intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận Tâm lý học xã hội: Thành kiến/ Định kiến và phân biệt đối xử. Prejudice and Discrimination

Chia sẻ: Banhbeodethuong | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:26

232
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thành kiến, sự phân biệt đối xử và lối suy nghĩ khuôn mẫu tồn tại trong bất cứ nhóm xã hội nào. Các nhà tâm lý học quan tâm đến nguồn gốc, nguyên nhân và ảnh hưởng của những nhóm thái độ này và sự tác động của phân nhóm xã hội. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để giải đáp những thắc mắc về Thành kiến/ Định kiến nhé.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận Tâm lý học xã hội: Thành kiến/ Định kiến và phân biệt đối xử. Prejudice and Discrimination

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHOA CÔNG TÁC XàHỘI ­­­o0o­­­ TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN : TÂM LÝ HỌC XàHỘI Giáo viên bộ môn  : Nguyễn Thị Hải Sinh viên thực hiện  : Trần Tuấn Bảo Mã sinh viên   : A25866 Lớp : XW27g2  1
  2. HÀ NỘI – 06/03/2018 Mục Lục TIỂU LUẬN CUỐI KỲ.................................................................................................................................... 1 MÔN : TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI........................................................................................................................ 1 Mục Lục......................................................................................................................................................... 2 A. Thành kiến/ Định kiến............................................................................................................................ 3 II/ Nguồn gốc của Thành kiến/ Định kiến................................................................................................ 6 I/ Phân biệt đối xử là gì?....................................................................................................................... 20 III/ Nguyên nhân dẫn đến việc Phân biệt đối xử................................................................................... 23 IV/ Ảnh hưởng của việc Phân biệt đối xử tới xã hội.............................................................................. 24 C. Danh mục tài liệu tham khảo :............................................................................................................. 25 D. Lời cảm ơn.......................................................................................................................................... 26  Đề bài :  Thành ki   ến/ Định kiến và phân biệt đối xử.    Prejudice and Discrimination  Thành kiến, sự phân biệt đối xử và lối suy nghĩ khuôn mẫu tồn tại trong bất cứ nhóm xã   hội nào. Các nhà tâm lý học quan tâm đến nguồn gốc, nguyên nhân và  ảnh hưởng của  những nhóm thái độ này và sự tác động của phân nhóm xã hội. Thành kiến phát triển như thế nào? Tại sao lối suy nghĩ khuôn mẫu vẫn tồn tại mặc cho   những chứng cứ khách quan được đưa ta rõ rành rành? Đây chỉ  là một số câu hỏi mà các  nhà khoa học đang đi tìm kiếm câu trả lời.  2
  3. A. Thành kiến/ Định kiến  3
  4. I/ Thành kiến/ Định kiến là gì? Trước khi trả lời cho câu hỏi trên. Mình xin được kể một câu chuyện vừa mới xảy ra vào  dịp Tết Nguyên Đán vừa qua mà mình đã gặp phải. Đó là vào sáng ngày mùng 4 Tết, nhà  mình tiếp đón 2 vị khách đó là bạn của mẹ mình và con gái của cô ấy. Lúc mình mang đĩa  hoa quả ra mời hai người thì con gái của cô ấy từ chối không ăn. Em trai mình và mình có  hỏi tại sao lại không ăn thì cô bé ấy thốt lên: “Vì anh Bảo bị Bê Đê (một từ ngữ khiếm  nhã để ám chỉ người đồng tính) nên em không ăn đâu! Em sợ bị lây bệnh Bê Đê của anh  Bảo lắm!” Thú thực là khi đó mình hơi shock. Shock là vì phải rất lâu rồi mình mới bị rơi vào một  tình huống mà nó gợi lại quá khứ đau buồn và đen tối trong cuộc đời của mình khi mình  còn bé. Từ khi mình còn bé, có khá nhiều phụ huynh trong xóm đã cấm con cái của họ lại  gần, tiếp xúc và chơi đùa với mình chỉ vì hành động của mình hơi điệu và ẻo lả. Họ nói  với con của họ không được tiếp xúc kẻo sẽ bị nhiễm bệnh “ái nặng” đó của mình.  Nhưng đó là câu chuyện từ khi mình còn nhỏ. Lúc mình nghe những đứa bạn trong xóm  của mình từ chối cho mình chơi cùng và đưa ra lý do như vậy, khi đó mình cũng chỉ hơi  buồn, hơi tủi và những lúc như thế mình chỉ biết quay vào nhà chứ cũng chả dám tâm sự  với ai hay đấu tranh lại cho bản thân. Giờ lớn hơn, trưởng thành hơn, hiểu biết hơn, biết  suy nghĩ hơn thì mình cũng đã tự biết cách để giải quyết mỗi khi rơi vào những tình  huống như thế và cũng đã tự biết đấu tranh, bảo vệ lại cho bản thân mình. Cho nên khi  nghe cô bé đó nói như vậy, bản thân mình chỉ cảm thấy hơi shock vì không nghĩ đến ngần  này tuổi rồi, mình vẫn còn bị gặp phải tình huống như thế. Mình cũng không có làm ầm ĩ  mọi chuyện lên, mình chỉ hy vọng sau này nếu có cơ hội mình sẽ được tâm sự với cô bé  để cô ấy hiểu được và xóa bỏ thành kiến đã hằn sâu vào tiềm thức của cô bé. Hoặc mình  hy vọng sau này lớn lên, khi lĩnh hội được nhiều điều trong cuộc sống, cô bé ấy sẽ  trưởng thành hơn cả về suy nghĩ lẫn hành động và lời nói.  