Tiểu luận “Phân tích bản chất của phạm trù giá trị thặng dư. Trong bộ tư bản C. Mác đã phân tích như thế nào về phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư”
lượt xem 930
download
Để đạt mục đích làm giàu tối đa của mình nhà tư bản đã mua sức lao động của công nhân kết hợp với tư liệu sản xuất để sản xuất ra sản phẩm, thu về giá trị thặng dư . Nhưng nhà tư bản bao giờ cũng chỉ trả một phần giá trị sức lao động cho người...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận “Phân tích bản chất của phạm trù giá trị thặng dư. Trong bộ tư bản C. Mác đã phân tích như thế nào về phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư”
- TRƯỜNG …………………. KHOA………………. ----- ----- TIỂU LUẬN Phân tích bản chất của phạm trù giá trị thặng dư. Trong bộ tư bản C. Mác đã phân tích như thế nào về phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư
- PHẦN I : MỞ ĐẦU Theo đánh giá của V.I Lênin, lí luận giá trị thặng dư là “hòn đá tảng của học thuyết kinh tế của Mác” và học thuyết kinh tế của C. Mác là “nội dung căn bản của chủ nghĩa Mác”. Để đạt mục đích làm giàu tối đa của mình nhà tư bản đã mua sức lao động của công nhân kết hợp với tư liệu sản xuất để sản xuất ra sản phẩm, thu về giá trị thặng dư . Nhưng nhà tư bản bao giờ cũng chỉ trả một phần giá trị sức lao động cho người công nhân thông qua hình thức tiền lương và bóc lột giá trị thặng dư do người công nhân sáng tạo ra trong quá trình sản xuất. Trong xã hội tư bản, mối quan hệ giữa tư bản và lao động là mối quan hệ cơ bản, sâu sắc nhất, xuyên qua tất cả các quan hệ sản xuất của xã hội đó. Giá trị thặng dư, phần giá trị do lao động của công nhân làm thuê sáng tạo ra ngoài sức lao động và bị nhà tư bản chiếm không, phản ánh mối quan hệ cơ bản nhất đó. Giá trị thặng dư do lao động không công của công nhân làm thuê sáng tạo ra là nguồn gốc làm giàu của giai cấp các nhà tư bản, sản xuất ra giá trị thặng dư là cơ sở tồn tại của chủ nghĩa tư bản. Toàn bộ hoạt động của nhà tư bản hướng đến tăng cường việc tạo ra giá trị thặng dư thông qua hai phương pháp cơ bản là tạo ra giá trị thặng dư tuyệt đối và tạo ra giá trị thặng dư tương đối. Do vậy, sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa cho nhà tư bản là nội dung chính của quy luật giá trị thặng dư. Nó tác động đến mọi mặt của xã hội tư bản. Nó quyết định sự phát sinh, phát triển của chủ nghĩa tư bản và sự thay thế nó bằng một xã hội khác cao hơn, là quy luật vận động của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Việc nghiên cứu phạm trù giá trị thặng dư và các phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư có ý nghĩa quan trọng, là chìa khóa dẫn đến những vấn đề khác trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Phân tích bản chất của phạm trù giá trị thặng dư. Trong bộ tư 1
- bản C. Mác đã phân tích như thế nào về phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư” cho bài tập lớn của mình. Do thời gian có hạn, nên bài viết không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định. Vậy tôi kính mong các quí thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để bài viết được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy giáo PGS.TS Phạm Quang Phan đã giúp đỡ tôi hoàn thành bài tập lớn này. 2
