưa được kết tập vào bổ sung cho Luật tạng và Kinh tạng. 4
  5. - Năm 261 TCN, hoàng đế Asoca ( người đặc biệt đề cao Phật giáo) đã triệu tập Đại hội 3 => Phật giáo bắt đầu phát triển như 1 trào lưu tôn giáo thống nhất về tư tưởng và nội dung - Từ Tk I TCN-> không thuần nhất và chia làm hai phái: Tiểu thừa và đại thừa. Như vậy ta thấy tư tưởng Phật giáo đã trải qua một quá trình hình thành và phát triển lâu dài, trải qua nhiều những thăng trầm của văn hoá xã hội. Nhưng dù trong hoàn cảnh nào thì Phật giáo vẫn vượt lên và phát triển mạnh mẽ với sự thống nhất cao về nội dung, tư tưởng. Đó là tính tự thích ứng, tính phù hợp, khoa học của tư tưởng Phật giáo. VI. Kết luận: 1. Kết luận tính khoa học mạnh mẽ của tư tưởng Phật giáo: - Lý thuyết Phật giáo là tự nhất quán và hài hòa. Tứ Thánh đế tóm tắt hiện tượng nhiều đau khổ trong cuộc sống nhân sinh, chỉ ra nguyên nhân gây đau khổ, và đưa ra cơ sở lý thuyết cùng với phương pháp tu tập để điều phục thân tâm. - Thứ hai, sau khi Đức Phật thành đạo, Ngài đã đề xướng những đạo lý cơ bản của vũ trụ và nhân sinh, giải thích nhiều hiện tượng xã hội và nhân sinh, và quan trọng hơn là nhiều người lắng nghe lời dạy của Đức Phật để tu tập, và có rất nhiều người đã trải nghiệm nhiều cảnh giới khác nhau như Phật học đã chỉ ra. Cho nên Phật giáo đã dành được sự ủng hộ của nhiều người và đã có sự ảnh hưởng rất rộng lớn. - Những lí thuyết của Phật giáo trên thực tế đã được chứng nghiệm. - Nói về Phật giáo nhà bác học Albert Einstein đã cho rằng:”Tôn giáo của tương lai sẽ là tôn giáo về vũ trụ. Nó phải vượt trên một cá nhân đấng thượng đế và tránh bỏ giáo điều và thần học. Bao trùm cả hai mặt tự nhiên và tâm linh, nó phải được dựa trên ý nghĩa tôn giáo có được từ kinh nghiệm về mọi sự vật tự nhiên và tâm linh như là cách kết hợp đúng nghĩa nhất. Phật giáo sẽ trả lời được ý nghĩa này. Nếu có một tôn giáo nào có thể đương đầu với những nhu cầu của khoa học hiện đại thì có lẽ đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, bởi vì Phật giáo bao trùm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học”. => Trên nhiều phương diện tư tưởng Phật giáo mang tính khoa học mạnh mẽ. 2. Kết luận về tính chưa hoàn toàn khoa học Phật Giáo chưa hoàn toàn khoa hoạc bởi vì trong giáo lí của Phật Giáo hướng con người ta thoát tục, việc này có điểm tích cực và tiêu cực. Điểm tích cực là giúp con người ta trở nên hoàn thiện và tốt đẹp hơn, tiêu cực là làm cho con người hướng tới thoát khổ quên đi mọi thứ xung quanh không còn ham muốn và tham vọng. Điều đó dẫn đến triệt tiêu đi sự ham muốn, sự vươn lên và phát triển của con người. Nho giáo: Giai đoạn phát triển của Nho giáo: GĐ1, Nho giáo có giai đoạn phát triển từ Nho giáo nguyên thủy Nho giáo xuất hiện vào khoảng thế kỷ VI trước Công nguyên dưới thời Xuân thu. Những cơ sở của nó được hình thành từ đời Tây Chu, đặc biệt là với sự đóng góp của Chu Công Đán. Đến lượt mình Khổng tử phát triển tư tưởng Chu Công, hệ thống hóa lại và tích cực truyền bá, vì vậy Ông được xem là người sáng lập Nho giáo. Khổng tử (551- 479TCN), là con một gia đình quí tộc nước Lỗ. Khổng tử muốn đem tài sức của mình ra giúp vua, chủ trương lập lại trật tự, lễ nghĩa nhà Chu nhưng không được vua nước Lỗ trọng dụng. Ông đi đến các nước chư hầu khác mong được mang lý tưởng cải tạo xã hội ra giúp nước trị dân, cứu đời, nhưng đến đâu cũng không thành công. Cuối đời, nhận thấy thực sự bất lực trong công việc chính trị, Khổng tử về nước mở trường dạy học và viết sách. Ông hệ thống hóa những tri thức, tư tưởng đời trước và quan điểm của ông thành học thuyết đạo đức chính trị nổi tiếng, gọi là Nho Giáo. Sau khi Khổng tử chết, nho gia chia làm tám phái nhưng quan