Quay trở lại với câu hỏi, thành kiến là gì? Định kiến hoặc thành kiến là những ý kiến, quan điểm đã được hình thành, trước  khi nhận thức các dữ kiện có liên quan hoặc biết rõ những thông tin liên quan của một sự  kiện cụ thể. Từ Định kiến thường được sử dụng để miêu tả những nếp suy nghĩ, quan  điểm thường không thuận lợi, đánh giá chủ quan đối với người hoặc một nhóm người,  bởi vì giới tính, quan điểm chính trị, quan hệ xã hội, tuổi tác, tôn giáo, chủng tộc/dân  tộc, ngôn ngữ, quốc tịch, hình dáng bên ngoài hay là đặc điểm cá nhân khác, từ đó dẫn  đến việc phân biệt đối xử. Thường là trong ngôn ngữ dân gian, định kiến và thành kiến thường đi chung với nhau, và  đôi khi cùng được sử dụng với ý nghĩa như nhau. Tuy nhiên có thể phân biệt: định kiến là   4
  5. ý nghĩ cố định về người hay vật, xuất phát từ cách nhìn sai lệch hoặc dựa trên cảm tính  và thường xuyên có chiều hướng đánh giá thấp; thành kiến là những định kiến (nghĩa là  cái "ý kiến" đã "thành" sẵn rồi) xuất hiện trong thời gian dài, thành nếp suy nghĩ cố chấp.  Định kiến của một tập thể, một nhóm người, một xã hội, thường được gọi là định kiến  xã hội. Định kiến, thành kiến, đôi khi cũng gọi là "thiên kiến". Định kiến của một người  có thể hình thành  từ môi trường giáo dục, môi trường sống và sinh hoạt, và quan hệ xã  hội của người đó.  5
  6. II/ Nguồn gốc của Thành kiến/ Định kiến Định kiến bắt nguồn từ sự bất bình đẳng xã hội Định kiến là một kiểu hợp lý hoá sự bất bình đẳng xã hội. Tại sao như vậy? Trong bất cứ  xã hội nào cũng còn tại những đất vị xã hội bất ngang bằng. Địa vị xã hội bất ngang bằng  đó vừa làm nảy sinh định kiến. Trong cấu trúc xã hội có tầng lớp chủ nô ­ nô lệ, đất chủ ­  người làm công... dưới con mắt của những người thuộc tầng lớp giàu có, những người  cùng kiệt khổ luôn bị coi là những kẻ lười biếng, thiếu hiểu biết... Một số tác giả cho  rằng, trong xã hội có sự bất bình đẳng xã hội, định kiến đựợc sử dụng như một công cụ  để chứng minh cho tính đúng đắn của người có trước bạc và có thế lực. Cách đây bốn thập kỷ, nhà xã hội học Helen Mayer Hacker (1951) vừa phát biểu những  người da đen và những người phụ nữ là những người thuộc tầng lớp dưới. Họ có trí  thông minh thấp, bằng lòng với vai trò phụ thuộc. Người da đen phải ở những khu riêng  biệt giành riêng cho họ, còn chỗ của những người phụ nữ là ở trong nhà, ở chỗ bếp núc. Ngày nay những quan điểm này vừa thay đổi rất nhiều. Chẳng hạn trong chiến tranh thế  giới lần thứ II, người Nhật được gọi là những kẻ ranh mãnh, quỷ quyệt, tàn ác... thì sau  chiến tranh thế giới II và cho tới hết ngày nay họ lại được coi là những người thông minh,  lanh lợi khiến cho tất cả người trên toàn thế giới phải khâm phục bởi tinh thần học hỏi,  tinh thần vượt khó và đặc biệt là lòng tự hào dân tộc của họ. Định kiến xã hội bắt nguồn từ những biểu tượng xã hội Cuối năm 1947, nhà tâm lý học da đen Mamie Clack vừa tiến hành một nghiên cứu khá thú  vị về biểu tượng xã hội ở trẻ em da đen Mỹ. Ông vừa nghiên cứu trên số lượng lớn trẻ  em da đen từ 3 đến 7 tuổi. Nội dung thực nghiệm của ông như sau: Ông đưa ra hai loại  búp bê da trắng và da đen. Ông yêu cầu các em trả lời các câu hỏi: "Búp bê nào xấu nhất?  Búp bê nào xinh nhất? Búp bê nào đáng yêu? Búp bê nào ngoan? Búp bê nào em chọn làm  bạn? Búp bê nào màu đen?..." Kết quả thu được từ thực nghiệm này như sau: 90% số trẻ  nhận dạng đúng màu của búp bê; Phần lớn số trẻ tham gia (nhà) thực nghiệm đều thích  chơi với búp bê màu trắng và cho rằng búp bê màu trắng tốt hơn búp bê màu đen, còn búp  bê màu đen là xấu xí và độc ác; 2/3 trẻ em da đen bị các búp bê da trắng cuốn hút. Qua đó  ông vừa rút ra một kết luận rằng đây là một sự khinh miệt lạc hướng chống lại chính bản  thân mình. Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên chứng minh sự giảm giá trị hình ảnh bản  thâncoi nhưhậu quả của sự phân biệt đối xử. Xã hội hoá và sự xuất hiện định kiến Định kiến xuất hiện luôn gắn bó chặt chẽ với các hiện tượng xã hội hoá. Sự phát triển   6
