intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương môn Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam

Chia sẻ: Nguyenduc Duyet | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:19

1.051
lượt xem
135
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ thế kỉ I đến thế kỉ X là thời kỳ hinh thành và phát triển quan hệ sản xuất phong kiến. Nền kinh tế, cơ bản vẫn là nền kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp. Công cụ sắt được sử dụng khá phổ biến trong nông nghiệp năng suất không ngừng nâng cao. Chế độ lien minh bộ lạc bị phá vỡ, chế độ lạc hầu lạc tướng bị suy sụp, chế độ châu, huyện, lệ thuộc được hình thành. Trong xã hội có sự phân chia giai cấp: sĩ nông công thương....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương môn Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam

  1. LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM Câu 1: Quan điểm nhân sinh, bản thể thời kỳ Bắc thuộc? Từ thế kỉ I đến thế kỉ X là thời kỳ hinh thành và phát triển quan hệ sản xuất phong kiến. Nền kinh tế, cơ bản vẫn là nền kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp. Công cụ sắt được sử dụng khá phổ biến trong nông nghiệp năng suất không ngừng nâng cao. Chế độ lien minh bộ lạc bị phá vỡ, chế độ lạc hầu lạc tướng bị suy sụp, chế độ châu, huyện, lệ thuộc được hình thành. Trong xã hội có sự phân chia giai cấp: sĩ nông công thương. Trong suốt thời kỳ bắc thuộc các tập đoàn phong kiến trung quốc kế tiếp nhau thực hiện chính sách đồng hóa dân tộc việt. Thời kỳ này cũng là thời kỳ truyền bá các học thuyết nho, đạo và phật giáo vào Việt nam. Người Việt tiếp thu tam giáo có chọn lọc, kết hợp với tín ngưỡng dân gian bản địa từ đó hình thành quan niệm mới về vũ trụ, nhân sinh. Về vũ trụ, họ thường thần thánh hóa các hiện tượng tự nhiên. Tư tưởng thờ trời còn khá phổ biến. trong tâm thức của người Việt trời là đấng tối cao. Tiếp thu dịch học Trung quốc người Việt gắn cho trời tính dương, còn đất mang tính âm, âm dương hòa hợp, chuyển hóa tạo ra vạn vật. Trời tuy cao, xa nhưng vẫn gần gũi với con người, cứu giúp con người lúc nguy lan. Giữa trời và đất, trời và người có sự giao cảm linh ứng. Do ảnh hưởng của nho giáo người Việt tin vào mệnh trời. quan niệm về trời tuy mang tính duy tâm, thần bí song cũng là dễ hiểu bởi nó phản ánh cuộc sống còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên của cư dân nông nghiệp và trình độ nhận thức còn hạn chế của người việt thời kỳ này. Đất trong tư duy của người Việt bao giờ cũng dày và tối được xem là một thế giới riêng. Đất còn được xem là người mẹ sinh ra, nuôi lớn con người. khi chết người ta lại trở về với đất mẹ. Do ảnh hưởng của nho giáo nên người việt tin rằng “tử tất quy tổ”, do đó khi chon cất thường tìm nơi đắc địa để đặt mồ mả. Ngoài trời, đất thì nước cũng là một yếu tố quan trọng trong tư duy người Việt. nước cũng mang tính âm, nước là nguồn gốc của mọi sự sinh sôi, nảy nở của các loại cây trồng. Tín ngưỡng thờ Tứ pháp nói lên vai trò quan trọng của nước trong sản xuất nông nghiệp. Ở
  2. nhiều làng xã việt nam, do ảnh hưởng của Phật giáo trong các lễ hội dân gian có tục rước nước tắm tượng. Theo quan niêm của người Việt không gian có ba vùng chính là Trời, đất và nước. Đó chính là không gian sinh tồn của con người, là hệ thống sinh thái nhân văn giữa con người với môi trường tự nhiên. Quan niệm về không gian như trên mang tính thần bí, duy tâm thể hiện sự nhận thức chủ quan của cư dân nông nghiệp kém phát triển. Cùng với không gian, thời gian cũng là yếu tố quan trọng đối với cuộc sống của người Việt. Coi trọng hiện tại song không bao giờ quên quá khứ và luôn lạc quan tin tưởng ở tương lai là một đặc điểm trong tư duy của người Việt. Là cư dân nông nghiệp người việt chú trọng tới thời tiết và đã biết tiếp thu âm lịch của người trung quốc vào sản xuất và sinh hoạt. Họ cho rằng có ngày tốt và ngày xấu, giờ tốt và giờ xấu. ngày sóc và ngày vọng hàng tháng các gia đình thường làm lễ cúng thần phật cầu may. Về nhân sinh, nếu người phương Tây thiên về tư duy hướng ngoại thì người Việt lại thiên về tư duy hướng nội, thế giới nội tâm được chú trọng, chiêm nghiệm, khám phá. Để tồn tại và phát triển một mặt người Việt phải tiếp tục di dưỡng những giá trị văn hóa truyền thống mặt khác phải tiếp biến những giá trị văn hóa bên ngoài bản địa chúng bổ sung vào bảng giá trị truyền thống. Do ảnh hưởng của nho giáo người Việt đã rất chú trọng tới việc xây dựng gia đinh, dòng họ. Trong gia đình, dòng họ điều cốt lõi là con người phải có đức hiếu. Hiếu là biểu hiện của nhân, là nguồn gốc của trung. Với người Việt hiếu kính với cha mẹ là giá trị tinh thần, là nội dung đạo đức trong gia đình, ăn sâu vào nếp nghĩ, lối sống. Hiếu kính với cha mẹ không phải chỉ là sự thể hiện tình cảm, lòng biết ơn còn là trách nhiệm, nghĩa vụ của người con. Đạo hiếu nhắc nhở con cháu không những chỉ hiếu thảo với ông bà cha mẹ mà còn phải hiếu đễ với anh chị em trong gia tộc. Như vậy, có thể nói thời kỳ Bắc thuộc là thời kỳ hình thành và phát triển những quan niệm về bản thể, nhân sinh của cộng đồng người Việt. Những quan niệm ấy là sự tiếp nối tư tưởng thời kỳ Hùng Vương, có sự tiếp biến tư tưởng Tam giáo, phản ánh cuộc sống xã hội của một thời kỳ đấu tranh oanh liệt chống thiên tai và địch họa.