trọng nhất là hai phái : Mạnh tử (327-289TCN) và Tuân tử (313-238TCN). Tuân tử phát triển mặt duy vật của Khổng tư, tư trưởng triết học mang đặc sắc chủ nghĩa duy vật thô sơ, không có luận cứ khoa học nên không đứng vững được. Mạnh tử, là người học trò bảo vệ xuất sắc nhất tư tưởng của Khổng tử. Ông đã khai thác, phát triển quan điểm duy tâm của Khổng tử và có những cống hiến riêng của mình. Tư tưởng Khổng Mạnh là cốt lõi của tư tưởng Nho gia. Mạnh tử đã khép lại một gia đoạn quan trọng – giai đoạn hình thành Nho giáo, Đó là Nho giáo nguyên thủy hay còn gọi là tư tưởng Khổng - Mạnh. GĐ2, Nho giáo phát triển dưới thời Hán Vào thời kỳ nhà Hán (140-87TCN), nhà nho Đổng Trọng Thư đã nhìn thấy khả năng to lớn của Nho giáo trong việc bảo vệ lợi ích của giai cấp phong kiến thống trị nên đã tìm cách tô vẽ cho nho giáo theo chiều hướng có lợi cho giai 5
  6. cấp này. Từ đây, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống và công cụ tinh thần bảo vệ chế độ phong kiến Trung Hoa suốt 2000 năm lịch sử. Tuy nhiên, trong hệ tư tưởng chính thống này, Nho giáo chỉ là hình thức bề ngoài, còn nội dung bên trong của nó, giai cấp phong kiến vẫn cai trị theo đường lối Pháp trị (Ngoại nho, nội pháp). Do vậy mà nho giáo thời kỳ này đã loại trừ những những giá trị nhân bản và biện chứng của nho gia nguyên thủy Khổng- Mạnh. Chẳng hạn trong quan hệ hai chiều bình đẳng trong tam cương (Vua tôi, Cha- Con, Chồng-vợ) được thay bằng quan hệ một chiều duy nhất (Trung-Hiếu – Tiết – Nghĩa), chỉ đòi hỏi trách nhiệm của kẻ dưới đối với người trên. Vì vậy, Tam cương trở thành những công thức hết sức phi nhân bản “quân xử thần tử, thần bất tử bất trung”; “phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu” “phu xướng phụ tùy” và mở rộng trách nhiệm của phụ nữ đối với đàn ông nói chung qua công thức Tam Tòng “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”, Như vậy, với Hán nho, Khổng tử đã được tái sinh lần thứ nhất; nhưng Khổng tử đời này không còn là Khổng tử đời Xuân thu nữa. GĐ3, Nho giáo tiếp tục được bổ sung dưới thời Tống, Hán Nho bắt đầu được chính trị hóa. Đến thời Tống nho giáo được bổ sung yếu tố tâm linh lấy từ phật giáo và yếu tố siêu hình lấy từ đạo giáo phục vụ cho việc đào tạo quan lại và cai trị. Nho giáo lúc này càng được củng cố trở thành lớp vỏ tư tưởng bảo vệ chế độ phong kiến. Đến đời Nam Tống lại có Chu Hi, Lục Cửu Uyên chia phái lý học ra làm cái học đạo vấn học và tôn đức tính. Từ đó cái tinh thần Nho giáo về đường hình nhi thượng lại phát hiện ra, làm cho Nho học khác với thời Hán và trình độ triết học của Nho giáo cao lên ngang với Lão học và Phật giáo. Nội dung cơ bản: + Triết học nho giáo Về triết học, Khổng Tử và Mạnh Tử đều ít quan tâm tới nguồn gốc vũ trụ và đều tin vào thiên mệnh. Tuy nhiên thì Khổng Tử có một thái độ không rõ ràng về thiên mệnh, một mặt ông thừa nhận có thiên mệnh, cho rằng “tử sinh hữu mệnh, phú quý tại thiên”; thiên mệnh không thể biết, không thể kháng cự, có thể mang đến hạnh phúc và bất hạnh. Mặt khác ông lại cho rằng số mệnh không thể quyết định tinh thần đạo đức của con người, con người tuy không thể quyết định số mệnh của mình trong cuộc sống hiện thực, nhưng trong cuộc sống đạo đức, có thể thông qua học tập và tu dưỡng để đạt tới giới hạn rất cao. Đến Mạnh Tử, ông cho rằng những bậc quân tử nhờ tu dưỡng đã đạt đến mức cực thiện cực mỹ cũng có thể cảm hóa được ngoại giới, đạt đến “thiên nhân hợp nhất”; “biết trời”... + Quan điểm xã hội về luân lý và bản chất con người + Quan điểm chính trị ( Con đường trị nước) + Quan điểm về giáo dục con người Sự phục hưng của Nho giáo ở Trung Quốc hiện nay: Trên đại lục Trung Quốc (TQ) hiện đang diễn ra trào lưu