  7. định kiến xã hội đi đôi với sự phát triển của các thái độ xã hội. Trước hết định kiến quy  định bởi môi trường gia (nhà) đình và đặc biệt khuôn mẫu do cha mẹ làm ra (tạo) ra lúc  đầu có vai trò như một hiểu biết quan trọng nhất cho đứa trẻ. Thông qua cha mẹ và người  lớn, đứa trẻ có xu hướng lặp lại những gì mà cha mẹ và người lớn vừa dạy dỗ nó. Đứa  trẻ học cách ứng xử xã hội bằng cách quan sát người khác và bắt chước họ. Mối quan hệ này được Adormo và các cộng sự làm sáng tỏ năm 1950. Đầu tiên là sự  nghiên cứu về chủ nghĩa bài Do Thái nhằm tìm hiểu xem có những kiểu cá nhân đặc biệt  bài Do Thái hay không. Các tác giả vừa nhận thấy rằng có một kiểu nhân cách độc đoán  bất chỉ là bài Do Thái, mà còn có biểu lộ ra là hằn thù và bài trừ tất cả những nhóm dân  tộc thiểu số khác. Những nghiên cứu về nhân cách độc đoán vừa cho phép xác định sự  xuất hiện của định kiến được bắt nguồn từ những năm đầu của cuộc đời. Khi đó trẻ em  học được ở người lớn những suy nghĩ, nhìn nhận và đánh giá những người xung quanh.  Trong chừng mực nào đấy, có thể nói những gì cá nhân học được từ bố mẹ là những cơ  sở cho sự đánh giá mang tính quyền uy. Các yếu tố tiếp thu được từ gia (nhà) đình đó có  xu hướng trở nên bền vững và được củng cố thêm trong quá trình xã hội hoá cá nhân.  7
  8. III/ Nguyên nhân của thành kiến/ Định kiến Người ta đã tổng hợp và phân loại các khái niệm gây nhiều tranh cãi đang tồn tại trên thế  giới ngày nay và có tất cả khoảng 200 loại thành kiến. Dựa trên đó, có thể phân tích thấy  4 nhân tố chính ảnh hưởng tới việc nhận thức của chúng ta đối với những khái niệm và  vấn đề mới ở mọi lĩnh vực. 1. Có quá nhiều thông tin Nhân tố đầu tiên gây ra những định kiến trong nhận thức chính là vì có quá nhiều thông tin  trong vũ trụ này cho bất kỳ ai trong chúng ta xử lý. Con người được ghi nhận là có 5  giác  quan, và chúng ta chỉ là một chấm nhỏ bé trong các không gian và hệ  thời gian khổng lồ  (các nhà khoa học cho rằng vũ trụ  có tồn tại nhiều chiều không gian chứ  không chỉ  là 3   chiều, thậm chí có tới 11 chiều không gian và đó chính là chìa khóa để  giải thích nhiều  hiện tượng vật lý lẫn tâm linh chưa có lời giải hiện nay). Vì vậy, có rất nhiều thông tin ở ngoài kia (bên ngoài ngôi nhà của bạn, trên toàn Trái đất,  trong thiên hà, trong vũ trụ hay thậm chí các vũ trụ song song và những khái niệm rộng  lớn khác nữa mà loài người chưa thể nhận thức được) mà chúng ta đã bỏ lỡ và sẽ tiếp tục  bỏ lỡ. 2. Đánh giá thông tin chủ quan dựa nhiều trên quan niệm cũ đã hình thành Nhân tố thứ hai là quá trình biến thông tin thô thành một cái gì đó có ý nghĩa đòi hỏi sự kết   nối giữa những thông tin rời rạc, hạn chế  bạn tiếp cận được và các mẫu hình về  tinh   thần, tín ngưỡng, biểu tượng hay các mối liên hệ  mà bạn đã lưu trữ  từ  những kinh   nghiệm trước đó. Kết nối các thông tin đơn lẻ  là một quá trình chủ  quan và dựa trên nhiều quan niệm đã   hình thành trong cách suy nghĩ, trong hệ thống thước đo của bản thân mỗi người suốt cả  cuộc đời trước đó. Kết quả là nhận thức mới của bạn chính là sự  pha trộn của thông tin  mới và cũ. Câu chuyện mới của bạn đang được xây dựng từ chính các câu chuyện cũ của   bạn, và chính vì thế nó sẽ luôn ẩn chứa những tính chất và kết cấu trong quá khứ  mà có   thể không thực sự đúng với thực tế khách quan. 3. Không có đủ thời gian và nguồn lực Nhân tố  thứ  ba chính là sự  giới hạn của thời gian khiến việc xem xét và phân tích kỹ  lưỡng tất cả  các khả  năng để  chắc chắn rằng chúng ta đang có những quyết định đúng   đắn, hành động đúng đắn trở nên khó thực hiện và được xem là không cần thiết. 4. Không có đủ bộ nhớ Vấn đề thứ 4 chính là sự giới hạn dung lượng bộ nhớ của não người, ảnh hưởng tới khả  năng lưu trữ tất cả các thông tin thô, tất cả  các ý tưởng và sự  diễn đạt, cũng như  tất cả  các quyết định trong quá khứ mà chúng ta đã thực hiện. Chúng ta phải có chiến lược lựa  chọn xem nên nhớ cái gì, loại bỏ những thông tin nào trong cuộc sống, đó là cách bộ não   hoạt động.  8
  9. IV/ Ảnh hưởng của Thành kiến/ Định kiến tới xã hội Định kiến xuất hiện luôn gắn bó chặt chẽ  với các hiện tượng xã hội hoá. Sự  phát triển   định kiến xã hội đi đôi với sự phát triển của các thái độ  xã hội. Trước hết định kiến quy  định bởi môi trường gia đình và đặc biệt khuôn mẫu do cha mẹ tạo ra lúc đầu có vai trò   như một hiểu biết quan trọng nhất cho đứa trẻ. Thông qua cha mẹ và người lớn, đứa trẻ  có xu hướng lặp lại những gì mà cha mẹ  và người lớn đã dạy dỗ  nó. Đứa trẻ  học cách  ứng   xử   xã   hội   bằng   cách   quan   sát   người   khác   và   bắt   chước   họ.   