- PHẦN II LÍ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ I- PHẠM TRÙ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ: 1- Sự chuyển hoá tiền tệ thành tư bản: Mọi tư bản lúc đầu đều biểu hiện dưới hình thái một số tiền nhất định. Nhưng bản thân tiền không phải là tư bản, mà tiền chỉ biến thành tư bản khi được sử dụng để bóc lột lao động của người khác. Nếu tiền được dùng để mua bán hàng hoá thì chúng là phương tiện giản đơn của lưu thông hàng hoá và vận động theo công thức: Hàng- Tiền- Hàng(H-T-H), nghĩa là sự chuyển hoá của hàng hoá thành tiền tệ, rồi tiền tệ lại chuyển hoá thành hàng. Còn tiền với tư cách là tư bản thì vận động theo công thức: Tiền - Hàng - Tiền (T-H-T), tức là sự chuyển hoá tiền thành hàng và sự chuyển hoá ngược lại của hàng thành tiền. Bất cứ tiền nào vận động theo công thức T-H-T đều được chuyển hoá thành tư bản. Do mục đích của lưu thông hàng hoá giản đơn là giá trị sử dụng nên vòng lưu thông chấm dứt ở giai đoạn hai. Khi những người trao đổi đã có được giá trị sử dụng mà người đó cần đến. Còn mục đích lưu thông của tiền tệ với tư cách là tư bản không phải là giá trị sử dụng, mà là giá trị, hơn nữa là giá trị tăng thêm. Vì vậy nếu số tiền thu bằng số tiền ứng ra thì quá trình vận động trở nên vô nghĩa. Do đó, số tiền thu về phải lớn hơn số tiền ứng ra, nên công thức vận động đầy đủ của tư bản là: T-H-T’, trong đó T’= T + ∆T. ∆T là số tiền trội hơn so với số tiền ứng ra, C. Mác gọi là giá trị thặng dư. Số tiền ứng ra ban đầu chuyển hoá thành tư bản. Vậy tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư. Mục đích của lưu thông T- H-T’ là sự lớn lên của giá trị, là giá trị thặng dư, nên sự vận động T-H-T’ là không có giới hạn, vì sự lớn lên của giá trị là không có giới hạn. Sự vận động của mọi tư bản đều biểu hiện trong lưu thông theo công thức T- H-T’, do đó công thức này được gọi là công thức chung của tư bản. 3
- Tiền ứng trước, tức là tiền đưa vào lưu thông, khi trở về tay người chủ của nó thì thêm một lượng nhất định (∆T). Vậy có phải do bản chất của lưu thông đã làm cho tiền tăng thêm, và do đó mà hình thành giá trị thặng dư hay không? Các nhà kinh tế học tư sản thường quả quyết rằng sự tăng thêm đó là do lưu thông hàng hoá sinh ra. Sự quả quyết như thế là không có căn cứ. Thật vậy, trong lưu thông nếu hàng hoá được trao đổi ngang giá thì chỉ có sự thay đổi hình thái của giá trị, còn tổng số giá trị, cũng như phần giá trị thuộc về mỗi bên trao đổi là không đổi. Về mặt giá trị sử dụng, trong trao đổi cả hai bên đều không có lợi gì. Như vậy, không ai có thể thu được từ lưu thông một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị đã bỏ ra (tức là chưa tìm thấy nguồn gốc sinh ra ∆T). C.Mác cho rằng trong xã hội tư bản không có bất kì một nhà tư bản nào chỉ đóng vai trò là người bán sản phẩm mà lại không phải là người mua các yếu tố sản xuất. Vì vậy khi anh ta bán hàng hoá cao hơn giá trị vốn có của nó, thì khi mua các yếu tố sản xuất ở đầu vào các nhà tư bản khác cũng bán cao hơn giá trị và như vậy cái được lợi khi bán sẽ bù cho cái thiệt hại khi mua. Cuối cùng vẫn không tìm thấy nguồn gốc sinh ra ∆T. Nếu hàng hoá được bán thấp hơn giá trị, thì số tiền mà người đó sẽ được lợi khi là người mua cũng chính là số tiền mà người đó sẽ mất đi khi là người bán. Như vậy việc sinh ra ∆T không thể là kết quả của việc mua hàng thấp hơn giá trị của nó. Mác lại giả định rằng trong