phục hồi Nho giáo rất sôi nổi, báo chí gọi là “Cơn sốt Quốc học” – với Quốc học là tên gọi chung nền học thuật của văn hóa truyền thống TQ, trong đó quan trọng nhất là tư tưởng Nho giáo. Trào lưu này từ giới học thuật lan ra thành phong trào toàn dân. Các trường đại học đua nhau lập cơ quan nghiên cứu Nho giáo, như ĐH Nhân dân TQ lập Quốc học viện, ĐH Thanh Hoa lập Viện nghiên cứu văn hóa tư tưởng, Viện khoa học xã hội TQ lập Trung tâm nghiên cứu Nho giáo, ĐH An Huy lập Viện nghiên cứu văn hóa truyền thống… Trường Đảng Trung ương tổ chức báo cáo “Một số vấn đề trong Cơn sốt Quốc học hiện nay”. Cuối năm 2005, ĐH Bắc Kinh mở Lớp Quốc học Càn Nguyên chỉ nhận cán bộ cấp vụ trở lên hoặc giám đốc doanh nghiệp, học 3 năm một khóa; học phí 3000 USD/năm mà cung không đủ cầu. Số lượng các bài báo và sách viết về Nho giáo tăng vọt. Người ta tổ chức nhiều cuộc hội thảo trong nước và quốc tế về Nho giáo. Báo mở trang Quốc học; đài truyền hình mở diễn đàn Quốc học. Đỉnh cao của cơn sốt này là “Hiện tượng Vu Đan” được coi là sự kiện văn hóa nổi bật nhất TQ hiện nay. Trong hai đợt nghỉ dài ngày dịp quốc khánh năm ngoái và Tết Đinh Hợi vừa qua, bà Vu Đan giáo sư ĐH Sư phạm Bắc Kinh thuyết trình mấy buổi liền trên truyền hình về “Thu hoạch đọc Luận ngữ” rồi “Thu hoạch đọc Trang Tử”, được cả nước nhiệt liệt hoan nghênh. Hai cuốn sách cùng tên của bà in 4 triệu cuốn bán hết ngay. Mới đây trường Đại học Bắc Kinh dự định sẽ đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ môn quốc học. Theo sáng kiến của Phó bí thư đảng ủy quận Hoàng Cô( Thành phố Thẩm Dương). 70 nghìn học sinh trong quận này với 70 trường học sẽ bắt đầu học các sách Tứ thư, Đệ tử quy,…nhằm giáo dục luân lí cho các em. Các sách kinh điểm của Khổng Tử, Mạnh Tử và Tuân Tử in hàng triệu bản bán hết ngay. Nhà nước Trung Hoa hào phóng mở hơn 100 học viện Khổng Tử trên khắp thế giới để dạy chữ Hán và văn hóa Trung Quốc cho người nước ngoài. Rõ ràng Trung Quốc đang có một phong trào phục hồi văn hóa truyền thống cổ xưa, một động thái quan trọng không thể không quan tâm. Nói đúng hơn đây là trào lưu phục hồi nho giáo vì nho giáo là nội dung chủ yếu của Quốc học. Tập Cận Bình lên cầm quyền với lời hứa sẽ thực hiện Giấc mơ Trung Quốc, tức sự phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa, mục tiêu đến năm 2021 phải xây dựng xong xã hội khá giả có mức sống cao gấp đôi năm 2010. Muốn thế phải tiến hành cải cách sâu 6
  7. rộng tất cả mọi lĩnh vực. Nhưng cải cách gặp nhiều trở lực, vì nó động chạm tới quyền lợi của nhiều cán bộ đương chức và các nhóm lợi ích, các phái đối lập. Bất đồng và phản kháng tăng lên, đe dọa sự ổn định của chính quyền Tập Cận Bình. Ông cần tìm cách đoàn kết dân chúng lại, nhưng chủ nghĩa cộng sản không còn sức hút với người Trung Quốc hiện nay nữa, thứ duy nhất có thể gắn kết họ là nền văn hóa truyền thống. Vì thế ông cần khôi phục văn hóa truyền thống, thực chất là khôi phục Nho giáo. Lý do Trung Quốc muốn khôi phục Nho giáo: Sau hơn 40 năm thi hành đường lối cải cách mở cửa. Trung Quốc ngày này đã trở thành người khổng lồ kinh tế, xong về văn hóa họ chưa đạt được vị trí tương xứng. Trung Quốc xuất siêu hàng hóa nhiều nhất thế giới nhưng về văn hóa lại “nhập siêu” kinh khủng. Và giờ đây có lẽ các học giả Trung Quốc đang suy nghĩ nên làm gì để nền văn hóa của họ đạt được giá trị toàn cầu, tương xứng với bước tiến về kinh tế. Khát vọng ấy càng ngày càng cháy bỏng trong lòng người Trung Quốc. Nguyện vọng đó rất dễ hiểu bởi mấy thế kỉ qua văn hóa phương Tây làm mưa làm gió trên khắp thế giới, trong khi đó nền văn minh 5000 năm của Trung Quốc từng có rực rỡ hơn phương Tây nay lại bị lép vế. Ngày