Mối quan hệ  này được Adormo và các cộng sự  làm sáng tỏ  năm 1950. Đầu tiên là sự  nghiên cứu về chủ nghĩa bài Do Thái nhằm tìm hiểu xem có những kiểu cá nhân đặc biệt  bài Do Thái hay không. Các tác giả  đã nhận thấy rằng có một kiểu nhân cách độc đoán  không chỉ là bài Do Thái, mà còn có biểu lộ ra là hằn thù và bài trừ tất cả những nhóm dân   tộc thiểu số khác. Những nghiên cứu về nhân cách độc đoán đã cho phép xác định sự xuất  hiện của định kiến được bắt nguồn từ  những năm đầu của cuộc đời. Khi đó trẻ  em học  được ở người lớn những suy nghĩ, nhìn nhận và đánh giá những người xung quanh. Trong   chừng mực nào đấy, có thể nói những gì cá nhân học được từ bố mẹ là những cơ sở cho   sự đánh giá mang tính quyền uy. Các yếu tố tiếp thu được từ gia đình đó có xu hướng trở  nên bền vững và được củng cố thêm trong quá trình xã hội hoá cá nhân. Lấy ví dụ  về sự mong muốn từ thời con trẻ của chúng ta về việc được định vị  trên bản   đồ. Trẻ  con được tham gia vào trò chơi thế  giới của người lớn bằng việc có địa chỉ.   Những đứa trẻ háo hức chứng tỏ  mình là một thứ  gì đó bằng cách định vị  mình trên bản   đồ: rằng mình đã bao nhiêu tuổi, học ở trường nào, là con ai, cháu của ai..vv. Những định  vị  này hầu hết là các thuộc tính xã hội được xác lập sẵn và mang tính áp đặt. Đứa trẻ  không mảy may nghi ngờ  bởi những người khác cũng tin là như  vậy. Đứa trẻ  bắt đầu  dùng những định vị đấy để  xác định mình là ai. Việc được xác định mình là ai trong tấm  bản đồ  xã hội này cho chúng ta biết giới hạn của mình nằm  ở  đâu, và người ta kì vọng   chúng ta những gì trong cuộc sống. Nếu xã hội đã xây dựng cho mỗi người một định vị  riêng trong tấm bản đồ, sẽ  luôn có   những lực lượng giữ cho chúng ta không dịch chuyển nhiều. Chúng ta tạm thời gọi những  thế lực này là bảo vệ, canh gác. Phương thức thứ nhất mà Peter nói đến là kiểm soát xã   hội. Đây là phương thức khiến cho những người không tuân thủ bị cưỡng ép phải theo xu   hướng chung.  Ở đây, phương thức kiểm soát bằng bạo lực là hình thức nền móng nhất.  Kể cả trong những nước dân chủ nhất thì phần kiểm soát an ninh bằng bạo lực là yếu tố  không thể  thiếu, vì dù gì đi chăng nữa nó vẫn luôn là sự  kiểm soát tối hậu và sau cùng.  Phương thức kiểm soát thứ hai là về phương diện kinh tế. Berger dẫn ra ví dụ về hai lĩnh   vực đó là giáo hội và các trường đại học. Trong đó những người có xu hướng vượt quá   những giới hạn chấp nhận được về  sự  lệch lạc sẽ  bị  mất việc hoặc chuyển    tới một  vùng giáo dục hẻo lánh với mức lương tối thiểu.  9
  10. Điều may mắn là chúng ta sẽ thấy nó xảy ra cực hiếm, vì có những hình thức kiểm soát   tinh vi và mang ảnh hưởng lâu dài hơn, mà không cần tới sự can thiệp trực tiếp đến thân   thể  và nguồn kiếm sống. Hình thức đó bao gồm sự  kiểm soát của những cơ  chế  thuyết   phục, chế  nhạo và dựng chuyện tầm phào. Điều này đặc biệt hiệu quả   ở  những nhóm  nhỏ biết rõ về nhau. Những kẻ lệch lạc sẽ là trung tâm của những chủ đề  được bàn tán.  Những nỗi sợ của việc bị tẩy chay và bị từ chối bởi những người thân cận với mình tạo  ra áp lực cho cá nhân phải tự điều chỉnh mình theo xu hướng chung.  Còn tồn tại một hệ thống kiểm soát mang tính thưởng phạt là sự phân tầng xã hội, trong  đó bao gồm quyền lực, đặc ân đặc lợi và sự uy tín. Trong đó điều đầu tiên cần nói tới là  hệ  thống giai cấp, một phân tầng được quy định bởi tiêu chuẩn kinh tế. Tất nhiên trong   xã hội sự đi lên về mặt tài chính không chắc đã đồng nghĩa với việc được củng cố về sức   mạnh và quyền lực. Tuy nhiên, việc sở  hữu tài chính đăng kể  làm tăng cơ  may có được  cuộc sống không chỉ hơn về lượng, tức là có được nhiều quần áo nhà cửa hơn, mà còn có  cơ hội sống khác về chất. Ví dụ về  việc dựa trên số liệu thống kê về mặt tài chính của   các hộ gia đình, chúng ta không chỉ dự đoán sở thích, tính cách, thiên hướng sự nghiệp và  theo đuổi nghệ  thuật của họ, mà còn xác định được cả  chặng đường tương lai của con   cháu. Những người có tiền không những có thể chu cấp cho con mình điều kiện vật sống   tốt hơn mà còn giúp con cái họ trải nghiệm nền  giáo dục tốt hơn bằng cách đưa con đi du  học hoặc tương tự. Ngược lại, những người ở giai cấp thấp trong xã hội phải chịu nhiều   bất lợi về phương diện xã hội, kinh tế, hoặc trong việc gây dựng các mối quan hệ. Kết  luận rằng xã hội đã quy định cuộc sống của chúng ta một cách rất ngặt nghèo. Điều kiện   tài chính, kinh tế của gia đình chúng ta quyết định nền giáo dục mà chúng ta nhận được,   những định hướng mà chúng ta có được từ  khi còn nhỏ, mà vô hình chung chúng ta đồng  hoá với nó và cho rằng nó là thực tại. Trong quan điểm này, chúng ta có thể  nhìn xã hội   như một sự giam cầm. Chúng ta sở hữu một vài lựa chọn cố định mà xã hội đã cung cấp   sẵn. Thông thường chúng ta rất hiếm khi  được thấy những lựa chọn hay những con   đường khác so với những gì chúng ta đã được quy định từ  khi còn nhỏ. Xã hội tạo ra sự  dễ  đoán trong tính cách con người bằng cách thu hẹp sự  lựa chọn bằng bàn tay của quá   khứ. V/ Thành kiến phát triển như thế nào? Chúng ta có ví dụ kịch bản về việc sử dụng sự tương phản trong dự đoán con người với   xu hướng sử dụng các khuôn mẫu. Khuôn mẫu là một loạt các đặc điểm bất di bất dịch   và tương đối đơn giản được áp dụng một cách kiên định đối với một số nhóm người: Đàn   ông là những kẻ hiếu chiến và có khát vọng tình dục quá độ; Đàn bà thường yếu đuối và   nói nhiều; Những người béo thường vui vẻ và lười biếng; Người Hà Lan thường rất sạch  nhưng bần tiện. Rập khuôn là một phần bình thường thuộc chức năng của chúng ta ­­ đơn   giản hóa mọi thứ chút ít giúp chúng ta nắm được tất cả những sự phức tạp của đời sống    10