xã hội tư bản có một loại nhà tư bản rất lưu manh và xảo quyệt, khi mua các yếu tố sản xuất thì rẻ, còn khi bán thì đắt. Điều này chỉ giải thích được sự làm giàu của những thương nhân cá biệt chứ không thể giải thích được sự làm giàu của tất cả giai cấp tư sản, vì tổng số giá trị trước lúc trao đổi cũng như trong và sau khi trao đổi đều không thay đổi mà chỉ có sự thay đổi trong việc phân phối giá trị giữa những người trao đổi mà thôi. Và Mác kết luận rằng đây chẳng qua là hành vi móc túi lẫn nhau giữa các nhà tư bản trong cùng giai cấp. 4
- Vậy từ ba trường hợp cụ thể trong lưu thông Mác cho rằng: Trong lưu thông không thể tạo ra giá trị và giá trị thặng dư vì vậy không thể là nguồn gốc sinh ra ∆T. Ở ngoài lưu thông Mác xem xét cả hai yếu tố là hàng hoá và tiền tệ: Đối với hàng hoá ngoài lưu thông: Tức là đem sản phẩm tiêu dùng hay sử dụng và sau một thời gian tiêu dùng nhất định thì thấy cả giá trị sử dụng và giá trị của sản phẩm đều biến mất theo thời gian. Đối với yếu tố tiền tệ: Tiền tệ ở ngoài lưu thông là tiền tệ nằm im một chỗ. Vì vậy không có khả năng lớn lên để sinh ra ∆T. Vậy ngoài lưu thông khi xem xét cả hai yếu tố hàng hoá và tiền tệ đều không tìm thấy nguồn gốc sinh ra ∆T. “ Vậy là tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông và cũng không thể xuất hiện ở bên ngoài lưu thông. Nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời không phải trong lưu thông” (C.Mác: Tư bản. NXB Sự thật, HN, 1987, Q1, tập 1,tr 216). Đó là mâu thuẫn của công thức chung của tư bản. Khi Mác trở lại lưu thông lần thứ hai và lần này Mác đã phát hiện ra rằng: Ở trong lưu thông người có tiền là nhà tư bản phải gặp được một người có một thứ hàng hoá đặc biệt đem bán, mà thứ hàng hoá đó khi đem tiêu dùng hay sử dụng nó có bản tính sinh ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó, hàng hoá đặc biệt đó chính là sức lao động. 2- Hàng hoá - sức lao động: Số tiền chuyển hoá thành tư bản không thể tự làm tăng giá trị mà phải thông qua hàng hoá được mua vào (T-H). Hàng hoá đó phải là một thứ hàng hoá đặc biệt mà giá trị sử dụng của nó có đặc tính là nguồn gốc sinh ra giá trị. Thứ hàng hoá đó là sức lao động mà nhà tư bản đã tìm thấy trên thị trường. Như vậy, sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực tồn tại trong cơ thể con người, thể lực và trí lực mà người đó đem ra vận dụng trong quá trình sản xuất ra một giá trị sử dụng. 5
- Không phải bao giờ sức lao động cũng là hàng hoá, mà sức lao động chỉ biến thành hàng hoá trong những điều kiện lịch sử nhất định. C.Mác đã nhấn mạnh sức lao động chỉ trở thành hàng hoá khi có đủ hai điều kiện tiền đề: Một là, người lao động phải tự do về thân thể, phải làm chủ được sức lao động của mình và có quyền đem bán cho người khác. Vậy người có sức lao động phải có quyền sở hữu sức lao động của mình. Hai là, người lao động phải tước hết tư liệu sản xuất để trở thành người vô sản và bắt buộc phải bán sức lao động, vì không còn cách nào khác để sinh sống. Sự tồn tại đồng thời hai điều kiện nói trên tất yếu dẫn đến chỗ sức lao động biến thành hàng hoá là điều kiện chủ yếu quyết định của sự chuyển hoá tiền thành tư bản. Cũng như những hàng hoá khác, hàng hoá - sức lao động cũng có hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng. Giá trị của hàng hoá sức lao động là giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết để nuôi sống người công nhân, vợ con anh ta; những yếu tố tinh thần, dân tộc, tôn giáo của người công nhân, những chi phí đào tạo người công nhân. Giá trị hàng hoá sức lao động giống giá trị hàng hoá thông thường ở chỗ: Nó phản ánh một lượng lao động hao phí nhất định để tạo ra nó. Nhưng giữa chúng có sự khác nhau căn bản: Giá trị của hàng hoá thông thường biểu thị hao phí lao động trực tiếp để sản xuất hàng hoá nhưng hàng hoá - sức lao động lại là sự hao phí lao động gián tiếp thông qua việc sản xuất ra những vật phẩm tiêu dùng để nuôi sống người công nhân. Còn hàng hoá sức lao động ngoài yếu tố vật chất, nó còn có yếu tố tinh thần lịch sử, dân tộc, yếu tố gia đình và truyền thống, nghề nghiệp mà hàng hoá thông thường không có. Cũng giống như các hàng hoá thông thường, hàng hoá sức lao động có khả năng thoả mãn những nhu cầu nhất định nào đó của người mua. Nhưng giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động có thuộc tính đặc biệt, nó khác hoàn toàn với hàng hoá thông thường ở chỗ: Khi đem tiêu dùng hay sử dụng nó thì không 6
- những không bị tiêu biến theo thời gian về giá trị và giá trị sử dụng mà ngược lại nó lại tạo ra một lượng giá trị mới c + m ( c + m > v, với v là giá trị sử dụng của bản thân nó). Khoản lớn lên được sinh ra trong quá trình sử dụng sức lao động chính là ∆T hay giá trị thặng dư. Từ đó Mác kết luận: Hàng hoá - sức lao động là nguồn gốc tạo ra giá trị hơn thế nữa là tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Bởi vì, sức lao động càng đem tiêu dùng hay sử dụng thì người công nhân hay người lao động càng tích luỹ được kinh nghiệm nghề nghiệp, càng nâng cao năng suất lao động. Vì vậy sẽ làm giảm giá trị hay mức tiền lương mà nhà tư bản đã trả cho họ. Vì vậy, dưới chủ nghĩa tư bản, giai cấp tư bản rất ưa thích loại hàng hoá đặc biệt này. Vậy quá trình người công nhân tiến hành lao động là quá trình sản xuất ra hàng hoá và đồng thời là quá trình tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân giá trị sức lao động. Phần lớn hơn đó chính là giá trị thặng dư mà nhà tư bản đã chiếm đoạt. Như vậy, hàng hoá - sức lao động có thuộc tính là nguồn gốc sinh ra giá trị. Đó là đặc điểm cơ bản nhất của hàng hoá - sức lao động so với các hàng hoá khác. Nó là chìa khoá để giải thích tính mâu thuẫn của công thức chung của tư bản. 3- Bản chất giá trị thặng dư: Nói chung, trong nền sản xuất hàng hoá dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, giá trị sử dụng không phải là mục đích. Giá trị sử dụng được sản xuất chỉ vì nó là vật mang giá trị trao đổi. Nhà tư bản muốn sản xuất ra một giá trị sử dụng có một giá trị trao đổi, nghĩa là một hàng hoá. Hơn nữa, nhà tư bản muốn sản xuất ra một hàng hoá có giá trị lớn hơn tổng giá trị những tư liệu sản xuất và giá trị sức lao động mà nhà tư bản đã bỏ ra để mua, nghĩa là muốn sản xuất ra một giá trị thặng dư. Vậy quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư. C.Mác viết: “ Với tư cách là sự thống nhất giữa hai quá trình lao động và quá trình tạo ra giá trị thì quá trình sản xuất là một quá trình sản xuất hàng hoá; với tư cách là sự 7