nay Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều vấn đề như ô nhiễm môi trường, đạo đức xuống cấp, phân hóa giàu nghèo, trong tình thế đó quốc gia này cần suy ngẫm, khai thác nền văn hóa truyền thống nhằm tìm kiếm sức mạnh để giải quyết các vấn đề xã hội. Sau cả trăm năm xa lánh, thậm chí là từ chối nền văn hóa truyền thống Giờ đây “sức mạnh mềm” là thứ Trung Quốc rất cần để thực hiện “trỗi dậy hòa bình”. Xét theo bốn tiêu chuẩn của 1 cường quốc kinh tế phát triển, quân sự mạnh, khoa học kĩ thuật mạnh và văn hóa có sức hấp dẫn. Trong thời chủ tịch Tập lên nắm quyền ông gia sức khôi phục Nho giáo để củng cố sức mạnh cho Đảng cộng sản Trung Quốc, đoàn kết toàn dân. Với tư tưởng của Nho giáo: Khổng Tử tư tưởng cốt lõi của Nho giáo là nhân và nghĩa, là học thuyết tu tâm, dưỡng tính, lấy đạo đức làm nền tảng của quan hệ xã hội. Đến Mạnh Tử kế thừa phát triển nhân chính và thống nhất bằng những cơ sở để duy trì chính trị chế độ chuyên chế bằng trị quốc(Bình thiên). Tuyệt đối hóa tôn ti trật tự trong xã hội, loại trừ quyền tự do cá nhân đề cao tập thể. Đổng Trọng Thư nhấn mạnh mối quan hệ giữa Thần và quyền qua Đạo trời. Chính vì những điểm như vậy Nho giáo trở thành lý luận hợp pháp ở Trung Quốc. Ngày nay Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều vấn đề như ô nhiễm môi trường, đạo đức xuống cấp, phân hóa giàu nghèo, trong tình thế đó quốc gia này cần suy ngẫm, khai thác nền văn hóa truyền thống nhằm tìm kiếm sức mạnh để giải quyết các vấn đề xã hội. Sau cả trăm năm xa lánh, thậm chí là từ chối nền văn hóa truyền thống Giờ đây “sức mạnh mềm” là thứ Trung Quốc rất cần để thực hiện “trỗi dậy hòa bình”. Xét theo bốn tiêu chuẩn của 1 cường quốc kinh tế phát triển, quân sự mạnh, khoa học kĩ thuật mạnh và văn hóa có sức hấp dẫn, thì có lẽ hiện nay Trung Quốc con chưa đạt tiêu chuẩn cuối cùng. Câu 4: Các cuộc phát kiến địa lý - tác động tới sự vận động của tính thế giới trong quan hệ KTQT nói riêng và hệ thống QHQT nói chung. Nguyên nhân : Thế kỉ XV, kinh tế hàng hoá ở Tây Âu đã khá phát triển, nhu cầu về nguyên liệu, vàng bạc, thị trường tăng cao mà trong nước lại không thể đáp ứng được. Giai cấp tư sản Tây Âu muốn mở rộng thị trường sang phương Đông, mơ ước tới những nguồn tài nguyên ở Phương Đông. Tại Tây Âu, tầng lớp giàu có cũng tăng lên do đó nhu cầu về các mặt hàng đặc sản, gia vị, hương liệu quý có nguồn gốc từ phương Đông mà đặc biệt là của người Ấn Độ như tiêu, quế, trầm hương, lụa tơ tằm, ngà voi... tăng vọt hẳn lên, trong đó vàng chiếm một vị trí quan trọng được người Tây Âu sử dụng để phát triển kinh tế. Trong lúc đó, quan hệ buôn bán giữa người Châu Âu và Phương Đông có nguy cơ bế tắc vì bị cản trở bởi người Ả Rập, Afghanistan và Thổ Nhĩ Kỳ, họ chiếm giữ con đường sang Phương Đông quen thuộc ngang qua Byzantin, Trung Cận Đông đặc biệt người Thổ Nhĩ Kỳ đã giết hại bất cứ đoàn hành hương nào mà họ gặp, vì vậy chỉ còn cách phải tìm một con đường đi mới – đường biển. 1.2. Điều kiện Vào thời gian này, Tây Âu đã có đủ điều kiện cho việc thực hiện các cuộc phát kiến địa lý lớn. Ở Tây Âu đã có nhiều người tin và giả thuyết trái đất hình cầu cùng với khoa học – kỹ thuật có những tiến bộ đáng kể. Các nhà hàng hải bắt đầu nghiên cứu các dòng hải lưu và hướng gió, bước đầu hiểu biết tính chất địa lý của các đại dương. Người ta xác định được hướng con tàu không chỉ bằng cách quan sát chiều gió, hải lưu, màu nước hoặc chim biển mà còn bằng biện pháp xác định vị trí của tàu không cần vật chuẩn. La bàn cùng máy đo góc thiên văn được sử dụng trong việc định hướng giữa đại dương bao la. Người ta còn vẽ được những bản đồ và hải đồ có ghi thông tin của các bến cảng. Kỹ thuật đóng tàu cũng có nhiều bước phát triển mới: tàu có bánh lái, có hệ thống buồm lớn, có sàn và boong để có thể đặt đại bác. Những kiểu tàu mới đã xuất hiện – Caraven trở thành loại tàu vượt đại dương đầu tiên trong lịch sử. Những cuộc hành trình của người Âu châu sang phương Đông và tài liệu ghi chép của một 7