  11. xã hội. Sẽ   ổn nếu như  thực tế  vẫn là trọng tài phân xử  cuối cùng của sự  thật. Nhưng   không phải điều này lúc nào cũng đúng. Dưới đây là một vài cạm bẫy tiềm năng: 1. Khái quát hóa tổng quát: Lấy những đặc điểm gắn liền với một nhóm và gán chúng vào  một cá nhân cụ  thể  trong nhóm đó. Một thành viên của một nhóm không nhất thiết phải  phản ánh những đặc điểm liên quan đến nhóm đó, thậm chí nếu như những đặc điểm đó  có chính xác. Các vy phạm không cần phải được gắn một cách triệt để; các chuẩn mực là   điều hư  cấu. Tác giả  của các bạn là một người mập mạp, bởi thế  xin các bạn hãy cho   phép tôi được lấy "những người béo" ra làm ví dụ: Chúng ta có lý do xác đáng để tin rằng  những người béo là những người chậm chạp. Nhưng tôi đã từng gặp những người béo có   thể thắng đậm những người gầy trên sân quần vợt! Làm sao bạn có thể bị từ chối không   được nhận vào làm chỉ  bởi vì ngoại hình của bạn nói với người sử  dụng lao động rằng  bạn sẽ làm việc không có hiệu quả? 2. Khái quát hóa vội vã: Lấy những đặc điểm gắn liền với một người và cho rằng chúng   đúng với tất cả các thành viên trong nhóm của anh ta hay cô ta. Chúng ta thường xây dựng   các khuôn mẫu của mình dựa trên những cơ  sở  mỏng manh, nông cạn nhất, chẳng hạn   như: Thông tin nghe được từ người khác: Rất nhiều, nếu không muốn nói là hầu hết các hình   mẫu được xây dựng trên điều mà chúng ta nghe người khác nói ­­ gia đình, thầy cô giáo,  bạn bè, phương tiện truyền thông của chúng ta, v.v...­­ những người này có thể, trên thực   tế  lại nghe được từ  những người khác. Ví dụ, bạn có khuôn mẫu về  người  Ả  Rập từ  đâu? Bạn đã từng thực sự gặp một người Ả Rập chưa? Nếu bạn đã biết họ, thì bạn biết   họ rõ đến mức độ nào? Thông tin đã lỗi thời: Thậm chí nếu những thông tin nghe được từ người khác chứa đựng  đôi chút sự  thật, thì nó có thể  được dựa trên những trải nghiệm có từ  rất lâu rồi. Liệu   những người Ả Rập còn ­­ hay liệu họ có ­­ sống trong những túp lều nữa không? Hay đó   chỉ là những điều bạn đã nhìn thấy trong những thước phim cũ? Nhiều khuôn mẫu được  bắt rễ từ lòng căm ghét đối với những nhóm người định cư cách đây 100 năm hay lâu hơn  thế. Những ví dụ hạn chế: Khuôn mẫu là những thông tin nghe được từ người khác hay được  dựa trên trải nghiệm cá nhân, nó cũng có thể được xây dựng dựa trên những trải nghiệm   hạn chế  đối với những nhóm ta chưa thực sự  hiểu rõ. Nếu bạn đã thực sự  gặp một số   11
  12. người  Ả  Rập, thì bạn gặp được bao nhiêu người, và liệu họ  có thể  đại diện cho tất cả  những người Ả Rập hay không? Hay lấy đồ ăn Ý ra làm ví dụ: Hầu hết người Mỹ cho rằng đồ  ăn của Ý gồm có mì sợi,   dầu ô­liu, và nước sốt cà chua; nhưng trên thực tế phần lớn đồ  ăn của Ý là bánh mỳ, cá,   bơ và nước sốt trắng. Hầu hết những người Ý nhập cư đến Mỹ đều đến từ miền Nam Ý,  và đó là "ví dụ" về cách thức nấu ăn mà họ quen. Tính chất mạnh: Điều gì là đáng chú ý nhất về một nhóm, điều gì khiến chúng khác biệt  hơn so với bản thân chúng ta hay những người khác thì thường được xem xét một cách sai   lầm là "bình thường". Người  Ả Rập là những người giàu có nhờ  dầu mỏ, người Hà Lan   đi những đôi giày bằng gỗ, thổ dân da đỏ mặc những đồ  bằng lông ... tất cả những điều   này là ngoại lệ, nhưng bởi vì chúng đặc biệt, nên chúng dễ dàng được chúng ta nghi nhớ. Những người ở quần đảo Pô­li­nê­di là những người dâm dục, người Nhật cực kỳ lịch sự  ... thậm chí ngay cả khi các đặc điểm đó chứa đựng một phần nhất định sự thật thì chúng  thường che giấu những đặc điểm khác, những đặc điểm cũng đúng tương tự. Ví dụ,   người ở quần đảo Pô­li­nê­đi có một số quy định khá nghiêm khắc về sự vừa phải, điều  độ, và người Nhật Bản có thể rất thẳng tính, thậm chú hung dữ  khi làm việc với những   người ngoài. 