- thống nhất giữa quá trình lao động và quá trình làm tăng giá trị thì quá trình sản xuất là một quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, là hình thái tư bản chủ nghĩa của nền sản xuất hàng hoá”. Quá trình lao động với tư cách là quá trình nhà tư bản tiêu dùng sức lao động có hai đặc trưng: Một là, người công nhân lao động dưới sự kiểm soát của nhà tư bản giống như những yếu tố khác của sản xuất được nhà tư bản sử dụng sao cho có hiêụ quả nhất. Hai là, sản phẩm làm ra thuộc sở hữu của nhà tư bản, chứ không phải của người công nhân C.Mác đã lấy ví dụ về việc sản xuất sợi ở nước Anh làm đối tượng nghiên cứu quá trình sản xuất giá trị thặng dư. Để nghiên cứu, Mác đã sử dụng phương pháp giả định khoa học thông qua giả thiết chặt chẽ để tiến hành nghiên cứu: Không xét đến ngoại thương, giá cả thống nhất với giá trị, toàn bộ giá trị tư liệu sản xuất đem tiêu dùng chuyển hết một lần vào giá trị sản phẩm và chỉ nghiên cứu trong nền kinh tế tái sản xuất giản đơn. Từ các giả định đó, Mác đưa ra một loạt các giả thiết để nghiên cứu: Nhà tư bản dự kiến kéo 10 kg sợi; giá 1 kg bông là 1 đôla; hao mòn thiết bị máy móc để kéo 5 kg bông thành 5 kg sợi là 1 đôla; tiền thuê sức lao động 1 ngày là 4 đôla; giá trị mới 1 giờ lao động của công nhân là 1 đôla và chỉ cần 4 giờ người công nhân kéo được 5 kg bông thành 5 kg sợi. Từ đó, có bảng quyết toán như sau: Tư bản ứng trước Giá trị của sản phẩm mới Lao động cụ thể của công Giá 10 kg bông 10 đôla nhân bảo tồn và chuyển giá 10 đôla trị 10 kg bông vào 10 kg sợi. Hao mòn máy móc 2 đôla Khấu hao tài sản cố định 2 đôla 8
- Tiền thuê sức lao động 4 đôla Giá trị mới do 8 giờ lao 8 đôla trong một ngày động của người công nhân tạo ra Tổng chi phí sản xuất 16 đôla Tổng doanh thu 20 đôla Nhà tư bản đối chiếu giữa doanh thu sau khi bán hàng (20 đôla) với tổng chi phí tư bản ứng trước quá trình sản xuất (16 đôla) nhà tư bản nhận thấy tiền ứng ra đã tăng lên 4 đôla, 4 đôla này được gọi là giá trị thặng dư. Từ sự nghiên cứu trên, chúng ta rút ra một số nhận xét sau: Một là, nghiên cứu quá trình sản xuất giá trị thặng dư chúng ta nhận thấy mâu thuẫn của công thức chung của tư bản đã được giải quyết. Việc chuyển hoá tiền thành tư bản diến ra trong lĩnh vực lưu thông và đồng thời không diễn ra trong lĩnh vực đó. Chỉ có trong lưu thông nhà tư bản mới mua được một thứ hàng hoá đặc biệt, đó là hàng hoá sức lao động. Sau đó nhà tư bản sử dụng hàng hoá đó trong sản xuất, tức là ngoài lĩnh vực lưu thông để sản xuất giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Do đó tiền của nhà tư bản mới biến thành tư bản. Hai là, phân tích giá trị sản phẩm được sản xuất ra (10 kg sợi), chúng ta thấy có hai phần: Giá trị những tư liệu sản xuất nhờ lao động cụ thể của người công nhân mà được bảo tồn và di chuyển vào giá trị của sản phẩm mới (sợi) gọi là giá trị cũ. Giá trị do lao động trừu tượng của công nhân tạo ra trong quá trình lao động gọi là giá trị mới, phần giá trị mới này lớn hơn giá trị sức lao động, nó bằng giá trị sức lao động cộng thêm giá trị thặng dư. Ba là, ngày lao động của công nhân trong xí nghiệp tư bản được chia thành hai phần: Một phần gọi là thời gian lao động cần thiết: Trong thời gian này người công nhân tạo ra được một lượng giá trị ngang bằng với giá trị sức lao động hay mức tiền công mà nhà tư bản đã trả cho mình (4 đôla). 9