  8. số người đi trước (như Marcopolo, người Italia) cũng giúp cho các cuộc phát kiến địa lí ở các thế kỉ XV-XVI có điều kiện dễ dàng hơn. 2. Những cuộc phát kiến địa lý vĩ đại cuối thế kỷ XV- đầu thế kỷ XVI Hành trình chinh phục Mũi Bão Tố của Bartolomeu Dias Bartolomeu Dias (1450 – 1500) là một hiệp sỹ Hoàng gia. 10/10/1487, sau khi nhận lệnh nhà vua, ông đã dẫn đầu đoàn thám hiểm đi vòng qua cực Nam của châu Phi. Đến đây, Dias vẫn muốn tiếp tục cuộc hành trình nhưng thủy thủ đoàn từ chối. Chính trong chuyến quay lại mà họ phát hiện ra mũi đất cực nam châu Phi. Ông đã đặt tên cho mũi đất này là Mũi bão tố, sau này nhà vua đổi tên thành Mũi Hảo Vọng. Cuộc hành trình của Vasco de Gama Vasco de Gama (1460 – 1524) là nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha, cha của ông cũng là một nhà thám hiểm. 08/07/1497, Vasco de Gama đã cùng 170 người trên 4 con tàu rời hải cảng Lisbon đi tìm xứ sở huyền thoại của hương liệu nơi phương Đông. Ông men theo bờ biển châu Phi đến điểm cực nam châu lục rồi vượt qua Ấn Độ Dương. 02/05/1498 Ông đã tới Calicut – thuộc bờ Tây Nam Ấn Độ; sau khi về đến Lisbon, ông được phong làm Phó vương Ấn Độ. Cuộc hành trình của Christopher Colombus Christopher Colombus (1451 – 1506) là một nhà hàng hải người nước Cộng hòa Genova và cũng là một đô đốc của Hoàng đế Castilla. Vì tin rằng trái đất có hình tròn, ông quyết định đi tìm phương Đông từ một hướng khác, đó là từ phía Tây, băng qua Đại Tây Dương. Tuy ông đã nhiều lần kêu gọi mọi người ủng hộ cho chuyến đi tầm cỡ của mình nhưng năm lần bảy lượt đều bị từ chối. Ông đành phải tìm đến Hoàng hậu Isabella để nhờ sự giúp đỡ. Mục đích của Colombus ban đầu là châu Á, nhưng ông không hề biết rằng, nơi ông đặt chân đến lại là lục địa châu Mỹ. 03/08/1492, C. Colombus chỉ huy 3 thuyền buồm cùng 88 thủy thủ bắt đầu cuộc hành trình; 12/10/1492, một thủy thủ trên thuyền của C. Colombus đã thấy các dấu hiệu của đất liền, Colombus đã đặt tên cho dãy đất này là San Salvador, chính là vùng Bahamas nổi tiếng của ngày nay. Sau đó, ông đã khám phá ra hầu hết các đảo trên quần đảo Angtigua và cả bờ biển Trung Mỹ. Tuy nhiên, vì lầm tưởng là đã đến được Ấn độ, Colombus đã gọi những thổ dân da đỏ ở vùng đất này là người Indians. 03/1493, Đoàn thám hiểm của Colombus trở về Tây Ban Nha. Sau cuộc phát kiến của Christopher Colombus, một nhà hàng hải người Ý là Amerigo Vespucci mới phát hiện ra “Ấn Độ” mà Colombus đã đặt chân đến không phải là Ấn Độ mà là một vùng đất hoàn toàn mới đối với người Châu Âu. Amerigo đã viết một cuốn sách để chứng minh điều đó. Chính vì vậy, vùng đất mới đó sau này mang tên America. Mặc dù vậy, công lao to lớn của Colombus vẫn không thể phủ nhận; Colombus được xem như người đã phát hiện ra châu Mỹ. Từ phát hiện của ông đã mở ra một kỷ nguyên xâm chiếm và khai phá vùng đất mới bắt đầu. Cuộc hành trình của Fernand de Magenllan Fernand de Magenllan (1480 – 1521) là một nhà quý tộc tri thức người Bồ Đào Nha. Ông đã khẳng định có một con đường ngắn hơn dẫn đến Ấn Độ đó là vòng qua châu Mỹ đi sang phía Tây. Tuy các nhà lãnh đạo của Tây Ban Nha không tin vào sự thành công của chuyến đi, song Magenllan vẫn được phép khởi hành đoàn tàu. 20/09/1519, Magenllan đã chỉ huy 5 tàu với 225 thủy thủ vượt Đại Tây Dương tới bờ biển phía Đông của Nam Mỹ, men xuống mỏm cực nam của châu lục và đến với một đại dương. Suốt quá trình vượt đại dương mênh mông đó, đoàn tàu buồm của Magenllan hầu như không gặp một cơn bão đáng kể nào. Ông đã đặt tên cho đại dương mới đó là Thái Bình Dương. Vượt qua Thái Bình Dương, tháng 05/1521, các đoàn tàu của ông đã tìm thấy một hòn đảo, ngày nay là Philippin. 