  3. Câu 2: Những nội dung cơ bản của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ X – XV? 1. Bối cảnh lịch sử: Sang thế kỷ 10 lịch sử Việt Nam bước sang một thời kỳ mới – thời kỳ xây dựng và phát triển quốc gia phong kiến độc lập, thời kỳ hình thành và phát triển nền văn hóa Đại Việt. Nhìn chung các triều đại phong kiến thời kỳ này đặc biệt chú ý đến sản xuất nông nghiệp. Lực lượng sản xuất được phát triển, các vùng đất mới được mở mang, các công trình thủy lợi được tiến hành, cắt cử các quan chức trông coi việc đê điều, lễ cày tịch điển được tiến hành vào dịp đầu năm nhằm khuyến khích phát triển nông nghiệp. Chính sách ngụ binh ư nông có tác dụng bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất trong thời bình. Hình thức sở hữu ruộng đất khá phong phú, trong đó sở hữu nhà nước về ruộng đất chiếm đa số, đó là công diền, công thổ của làng xã. Các triều đại phong kiến ban hành những chính sách khác nhau trong việc quản lý đất đai nhằm kích thích sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh mẽ như chính sách quân điền, lộc điền dưới thời Lê sơ. Bên cạnh đó, thủ công nghiệp cũng có những bước phát triển mới, các ngành nghề thủ công truyền thống như gốm, đan lát, mộc, … không những có bước phát triển mới về kỹ thuật mà cong ngày càng phát triển rộng khắp trong các vùng nông thôn. Tại kinh thành Thăng Long đã hình thành các phường thợ chuyên sản xuất và bán một mặt hàng. Ngoài ra, thương nghiệp cũng đã có những bước phát triển nhất định. Cảng biển Vân Đồn phát triển khá sầm uất dưới thời Lý. Về mặt xã hội, kết cấu giai cấp có sự thay đổi đáng kể. giai cấp địa chủ quý tộc phong kiến nắm quyền thống trị xã hội. Giai cấp địa chủ quý tộc ngày càng tăng dần qua các triều đại. Giai cấp bị trị là nông dân, thợ thủ công, nông nô, nô tỳ,… trong xã hội tồn tại 2 mối mâu thuẫn xã hội giữa địa chử phong kiến với nông dân, và khi đất nước bị xâm lược thì xuất hiện thêm mâu thuẫn giữa dân tộc với kẻ thù xâm lược. mâu thuẫn này có lúc gay gắt có lúc bình thường tùy theo sự thịnh suy của cà triều đại phong kiến. Để xây dựng và phát triển các quốc gia phong kiến độc lập các triều đại tiến hành tổ chức thi cử chọn người tài bổ sung vào hàng ngũ quan lại giúp việc thong qua việc phát triển giáo dục, 2. Nội dung tư tưởng:
  4. a. Tư tưởng về xây dựng và phát triển quốc gia phong kiến độc lập: - Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn: Thể hiện sự nhận thức chính trị căn bản và sâu sắc. Lý Công Uẩn gắn việc dời đô với việc dựng nước nhằm củng cố nền độc lập dân tộc. Dời đô nhằm đáp ứng nhu cầu của thực tiễn chứ không phải việc làm tùy tiện của cá nhân. Với chiếu dời đô Lý Công Uẩn đã khẳng định ý thức, tư tưởng về việc xây dựng một quốc gia phong kiến độc lập. Việc dời đô về Thăng Long phản ánh yêu cầu phát triển mới của đất nước, chứng tỏ khả năng, lòng tin và quyết tâm của cả dân tộc giữ vững nền độc lập. - Năm 1054 vua Lý Nhân Tông cho đổi tên nước thành Đại Việt, điều đó thể hiện tinh thần tự tôn dân tộc và ý thức bình đẳng sâu sắc - Bài thơ thần của Lý Thường Kiệt: Trong cuộc kháng chiến chống Tống quyết liệt - Nguyễn Trãi với bài Cáo Bình Ngô: - Lê Thánh Tông với việc ý thức về quốc gia dân tộc là việc cho vẽ bản đồ đất nước Việt Nam: b. Tư tưởng yêu nước: Tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm là một nội dung chủ đạo trong đời sống xã họi thời kỳ xây dựng và phát triển quốc gia phong kiến độc lập. Nó được biểu hiện rất rõ trong tinh thần đoàn kết của quân dân ta trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược: - Đầu tiên, phải kể đến chiến thắng của Lê Hoàn (vua Lê Đại Hành) đánh tan quân xâm lược Tống tại cửa sông Bạch Đằng. - Tiếp đến là cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ hai toàn thắng của nhà Lý dưới sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Lý Thường Kiệt cùng với sự đồng tâm nhất trí của quân dân cả nước. - Khi nói đến chiến thắng quân xâm lược thời kỳ này không thể không nói tới ba lần chiến thắng quân Nguyên – Mông của quân dân nhà Trần với những chiến thắng đã đi vào vào lịch như Bạch Đằng, Chương Dương, Đông Bộ Đầu… - Và một chiến thắng không thể không nói tới trong giai đoạn này đó là thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đánh tan quân xâm lược Minh, giành lai độc lập tự do, đưa đất
  5. nước ta bươc vào một giai đoạn phát triển mới. Giai đoạn phát triển cực thịnh của nhà nước phong kiến độc lập ở Việt Nam. Đây là những bằng chứng hùng hồn nói lên tinh thần yêu nước của quân dân Đại Việt, những chiến công chống giặc ngoại xâm oanh liệt khiến cho lòng tự hào dân tộc được bồi đắp, niềm tin vào tương lai của dân tọc được khẳng định, nhận thức mới về sự tồn tại phát triển của đất nước được nâng lên. c. Tư tưởng thân dân được hình thành và phát triển là một yếu tố góp phần làm tăng them sức mạnh của các triều đại phong kiến Việt Nam. - Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn: Ông đã rất chú trọng đến ý dân, lòng dân khi tiến hành các hoạt động chính trị. Để thực hiện việc dời đô ông nói: trên vâng mệnh trời dưới theo ý dân. - Trần Quốc Tuấn cho rằng: Việc khoan thư sức dân, tranh thủ sự đồng lòng của nhân dân là kế sâu rễ bền gốc, phương châm chiến lược lâu dài để xây dựng, phát triển quốc gia độc lập. - Các vị vua nhà Trần: tiêu biểu là vua Trần Minh Tông “hết thảy dân sinh đều là đồng bào