3. Những kết luận không công bằng: Chúng ta bổ  sung thông tin mà những thông tin đó  không hay đã không có  ở  đó. Các kết luận từ  những quan sát mà chúng ta có thể  đưa ra  trong xã hội riêng của chúng ta có thể hoàn toàn không liên quan gì khi chúng ta nhìn vào  xã hội khác. Ví dụ, trong xã hội của chúng ta, tắm một lần một tuần được coi là bẩn, và   bẩn được xem là hành động phản xã hội, và phản xã hội là rất, rất xấu. Nhưng liệu   chúng ta có quyền đưa ra những sự  suy diễn như  thế  không? Liệu bẩn có nghĩa là xấu   không? Một số nền văn hóa coi chúng ta là hơi bẩn: Ví dụ, người Nhật Bản lau rửa bản  thân sạch sẽ  trước khi bước vào bồn tắm. Hay lấy một ví dụ  khác,  ở  ngoại ô quần áo   rách rưới có thể  có nghĩa là mắc chứng bệnh tâm thần, nhưng ở  nơi khác nó có nghĩa là  nghèo khổ. Những kết luận không công bằng thường bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết: Chúng ta ít khi   có tất cả những thông tin mà chúng ta cần để hiểu nhóm người khác. Thường có những lý  do cho những hành vi cư xử "kỳ dị", những lý do này khiến cho những hành vi đó ít kỳ dị  hơn. Ví dụ,  ở  một số  quốc gia, họ  không có nhiều nước và sự  khô ráo làm bay hơi hầu   hết mồ  hôi của chúng ta.  Ở  những nước nghèo, đường  ống dẫn nước và nước sạch   12
  13. không có mấy.  Ở  những nước hàn đới, việc tắm là hết sức nguy hiểm. Chúng ta quên  mất rằng ông bà của chúng ta ít khi tắm nhiều hơn một tuần một lần. Hơn nữa,  ở nhiều   nơi, mọi người không có thái độ quá căng thẳng đối với mùi cơ thể ­­ bạn không cần phải  khử trùng để trở nên sạch sẽ. Ở đây cũng xuất hiện vấn đề về việc dự báo sự hoàn thành ước nguyện của chính mình:  Mọi người thường trở  thành những người mà chúng ta mong muốn họ  trở  thành. Ví dụ  đối với một người béo, trở nên "vui vẻ" có thể có nghĩa là sự chấp nhận. Đối với một số  nhóm người dân tộc, bạn thể hiện niềm hãnh diện của mình bằng cách cường điệu "tính  cách sắc tộc" của mình. Ví dụ, thổ dân da đỏ của những bộ lạc khác nhau tiếp nhận cách   ăn mặc, tục lệ và nghệ thuật của nhau. Và chỉ người Mỹ gốc Hà Lan mới treo những đôi   giày gỗ trên cửa ra vào của họ. Chẳng còn nghi ngờ gì nữa, chúng ta gặp vấn đề do tất cả những cái bẫy nêu trên đối với  những điều bình thường được coi như khuôn mẫu.  13
  14. VI/   Tại   sao   lối   suy   nghĩ   khuôn   mẫu   vẫn   tồn   tại   mặc   cho  những chứng cứ khách quan được đưa ta rõ rành rành? Sự  phá vỡ  công việc hàng ngày: Những người "khác" bạn có thể  phá vỡ  cuộc sống của   bạn. Ví dụ, ở miền quê nước Anh, mọi người đặc biệt không thích dân gíp­xi. Dân gíp­xi  vào làng quê yên bình  ở  Anh, trên những chiếc xe van, đậu  ở  lề  đường, sống bên ngoài   những chiếc xe goòng, chơi nhạc và nhảy múa, bán sức lao động của họ, bói toán, ăn  cắp... và nói chung là họ khiến cho cuộc sống làng quê trở nên rối loạn. Một ví dụ đơn giản nhất: Những người "mắc bệnh tâm thần" thường khiến chúng ta căng  thẳng, lo lắng. Họ cư xử theo cách mà chúng ta không thể đoán trước được. Đe dọa đến sự  an toàn của nhóm: Những kẻ  ngoài cuộc có thể  đe dọa sự  an toàn của   nhóm nhiều hơn việc là chỉ  đe dọa đến sự  yên bình và tĩnh lặng. Chẳng hạn như  những   người gíp­xi, họ nổi tiếng ít nhất là về những rắc rối do họ gây ra. Những lao động nhập   cư ở Châu Âu có thể mang theo các thói quen văn hóa bạo lực cùng với họ. Những đứa trẻ  ở  thành phố  có thể mang những thói quen sinh hoạt tình dục bừa bãi của chúng về  vùng  ngoại ô, v.v.... Chúng ta đã hiểu rằng trong khi một số  nỗi sợ hãi có thể  bắt nguồn dựa trên các khuôn   mẫu vô căn cứ, thì một số nỗi sợ hãi lại có căn cứ. Động cơ để có những nhóm của riêng   chúng ta là nhằm để  có cuộc sống an toàn, đơn giản, có thể  đoán trước được, những kẻ  ngoài cuộc có thể đe dọa đến trật tự xã hội đó. Đe dọa đến túi tiền: Tình trạng khỏe mạnh về kinh tế là mối quan tâm chủ yếu của hầu   hết mọi người. Những người bị đe dọa về kinh tế bởi những người ngoài rất tức giận về  việc đó, Trong lịch sử, chúng ta thấy... 1. Thành lập những nhóm để chống lại những nhóm mới; 2. Những nhóm nhập cư cũ chống lại những nhóm nhập cư mới hơn; 3. Những người da trắng nghèo khổ ở miền nam cũ chống lại những người da đen nghèo  khổ; Những người thợ  đường sắt Ai Len chống lại những người thợ  đường sắt Trung   Quốc; 4. Những người nuôi tôm Mỹ ở bang Texas chống lại những người nuôi tôm Việt Nam;  14