06/1522, Magenllan đã can thiệp vào cuộc xích mích giữa các tù trưởng và các bộ lạc nhỏ ở đảo. Ông đã hy sinh ở Philippin vì trúng tên độc của thổ dân. Từ đây, các thủy thủ của ông cùng 1 chiếc thuyền duy nhất còn lại – thuyền Victoria – tiếp tục đi tới Ấn Độ rồi theo con đường của người Bồ Đào Nha, vòng qua châu Phi trở về châu Âu, hoàn thành nhiệm vụ khó khăn này. 225 người thuộc đoàn thám hiểm của ông đã bỏ mạng trên các vùng biển và các hòn đảo trên thế giới vì những nguyên nhân khác nhau (đắm tàu, chết đói), chỉ còn vỏn vẹn 18 người sống sót trở về. Song, Magenllan chính là người đã tiến hành chuyến đi vòng quanh thế giới bằng đường biển năm 1519, cuộc du hành của ông đã kéo dài suốt 3 năm 12 ngày. Thành công lớn nhất của chuyến đi này là lần đầu tiên con người đi vòng quanh thế giới và góp phần khẳng định Trái Đất có hình cầu. II. Tác động của các cuộc phát kiến địa lý 1. Tác động của các cuộc phát kiến địa lý về mặt kinh tế, chính trị 8
  9. 1.1. Về mặt kinh tế Bộ mặt kinh tế công thương nghiệp ở Tây Âu phát triển nhanh chóng xuất hiện ngày càng nhiều các thành phố, trung tâm công nghiệp, thương nghiệp, hải cảng, tiêu biểu ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan. Kinh tế phát triển và thị trường mở rộng đã làm gia tăng lượng hàng hóa, đã đáp ứng nhu cầu buôn bán và trao đổi, tiêu biểu là thuốc lá, ca cao, cà phê, chè,… Tạo nên cuộc “Cách mạng giá cả” với hiện tượng vàng chảy vào Châu Âu ngày càng nhiều với lý do buôn bán, cướp bóc, làm cho giá cả tăng. Tiêu biểu ở Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức. Đồng thời có cũng là nhân tố kích thích quá trình tích lũy nguyên thủy tư bản, thúc đẩy sự phát triển nhanh thủ công nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp tạo tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản. Đã mở rộng phạm vi buôn bán thế giới và thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của thương nghiệp, công nghiệp và thủ công nghiệp: tạo nên tam giác mậu dịch Đại Tây Dương Âu – Phi – Mỹ. Thị trường thế giới hình thành trung tâm thương mại tại Đại Tây Dương, đem lại khối lượng hàng hóa khổng lồ. Nhiều hành động giao lưu kinh tế giữa các quốc gia, khu vực được đẩy mạnh, nhiều công ty thương mại lớn được thành lập, hình thành hệ thống trung tâm thương mại hàng hải bên bờ Đại Tây Dương: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan,… 1.2. Về mặt chính trị Do yêu cầu của sự phát triển kinh tế, xã hội đã thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng cính quyền trung ương tập quyền bởi thương nhân và thị dân muốn chấm dứt tình trạng phân tán, muốn phát triển kinh tế thương mại. Thúc đẩy quá trình khủng hoảng tan rã của quan hệ phong kiến và góp phần quan trọng trong việc hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu, ra đời giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Quý tộc, thương nhân trở nên giàu có nhờ cướp bóc của cải, tài nguyên các nước thuộc địa. Họ mở rộng sản xuất, kinh doanh, lập đồn điền, bóc lột sức lao động làm thuê, giai cấp tư sản ra đời. Giai cấp vô sản được hình thành từ những người nông dân bị tước đoạt ruộng đất, buộc phải vào làm việc trong các xí nghiệp tư sản. Bên cạnh những tác động tích cực thì các cuộc phát kiến địa lý cũng để lại không ít hậu quả cho một phần nhân loại mà nhiều thế hệ sau không ngừng khắc phục như làm nảy sinh việc buôn bán nô lệ da đen và chế độ thực dân tàn bạo, mở đầu là Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha được xem là một vết nhơ trong lịch sử nhân loại. Chủ nghĩa thực dân phát triển (ngoài Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, sau này còn có thêm Anh, Pháp, Hà Lan,..). 