của ta, nỡ lòng nào ta để cho bốn bể khốn cùng”. Dưới triều Trần những nông nô, nô tỳ có công đánh giặc như Yết Kiêu, Dã Tượng, Phạm Ngũ Lão… đều được đánh giá rất cao và đều trở thành những tướng cầm quân giỏi. - Nguyễn Trãi: Tư tưởng thân dân phát triển và đạt tới đỉnh cao ở Nguyễn Trãi. Là một nhà Nho ông hiểu rõ tư tưởng của Mạnh Tử: Dân vi bản, quân vi khinh, xã tắc thứ chi. Khi đất nước bị quân xâm lược giày xéo ông chỉ đau đáu một điều là làm sao để cứu dân cứu nước, bình ngô sách của ông cũng được xây dựng trên cơ sở của tư tưởng thân dân, theo ông cứu nước phải cứu dân, việc nhân nghĩa cốt ở yên dân. Khi đất nước được thái bình thịnh trị thì mọi việc ông làm đều nhằm mục đích là cho dân giàu, nước mạnh. Đây là tư tưởng tiến bộ mang tính nhân văn sâu sắc. Nó phản ánh sự phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam khi lợi ích giai cấp thống trị còn gắn với lợi ích quốc gia dân tộc và không đối kháng gay gắt với lợi ích của dân chúng. Tuy nhiên, tư tưởng này vẫn còn bị hạn chế bởi thế giới quan của giai cấp địa chủ phong kiến, người dân lao động chưa được
  6. nhìn nhận và đánh giá đầy đủ, họ chỉ được coi là thứ dân, là dân đen, là bậc tiểu nhân mà thôi. d. Tư tưởng đạo đức: Cũng là một trong những nội dung quan trọng trong đời sống tư tưởng VN thế kỷ X – XV. Việc xây dựng và phát triển nhà nước phong kiến đòi hỏi phải có ý thức hệ phong kiến trong đó có ý thức đạo đức. Lấy Nho giáo làm hệ tư tưởng, giai cấp phong kiến đặc biệt đề cao tư tưởng về trung, nghĩa, hiếu, nhân xem đó là những đức tính cơ bản của con người. Đối với người quân tử thì trung – nghĩa là quan hệ vua tôi, là rường cột của xã tắc, vì lợi ích của vua và triều đình phong kiến. Ta có thể thấy được rất nhiều tấm gương tiêu biểu và lòng trung nghĩa vì quốc gia dân tộc, vì dân vì nước giai đoạn này như Tô Hiến Thành dưới triều Lý (khi vâng di chiếu phò ấu chúa, Tô Hiến Thành nói: Bất nghĩa mà được giàu sang đó không phải là điêu người trung thần nghĩa sĩ vui làm), Trần Quốc Tuấn đã biết dẹp tình riêng, đặt lợi ích của quốc gia dân tộc lên trên hết để trung với vua với nước, Lê Hiểu Phụng, Trương Hán Siêu… Và tư tưởng đạo đức ở giai đoạn này trên lập trường tư tưởng Nho giáo đạt đến đỉnh cao ở Nguyễn Trãi. Ông không quan niệm trung quân một cách máy móc giáo điều khô cứng như quan niệm của Tống Nho là: Quân xử thần tử thần bất tử bất trung. Mà ông biết đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết. Khi nhà Hồ không còn đại diện cho quyền lợi của quốc gia dân tộc thì ông đã phò Lê Lợi cứu nước. Không phải nhà Nho nào thời bấy giờ cũng có lập trường, quan điểm tiến bộ và làm được như ông. e. Tư tưởng tôn giáo: - Phật giáo: sau gần 10 thế kỷ du nhập vào nước ta đến nay có điều kiện phát triển. Đây là giai đoạn phát triển cực thịnh của PG Việt Nam, đặc biệt là dưới triều Lý – Trần Phật giáo đã trở thành quốc giáo. PG có ảnh hưởng sâu rộng và lớn mạnh trong đời sống xã hội lúc bấy giờ. Các nhà sư đồng thời cũng là những nhà trí thức của xã hội và cũng là những trụ cột của triều đình. Nhưng PG dần mất vị trí của mình trong đời sống xã hội bắt đầu từ cuối thời Trần và nó đã nhường dần vị trí của mình trên vũ đài chính trị cho Nho
  7. giáo. Song nó vẫn được phát triển trong đời sống của nhân dân, của xã hội , nó vẫn song hành cùng tồn tại với NG và Đạo giáo. - Nho giáo: Với tư cách là hệ tư tưởng của giai cấp thống trị, được coi là nguyên tắc, khuôn mẫu soi sáng cho hoạt động quản lý xã hội của các vương triều phong kiến Việt Nam từ thế kỷ X – XV. NG du nhập vào Việt Nam cùng với bước chân của quân xâm lược phương Bắc từ những năm đầu công nguyên, nhưng chính vì nó theo bước chân của quân xâm lược vào nước ta và nó chủ yếu là công cụ thống trị của giai cấp cầm quyền nên nó đã không thể phát triển mạnh được tại nước ta. Mà mãi đến thế kỷ 10 nó mới bắt đầu được các triều đình phong kiến Việt Nam chú ý phát triển và nó phát triển cực thịnh trở thành quốc giáo của Việt Nam vào thế kỷ 15 dưới thời Lê sơ và đạt được những thành tựu rực rỡ nhất dưới triều đại vua Lê Thánh Tông. NG đề cao những qui tắc đạo đức hướng xã hội vào khuôn phép, trật tự phong kiến với phương châm: tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. - Đạo giáo: Cùng với PG, NG đạo giáo cũng có vị trí khá quan trọng trong đời sống xã hội. Nếu PG giúp con người rõ lẽ sinh tử, hướng tới tự do tuyệt đối. NG giúp con người đạt được danh vọng thì đạo giáo đề cao cá nhân, góp phần giải tỏa những bức xúc tâm lý trong con người. Thường lúc trẻ người ta tìm đến NG mong đường công danh, lúc về già hoặc lúc không gặp thời, thất thế người ta tìm đến với ĐG sống cảnh an nhàn. ĐG ảnh hưởng khá sâu sắc tới nhiều tầng lớp trong xã hội kể cả những người đã theo PG, NG. Tư tưởng tôn giáo là một yếu tố tạo nên kiến trúc thượng tầng xã hội phong kiến, là một thành tố của văn hóa, tư tưởng tông giáo còn góp phần tạo nên bản sắc văn hóa Đai Việt. Nó phản ánh một giai đoạn lịch sử đầy hào hùng và oanh liệt trong sự nghiệp xây dựng quốc gia độc lập tự chủ. Câu 3: Tư tưởng về quốc gia và quốc gia độc lập thời kỳ từ TK X - XV? 1. Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn: 2. Bài thơ thần của Lý Thường Kiệt: 3. Nguyễn Trãi với bài Cáo Bình Ngô: 4. Lê Thánh Tông với việc ý thức về quốc gia dân tộc là việc cho vẽ bản đồ đất nước Việt Nam: Câu 4: Tư tưởng của Nguyễn Trãi?
  8. 1. Tiểu sử: Nguyễn Trãi (1380 – 1442) hiệu là Ức Trai, cha là Nguyễn Ứng Long (Nguyễn Phi Khanh), mẹ là Trần Thị Thái con gái qua Tư đồ Trần Nguyên Đán. Quê gốc vốn ở làng Chi Ngại huyện Phương Nhỡn (nay là Chí Linh, Hải Dương) nhưng đã di cư sang làng Ngọc Ổi (sau đổi là làng Nhị Khê) Thường Tín, Hà Tây. Năm 20 tuổi ông thi đậu Thái học sinh (Tiến sĩ) triều Hồ, được sung chức Ngự sử đài chánh chưởng. Khi quân Minh xâm lược nước ta, ông đã tham gia phong trào Lam Sơn, phò giúp Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh, giành lại độc lập cho đất nước. Trong thời gian kháng Minh, ông là quân sư của Lê Lợi. Trong thời kỳ đầu của triều Lê, ông giữ chức Nhập nội hành khiển, kiêm Thượng thư bộ Lại và chức Giám nghị Đại phu, kiêm Tri tam quán sự, chức Hàn lâm viện thừa chỉ kiêm Quốc tử giám. Chính hoàn cảnh lịch sử, hoạt động thực tiễn, thiên tài trí tuệ và nhân cách vĩ đại của ông đã làm cho tư tưởng của ông có nhiều giá trị không chỉ đối với đương thời mà còn có ý nghĩa mãi về sau. Sách lịch sử tư tưởng Việt Nam viết: "Tên tuổi của ông sáng chói trên cuốn sử vàng của dân tộc. Có được vị trí đó, không những do cuộc đời, đức độ và ý thức vì dân, vì nước của ông, mà quan trọng hơn là do tư tưởng của ông đã đạt tới tầm cao của thời đại, ông đã khái quát được những vấn đề có tính quy luật của công cuộc cứu nước và dựng nước, chỉ ra được tầm quan trọng của nhận thức lý luận trong hoạt động thực tiễn, từ đó nâng tư duy của dân tộc lên một trình độ mới". 2. Cuộc đời và sự nghiệp: 1. Quan điểm tư tưởng: a. Tư tưởng yêu nước đã được phát triển lên một tầm cao mới. Với ông yêu nước là thương dân, căm thù giặc. về chữ Trung b. Tư tưởng về quốc gia và quốc gia độc lập đã đạt tới mức hoàn thiện được thể hiện rõ trong bài Bình Ngô đại cáo. Chân lý về sự tồn tai độc lập có chủ quyền của nước Đại Việt là có cơ sở chắc chắn từ thực tiễn lịch sử. Như nước Đại Việt ta từ trước
  9. Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác. Ông đưa ra những yếu tố căn bản để xác định độc lập chủ quyền của dân tộc: cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, nền văn hiến lâu đời. Đầu tiên, Nguyễn Trãi đã chú ý đến lãnh thổ, nhấn mạnh tính xác định của lãnh thổ. Trước kia, lãnh thổ nước ta chỉ được hiểu một cách chung chung như: nằm ở phương Nam, phía nam Ngũ Lĩnh… nhưng Nguyễn Trãi cho rằng từ xưa Giao Chỉ không phải là đất của Trung Quốc, vì “đất cõi Giao Nam thực là nơi ngoài cương giới” , hoăc “An Nam xưa bị Trung Quốc chiếm từ thời Tần, Hán trở đi. Phương chi trời đã phân cách Nam Bắc, có núi cao sông lớn, bờ cõi rành rành”. Tiếp đến, Nguyễn Trãi nhắc đến yếu tố phong tục tập quán, nền văn hiến để khẳng định ý thức, tư tưởng về quốc gia độc lập. Theo ông, một nước có văn hiến phải có đạo, có người quân tử, có hành động có việc làm vừa hợp lòng người vừa thuận mệnh trời. Và thêm nữa ông khẳng định về quốc gia Đại Việt độc lập là có lịch sử riêng, chế độ riêng với “hào kiệt không bao giờ thiếu”: Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau Song hào kiệt đời nào cũng có. Những yếu tố về lãnh thổ, về văn hóa, lịch sử được Nguyễn Trãi đưa ra là căn cứ đầy sức thuyết phục để chứng minh quyền độc lập tự chủ của Đại Việt. Một lần nữa khẳng định tư tưởng về quốc gia và chủ quyền quococs gia của ông. c. Tư tưởng đạo đức: Của Nguyễn Trãi được xây dựng và phát triển trên cơ sở tư tưởng của Nho giáo nhưng có những giá trị tích cực, nó bao chứa tư tưởng nhân văn sâu sắc – tư tưởng vì người lao động. Trong ngũ luân,Nguyễn Trãi đặc biệt chú ý đến quan hệ vua tôi, bạn bè. Về chữ Trung: Ông không quan niệm trung quân một cách máy móc giáo điều khô cứng như quan niệm của Tống Nho là: Quân xử thần tử thần bất tử bất trung. Mà ông biết đặt
  10. lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết. Khi nhà Hồ không còn đại diện cho quyền lợi của quốc gia dân tộc thì ông đã phò Lê Lợi cứu nước. Trung không còn là Trung với một triều đại mà còn là Trung với nước, biết chọn vua sáng để thờ, biết làm cho vua có tài đức, biết giúp vua đưa đất nước đến thái bình thịnh trị. Điều này không phải nhà Nho nào thời bấy giờ cũng có lập trường, quan điểm tiến bộ và làm được như ông. Về chữ Nhân: Ông trong quan niệm của ông không phải là lòng thương người chung chung mà là lòng thương đối với người nghèo khổ. Về chữ Trí: Trí không phải là hiểu biết sách hiền mà còn là những kiến thức cuộc sống, sự vận dụng dụng kiến thức đó vào cứu nước cứu dân. d. Tư tưởng thân dân: Là một nhà Nho ông hiểu sâu sắc tư tưởng của Mạnh Tử: Dân vi bản, quân vi khinh, xã tắc thứ chi. Suốt 10 năm bị giam ở thành Đông Quan, ông nghĩ cách cứu dân cứu nước. “Bình Ngô sách” của ông được xây dựng trên cơ sở tư tưởng thân dân. Theo ông, “cứu nước phải cứu dân”, “việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”. Ông chỉ ra nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Minh do Lê Lợi lãnh đạo: “Quân không quá mươi vạn nhưng ai cũng một lòng” và ông chỉ rõ nguyên nhân thất bại của nhà Hồ là: “Quân của họ Hồ trăm vạn người trăm vạn lòng”. Trong chiến tranh cũng như trong thời bình ông biết tôn trọng cộng đồng và bồi dưỡng cộng đồng. Ông chú ý trăm lo quyền lợi và nghĩa vụ của mọi người. Chăm lo sức dân vì thấy sức mạnh to lớn của nhân dân: “Mến người có nhân là dân, chở thuyền và lật thuyền cũng là dân”. “Thuyền bị lật mới tin dân mạnh như nước”. Mọi việc làm đều theo ý dân, nếu dân ủng hộ thì làm, chống đối thì bỏ: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu Khó vạn lần dân liệu cũng xong” Cả cuộc đời Nguyễn Trãi luôn đấu tranh cho một xã hội lý tưởng, trong đó xã tắc thái bình, dân chúng no đủ. e. Tư tưởng nhân nghĩa: Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi tiềm ẩn như quặng quý mà ta cần phải khai thác, nhưng khi lộ thiên nó lại càng lấp lánh hơn bởi tấm lòng yêu nước thương dân sáng ngời.