  15. 5. Những người lao động nghèo khổ chống lại những người hưởng trợ cấp; 6. Thành lập những nhóm lao động bản xứ chống lại những nhóm lao động nhập cư... Đây là vấn đề  thường gặp nhất của những nhóm người nghèo, có địa vị  thấp, tức giận   với những nhóm người nghèo hơn, có địa vị thấp hơn đang đe dọa thay thế vị trí của họ. Đe dọa đến tính toàn vẹn hay bản sắc của nhóm: Một nhóm dân tộc có thể  được định  nghĩa theo nhiều cách ... màu da, tập tục tôn giáo, ngôn ngữ, niềm tin chính trị, trang phục,  các ngày kỷ niệm... Khi những sự việc xác định rõ đặc điểm của nhóm bị gây tổn thương   ở chừng mực nào đó thì tương lai của nhóm đang bị đe dọa, mọi người "nông nóng." Tương lai của nhóm được thấy rõ ràng nhất ở bọn trẻ, và bởi thế  phần lớn sự  quan tâm   của chúng ta là: Điều gì sẽ  xảy ra nếu bọn trẻ  bắt đầu hành động giống những người   không thuộc nhóm? ăn mặc giống bọn họ? nói chuyện giống bọn họ? tin vào những điều   mà bọn họ tin? hẹn hò với người ngoài nhóm? cưới người ngoài nhóm? Nếu con bạn cưới ai đó thuộc tôn giáo khác, và con cái của chúng được nuôi dạy theo tôn  giáo khác ­­ như thế là bạn đã "mất" cháu của mình. Bạn cũng có thể không bao giờ  còn   con nữa! Hay điều gì sẽ xảy ra nếu như con trai bạn cưới một cô gái người Đức và sang   Đức để  sống. Con trai bạn và cháu của bạn sẽ  không còn là người Việt nữa. Con cháu   của bạn là những người ngoại quốc! Hay nếu như các cháu của bạn lớn lên và nói tiếng   Tây Ba Nha (Người ta nói rằng cách tốt nhất để lấy đi nền văn hóa của một người là lấy  đi ngôn ngữ mà anh ta nói. Trừ người Ai­Len, còn nói chung điều này thường là đúng.) Nếu con bạn cưới một người khác chủng tộc, cháu bạn sẽ thế nào? Da đen hay da trắng?  Quan niệm truyền thống cho rằng nếu chúng là da đen thì "máu" của nhóm có địa vị  cao   hơn "đã bị làm ô uế" bởi máu của nhóm có địa vị thấp hơn. Ngày nay, con cái của những   cặp vợ  chồng thuộc hai chủng tộc khác nhau thường coi bản thân chúng là người hai  chủng tộc, điều này chắc chắn được làm rõ. Nhưng hãy xem xét đến vấn đề về bản sắc  nảy sinh khi bạn sống trong một xã hội lúc nào cũng khăng khăng bắt phải phân biệt rõ  ràng, hoặc là thuộc chủng tộc này, hoặc là thuộc chủng tộc kia. Có lẽ đến một ngày nào đó tất cả chúng ta sẽ chỉ coi bản thân là con người mà thôi.  15
  16. Trên thực tế, những lý do có trước đối với sự tức giận là khá hợp lý. Chúng là những vấn   đề mà chúng ta cần phải nỗ lực để giải quyết. Ngoài ra còn có nguồn gốc khác của sự phi   lý ít hợp lý hơn: đó là phức cảm tự ti. Có điều gì đó không  ổn đối với tôi ­­ và bạn là người đã nhắc nhở  tôi về  việc đó! Sự  nghèo khổ  hay ngu dốt hay đần độn hay thiếu thành công hay bất hạnh hay thiếu tự  tin   hay không thỏa mãn tình dục hay hôn nhân có vấn đề  hay bất kỳ chuyện gì ... đều là lỗi   của bạn. Xét cho cùng, trước khi bạn xuất hiện, tôi không hề gặp phải những vấn đề này  ­­ hay tôi không chú ý quá nhiều đến chúng. Hay có lẽ tôi thậm chí không thể hiểu điều gì  khiến tôi tức giận ­­ chắc chắn lỗi không thể là tôi được, mà nó phải là bạn. Hơn nữa, những người yếu đuối, hay nản chí thường đánh mất những bản sắc nhỏ  bé   gây bối rối của họ trong những bản sắc của nhóm mình. Nhóm của tôi thật tuyệt, bởi thế  có lẽ  một phần nhỏ  của sự  tuyệt vời đó sẽ  truyền sang tôi. Và sự  căm ghét của người   khác giúp duy trì sức mạnh của bản sắc nhóm, giống như việc sự nhiệt tình của chúng ta   đối với đội mình ưa thích sẽ trở nên đặc biệt mạnh mẽ khi trận thi đấu trở nên sôi nổi. Mục tiêu của sự tức giận của chúng ta có thể là một nhóm mà nhóm này gây cho chúng ta  những đau khổ, khó chịu thực sự, chẳng hạn như sự tranh đua về kinh tế hay những điều   khác đã được đề  cập  ở  trên. Hay đơn giản, nó có thể  là mục tiêu được xã hội, truyền  thống thừa nhận (một anh chàng giơ đầu chịu báng). Cả hai cách, tôi đã được bố, mẹ, bạn   bè, thầy cô giáo, những người thuyết giáo, truyền hình nói từ  thời thơ   ấu rằng chúng ta  giỏi hơn họ và do đó tôi giỏi hơn bạn. Nhưng đó là anh chàng da đen với Lincoln Continental của mình ­­ anh ta đã kiếm được   tiền từ  đâu? Và người phụ  nữ  đó, cô ta là luật sư  ­­ tự  hỏi cô ta đã làm gì để  vượt qua   vành móng ngựa? Và anh chàng da đen, người có tất cả các cô gái ­­ họ đã thấy gì từ anh   chàng này nhỉ? Họ nói dưới mặc cảm tự tôn che giấu mặc cảm tự ti. Niềm tin mù quáng giống với việc sửa chữa sự bất hòa Hầu hết niềm tin mù quáng chỉ là cố gắng để duy trì tình trạng hiện tại: Chúng ta ở vị trí  cao nhất ­­ hãy giữ nó như vậy.  16
  17. Nhưng trong trường hợp mà nhận thức của chúng ta về người khác là sai lầm, chúng ta sẽ  phải đối mặt với sự mâu thuẫn. Khi chúng ta thực sự nhìn vào những cái khác này, chúng   ta sẽ  thấy dấu vết của lòng nhân đạo, tài năng, bản chất tốt đẹp của họ, chúng ta cũng   thấy các lý do khiến họ  cư  xử  như  thế, và khả  năng cạnh tranh bình đẳng của họ  ... và   chúng ta cần phải bảo vệ chống lại tất cả những thông tin mâu thuẫn này. Cuối cùng, thì những người tốt như chúng ta không làm tổn thương đến những người tốt  khác (Bạn còn nhớ không?) Điều cơ  bản nhất cần làm là sự  phủ  nhận: Thông tin này cần phải mạnh hơn rất nhiều   để  ta vượt qua nó.Ví dụ, một phụ  nữ  có thể  thấy rằng cô cần phải làm việc gấp đôi  trước kia để có được sự công nhận trong công việc. Hay chúng ta có thể thực hiện sự bóp méo. Bạn có thể dùng "trường hợp ngoại lệ:" "Chỉ  có một hay hai lần thôi, lâu lâu mới xảy ra mà!" Điều này thường được đi kèm cùng với  lời giải thích: "Mẹ  của nó là người da trắng;" "Cô ta có những đức tính giống như  đàn  ông, có lẽ cô ta là người tình dục đồng giới." Một cách khác để bóp méo là chất vấn những cách thức mà nhờ nó ai đó đã thành công: "   Tất cả  những người Ý thành công đến đó thông qua những mối quan hệ  với bọn người   xấu;" "Cô ta lang chạ đẻ được thành công." Một cách khác, khi bạn không thể chất vấn về khả năng của họ, thì hãy chất vấn những   động cơ của họ: "Họ trở thành bác sĩ là vì tiền." Một số nhân viên trong lực lượng không  quân đã từng nói với tôi một cách rất nghiêm túc rằng, "Có ba loại phụ  nữ   ở  lực lượng   không quân: thứ nhất là đồng tính, thứ hai là cuồng dâm, và thứ ba là những phụ nữ đang   đi tìm chồng" Nói cách khác, họ  có thể có khả năng, nhưng chắc chắn họ không cao quý   gì hết. Nhưng có một số cách để sửa chữa sự bất hòa còn tồi tệ hơn: Sự  kỳ  thị: Nhà cửa và công việc là những thứ  bị  phân biệt rõ nhất. Thứ  ít rõ hơn là "sự  phân biệt tổ  chức" ­­ nhiều việc tưởng chừng như  hợp lý, nhưng dầu sao cũng bị  phân   biệt: các bài kiểm tra khả  năng đọc, viết để  bầu cử, chiều cao quy định để  được làm  cảnh sát, quy định về  những chiếc xe moóc  ở  làng quê Anh... Và cũng đừng quên sức  mạnh của sự  hoàn thành  ước nguyện của chính mình[8]: Ví dụ, nếu chúng ta phủ  nhận  học vấn của những người nhất định, thì họ  có vẻ như ngu dốt, có lẽ chúng ta không cần    17
  18. phải bận tâm giáo dục họ; nếu chúng ta chỉ  cho phép họ  làm những công việc dành cho   người hầu làm thì có lẽ tất cả khả năng của họ chỉ  có như  vậy; nếu chúng ta không cho  họ sống ở những căn hộ khang trang, có lẽ họ thích sống ở những nơi bẩn thỉu ... Hơn nữa, chúng ta có thể đe dọa họ (ví dụ: sự thiêu đốt của Klan), thay thế họ (ví dụ: đặt  con người vào những vùng dành riêng, hay các trại cải tạo tập trung), biến họ thành nô lệ  (ví dụ: cưỡng bức lao động, hay nô dịch về kinh tế, hay đơn giản chỉ là tình trạng nô lệ),  hay đơn giản hủy diệt họ (ví dụ: điều Nazi cố gắng làm với người Do Thái, gíp­xi, những   người tình dục đồng giới và những người khác).  18
  19.  B.  Phân bi   ệt đối xử   19
  20. I/ Phân biệt đối xử là gì? Mình lại xin được kể một câu chuyện trước khi trả lời cho câu hỏi này.  Chả là khi còn bé, bố mẹ mình hay gửi mình ở nhà chú dì mình trông hộ vì công việc của  bố mẹ mình khá là bận rộn không có thời gian để quản thúc cũng như chăm sóc cho mình  được. Nhà chú dì mình có một thằng con kém mình một tuổi. Anh em họ nó hay sang nhà  nó để chơi game. Mà mỗi khi sang chơi thì anh em của nó mang rất nhiều trò chơi điện tử  sang nhưng tuyệt nhiên không bao giờ chúng muốn cho mình chơi cùng chỉ vì mình không  có quan hệ họ hàng gì với chúng là một, và bởi vì mình là “Bê Đê” (mình sử dụng đúng  ngôn ngữ mà khi đó chúng đã nói với mình). Nên những lúc như vậy, mình chỉ được nhìn  anh em chúng chơi với nhau mà không bao giờ được tham gia cùng. Trừ một vài lần chúng  cho mình chơi cùng nhưng mục đích là để vào hùa với nhau bắt nạt, trêu chọc mình. Mình kể câu chuyện trên là để có thể dễ dàng hình dung ra được hành vi phân biệt đối xử  là gì. Phân biệt đối xử hay là kỳ thị là một thuật ngữ xã hội học nhằm chỉ tới một sự  đối xử đối với một cá nhân hay một nhóm nhất định dựa vào sự phân loại tầng lớp hay  đẳng cấp. Phân biệt đối xử thực tế là một hành vi, định kiến đối với một nhóm khác. Nó  bao gồm việc loại bỏ hoặc hạn chế các thành viên trong một nhóm khỏi những cơ hội mà  những nhóm khác được tiếp cận. Liên Hiệp Quốc giải thích như sau: "Những hành vi  phân biệt đối xử có nhiều hình thức, nhưng tất cả chúng đều có liên quan đến một số  hình thức loại trừ và từ chối". Như trong câu chuyện trên, anh em nhà kia đã không chỉ phân biệt đối xử theo quan hệ họ  hàng. Vì mình không có cùng huyết thống với chúng, nên chúng nghĩ rằng mình không  thuộc cùng một nhóm hoặc cùng thuộc một “đẳng cấp” với chúng nên chúng cảm thấy  không muốn cho mình tham gia chơi cùng . Mà bên cạnh đó, chúng còn phân biệt đối xử  theo giới tính của mình. Phân biệt giới tính hay kỳ thị giới tính (tiếng Anh: sexism), một  thuật ngữ xuất hiện giữa thế kỷ 20, là một dạng niềm tin hay thái độ cho rằng  một giới là hạ đẳng, kém khả năng và kém giá trị hơn giới còn lại. Chúng cho rằng những  người là “Bê Đê” là những người hạ đẳng, không có giá trị bằng chúng nên chúng đã loại  bỏ những người đó (điển hình là mình) ra khỏi cuộc chơi của chúng để chúng cảm thấy  giá trị của chúng không bị hạ thấp đi.  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
26=>2