2. Tác động của các cuộc phát kiến địa lý về mặt văn hóa, xã hội 2.1. Về mặt văn hóa Phát kiến địa lý được coi như một “Cuôc cách mạng thật sự” trong lĩnh vực giao thông và tri thức: Lần đầu tiên con người hình dung được hình ảnh chính xác về hành tinh, về bề rộng hình thái Trái Đất. Các nhà thám hiểm bằng những chuyến đi thực tế đầy dũng cảm của mình đã chứng minh cho giả thuyết Trái đất hình cầu.,… Phát kiến địa lý còn đóng góp quyết định về lý luận cũng như thực tiễn cho sự phát hiện ra loài người ở mọi nơi trên Thế Giới đều giống nhau. Như thế, phát kiến địa lý đã đem lại cho loài người những hiểu biết về những con đường mới, những vùng đất mới, những dân tộc mới,… Nhờ có những con đường mới mà người ta tìm ra nhiều vùng đất mới, dân tộc mới để truyền bá, học hỏi văn hóa với nhau. Một nền văn hóa thế giới bắt đầu hình thành do việc xuất bản và truyền bá của các loại sách, các tập du kí và bản đồ địa lý giữa các châu lục. Đó là sự tiếp xúc giữa nhiều nền văn minh, văn hóa khác nhau. Một sự tiếp xúc văn hóa diễn ra do các cá nhân có nguồn gốc văn hóa khác nhau như các giáo sĩ, nhà buôn, những người khai phá vùng đất mới, những quân nhân,… Mang ý nghĩa to lớn cho sự giao lưu Đông – Tây. 2.2. Về mặt xã hội Một làn sóng di chuyển dân cư lớn trên thế giới trong thế kỉ XVI-XVIII với những dòng người Châu Âu di chuyển sang Châu Mĩ, Châu Úc. Nhiều nô lệ da đen cũng bị cưỡng bức rời khỏi quê hương xứ sở sang Châu Mĩ. Phát kiến địa lý còn đem về cho tầng lớp thương nhân châu Âu những nguyên liệu quý giá vô tận, những kho vàng bạc, châu báu khổng lồ mà chúng cướp được ở châu Mỹ, châu Á và châu Phi. Tầng lớp thương nhân châu Âu ngày càng giàu có, đóng vai trò quan trọng trong đời sống chính trị - xã hội và trở thành giai cấp tư sản, đồng thời người thợ thủ công cùng nông dân nghèo bị tước đoạt tư liệu sản xuất hình thành giai cấp vô sản. Những cuộc phát kiến địa lý này cũng gây ra không ít hậu quả tiêu cực như nạn cướp bóc thuộc địa, buôn bán nô lệ da đen và sau này là chế độ thực dân, gây nhiều đau khổ cho nhân dân các nước thuộc địa. Trong đó hệ quả quan trọng nhất của phát kiến địa lý là góp phần quan trọng trong việc hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu, ra đời giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. 9
  10. III. Ảnh hưởng của các cuộc phát kiến địa lý đến quan hệ quốc tế 1. Ảnh hưởng tích cực: Các cuộc phát kiến địa lý đã mở ra một trang mới cho lịch sử châu Âu và cả thế giới. Đây được xem như những dấu mốc có ý nghĩa vô cùng quan trọng và tất thảy những biến chuyển ở mọi châu lục trên thế giới từ sau thế kỷ XVI đều được xem như hệ quả của các cuộc phát kiến này. Các cuộc phát kiến địa lý đã giúp mở rộng thị trường kinh tế châu Âu và thế giới; qua đó thúc đẩy sự giao thương, buôn bán, sự phát triển nhanh chóng của các ngành kinh tế: Công – thương – thủ công nghiệp. Nhiều công ty thương mại lớn được thành lập như: công ty Đông Ấn, Tây Ấn của Hà Lan..v..v Quan hệ giữa các nước giữa các châu lục, khu vực khác nhau ngày càng được tăng cường và phát triển. Việc mở rộng thị trường kinh tế quốc tế đã thúc đẩy năng suất kinh tế, số lượng, chủng loại và chất lượng hàng hóa ngày càng được chú trọng gia tăng nhằm phục vụ như cầu buôn bán và trao đổi giữa các quốc gia. Ngoài ra, các cuộc phát kiến địa lý còn là tiền đề để hình thành tuyến đường thương mại giữa 3 châu lục: Châu Âu, Châu Á và Châu Phi. Từ đó, góp phần hình thành nên “Tam giác mậu dịch” giữa Châu