  11. Ông xem nhân nghĩa là đường lối chính trị, là chính sách cứu nước và dựng nước, trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm cũng như trong bảo vệ hòa bình: “Kẻ nhân giả lấy yếu chế mạnh, kẻ nghĩa giả lấy ít địch nhiều” hay “lấy đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy trí nhân để thay cường bạo”. Cao hơn nữa nhân nghĩa còn được ông xem là cơ sở đạo đức, là chuẩn mức trong chính sách đối xử, là nguyên tắc giải quyết công việc, là phương pháp luận cho mọi suy nghĩ hành động: “Đạo làm tướng lấy nhân nghĩa làm gốc, lấy chí dũng làm của”, “Phàm mưu việc lớn lấy nhân nghĩa làm gốc nên công to việc lớn phải lấy nhân nghĩa làm đầu”. Nhân nghĩa còn thể hiện ở việc tha cho hàng binh để tuyệt mối chiến tranh sau này, để tiếng thơm muôn đời. Và nó còn được thể hiện ở việc ông lên án chiến tranh, yêu hòa bình: đồ binh khí là thứ hung bạo, đánh nhau là việc nguy hiểm, thánh nhân bất đắc dĩ mới dung đến. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đã đạt đến tư tưởng nhân đạo cao cả. f. Quan niệm về thời và thế của Nguyễn Trãi: Trong hoạt động thực tiễn, Nguyễn Trãi đã chú trọng tới quan hệ nhân quả. Ông cho rằng mọi việc đều có nguyên nhân, có nhân ắt có quả, nhân nào quả ấy: “Phải cẩn thận lúc trước để tính lúc sau Phải làm việc lớn từ việc nhỏ”. Mỗi hành động phải biết dụng thời và thế. Ông nói “xét biết thời cơ mà lượng sức mình là một con người có tri thức’. Ông xem mệnh trời và vận trời là yếu tố khách quan quyết định xu thế của thời đại vì lẽ trời, mệnh trời quy định lòng người. Còn sức người, tính năng động, tính quyết đoán, tính mục đích là yếu tố chủ quan đóng vai trò quan trọng. Trong bài phú núi Chí Linh ông viết: ‘Biết người, biết mình hay yếu hay mạnh”. Chính vì phân tích mối quan hệ chủ quan và khách quan đúng đắn mà ông tìm ra, phát hiện ra “thời cơ” là lúc hoàn cảnh khách quan thuận lợi để hoạt động chủ quan của con người đạt được kết quả không ngờ. Ông kêu gọi: “Thời sao, thời sao! Thực không nên lỡ”. Từ hiểu thời, thời mới thông biến. Đó là điều đáng quý ở người quân tử. Mặt khác, ông không những sâu sắc về lý luận mà còn giỏi về thực tiễn, không thụ động chờ thời mà chủ động tạo thời, phải tạo dựng lực lượng chủ quan để đón thời, tức là tạo “thế”, vì có thời mà không có thế thì thời cơ bị bỏ lỡ mất. “Được thời có thế thì mất biến thành còn, nhỏ
  12. hóa ra lớn; mất thời không thế thì mạnh hóa ra yếu, yếu lại thành nguy. Sự thay đổi đó chỉ trong khoảng bàn tay”. Cho nên, điều đáng quý ở người tuấn kiệt là biết thời thế hiểu sự biến mà thôi”. Từ sự phân tích thời thế, chủ quan và khách quan ông đưa ra phương pháp lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh và đã thành công. Điều này chứng tỏ tư duy luận của ông ở thời đó là hoàn toàn đúng đắn và nó vẫn còn có ý nghĩa lý luận về sau.  Có thể nói Nguyễn Trãi là một đại biểu tư tưởng lớn của thế kỷ 15, là ngôi sao khuê trên nền văn hóa Đại Việt. Ông là nhà Nho yêu nước, là đại diện cho tần lớp quý tộc mới có lợi ích gắn liền với lợi ích dân tộc. Tư tưởng yêu nước vì dân của ông là động lực cho mọi hoạt động chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, khoa học văn hóa. Tư duy của Nguyễn Trãi đã đạt đến trình độ biện chúng. Ông nhìn nhận sự vật trong mối liên hệ, trong sự chuyển hóa, sự phát triển. Tư duy vừa có chiều sâu, vừa có sức khái quát không những phản ánh hiện thực cuộc sống đầy biến động mà còn góp phần hướng dẫn cải tạo xã hội. Câu 5: Tư tưởng của Lê Thánh Tông? 1. Cuộc đời và sự nghiệp: Ông còn có tên là Hạo, hiệu Thiên Nam Động chủ, sinh ngày 27 tháng Bảy năm Nhâm Tuất 1442 tại nhà ông ngoại ở mạn tây nam Quốc Tử Giám, nay là khu đất chùa Huy Văn, Hà Nội. Lê Thánh Tông (25/7/1442-3/3/1497). Tên thật của ông là Lê Tư Thành. Ông là vị vua thứ năm của triều Lê, là con thứ 4 của vua Lê Thái Tông và bà Tiệp dư Ngô Thị Ngọc Dao. Vốn bà Tiệp Dư có mang Tư Thành bị bà phi Nguyễn Thị Anh mưu hại. Nguyễn Trãi và vợ là Nguyễn Thị Lộ đã cứu giúp và đưa đi lánh nạn, sinh ra ông ở chùa Huy Văn (nay thuộc khu vực quận Đống Đa, Hà Nội). Thuở nhỏ Tư Thành sống ngoài cung, 4 tuổi được đón về phong vương, cho học hành cùng các thân vương. Ông lên ngôi năm 38 tuổi, đặt niên hiệu là Quang Thuận (1460-1469) và Hồng Đức (1470-1497). Sử gia đời sau coi Thánh Tông là vị vua “tư trời cao siêu, anh minh quyết đoán, có hùng tài đại lược”, "là bậc vua anh hùng, tài lược, dù Vũ Đế nhà Hán, Thái Tông nhà Đường cũng không hơn được" 2. Quan điểm tư tưởng:
  13. Trực tiếp tác động đến tư tưởng của Lê Thánh Tông là những nét tích cực nhất của truyền thống tổ tông và tư tưởng của Nguyễn Trãi. Ông thừa hưởng ở triều Lê Thái Tổ (1428-1433) tư tưởng “ấn định luật lệ, chế tác lễ nhạc... xây dựng quan chức, thành lập phủ huyện”[6], tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi; thừa hưởng ở triều Lê Thái Tông (1434-1442) tinh thần “bên trong ức chế quyền thần, bên ngoài đánh dẹp di địch, trọng đạo sùng Nho, mở khoa thi, chọn kẻ sĩ”[6]; thừa hưởng ở triều Lê Nhân Tông (1443-1459) quan niệm “thương người làm ruộng, yêu muôn dân”[6]. Đối với tư tưởng ngoại lai, nhất là Nho Trung Quốc, Lê Thánh Tông có tinh thần Việt hoá một cách tích cực a. Thế giới quan (những tư tưởng triết học) của LTT: - Quan điểm nhân sinh quan của Lê Thánh Tông: Giống như nhiều nhà tư tưởng phương Đông cổ trung đại, thế giới quan của Lê Thánh Tông mang màu sắc duy tâm, ông thừa nhận có trời trong khi vẫn băn khoăn ở sức mạnh chủ quan của con người. Lê Thánh Tông thừa nhận con người (cũng như vạn vật trong vũ trụ) luôn sinh thành, biến hoá không ngừng theo đạo của nó. “Đạo” không phải cái gì khác hơn là đạo trời - một thế lực vô hình và huyền diệu, có sức mạnh giữ cho “âm” - “dương” được “trung hoà”, từ đó mà tác thành nên vạn vật. Sự mâu thuẫn trong thế giới quan duy tâm của Lê Thánh Tông biểu hiện ở chỗ: một mặt, ông quan niệm mọi sự thịnh suy đều phó mặc cho trời, dẫn đến tư tưởng “an phận thủ thường”, phủ nhận sự tiến hoá; mặt khác, ông lại xem xét sự vật trong sự vận động, biến đổi, ông luôn thực thi những biện pháp canh tân, đổi mới trên tất cả các mặt của đời sống xã hội (từ nông nghiệp đến quân sự, từ giáo dục - thi cử đến văn - thơ...) với một niềm tin mãnh liệt về sự tốt đẹp hơn đang ở phía trước. Thực ra, tư tưởng Lê Thánh Tông thiên về nhân sinh quan xã hội, trực tiếp đề ra các lý lẽ vận dụng trong đời sống của con người nhằm xây dựng các mối quan hệ xã hội, trật tự xã hội tốt đẹp hơn. - Quan điểm đạo đức: Trong rất nhiều quan điểm đạo đức vượt lên trên và bao trùm tất cả là đức Nhân. Theo nghĩa hẹp, “Nhân” là yêu người (ái nhân); theo nghĩa rộng, “Nhân” là đạo sống của con người phải hợp với trời đất, với “thiên lý”. “Nhân” là đức lớn của người quân tử.
  14. Muốn làm được điều nhân cần phải có một tấm lòng trong sáng không gợn chút dục vọng, phải thành thật, hết lòng hết dạ. Nhân là đức cơ bản làm nền tảng cho đạo đức Nho giáo nhưng quan niệm “Nhân” của Lê Thánh Tông hướng tới sự thực dụng, chứ không dừng lại ở những suy lý đơn thuần. Vượt lên “sự tâng bốc” Tống Nho đương thời, Lê Thánh Tông quan niệm “Nhân” gần gũi với đời sống xã hội, với tâm hồn, tình cảm của người dân Đại Việt. Không những thế, ông còn gắn lý luận với thực tiễn, chủ trương xây dựng hệ thống pháp luật nhằm điều chỉnh hành vi của các cá nhân và xã hội trong vòng trật tự, mà ở đó nguyên tắc nhân đạo cũng được tính đến như một nguyên tắc quan trọng Đối với “lễ”, “nhân” là chất, là nội dung được biểu hiện ra hình thức là lễ nghĩa, lễ nghi trong sinh hoạt vật chất và tinh thần của xã hội. Cũng như những người theo đuổi mục tiêu “đức trị”, Lê Thánh Tông rất coi trọng lễ nghĩa. Nhiều khi chỉ xét đến lễ nghĩa cũng đủ để kết luận phẩm chất, đức hạnh của một người là tốt hay xấu. Thậm chí, ông còn coi “lễ” là tiêu chí cao nhất để phân biệt giữa con người có tính người với loài cầm thú. “Lễ” ở đây là những quy phạm, những chuẩn mực đạo đức nhằm điều chỉnh hành vi của con người trong xã hội. Song nếu đề cao một cách cực đoan “lễ” thì chỉ là hình thức sáo rỗng mà thôi, biểu hiện ra ngoài là sự rườm rà lễ nghi, nghi thức gây nên nhiều phiền toái, tiêu cực trong xã hội. “Lễ nghĩa để sửa tốt lòng dân, nông tang để có đủ cơm áo. Hai điều đó là việc cần kíp của chính sự, là chức trách của các quan nuôi giữ dân” Tiếp thu tư tưởng Nguyễn Trãi về “Nhân - Trí - Dũng”, Lê Thánh Tông với cương vị một bậc quân vương, rất nhấn mạnh trí và dũng, coi đó là một cặp song hành không thể thiếu trong một con người biết hành đạo. Muốn đạt được đức Nhân, con người cần phải có trí dũng. Bởi vì chỉ có như thế, con người mới có khả năng và bản lĩnh xét đoán sự việc, phân biệt phải trái, hiểu thấu đạo lý; từ đó mà hành động hợp với “thiên lý”. Nếu “nhân” là cây tùng, cây bách thì “trí” và “dũng” là huyết mạch, cành lá của cây, giúp cây hút dưỡng chất, thở khí trời mà sum suê, xanh tốt. “Trí” bao hàm “tri”, song “trí” không chỉ là sự học rộng hiểu sâu mà còn là năng lực vận dụng sáng tạo những điều hiểu biết đó vào trong cuộc sống của con người. “Dũng” là bản lĩnh của con người
  15. trong hoạt động thực tiễn. Nó bao gồm sự tỏ rõ chính kiến, sự tự chủ bản thân, sự uy vũ khi cần thiết và sự khắc phục khó khăn không nao núng. Kết hợp hài hoà tuỳ theo hoàn cảnh giữa việc dùng văn hay dùng võ cũng là cái dũng của kẻ trí, nhất là trong việc trị nước. Khi đất nước đã thái bình thì “chính là lúc sửa sang việc văn, tạm dẹp việc võ”. Dù là người chủ trương “đức trị”, Lê Thánh Tông trọng văn nhưng không khinh võ. “dũng” còn là sự thẳng thắn chỉ ra sai lầm và nhận sai lầm nếu mình mắc phải. Mối quan hệ giữa trí và dũng là mối quan hệ tương hỗ tạo nên một con người vừa có tài vừa biết sử dụng tài năng của mình vào việc hữu ích. Có trí mà không có dũng thì khó làm được việc mà trí bị bỏ phí, còn có dũng mà không có trí thì làm việc dễ thất bại (hữu dũng vô mưu). Người nào hội tụ đủ ba đức cần thiết: Nhân, trí, dũng - ấy là người có sức mạnh làm nên nghiệp lớn. Do đó, không phải vô cớ mà Nguyễn Trãi - ngôi sao sáng nhất của thế kỷ XV- đã tập trung xây dựng hệ thống giá trị “nhân - trí - dũng” trên cơ sở kế thừa quan niệm “ngũ thường” của Nho giáo làm thước đo cơ bản để đánh giá con người. Đến Lê Thánh Tông, “nhân - trí - dũng” một lần nữa được khẳng định là một hệ thống có thể tồn tại độc lập tương đối với “ngũ thường”: Về chữ Trung phải được đặt lên hàng đầu, là tấm lòng son sắt trước sau không đổi, tựa như mặt trời sáng chói. Lê Thánh Tông cũng ca ngợi những phẩm chất khác của con người mà Nho giáo ít khi đề cập tới như lòng trong sáng, thanh bạch, khí tiết thanh cao, rắn rỏi, coi thường danh lợi, v.v... b. Đường lối chính trị của LTT Lê Thánh Tông được các trung thần Nguyễn Xí, Đinh Liệt rước lên ngôi ở độ tuổi thanh niên sung sức (18 tuổi) sau khi dẹp xong loạn Nghi Dân, giúp ông có được niềm tin và ý thức chấn hưng triều đại, đem lại thái bình, no ấm cho muôn dân, giàu mạnh cho đất nước. Ý thức này giữ vai trò định hướng cho mọi tư tưởng và hoạt động trị nước của ông. Ông tỏ ra là một nhà tổ chức vô cùng tài giỏi, có tinh thần cải cách táo bạo và một ý chị tự cường dân tộc mạnh mẽ.