- Phần thời gian còn lại là thời gian lao động thặng dư: Trong thời gian lao động thặng dư người công nhân lại tạo ra một lượng giá trị lớn hơn giá trị sức lao động hay tiền lương nhà tư bản đã trả cho mình, đó là giá trị thặng dư (4 đôla) và bộ phận này thuộc về nhà tư bản (nhà tư bản chiếm đoạt). Từ đó, Mác đi đến khái niệm về giá trị thặng dư: Giá trị thặng dư là phần giá trị dôi ra bên ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê sáng tạo ra và bị nhà tư bản chiếm đoạt. Quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư là quá trình sản xuất ra giá trị vượt khỏi điểm mà ở đó sức lao động của người công nhân đã tạo ra một lượng giá trị mới ngang bằng với giá trị sức lao động hay mức tiền công mà nhà tư bản đã trả cho họ. Thực chất của sản xuất giá trị thặng dư là sản xuất ra giá trị vượt khỏi giới hạn tại điểm đó giá trị sức lao động được trả ngang giá. 3- Tiền lương dưới chủ nghĩa tư bản: Trong nền kinh tế tư bản người công nhân sau quá trình làm việc cho nhà tư bản sẽ nhận được một khoản thu nhập dưới hình thức tiền công hay tiền lương. Với cách trả lương như vậy các nhà lí luận tư sản khẳng định rằng tiền lương hay tiền công là giá cả của lao động. Và trong quá trình sản xuất nhà tư bản trả đúng giá cả của lao động. Vì vậy dưới chủ nghĩa tư bản không có bóc lột. Nhưng C.Mác đã khẳng định tiền lương không phải là giá cả của người lao động. Bởi vì, lao động là một phạm trù trừu tượng nên người ta không thể bán cái trừu tượng. Hơn nữa, lao động chỉ thể hiện khi vận dụng sức lao động để tiến hành quá trình sản xuất. Vì vậy Mác khẳng định: Tiền lương chính là giá cả của sức lao động nhưng nó được biểu hiện ra bên ngoài như là giá cả của lao động. Bởi vì sức lao động phản ánh năng lực lao động của mỗi con người, nó là cái có thật thể hiện toàn bộ ở sức óc, sức thần kinh và sức cơ bắp của con người. Nó nói lên năng lực và khả năng của từng người. Vì vậy mỗi một sức lao động khác nhau sẽ có một giá cả khác nhau. 10
- Việc nghiên cứu bản chất tiền lương dưới chủ nghĩa tư bản cho ta thấy tiền lương chỉ là một phần giá trị của sức lao động của công nhân tạo ra, nó tương ứng với thời gian lao động cần thiết của người công nhân trong xí nghiệp nhà tư bản. Phần giá trị còn lại do sức lao động tạo ra là giá trị thặng dư thuộc về nhà tư bản. II- CÁC PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ: Mục đích của các nhà tư bản là sản xuất ra nhiều giá trị thặng dư, do đó giai cấp tư sản đã không từ bất cứ một thủ đoạn nào để bóc lột giá trị thặng dư. Những phương pháp cơ bản để đạt được mục đích đó là tạo ra giá trị thặng dư tuyệt đối và tạo ra giá trị thặng dư tương đối. 1- Phương pháp bóc lột giá trị thặng dư tuyệt đối: Bóc lột giá trị thặng dư tuyệt đối được tiến hành bằng cách kéo dài tuyệt đối thời gian lao động trong ngày của người công nhân trong điều kiện thời gian lao động cần thiết (hay mức tiền công mà nhà tư bản trả cho công nhân là không đổi). Giả sử ngày lao động là 8 giờ, trong đó 4 giờ là thời gian lao động cần thiết và 4 giờ là thời gian lao động thặng dư, khi đó trình độ bóc lột của nhà tư bản là 100%. Giả định ngày lao động được kéo dài thêm 2 giờ trong khi thời gian lao động cần thiết không đổi thì thời gian lao động thặng dư tăng lên một cách tuyệt đối, vì thế giá trị thặng dư cũng tăng lên, trình độ bóc lột tăng lên đạt 200% (m’ = 200%) Với sự thèm khát giá trị thặng dư, nhà tư bản phải tìm mọi cách để kéo dài ngày lao động và phương