Âu, Châu Phi và Châu Mỹ. Trung tâm thương mại thế giới dần chuyển từ Địa Trung Hải sang Đại Tây Dương. Các cuộc phát kiến địa lý đem lại những đóng góp lớn lao cho sự phát triển của khoa học. Những hiểu biết về địa lý, thiên văn và hàng hải được mở rộng thêm. Từ đó, phát triển nhiều hơn các ngành nghiên cứu, các bộ môn nghiên cứu những vấn đề liên quan đế thế giới như: dân tộc học, địa chất học, ngôn ngữ học..v..v Chính nhờ những bộ môn này, con người dần có thể lĩnh hội nhiều kiến thức về thế giới, về những dân tộc khác, những nền văn hóa khác; qua đó góp phần gắn kết các nước lại với nhau hơn, mối quan hệ trở nên khăng khít và khoảng cách văn hóa không còn là vấn đề nan giải và bí ẩn. Việc tìm ra những vùng đất mới, những châu lục mới không chỉ mở mang tri thức về văn hóa, tôn giáo, xã hội cho loài người; mà thông qua đó còn đẩy nhanh quá trình hội nhập và giao thương quốc tế giữa các quốc gia, bước đầu hình thành nền văn hóa thế giới. Đến lúc này, mối quan hệ quốc tế đã vượt qua khuôn khổ nhỏ hẹp giữa một số nước trong từng khu vực, liên quan đến nhiều quốc gia thuộc các châu lục, xoay quanh nhiều vấn đề trên phạm vi thế giới. Châu Âu tìm thấy những nguồn tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản cũng như nguồn lực dành cho lao động dồi dào. Nhờ đó, công cuộc khai hoang đất đai và phát triển công nghiệp ở Châu Âu ngày càng phát triển như vũ bão lúc bấy giờ. Đây chính là một trong những nguyên nhân và ảnh hưởng chính yếu tạo tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản. Chính sự ra đời của chủ nghĩa tư bản đã kéo theo nhiều biến động trong quan hệ quốc tế thời bấy giờ. 2. Ảnh hưởng tiêu cực: Bên cạnh những tác động tích cực nói trên, các cuộc phát kiến địa lý cũng đã để lại không ít hậu quả đau khổ cho một phần nhân loại mà nhiều thế hệ sau vẫn không ngừng khắc phục. Dưới chế độ thực dân tàn bạo, mở đầu là ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, bọn cai trị biến một bộ phận người dân nơi đây thành tay sai cho bọn chúng, cướp bóc của cải vật chất, đặt ra những thứ thuế khóa nặng nề lên nhân dân để phục vụ cho mục đích cai trị của chúng, gây đau khổ cho nhân dân các nước thuộc địa. Nảy sinh nạn buôn bán người da đen. Các nhà tư sản đã bắt họ sang các nước phát triển ở Châu Âu để làm nô lệ. Họ bị bắt làm việc trong các nhà máy xí nghiệp công nặng nhiều giờ, bị bóc lột sức lao động nặng nề; điều kiện sống không đảm bảo, phải sống các căn phòng bẩn thỉu, ẩm thấp với rất nhiều người khác. KẾT LUẬN Các cuộc phát kiến địa lý trong lịch sử loài người có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của thế giới, nó đã mở ra một trang mới trong lịch sử của loài người. Những phát kiến địa lý đã mở ra nền tri thức mới cho con người, những chân trời mới như trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, thiên văn học, địa lý hang hải,…. Từ đó các nước tích lũy được nguồn tư bản nguyên thủy, thúc đẩy nhanh sự tan rã của chế độ phong kiến, tạo điều kiện ra đời của chủ nghĩa tư bản. Những phát kiến địa lý ra đời cũng chính là sự kiện tác động trực tiếp cũng như gián tiếp đến sự biến động về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của các nước ở châu Âu cũng như ở các châu lục khác trong thời kỳ cận đại qua nhiều biểu hiện và mang lại nhiều kết quả, hệ quả khác nhau nhưng đều mang ý nghĩa quan trọng quyết định cho những ảnh hưởng sau này. 10
  11. Những phát kiến địa lý để lại những tác động tích cực cũng như hệ quả tiêu cực trong thời kỳ này. Đồng thời các phát kiến địa lý cũng có ý nghĩa lịch sử vô cùng quan trong và có vai trò to lớn đối với châu Âu và quan hệ quốc tế thế giới. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2