  16. Xét những tư tưởng, đường lối trị nước của ông, có nhà nghiên cứu nhận định triều Lê Thánh Tông để lại dấu ấn của một cá tính mạnh. Ông đóng vai trò quan trọng đưa đất nước đi vào ổn định, kỷ cương bằng việc kết hợp hài hoà lễ trị và pháp trị, Lê Thánh Tông canh tân mọi mặt một cách căn bản và đặt trên nền tảng cai trị bằng luật pháp. Một đỉnh cao tiêu biểu của pháp trị thời Lê Thánh Tông là cho ban hành bộ Luật Hồng Đức; đồng thời đưa khoa cử thành nền nếp, đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước. Trong đường lối đối ngoại, ông tỏ ra là người có tầm nhìn chiến lược khi một mặt giữ vững cương thổ phía Bắc, mặt khác mở mang lãnh thổ xuống phía Nam, nâng cao vị thế Đại Việt. Các chính sách mang tính khai phóng đã được tiến hành, như mở mang đồn điền, khai khẩn đất đai, khuyến nông, nuôi dưỡng sức nước bằng việc làm tăng trưởng sức dân nhưng quan trọng nhất là chính sách ruộng đất với chế độ lộc điền và quân điền. Chính sách này cho phép giải quyết khá ổn thoả mối quan hệ sở hữu ruộng đất giữa nhà nước với quý tộc quan lại và giữa nhà nước với nhân dân Chính sách này cho phép giải quyết khá ổn thoả mối quan hệ sở hữu ruộng đất giữa nhà nước với quý tộc quan lại và giữa nhà nước với nhân dân. Ý thức về quốc gia và quốc gia độc lập chính là sự quản lý lãnh thổ chặt chẽ, biên cương được bảo vệ vững chắc. Tư tưởng về xây dựng một Nhà nước độc lập, thống nhất trên cơ sở bảo toàn và mở rộng lãnh thổ của Lê Thánh Tông là một quan niệm nhất quán, được biểu hiện rất rõ nét qua các chính sách và hành vi chính trị cụ thể của ông. Hành chính nước Đại Việt ta với 5 đạo từ Lê Thái Tổ, Lê Thánh Tông chia thành 15 đạo, rồi dổi gọi là thừa tuyên. Dười thừa tuyên là phủ, huyện, châu, tổng, xã. Hệ thống quan lại cũng được đặt lại từ trung ương xuống địa phương, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước. Nhờ vậy, sự quản lý lãnh thổ chặt chẽ, biên cương được bảo vệ vững chắc.Trình độ quản lý đạt đến đỉnh cao, thể hiện rõ trong việc biên vẽ bản đồ quy mô toàn quốc. Các sử gia phong kiến cũng như các nhà chính trị, các nhà nghiên cứu đương đại đã nhắc và sẽ còn nhắc nhiều nữa về câu nói của Lê Thánh Tông trong lời Dụ quan Thái bảo Lê Cảnh Huy vào năm 1471: “Một thước núi , một tấc sông của ta có lẽ nào tự
  17. nhiên vứt bỏ đi được. Phải kiên quyết tranh luận, không để họ lấn dần. Nếu họ không theo, còn có thể sai sứ sang tận triều đình của họ, biện bạch rõ lẽ phải trái. Nếu người nào dám đem một thước núi, một tấc đất đai của Thái Tổ để lại để làm mồi cho giặc, kẻ ấy sẽ bị trừng trị nặng (chu di)”[2]. Câu nói đó biểu lộ ý chí mãnh liệt của Lê Thánh Tông trong việc bảo vệ nền độc lập dân tộc và lãnh thổ quốc gia, đồng thời có thể được xem như một quan niệm chính trị rất cơ bản trong nhận thức về Nhà nước của ông. f. Chủ trương độc tôn Nho giáo: Nho giáo phát triển cực thịnh dưới thời LTT, nhà nước độc tôn Nho giáo, các sách kinh điển của Nho giáo được in ấn phát hành rộng rãi. Giáo dục được coi trọng. Từ năm 1422 nhà nước quy định cứ 3 năm có một kỳ thi hương và một kỳ thi hội. thi hương để chọn “sinh đồ” (tú tài), người đứng đầu thi hương gọi là giải nguyên. Thi Hội để chọn “cống đồ” (cử nhân), người đứng đầu thi hội gọi là hội nguyên. Thi đình để chọn Tiến sĩ, đứng đầu thi đình là trạng nguyên. LTT cho dựng bia Tiến sĩ và tổ chức lễ vinh quy bái tổ cho những người đỗ đạt cao trong các kỳ thi đình. Đây cũng là một trong những hình thức khuyến khích việc học hành thi cử của Nho sĩ thời bấy giờ. Lê Thánh Tông rất trọng việc học, từng ra Chiếu khuyến học khuyên dụ học trò, sĩ tử, nho sinh trong cả nước ngày đêm chăm lo đạo học của mình. Thật đúng như Phan Huy Chú trong “Lịch triều hiến chương loại chí” đã ghi nhận: “Khoa cử các đời thịnh nhất là đời Hồng Đức, đời sau không thể theo kịp”. Nền giáo dục khoa cử nước ta thịnh đạt đặc biệt và vai trò của tri thức được đề cao chưa có thời nào được như thời Lê Thánh Tông. Ngoài Hàn lầm viện, Quốc sử viện, Nhà Thái học, Quốc Tử giám là các cơ quan văn hóa giáo dục lớn của Nhà nước, Thánh Tông còn cho xây Kho bí thư để chứa sách, và lập Hội Tao đàn do ông làm Tao đàn Nguyên súy, vừa sáng tác thơ văn vừa nghiên cứu phê bình. Dưới thời Lê Thánh Tông hệ thống các quan điểm đạo đức đều dựa trên những quan điểm đạo đức của Nho giáo như nhân, lễ, nghĩa, trí, dũng… Cho nên có thể đánh giá sự đề cao Nho học trong thời kỳ này có tác dụng hoàn thiện ý thức hệ phong kiến, thiết lập trật tự xã hội, đưa xã hội tiến lên.
  18. Nho giáo tuy giữ địa vị độc tôn nhưng cũng phải chịu sự chi phối của ý thức dân tộc. Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế, phải biến đổi, đi vào dân gian, nhập với dòng tư tưởng dân gian để tồn tại. “Hai đối cực tư tưởng” này tác động qua lại lẫn nhau tạo nên diện mạo tư tưởng Việt Nam thời đại Lê sơ với những đặc sắc của nó. g. Tư tưởng thân dân: Ông được sinh ra và lớn lên trong dân gian sau đó được các trung thần đưa lên ngôi sau khi dẹp xong loạn Nghi Dân chính vì vậy mà mọi tư tưởng và hành động của ông khi trị vì đất nước luôn giữ được sự gần gũi với dân chúng. Tư tưởng thân dân của nhà vua khá rõ trong câu thơ “Nuôi dân là phải lấy ăn làm đầu”, không để cho dân đói rét, lấy niềm vui được mùa của dân làm niềm vui của mình. Chính vì ý thức như thế nên, nhà vua lập ra nhà Tế sinh nuôi những người nghèo đơn độc, đau yếu không ai chăm sóc và nơi nào dân bị dịch bệnh thì phải cứu chữa ngay. c. Những hạn chế của LTT: Chủ nghĩa chủ quan trong tư tưởng Lê Thánh Tông biểu hiện ở ý thức bản ngã quân chủ nơi ông. Luôn đánh giá cao bản thân và triều đại mình trị vì, ông viết: "Ba chén rượu tự xem mình ngang bậc thánh" và "Đừng nói sinh ra không gặp thời Nghiêu Thuấn". Tự coi mình là trung tâm trong mối quan hệ với mọi người, ông ví mình với mặt trời còn người khác là "trăm loài hoa cỏ hướng về mặt trời tranh nhau phô vẻ tươi tốt". Tư tưởng chủ quan trên có căn cứ ở sự ổn định tạm thời của chế độ xã hội phong kiến hoàn bị. Mầm mống bất ổn định của nó vẫn tồn tại trong bản thân nền kinh tế tự nhiên dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất của một bộ phận người là vua và tầng lớp quý tộc, quan lại Mặc dù vẫn lưu ý quan điểm “lấy dân làm gốc”, nhưng nhiều khi ông không thể nhìn thấy vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và cải tạo đất nước; dẫn đến những lý lẽ "Nước vô công chừ nước vô tư/ Nước là dân chừ thuyền là vua/ Nước dìm đò chừ nước chở đò" (Lam Sơn Lương Thủy phú) dường chỉ là mớ lý thuyết suông với tính chất kinh viện cố hữu của nó. Điều đó thể hiện ở những hạn chế của ông trong công việc lãnh đạo đất nước: ông có ý thức xây dựng một bộ máy nhà nước siêu mạnh song lại trở thành một bộ máy quan liêu cồng kềnh và can thiệp quá sâu
  19. vào đời sống nhân dân - triệt tiêu vai trò chủ thể năng động sáng tạo của quần chúng. Xét cho cùng, đây cũng chỉ là một kiểu củng cố quyền lực tối cao vào tay cá nhân đại diện cho giai cấp thống trị phong kiến là nhà vua khiến cho quan hệ “phục tùng mệnh lệnh” vẫn là rường cột trong nhà nước Đại Việt thế kỷ XV. Khi đó tự hào biến thành tự mãn, đánh dấu sự thoái hoá về tư tưởng và chùn bước về hành động. Bên cạnh đó, sự tuyệt đối hoá đạo đức Nho giáo quyết định sự hình thành “Đạo người” của Lê Thánh Tông. Ông chủ trương đề cao những người quân tử, kẻ sĩ xuất thân từ Nho gia: "Đừng cho văn chương là mọt đục khoét/ áo mũ của quan lại triều đình vốn từ nhà nho mà ra". Ông không thấy được một cách khách quan rằng tác dụng của đạo đức đó làm cho xã hội ổn định là do sự phù hợp của nó với hiện thực đương thời, cho nên dẫn đến khẳng định tính vĩnh cửu của tư tưởng Nho giáo. Lê Thánh Tông không thể không thấy rằng hệ thống đạo đức thời đó đã đạt đến hoàn thiện nhất định. Các chuẩn mực đạo đức được xây dựng hợp lý và có giá trị thực tiễn. Nó tham gia tích cực vào sự điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, hành vi của con người và xã hội, bên cạnh sự điều chỉnh cưỡng bức của luật pháp. Nhìn chung, tư tưởng Lê Thánh Tông là một hiện tượng phức tạp; có những ưu điểm lớn, đồng thời lại có những hạn chế. Tính hai mặt đó không những kiềm chế lẫn nhau làm cho tư tưởng của ông mang tính không thuần nhất và hạn chế khả năng đạt tới những đỉnh cao trong lĩnh vực tư tưởng của Lê Thánh Tông.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0