pháp bóc lột này đã đem lại hiệu quả rất cao cho các nhà tư bản. Nhưng dưới chủ nghĩa tư bản mặc dù sức lao động của công nhân là hàng hoá, nhưng nó lại tồn tại trong cơ thể sống của con người. Vì vậy, ngoài thời gian người công nhân làm việc cho nhà tư bản trong xí nghiệp, người công nhân đòi hỏi còn phải có thời gian để ăn uống nghỉ ngơi nhằm tái sản xuất ra sức lao động. Mặt khác, sức lao động là thứ hàng hoá đặc biệt vì vậy ngoài yếu tố vật chất người công nhân đòi hỏi còn phải có thời gian cho những nhu cầu sinh hoạt về tinh thần, vật chất, tôn giáo của mình. Từ đó tất yếu dẫn đến phong trào 11
- của giai cấp vô sản đấu tranh đòi giai cấp tư sản phải rút ngắn thời gian lao động trong ngày. Vì vậy, giai cấp tư sản phải chuyển sang một phương pháp bóc lột mới tinh vi hơn, đó là phương pháp bóc lột giá trị thặng dư tương đối. 2- Phương pháp bóc lột giá trị thặng dư tương đối: Bóc lột giá trị thặng dư tương đối được tiến hành bằng cách rút ngắn thời gian lao động cần thiết để trên cơ sở đó mà kéo dài tương ứng thời gian lao động thặng dư, trong điều kiện độ dài của ngày lao động là không đổi. Giả sử ngày lao động là 8 giờ, trong đó 4 giờ là thời gian lao động cần thiết và 4 giờ là thời gian lao động thặng dư, trình độ bóc lột là 100%. Bây giờ chúng ta lại giả thiết rằng, công nhân chỉ cần 2 giờ lao động đã tạo ra được một giá trị bằng với giá trị sức lao động của mình. Do đó, tỷ lệ phân chia ngày lao động thành thời gian lao động cần thiết và thời gian lao động thặng dư trong trường hợp đó cũng thay đổi. Khi đó thời gian lao động cần thiết là 2 giờ, thời gian lao động thặng dư là 6 giờ, trình độ bóc lột của nhà tư bản lúc này là 300% (m’ = 300%). Để có thể rút ngắn thời gian lao động cần thiết thì các nhà tư bản phải tìm mọi biện pháp, đặc biệt là phải áp dụng tiến bộ và công nghệ vào trong quá trình sản xuất để nâng cao năng suất lao động xã hội, giảm giá thành và tiến tới giảm giá cả thị trường của sản phẩm. Đặc biệt nâng cao năng suất lao động xã hội trong những ngành, những lĩnh vực sản xuất ra vật phẩm tiêu dùng để nuôi sống người công nhân. Từ đó tiến tới hạ thấp giá trị sức lao động. Nếu trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản, sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối chiếm ưu thế, thì đến giai đoạn tiếp sau, khi mà kỹ thuật phát triển, sản xuất giá trị thặng dư tương đối chiếm vị trí chủ yếu. Hai phương pháp trên được các nhà tư bản sử dụng kết hợp với nhau để nâng cao trình độ bóc lột công nhân làm thuê trong các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản. 12
- PHẦN III: KẾT LUẬN Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là sản xuất ra giá trị sử dụng, mà là sản xuất ra giá trị thặng dư, là nhân giá trị lên. Theo đuổi giá trị thặng dư bằng bất cứ thủ đoạn nào là mục đích, động cơ thúc đẩy sự hoạt động của mỗi nhà tư bản, cũng như của toàn bộ xã hội tư sản. Sản xuất ra giá trị thặng dư quả thực là động lực vận động của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. C.Mác viết: “ Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa là làm giàu, là nhân giá trị lên, làm tăng giá trị, do đó bảo tồn giá trị trước kia và tạo ra giá trị thặng dư”. Để sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa, các nhà tư bản tăng cường bóc lột công nhân làm thuê không phải