intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Tiền công và chính sách tiền lương

Chia sẻ: Hứa Nhật Cường | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:34

629
lượt xem
88
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận: Tiền công và chính sách tiền lương trình bày về khái niệm tiên công, tiền lương và một số khái niệm khác có liên quan; các yếu tố tác động đến mức lương; cách xác định tiến trình đánh giá thực hiện công việc; phương pháp ấn định mức lương; nguồn hình thành quỹ tiền lương và sử dụng quỹ tiền lương; quy định trả lương gắn với kết quả lao động; tiến trình quản trị hệ thống lương; thực trạng quản trị hệ thống lương ở các doanh nghiệp hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Tiền công và chính sách tiền lương

  1. Tiền công và chính sách tiền lương 2015 BỘ CÔNG THƯƠNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM ­­­­­­­­­­oOo­­­­­­­­­­ Thành viên của nhóm gồm: 1. Huỳnh Long Huy (NT)   (2006140129) 2. Nguyễn Tấn Phú  (TK)  (2006140256) 3. Hứa Nhật Cường   (2006140029) Nhóm KTS Page 1
  2. Tiền công và chính sách tiền lương 2015 4. Bùi Thị Thanh Huyền   (2006140131) 5. Đoàn Thị Cẩm Tú  (2006140357) 6. Huỳnh Thị Kim Dung   (2006140049) 7. Huỳnh Thị Huyền Trâm  (2006140352) 8. Trần Thị Trang     (2007140249) 9. Nguyễn Thị Tuyết  (2007140268) Nhóm KTS Page 2
  3. Tiền công và chính sách tiền lương 2015 1. Mục lục. Lời mở đầu.............................................................................  4 Khái niệm tiên công, tiền lương và  một số khái niệm khác có liên quan .....................................  6 Các yếu tố tác động đến mức lương......................................  10 Xác định tiến trình đánh giá thực hiện công việc................. 13 Phương pháp ấn định mức lương.......................................... 14 Nguồn hình thành quỹ tiên lương và  sử dụng quỹ tiền lương......................................................... 16 Quy định trả lương gắn với kết quả lao động...................... 17 Tiến trình quản trị hệ thống lương....................................... 20 Thực trạng quản trị hệ thống lương  ở các doanh nghiệp hiện nay................................................  22 2. LỜI NÓI ĐẦU. Lương bổng là  một trong những  động lực kích thích con  người   làm   việc   hăng   hái,   nhưng   đồng   thời   cũng   là   một   trong  Nhóm KTS Page 3
  4. Tiền công và chính sách tiền lương 2015 những nguyên nhân gây trì trệ, bất mãn hoặc từ bỏ  công ty mà ra  đi. Tất cả  đều tùy thuộc vào trình độ  và năng lực của các cấp  quản trị. Và luôn luôn là vấn đề "nhức nhối" của hầu hết các công  ty  ở Việt Nam. Đây là một đề  tài gây tranh luận sôi nổi trên diễn  đàn quốc hội Việt Nam trong nhiều năm qua và hiện nay nó vẫn  còn là đề  tài nóng bỏng đối với Việt Nam. Trong điều kiện nền  kinh tế kém phát triển như ở Việt Nam thì nhu cầu của con người   mới chỉ đảm bảo  ở  mức độ  thấp, tối thiểu về ăn, mặc, ở, đi lại,  nghỉ  ngơi, bảo vệ  sức khỏe và học tập. Trong nền kinh tế  thị  trường, nhu cầu được thể  hiện tập trung  ở  lợi ích kinh tế­động  lực trực tiếp thúc đẩy người lao động làm việc và làm việc có  năng suất, chất lượng, hiệu quả. Lợi ích kinh tế  theo C.Mác, là  một phạm trù kinh tế, biểu hiện của quan hệ sản xuất, được phản  ánh trong ý thức, thành động cơ  hoạt động nhằm thoả  mãn một  cách tốt nhất nhu cầu vật chất của các chủ thể tham gia lao động.  Bất cứ  một cá nhân hay tập thể  lao động trước và trong khi làm  việc cũng đều suy nghĩ: mình được gì và có quyền lợi như thế nào  khi tham gia lao động. Vấn đề đặt ra là: mỗi nhà quản lý cần phải  biết điều tiết hài hoà các lợi ích không để  lợi ích này xâm phạm  hoặc làm tổn hại đến lợi ích kia, mọi biểu hiện coi thường lợi ích  hoặc chỉ  động viên chung chung như  thời bao cấp trước đây đều  không có tác dụng động viên kích thích người lao động làm việc.  Đại hội VII Đảng cộng sản Việt Nam, sau khi đánh giá lại những  thiếu sót, sai lầm của mình trong công tác quản lý, đã khẳng định  phải kết hợp hài hoà các lợi ích theo nguyên tắc, lấy lợi ích của  người lao động làm cơ  sở, và mỗi chủ  trương, chính sách kinh tế  Nhóm KTS Page 4
  5. Tiền công và chính sách tiền lương 2015 của Đảng và Nhà nước trong đó có chính sách tiền lương phải  xuất phát từ lợi ích, nhu cầu và khả năng người lao động. Để phù  hợp với khái niệm mới về bản chất tiền lương trong nền kinh tế  thị  trường  ở  Việt Nam, có một yêu cầu mới là phải làm cho tiền  lương thực hiện đầy đủ  các chức năng của nó: chức năng thước  đo giá trị là cơ sở để điều chỉnh giá cả cho phù hợp mỗi khi giá cả  (bao gồm giá cả sức lao động) biến động. Chức năng tái sản xuất  sức lao động nhằm duy trì năng lực làm việc lâu dài, có hiệu quả.  Trên cơ sở tiền lương bảo đảm bù đắp được sức lao động đã hao  phí cho người lao động. Chức năng kích thích bảo đảm năng suất  lao động cho người lao động, duy trì cuộc sống hàng ngày và dự  phòng cho cuộc sống lâu dài của họ. Để  nền kinh tế  Việt Nam  phát triển sánh được cùng với bè bạn thì trước hết các nhà máy,  quản lý người phải xây dựng hệ  thống trả  công hợp lý trong các  doanh nghiệp. Nhóm KTS Page 5
  6. Tiền công và chính sách tiền lương 2015 3.  Khái niệm tiền công, tiền lương và một  số   khái   niệm   khác   có   liên   quan   tới   tiền  công, tiền lương.  Tiền công là khoản tiền người lao động được hưởng sau khi đã đóng  góp lao động và chuyên môn để  nỗ  lực tạo ra sản phẩm cho người   chủ  (người sử  dụng lao động) và thường được thuê với hợp đồng  làm việc (giao kèo) để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể được đóng gói  vào một công việc hay chức năng. Tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập mà có thể biểu hiện bằng  tiền và được ấn định bằng thoả thuận giữa người sử dụng lao động  và   người   lao   động,   hoặc   bằng   pháp   luật,   pháp   quy   Quốc   gia,   do  người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo hợp đồng  lao động cho một công việc đã thực hiện hay sẽ  phải thực hiện,   hoặc những dịch vụ đã làm hoặc sẽ phải làm. Tiền công là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá sức lao động, là  giá cả của hàng hoá sức lao động. Tuy vậy, dễ  có sự  lầm tưởng, trong xã hội tư  bản, tiền công là giá  cả của lao động bởi vì: + Nhà tư  bản trả  tiền công cho công nhân sau khi công nhân đã lao   động để sản xuất ra hàng hóa. + Tiền công được trả  theo thời gian lao động, hoặc theo số  lượng  hàng hóa đã sản xuất được. Nhóm KTS Page 6
  7. Tiền công và chính sách tiền lương 2015 Cái mà nhà tư bản mua của công nhân không phải là lao động mà là  sức lao động. Do đó, tiền công không phải là giá trị  hay giá cả  của  lao động mà chỉ là giá trị hay giá cả của hàng hóa sức lao động. Trong xã hội con người luôn phấn đấu để  thoả  mãn nhu cầu của  mình. Sự phấn đấu đó từ lâu đã trở thành một trong những động lực  chủ yếu kích thích con người hoạt động hăng say, tích cực và cũng từ  đó gây tác động cải tạo xã hội làm cho xã hội càng văn minh hơn.  cùng với sự  phát triển của xã hội, nhu cầu của con người không  ngừng tăng lên, đa dạng hơn, phong phú hơn. Xét về  mặt hệ  thống,  nhu cầu con người bao gồm hai hệ thống: nhu cầu sinh học và nhu  cầu xã hội học. Nhu cầu sinh học là nhu cầu do bản thân họ  và sự  sống đòi hỏi, còn nhu cầu xã hội là nhu cầu do sự  đòi hỏi của cuộc  sống trong cộng đồng con người. Qua quá trình phát triển của xã hội  loài người cho thấy,  ở  mỗi thời kỳ, mỗi khu vực tuỳ  thuộc vào sự  phát triển của nền sản xuất xã hội mà mức độ  đáp ứng nhu cầu tối   thiểu của con người, của người lao động có sự  khác nhau. Chính sự  khác nhau đó phản ánh mức sống cao hay thấp. Mức sống tối thiểu   được hiểu là mức độ thoả mãn nhu cầu tối thiểu của người lao động  trong một thời kỳ  nhất định nào đó.  Ở  phương diện này, mức sống  tối thiểu là cơ  sở  để  xác định mức tiền lương tối thiểu.  Ở nước ta,  trong chế  độ  tiền lương ban hành ngày 23 tháng 5 năm 1993, tiền  lương tối thiểu được hiểu như  sau: Tiền lương tối thiểu là số  tiền  nhất định trả  cho người lao động làm công việc đơn giản nhất,  ở  mức độ  nhẹ  nhàng nhất và diễn ra trong một môi trường lao động  Nhóm KTS Page 7
  8. Tiền công và chính sách tiền lương 2015 bình thường. Số  tiền đó bảo đảm cho người lao động có thể  mua  được những tư liệu sinh hoạt thiết yếu để tái sản xuất sức lao động  của bản thân và có dành một phần nuôi con và bảo hiểm lúc hết tuổi  lao động. Xây dựng hệ thống trả công hợp lý là một vấn đề hết sức   phức tạp vì trong thực tế có hai hình thức trả công đó là trả công theo   thời gian và trả công theo sản phẩm. A.Hình thức trả  công theo thời gian bao gồm hai chế  độ  theo  thời gian giản đơn và theo thời gian có thưởng.  Chế  độ  tiền công trả  theo thời gian đơn giản là chế  dộ  trả  công mà tiền công nhận được của người công nhân nhận  được do mức lương cấp bậc, bậc cao hay thấp hay thấp và  thời gian thực tế làm việc nhiều hay ít. Chế độ trả công này  chỉ  áp dụng  ở  những nơi khó định mức lao động chính xác,  khó đánh giá công việc thật chính xác. Chế độ trả công theo thời gian có thưởng là sự kết hợp giữa  chế độ trả công theo thời gian đơn giản với tiền thưởng khi   đạt được những chỉ  tiêu về  số  lượng hoặc chất lượng đã  quy định. Chế  độ  trả  công này chủ  yếu áp dụng đối với  những công nhân phụ, làm việc phục vụ, công nhân làm việc  ở những khâu sản xuất có trình độ cơ khí hoá cao... B.Hình thức trả công theo sản phẩm: là hình thức trả công trong  đó tiền công được trả phụ thuộc vào mức lương cấp bậc, mức lao  động,   số   lượng   sản   phẩm   thực   tế   được   sản   xuất   ra   và   được  nghiệm thu. Hình thức trả  công theo sản phẩm bao gồm các chế  độ sau. Nhóm KTS Page 8
  9. Tiền công và chính sách tiền lương 2015 Chế độ trả công theo sản phẩm trực tiếp cá nhân: là chế độ  trả  công theo sản phẩm áp dụng đối với từng công nhân  trong đó tiền công tỉ lệ thuận với số lượng sản phẩm được  sản xuất ra và được nghiệm thu. Đơn giá = L/Q hay Đơn  giá=LxT   (trong   đó   L:   lương   cấp   bậc   công   việc;   Q:   mức  lương sản lượng; T: mức lương thời gian). Tiền công=Đơn  giáxQTT   (trong  đó   QTT:   số   sản   phẩm   thực  tế   sản  xuất,   nghiệm thu). Chế   độ  trả  công theo sản phẩm  tập thể   đó là  tiền công  được   trả   cho   một   nhóm   người   lao   động   cho   khối   lượng  công việc mà họ   đã  thực hiện sau  đó phân chia tới từng  người theo một phương pháp nhất định nào đó. Tiền công  của mỗi người lao động phụ thuộc vào mức lương cấp bậc  thời gian làm việc thực tế, mức độ hoàn thành mức lao động  của cả nhóm. a) Li: tổng lương cấp bậc của cả nhóm công nhân. b) Ti: mức lương thời gian của công việc i  c) I: lương  Li x Ti i=1 Li: mức lương cấp bậc của công việc i  d) i=1 ĐG = Q n hay ĐG =  n: cấp bậc bình quân của cả  nhóm  công việc. e) L ĐG = MxQ ĐG: đơn giá lương sản phẩm của công việc phụ  hay phục vụ (trong đó L: lương cấp bậc của công nhân phụ  hay  phục vụ; Q: mức sản lượng của công nhân chính; M: số  máy  được công nhân phụ phục vụ). Nhóm KTS Page 9
  10. Tiền công và chính sách tiền lương 2015 f) Chế độ trả công khoán: được áp dụng cho những công việc nếu   giao cho từng chi tiết bộ phận công việc sẽ không có lợi mà phải  giao toàn bộ  khối lượng công việc cho công nhân hoàn thành  trong một thời gian nhất định. Đơn giá tính theo hai cách:  ­   Xây   dựng   đơn   giá   cho   một   đơn   vị   công   việc.   Tiền   công  khoán= ĐG khoán cho 1 đơn vị x khối lượng công việc.  ­ Trả cho cả một khối lượng công việc.  Chế độ trả công theo sản phẩm có thưởng: Đó là các chế độ trả công  theo   sản   phẩm   nói   trên   kết   hợp   với   các   hình   thức   tiền   thưởng.  LTH=L+L(m.h) ( trong đó LTH: tiền công theo sản phẩm có thưởng.  L: tiền công tính theo đơn giá cố định). g) M: % tiền thưởng cho 1% vượt mức chỉ tiêu tiền thưởng. h) H: % hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thưởng. i)Chế  độ  trả  công theo sản phẩm luỹ  tiến: là chế  độ  trả  công áp  dụng cho khâu thiết yếu hoặc khâu quan trọng của sản xuất mà công  việc tăng năng suất lao động  ở  đó có tác dụng thúc đẩy sản xuất  ở  những bộ phận sản xuất khác có liên quan góp phẩn hoàn thành vượt   mức kế hoạch của xí nghiệp. Sử dụng hai loại đơn giá:  Đơn giá cố  định trả  cho tất cả  các sản phẩm đã hoàn thành và đơn giá luỹ  tiến   để trả công cho tất cả các sản phẩm vượt mức khởi điểm.  4. Các yếu tố tác động đến mức lương. A. Môi trường của công ty. Nhóm KTS Page 10
  11. Tiền công và chính sách tiền lương 2015 a)  Chính sách của công ty: Tiền lương vừa là một chi phí  tốn kém vừa là một loại tài sản. Chi phí tốn kém phản ánh  qua chi phí lao động. Trong các ngành dịch vụ, chi phí lao  động chiếm vào khoảng 50% tổng chi phí. Tuy nhiên tiền  lương là một loại tài sản vì nó thúc đẩy nhân viên lỗ lực. Nó  là một tiềm năng  ảnh hưởng tới hành vi làm việc của nhân  viên, thúc đẩy nhân viên làm việc có năng suất lao động cao  hơn. Tiền lương thưởng giúp cho nhân viên cải tiến công  tác, gia tăng năng suất, và tỉ  lệ  số  người bỏ  việc sẽ  thấp  hơn.  b)  Bầu không khí văn hoá của công ty  ảnh hưởng rất lớn  tới cách tuyển chọn nhân viên, đến thái độ  của cấp trên và  cấp dưới, đến hành vi công tác, và do đó nó ảnh hưởng đến  việc sắp xếp tiền lương và thưởng cho nhân viên.  c)  Cơ cấu tổ chức của công ty cũng ảnh hưởng tới cơ cấu  tiền lương. Trong một công ty lớn có nhiều giai tầng, nhiều  cấp quản trị thì quản trị  cấp cao thường quyết định cơ  cấu   lương thưởng. Chính điều này dễ gây bất lợi cho nhân viên  bởi vì cấp cao nhất ít đi sâu để  quan sát nhân viên. Ngược  lại đối với các công ty ít cấp bậc quản trị hay công ty lớn có  nhiều cấp bậc quản trị, nếu họ để cho các cấp quản trị trực  tiếp quyết định các vấn đề  về  lương thưởng, công nhân sẽ  được hưởng lương hợp lý hơn vì các cấp quản trị này đi sâu  đi sát công nhân hơn. Do đó lương thưởng cũng tuỳ  thuộc  vào cơ cấu của công ty.  Nhóm KTS Page 11
  12. Tiền công và chính sách tiền lương 2015    Khả  năng chi trả  của công ty, thế  đứng tài chính của  d) công ty và tình hình kinh doanh của công ty. Các công ty kinh  doanh   thành   công   thường   trả   lương   cao   hơn   mức   lương  trung bình trong xã hội.  B.Thị  trường lao động:  khi nghiên cứu đề  án định mức lương,  công   ty   cần   phải   nghiên   cứu   một   yếu   tố   quan   trọng   đó   là   thị  trường lao động hiểu theo nghĩa rộng. Đó là những yếu tố: lương  thưởng trên thị  trường, chi phí sinh hoạt, công đoàn, xã hội, nền  kinh tế và luật pháp.  a) Lương thưởng trên thị trường Các công ty đều nằm ở  vị trí cạnh tranh gay gắt. Do đó cần phải nghiên cứu kỹ mức  lương   hiện   tại   trong   xã   hội   hiện   nay   đối   với   cùng   một  ngành nghề đó ra sao. Việc nghiên cứu này dựa trên lĩnh vực  sau: Khu vực địa lý nơi công ty đang kinh doanh, một số  công ty nhất định nào đó cần nghiên cứu à các công việc cần  so sánh đối chiếu.  b) Chí phí sinh hoạt lương thưởng phải phù hợp với chi  phí sinh hoạt đó là quy luật chung của bất kỳ nước nào trên  thế   giới.   Tại   Việt   Nam   nhà   nước   cũng   quyết   định   mức  lương tối thiểu để  cho nhân viên đủ  sống khi làm việc tại   các công ty ngoài hoặc các công ty liên doanh. Lý luận chi  phí sinh hoạt rất đơn giản: Khi giá tăng lên trong một giai  đọan nhất định nào đó, thì tiền lương thưởng hiện thời thực   sự bị giảm xuống. Do đó công ty phải tăng lương theo một tỉ  Nhóm KTS Page 12
  13. Tiền công và chính sách tiền lương 2015 lệ nhất định đủ để cho nhân viên duy trì mức lương thực sự  trước đây.  c)  Công  đoàn là  một  lực lượng rất  mạnh  mà  các cấp  quản trị  phải thảo luận với họ  trong ba lĩnh vực sau: Các  tiêu chuẩn được sử  dụng để  xếp lương thưởng, các mức  chênh lệch lương và các phương pháp trả lương. d) Xã hội: Sức ép của xã hội cũng rất quan trọng. Ai cũng  biết   rằng   lương   thưởng   ảnh   hưởng   đến   giá   cả   của   sản  phẩm và dịch vụ. Xã hội, đại biểu là người tiêu dùng, không  bao giờ muốn giá cả sinh hoạt tăng. Họ tạo sức ép buộc một   số công ty không được tăng lương mà phải theo mức lương  công ty khác đang áp dụng.  e) Nền kinh tế: Trong một nền kinh tế   đang suy thoái,  nguồn cung  ứng lao động dĩ nhiên tăng cao có nghĩa là số  người thất nghiệp tăng. Do đó, các công ty có khuynh hướng  hạ   thấp   lương   hoặc   không   tăng   lương.   Tuy   nhiên,   công  đoàn, chính phủ và xã hội lại ép công ty tăng lương cho phù  hợp với mức chi phí sinh hoạt gia tăng. Đây là vấn đề  hóc  búa đối với nhà quản trị.  f)  Luật   pháp:   Chính sách lương thưởng  phải  tuân theo  luật lệ của nhà nước. Luật lao động của các nước nói chung  của Việt Nam nói riêng đều nghiêm cấm phân biệt đối xử  nam, nữ khi trả lương.  C.  Bản thân nhân viên rất tác động đến việc trả lương : Mức  lương và phúc lợi tuỳ  thuộc vào sự  hoàn thành công tác của nhân  Nhóm KTS Page 13
  14. Tiền công và chính sách tiền lương 2015 viên, tuỳ  thuộc vào mức thâm niên, kinh nghiệm, sự  trung thành,  tiềm năng và kể  cả   ảnh hưởng chính trị. Sự  hoàn thành công tác:  không có gì làm nản lòng nhân viên cho việc các công nhân giỏi,  xuất sắc lại lãnh lương bằng hoặc thấp hơn nhân viên có năng  suất kém. Do đó cấp quản trị  cần phải áp dụng hệ  thống lương  dựa vào sự hoàn thành công tác. Kinh nghiệm: kinh nghiệm cũng là  một yếu tố ảnh hưởng đến lương thưởng, hầu hết các cơ quan tổ  chức trên thế  giới đều dựa vào yếu tố  này để  tuyển chọn và cứu  xét lương thưởng. 5. Xác định tiến trình đánh giá công việc. Đánh giá công việc là một thủ tục có tính cách hệ thống nhằm đo  lường giá trị  và tầm quan trọng của công việc dựa trên nhiều yếu  tố  nhằm loại bỏ  các bất bình đẳng trong cơ  quan chỉ  vì cơ  cấu  lương thưởng bất hợp lý. Đánh giá công việc nhằm các mục tiêu  sau: Xác định cấu trúc công việc của cơ quan. Mang lại bình đẳng  và trật tự  trong mối tương quan công việc. Triển khai một thức  bậc giá trị của công việc được sử dụng để thiết kế ra một cơ cấu  lương thưởng. Đạt được sự nhất trí giữa các cấp quản trị và nhân  viên liên quan tới công việc. Các phương pháp đánh giá công việc:   Phương pháp thang đo đồ  hoạ  là phương pháp trong đó người  đánh giá dựa trên ý kiến chủ quan của mình đánh giá sự thực hiện  của đối tượng đánh giá, theo một thang đo từ  thấp đến cao và các  chỉ tiêu đánh giá được sắp xếp theo thứ tự và bao gồm các chỉ tiêu  có liên quan trực tiếp đến công việc.  Phương pháp xếp hạng  luân phiên  là phương pháp sắp xếp nhân viên từ  giỏi nhất đến  Nhóm KTS Page 14
  15. Tiền công và chính sách tiền lương 2015 kém nhất theo một số   điểm chính như  kết quả  thực hiện công  việc, thái độ làm việc. Phương pháp so sánh cặp là phương pháp  dùng một nhân viên này đem so sánh với nhân viên khác về  tiêu  chuẩn chính như  số  lượng, chấp lượng công việc, thái độ  ý thức  bảo vệ, để  thấy nhân viên nào được đánh giá tốt hơn.  Phương  pháp tính điểm là một phương pháp  ấn định giá trị  bằng số  cho  các yếu tố của công việc và tổng số  các giá trị  này cung cấp một   bản đánh giá giá trị tương ứng của công việc đó. Phương pháp tính  điểm được thực hiện qua 12 bước sau:  1) Lựa chọn các công việc điển hình chủ yếu trong công ty. Các  công việc này được phân theo nhóm công việc.  2) Các chuyên viên tiến hành phân tích công việc.  3) Dựa vào bảng phân tích này, nhà phân tích sẽ viết bảng mô tả  công việc để trình lên ban lãnh đạo. 4) Dựa vào bảng phân tích này, nhà phân tích chọn lọc và xác  định xem công việc đó có yếu tố nào.  5) Tính tỉ lệ phần trăm quan trọng (tỉ trọng) của các yếu tố công  việc đó. 6) Xác định xem mỗi yếu tố có mấy thứ bậc. 7) Ấn định hệ thống điểm là 500 hay 1000.  8) Phân bố số điểm cho từng thứ bậc của từng yếu tố. Khoảng   cách của các thứ bậc được tính theo công thức sau: M­m Khoảng  cách = N­1 (trong đó M: Điểm tối đa; m: điểm tối thiểu; N: số  thức bậc). Nhóm KTS Page 15
  16. Tiền công và chính sách tiền lương 2015 9) Soạn thảo cẩm nang đánh giá công việc để trình cấp quản trị.  10) Cấp quản trị  nhận bảng mô tả  công việc và bản thảo cẩm   nang đánh giá công việc.  11) Cấp quản trị đánh giá công việc bằng cách so sánh đối chiếu  bảng điểm với bảng mô tả công việc.  12) Hoàn tất cẩm nang.  6. Phương pháp ấn định mức lương. 1. Ngạch lương  là việc lập nhóm các công việc tương tự  nhau  nhằm đơn giản hoá thủ tục ấn định lương. Mỗi ngạch lương  ứng  với một ngạch công chức, viên chức phản ánh nội dung công việc  và trình độ công chức, người lao động theo tiêu chuẩn chuyên môn  nghiệp vụ, mỗi ngạch công chức viên chức chỉ sử dụng được một  tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ  nhất định. Trong mỗi ngành có  thể có một hoặc nhiều ngạch công chức, viên chức tương ứng với   những nội dung công việc khác nhau. 2. Hệ số lương chuẩn là hệ số mức lương khởi điểm (bậc 1) của  ngạch. Mỗi ngạch đều có một hệ số mức lương chuẩn lấy hệ số  mức   lương   chuẩn   nhân   với   mức   lương   tối   thiểu   ta   được   mức  lương chuẩn của ngạch. Hệ  số  mức lương chuẩn được xác định  trên cơ sở hệ số phức tạp lao động của ngạch nhân với hệ số tiêu   hao lao động theo ngạch đó. Hệ  số  này không phụ  thuộc vào con  người cụ thể và quá trình công tác của họ để  thực hiện công việc  Nhóm KTS Page 16
  17. Tiền công và chính sách tiền lương 2015 đó. Hệ  số  lương chuẩn của ngạch chịu sự  cân đối trong nội bộ  ngành và sự cân đối nói chung giữa các ngành.  3. Bậc lương thâm niên thể  hiện thâm niên của người lao động  đã làm việc trong ngạch được xác định hợp lý, nhằm mục đích  động viên và khuyến khích người lao động yên tâm làm việc và  tích luỹ kinh nghiệm, tận tâm với công việc khi không có khả năng  và điều kiện nâng ngạch lên cao hơn. Người lao động sau khi được  tuyển dụng vào ngạch sẽ được xếp mức lương chuẩn của ngạch,  sau đó sẽ  được nâng bậc lương theo thâm niên không cần qua thi   cử, mà chỉ cần hoàn thành nhiệm vụ được giao.  4.   Khoảng   cách   giữa   các   bậc   lương   thâm   niên  có   tác   dụng  khuyến khích người lao động hoàn thành công việc để  được nâng  bậc lương thâm niên. Khoảng cách giữa các bậc lương thâm niên  quy định trong chế  độ  tiền lương mới được xác định từ  0,09 đến  0,43 so với mức lương tối thiểu.  5. Điều chỉnh mức lương khi đã xác định bậc lương, hạng ngạch  lương, cấp quản trị sẽ thấy một số công việc trước đây được trả  lương quá cao hay quá thấp. Các cấp quản trị cần phải điều chỉnh  sao cho phù hợp với ngạch và bậc lương mới. 7. Nguồn hình thành quỹ  tiền lương và sử  dụng quỹ tiền lương. 1) Nguồn hình thành quỹ tiền lương căn cứ vào kết quả thực hiện   nhiệm vụ  sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp xác định nguồn  Nhóm KTS Page 17
  18. Tiền công và chính sách tiền lương 2015 quỹ  tiền lương tương  ứng để  trả  lương cho người lao động.  Nguồn bao gồm: Quỹ  tiền lương theo theo đơn giá được giao,  quỹ tiền lương bổ sung theo chế độ quy định của nhà nước, quỹ  tiền lương từ  các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ  khác  ngoài đơn giá tiên lương được giao, quỹ tiền lương dự phòng từ  năm trước chuyển sang. Tất cả  nguồn quỹ  tiền lương nêu trên  được gọi là tổng quỹ tiền lương. 2) Sử dụng tổng quỹ tiền lương để đảm bảo quỹ tiền lương không  vượt chi so với quỹ  tiền lương được hưởng, dồn chi quỹ  tiền  lương vào tháng cuối năm hoặc để dự phòng quỹ tiền lương đối  với người lao động có năng suất, chất lượng cao, có thành tích  trong   công   tác   (tối   đa   không   quá   10%   tổng   quỹ   lương).   Quỹ  khuyến khích người lao động có trình độ  chuyên môn kỹ  thuật  cao, tay nghề  giỏi (tối đa không vượt quá 2% tổng quỹ  lương).  Quỹ dự phòng cho năm sau (tối đa không vượt quá 12% tổng quỹ  lương).  8. Quy định trả lương gắn với kết quả lao  động.  Căn cứ vào đặc điểm về tổ chức sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao   động, doanh nghiệp quy định chế độ trả lương vụ thể gắn với kết  quả cuối cùng của từng người lao động, từng bộ phận như sau:  1. Đối với lao động trả  lương theo thời gian (viên chức quản lý  chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành phục vụ và các đối tượng khác  mà không thể  thực hiện trả  lương theo sản phẩm hoặc lương   Nhóm KTS Page 18
  19. Tiền công và chính sách tiền lương 2015 khoán trả  lương cho người lao động vừa theo hệ  số  mức lương   được xếp tại nghị định số 26/CP, vừa theo kết quả cuối cùng của  từng người, từng bộ phận, công thức tính như sau: T1j j=1 T1j là tiền lương theo nghị định số 26/CP của từng người  làm lương thời gian; ni: số ngày công thực tế của người thức i; hi:   hệ số tiền lương ứng với công việc được giao, mức độ phức tạp,  tính trách nhiệm của công việc đòi hỏi; mức độ  hoàn thành công  việc của người thứ i được xác định theo công thức sau: đ1i + đ2i  hi = .K đ1 + đ2 15  njhj j=1 (i thuộc J). Vt: quỹ tiền lương  ứng  với mức độ  hoàn thành công việc của bộ  phận làm lương thời  gian. Vcđ: là quỹ tiền lương theo nghị định số 26/CP của bộ phận   làm lương thời gian theo công thức sau: m Vcđ=  Ti=T1i+T2i (1)  (trong đó Ti: tiền lương của người thứ  i  được nhận T1i: tiền   lương theo nghị  định số  26/CP của người thứ  i, được tính như  sau: T1i=ni x ti (2), Ti: xuất lương ngày theo nghị  định số  26/CP  của người thứ i; ni: số ngày công thực tế của người thứ i; T2i: là  tiền lương theo công việc được giao gắn với mức độ  phức tạp,  tính trách nhiệm của công việc đòi hỏi, mức độ  hoàn thành công  việc và số ngày công thực tế  của người thức i, không phụ  thuộc  vào hệ  số  mức lương được xếp theo nghị  định số  26/CP. Công  thức tính như sau: Vt ­ Ccđ T2i = ni x hi).  K: hệ số mức độ hoàn thành được chia làm 3 mức: hoàn thành tốt   hệ số 1,2; hoàn thành hệ số 1,0; chưa hoàn thành hệ số 0,7.  đ1i: số  điểm mức độ  phức tạp của công việc người thứ  i đảm  nhiệm Nhóm KTS Page 19
  20. Tiền công và chính sách tiền lương 2015 đ2i: số  điểm tính trách nhiệm của công việc người thứ  i đảm  nhiệm. Tổng số điểm của hai nhóm yếu tố mức độ phức tạp và tính trách  nhiệm của công việc là 100% tỉ  trọng điểm cao nhất của đ1i là  70% và của đ2i là 30%. (đ1+đ2) tổng số  điểm mức độ  phức tạp  và  tính  trách  nhiệm  của  công  việc  giản   đơn  nhất   trong  doanh  nghiệp. Các bước tiến hành xác định hệ số tiền lương (hi) làm cơ  sở để trả lương theo cách tính trên. Thống kê chức danh công việc  theo 4 cấp độ từ đại học trở lên; cao đẳng và trung cấp; sơ cấp và  không cần đào tạo. Xác định khung hệ  số  giãn cách dùng để  trả  lương giữa công việc phức tạp nhất và đơn giản nhất (gọi tất là  bội số  tiền lương). Bội số  tiền lương của chức danh công việc  phức tạp nhất  định được xếp theo nghị   định 26/CP của doanh  nghiệp và bội số thấp nhất bằng hệ số mức lương theo nghị định  số  26/CP. Trong khung bội số này doanh nghiệp lựa chọn bội số  tiền lương cho phù hợp. Theo bảng tỉ  trọng điểm 1, xây dựng  bảng điểm cụt hể  để  chấm điểm cho các chức danh công việc  theo các cấp  trình  độ.   Áp dụng theo công thức 1  để  tính tiền  lương được nhận của từng người.  2. Đối với lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương  khoán. a) Đối với lao động làm khoán và làm lương sản phẩm cá nhân  trực tiếp, tiền lương được tính trả  theo công thức. T=Vđg x q  (trong đó T: tiền lương của lao động nào đó; Vđg: đơn giá tiền  Nhóm KTS Page 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1