bằng cưỡng bức siêu kinh tế (roi vọt), mà bằng cưỡng bức kinh tế (kỷ luật đói rét) dựa trên cơ sở mở rộng sản xuất, phát triển kỹ thuật để tăng năng suất lao động, tăng cường độ lao động và kéo dài ngày lao động. Vậy sản xuất ra giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản. C.Mác viết: “ Việc tạo ra giá trị thặng dư, đó là quy luật tuyệt đối của phương thức sản xuất đó”. Nội dung chủ yếu của quy luật này là để thu được giá trị thặng dư một cách tối đa, nhà tư bản đã tăng số lượng lao động làm thuê và tìm mọi thủ đoạn để bóc lột họ. 13
- Trong giai đoạn hiện nay, các nhà tư bản thực hiện cải tiến kỹ thuật hoàn thiện tổ chức sản xuất và tổ chức lao động để tăng năng suất lao động, làm giảm giá trị hàng hoá. Đồng thời thu hút một đội ngũ các kỹ sư, quản lý, mà chức năng của họ suy cho cùng là bảo đảm sử dụng có hiệu quả nhất tất cả các nhân tố của sản xuất mà trước hết là sức lao động, nhờ đó mà tăng giá trị thặng dư. 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận “Phân tích bản chất của phạm trù giá trị thặng dư trong bộ tư bản - mác đã phân tích như thế nào về phương pháp sản xuất giá trị thặng dư”
15 p | 3160 | 681
-
Tiểu luận " phân tích bản chất của phạm trù giá trị thặng dư trong bộ tư bản - Mác đã phân tích như thế nào về phương pháp sản xuất giá trị thặng dư"
13 p | 479 | 187
-
Tiểu luận: “Phân tích bản chất của phạm trù giá trị thặng dư. Trong bộ tư bản C. Mác đã phân tích như thế nào về phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư”
14 p | 605 | 166
-
Tiểu luận: Phân tích thực chất của cuộc Cách Mạng trên lĩnh vực triết học do Mác - Ănghen thực hiện - Ý nghĩa của vấn đề đó
23 p | 471 | 159
-
Tiểu luận: Phân tích quan điểm của triết học Mac-Lenin về vấn đề con người Đảng ta đã vận dụng quan điểm đó vào việc phát triển con người ở Việt nam hiện nay như thế nào?
18 p | 701 | 117
-
Báo cáo tiểu luận: Phân tích hạt nhân phóng xạ
50 p | 420 | 85
-
Bài thuyết trình Tiểu luận môn Quản lý chất lượng: Phân tích thực trạng áp dụng hệ thống HACCP tại công ty ACECOOK Việt Nam
22 p | 666 | 83
-
Tiểu luận: PHÂN TÍCH BẢN CHẤT VÀ CÁC HÌNH THỨC TIỀN LƯƠNG CƠ BẢN TRONG CNTB
15 p | 376 | 78
-
Tiểu luận KTCT: Phân tích bản chất của phạm trù giá trị thặng dư
14 p | 241 | 50
-
Tiểu luận: Phân tích và triển khai chương trình Vật lý phổ thông
24 p | 346 | 46
-
Tiểu luận: Phân tích đánh giá về thị trường sữa bột trẻ em thời gian qua
3 p | 351 | 43
-
Tiểu luận:Phân tích rủi ro cho trung tâm phân phối miền Nam P&G
16 p | 139 | 22
-
Tiểu luận Triết học số 24 - Phân tích thực chất của cuộc cách mạng trên lĩnh vực triết học do Mác - Ăngghen thực hiện – ý nghĩa của vấn đề đó
19 p | 147 | 21
-
Tiểu luận kết thúc học phần Chính trị học đại cương: Quan hệ biện chứng giữa chính trị và kinh tế trong công cuộc đổi mới hiện nay
18 p | 139 | 13
-
Tiểu luận: Tìm hiểu về chất tạo đông từ polymer thiên nhiên, ứng dụng trong sản xuất và chế biến thực phẩm
30 p | 101 | 8
-
Tiểu luận Triết học số 32 - Phân tích thực chất của cuộc cách mạng trên lĩnh vực triết học do Mác - Ăngghen thực hiện – ý nghĩa của vấn đề đó
19 p | 114 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu quy trình xử lý mẫu nước tiểu để phân tích một số chất ma túy tổng hợp nhóm ATS bằng phương pháp CE-C 4D
97 p | 23 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn