Tiểu luận Triết học: Vấn đề khoán trong nông nghiệp ở Việt Nam, hiện tại và triển vọng - Đề xuất những chính sách chủ yếu để phát triển nền nông nghiệp bền vững
lượt xem 15
download
Tiểu luận với mục tiêu hiểu rõ thêm về quá trình phát triển nền nông nghiệp nước nhà, đặc biệt là vai trò Khoán trong nông nghiệp. Nghiên cứu và đưa ra thực trạng nền Nông nghiệp hiện tại và các giải pháp để phát triển nông nghiệp VN trong tương lai.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận Triết học: Vấn đề khoán trong nông nghiệp ở Việt Nam, hiện tại và triển vọng - Đề xuất những chính sách chủ yếu để phát triển nền nông nghiệp bền vững
- TIỂU LUẬN MÔN: TRIẾT HỌC Chủ đề: Vấn đề khoán trong nông nghiệp ở Việt Nam, hiện tại và triển vọng. Đề xuất những chính sách chủ yếu để phát triển nền nông nghiệp bền vững. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hằng Lớp: QTKD K29 Mã sinh viên: 1
- PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là nước nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao. Sau 30 năm thực hiện đổi mới, đến nay nông nghiệp VN đã có những bước tiến quan trọng. Xuất phát từ một nền nông nghiệp lạc hậu, nghèo đói, thiếu lương thực, thực phẩm trở thành một nước xuất khẩu nhiều sản phẩm nông nghiệp. Có được thành tựu đó nông nghiệp VN đã trải qua nhiều thời kỳ khó khăn. Từ chủ trương hợp tác hoá nông nghiệp với tư duy quản lý tập thể, cơ chế hoá trong nông nghiệp, với hình thức khoán việc, đến sự ra đời của hình thức khoán hộ. Từ khoán hộ ở một xã, huyện, một cách công khai đến khoán chui, khoán lùi rồi khoán sản phẩm, khoán lúa, khoán 100 và khoán 10 là cả một chặng đường gian nan, đi từ thử nghiệm này đến thử nghiệm khác, từng bước điều chỉnh giữa lý luận và thực tiễn để tìm ra con đường đúng đắn cho nông nghiệp VN phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị và sự phát triển của Việt Nam. Từ một nước nông nghiệp thiếu đói triền miên qua quá trình đổi mới, Việt Nam đã tự lực được lương thực và vươn lên trở thành nước thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo. Xã hội càng phát triển vai trò của nông nghiệp càng được coi trọng. Bài học về khoán hộ và sự thăng trầm của khoán hộ là một thực tế đáng suy ngẫm trong quá trình đi đến đổi mới ở Việt Nam. Khoán hộ không chỉ là vấn đề của quá khứ mà còn nhiều bài học nóng hổi cho giai đoạn phát triển đất nước hiện nay. Do đó việc nghiên cứu “Vấn đề khoán trong nông nghiệp ở Việt Nam, hiện tại và triển vọng. Đề xuất những chính sách chủ yếu để phát triển nền nông nghiệp bền vững” là cần thiết. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Hiểu rõ thêm về quá trình phát triển nền nông nghiệp nước nhà, đặc biệt là vai trò Khoán trong nông nghiệp. Nghiên cứu và đưa ra thực trạng nền Nông nghiệp hiện tại và các giải pháp để phát triển nông nghiệp VN trong tương lai. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu tập trung vào hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đảm bảo cho ngành nông nghiệp phát triển bền vững. 4. Phương pháp nghiên cứu đề tài Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau: 2
- Phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, Chủ nghĩa Mác – Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh; Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn; Quán triệt tư tưởng chỉ đạo, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước; Sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh tài liệu. Phương pháp khảo sát, trao đổi và đánh giá khách quan. PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Nông nghiệp Việt Nam qua các thời kỳ 1.1 Trước 1945: Thời kỳ thực dân Pháp đô hộ Việt Nam (1884 1945), chính quyền thực dân thực hiện chính sách: Thuộc địa phải được giành riêng cho thị trường Pháp, cung cấp nguyên liệu cho Pháp và mua hàng hóa của Pháp. Thực dân Pháp cướp đoạt ruộng đất của nông dân Việt Nam. Nông nghiệp từ chỗ chỉ trồng lúa là chính, được chuyển một phần sang trồng các cây phục vụ chính quốc như: Cao su, cà phê, thầu dầu, đay, lạc v.v... nông dân bị bần cùng hóa vì sưu cao, thuế nặng, vì thiên tai liên tiếp. Nạn đói xảy ra nghiêm trọng. 1.2. Từ khoán việc đến khoán hộ Phát xít Nhật cùng với thực dân Pháp đã gây ra nạn đói khủng khiếp năm 1945. Sau cách mạng tháng 8 thành công, Hồ Chủ tịch kêu gọi nhân dân Việt Nam “Diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm” “tăng gia sản xuất” “sản xuất và tiết kiệm”. Chỉ sau khoảng một năm, nhân dân Việt Nam đã chiến thắng được nạn đói. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 1954), nhân dân ta vẫn đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, đáp ứng về cơ bản nhu cầu ăn no, đánh thắng theo lời hiệu triệu của Hồ Chí Minh “ruộng rẫy là chiến trường, cuốc cày là vũ khí, nhà nông là chiến sỹ, hậu phương thi đua với tiền phương”. Hòa bình được lập lại ở miền Bắc, nông dân bắt tay mạnh mẽ vào hàn gắn những vết thương chiến tranh. Qua cuộc vận động giảm tô, cải cách ruộng đất (1953 1957), hơn 810.000 ha ruộng đất được chia cho 2.104.158 hộ nông dân. Năm 1958, Nhà nước chủ trương, vận động hợp tác hóa trong nông nghiệp, kết hợp với cải tiến kỹ thuật và phát triển sản xuất. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhằm phát triển SX nhưng giai đoạn này SX nông nghiệp ở miền Bắc vẫn mang nặng tính bình quân, bao cấp; còn ở miền Nam, phong trào hợp tác hóa phát triển nhanh nhưng không bền vững;… Với nhận thức: “…còn chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và lối làm ăn riêng lẻ thì vẫn còn cơ sở vật chất và điều kiện xã hội cho khuynh 3
- hướng tư bản chủ nghĩa tự phát nảy nở”, sau khi thực hiện cải cách ruộng đất và cải tạo nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước đề mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Trong nông nghiệp chủ trương thực hiện phong trào hợp tác hoá, thành lập các hợp tác xã nông nghiệp, hô hào nông dân tham gia hợp tác xã. Đến cuối 1960, phong trào hợp tác hoá nông nghiệp đã cơ bản thành công với 85,8% số hộ nông dân và 68,1% diện tích đất canh tác ở miền Bắc được đưa vào 40.422 hợp tác xã nông nghiệp. Nguyên tắc của hợp tác xã là: tập thể hoá tư liệu sản xuất và sức lao động, quản lý theo cơ chế tập trung, phân phối tư liệu và sản phẩm một cách thống nhất. Khi vào hợp tác xã, hộ nông dân đóng góp tất cả tư liệu sản xuất mà mình có được bao gồm: ruộng đất, trâu, bò, cày, cuốc… để sơ hữu chung, dưới sự quản lý của Ban chủ nhiệm hợp tác xã và các Đội sản xuất. Mọi việc làm và kết quả thu hoạch được đều do Ban chủ nhiệm và các Đội sản xuất quản lí, điều hành và phân phối. Hình thức tổ chức sản xuất ở các hợp tác xã là khoán việc. Đơn vị sản xuất là tổ đội sản xuất chứ không còn là hộ gia đình, vai trò kinh tế hộ nông dân bị xoá bỏ. Khoán việc không quy trách nhiệm cho ai, xã viên không hề thấy quyền lợi mà mình sẽ được hưởng trên cánh đồng chung. Xã viên làm việc theo tiếng kẻng, buổi sang theo kẻng đủng đỉnh ra đồng, làm việc cầm chừng đợi kẻng hết giờ ra về, không quan tâm đến chất lượng công việc. Theo chế độ khoán việc, công sức lao động của xã viên được qui thành công, điểm (công là ngày công, còn điểm là 1/10 ngày công). Từ cấy hái, chăm bón đến họp hành đều tính thành công điểm mà người ghi điểm là cán bộ thôn, xã. Cán bộ thôn, xã được bầu theo quan điểm giai cấp nên hầu hết là những bần, cố nông – những người còn nhiều hạn chế về khả năng và trình độ quản lí. Ngày công được tính cho mỗi lao động khi thực hiện một công việc theo tiêu chuẩn hợp tác xã đề ra. Cuối mỗi vụ đều dựa vào công điểm để chia hoa lợi. Đây chính là điểm sơ hở đẻ ra rất nhiều sâu mọt, quan tham ngay từ cơ sở. Kẻ ghi công điểm thì không phải lao động và có quyền ban phát công điểm cho nông dân. Còn nông dân thì một nắng hai sương nhưng chẳng được bù đắp gì vì mọi thứ đều là của chung và rơi vào tình trạng “cha chung không ai khóc”. Tình trạng “dong công, phóng điểm” ngày càng phát triển tràn lan. Chính vì vậy mà sau một thời gian hợp tác hoá, nông nghiệp nước ta rơi vào tình trạng lụn bại. Trong thời kì 19611965, diện tích trồng trọt của miền Bắc tuy đã tăng thêm khoảng 20 vạn hecta do khai hoang, nhưng năng suất lúa giảm chỉ còn 17 18 tạ/hecta. Năm 1961, mức bình quân lương thực đầu người là 24kg/tháng, đến năm 1965 giảm chỉ còn 14kg/tháng. 1.3 Từ khoán hộ đến khoán chui, khoán lùi Với cơ chế khoán việc, chỉ đạo của hợp tác xã, người nông dân không thiết tha với công việc của hợp tác xã, cha chung không ai khóc, làm việc chỉ vì 4
- công điểm, không vì chất lượng nên chỉ sau một thời gian ngắn, nông nghiệp bị giảm sút nghiêm trọng. Sau một thời gian trăn trở, tìm tòi đổi mới trong quản lý nông nghiệp, ngày 10/9/1966, dưới sự chủ trì của đồng chí Kim Ngọc, Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc ra Nghị quyết số 68 NQ/TU “Về một số vấn đề quản lý lao động nông nghiệp trong hợp tác xã hiện nay”, sau này nhân dân gọi là “khoán hộ”. “Khoán hộ” đã giải quyết một vấn đề rất cơ bản là giải phóng sức sản xuất đang bị kìm hãm bởi cơ chế quản lý không phù hợp, xa rời thực tiễn sản xuất nông nghiệp; phát huy sự chủ động, năng động, những tiềm năng dồi dào trong nhân dân, khắc phục tình trạng dân chủ hình thức, biến người nông dân thành người chủ đích thực trong sự ràng buộc bởi yếu tố lợi ích. Lần đầu tiên, ý tưởng về khoán cho hộ gia đình xã viên đã khơi dậy tính sáng tạo trong quần chúng lao động và phù hợp với lòng dân nên nhanh chóng đi vào đời sống thực tiễn. Nội dung của đổi mới tư duy dù mới là quá trình tìm tòi ban đầu, nhưng đã thể hiện tư duy đổi mới vượt trước trong lĩnh vực quản lý nông nghiệp, nông thôn và nông dân, đồng thời là kết quả của quá trình đấu tranh giữa cái mới với cái cũ, giữa cái tiến bộ với cái lạc hậu mà đồng chí Kim Ngọc là người tổ chức và khởi xướng. Chủ trương “khoán hộ” do đồng chí Kim Ngọc đưa ra là một quyết định đúng đắn, táo bạo nhưng đầy trách nhiệm, thể hiện tầm tư duy đổi mới, sáng tạo, đi trước của đồng chí Kim Ngọc. Tuy vậy, ở thời điểm đó “khoán hộ” bị coi là “đốt cháy giai đoạn”, không phù hợp với chủ trương đẩy mạnh phong trào hợp tác hóa của Trung ương và được coi là một sự “vượt rào”, vi phạm “nghiêm trọng” đường lối của Đảng về phát triển nông nghiệp thời bấy giờ, nên không thể triển khai rộng rãi; bản thân đồng chí Kim Ngọc phải chịu nhiều sức ép, nhưng đồng chí vẫn giữ vững bản lĩnh của người lãnh đạo dám làm và dám chịu trách nhiệm, giữ vững niềm tin sắt đá ở “khoán hộ”. Và trên thực tế, “khoán hộ” ở Vĩnh Phúc vẫn lan tỏa, được vận dụng không chỉ ở Vĩnh Phúc mà cả một số địa phương ở miền Bắc. 1.4 Từ khoán chui đến khoán 100 và khoán 10 Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/04/1975) nông nghiệp Việt Nam có nhiều thuận lợi mới để phát triển. Trước tình hình đó, từ những thí điểm hình thức khoán trong SX nông nghiệp ở Hải Phòng, Vĩnh Phú, Nghệ Tĩnh năm 1980, Đảng, Nhà nước đã có chủ trương mở rộng hình thức khoán theo Chỉ thị 100CT/TW Ngày 13 tháng 1 năm 1981, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị 100 CT/TW về Cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp chính thức công nhận khoán sản phẩm. Chỉ thị này cho phép áp dụng chế độ khoán trong toàn bộ nền 5
- nông nghiệp cả nước. Chế độ khoán này thường được gọi tắt là Khoán sản phẩm, hay khoán 100. Chỉ thị 100 nêu rõ ba mục đích của khoán sản phẩm là: bảo đảm phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế (trên cơ sở lôi cuốn được mọi người hăng hái lao động, kích thích tăng nǎng suất lao động, sử dụng tốt đất đai, tư liệu hiện có), củng cố và tăng cường quan hệ sản xuất XHCN ở nông thôn, nâng cao thu nhập của người lao động. Nguyên tắc khoán sản phẩm:quản lý và sử dụng có hiệu quả tư liệu sản xuất, trước hết là ruộng đất, quản lý và điều hành lao động phải trên cơ sở gắn với kết quả cuối cùng của sản xuất, thực hiện khoán theo 5 khâu và 3 khâu; trong phân phối giải quyết hài hoà mối quan hệ lợi ích người lao động. Phạm vi khoán sản phẩm:áp dụng đối với mọi loại cây trồng và vật nuôi. Khoán 100 có tác dụng phân chia lại chức nǎng kinh tế giữa tập thể và hộ gia đình cả về quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý và phân phối, mở đầu cho quá trình dân chủ hoá về mặt kinh tế, bằng việc gắn bó trở lại lao động với ruộng đất, mang lại lợi ích thiết thực cho nông dân, tạo ra động lực kích thích phát triển sản xuất. Xét về mặt cơ chế quản lý kinh tế, khoán 100 đã phá vỡ cơ chế tập trung quan liêu trong sản xuất nông nghiệp. Trong thời gian đầu, khoán 100 đã có tác dụng làm sống động nền kinh tế nông thôn và tạo ra một khối lượng nông sản lớn hơn so với thời kỳ trước. Sau khi chỉ thị 100 được ban hành, như được cởi trói, khoán sản phẩm đã được triển khai, thực hiện phổ biến ở các hợp tác xã và các tổ, đội sản xuất. Tuy vậy, khoán 100 cũng chỉ có tác dụng trong một thời gian, sau đó giảm dần vì cơ chế tập trung quan liêu vẫn còn được duy trì trong hợp tác xã, cũng như toàn bộ hệ thống tái sản xuất xã hội trong nông nghiệp. Mức khoán không ổn định, được điều chỉnh theo từng năm, ngày càng cao hơn khiến xã viên vượt khoán được hưởng lợi rất ít, người nông dân chỉ còn lại khoảng 1620% sản lượng khoán, không bù đắp được vốn và sức lao động bỏ ra, vì vậy, động lực vừa mới được tạo ra đã dần bị triệt tiêu. Hộ nông dân không đủ khả nǎng bảo đảm tái sản xuất và nhu cầu đời sống nên đã phải trả lại bớt ruộng đất. Khoán việc quay trở lại và xã viên không hào hứng với các công việc do hợp tác xã huy động. Năm 1987, sản xuất lương thực giảm gần 1 triệu tấn, đã dẫn đến nạn đói tháng 03 năm 1987, tháng 03/1988 ở một số vùng. Vụ giáp hạt năm 1988, nạn đói xảy ra ở 21 tỉnh thành phía Bắc với hơn 9,3 triệu người đói ăn, bằng 39% số nhân khẩu trong nông nghiệp, trong đó, số người đói gay gắt, đứt bữa là 3,6 triệu người. Trước tình hình khủng hoảng nghiêm trọng, hầu hết các hợp tác xã lâm vào tình trạng kiệt quệ về lương thực mà nguyên nhân chủ yếu là cơ chế quản lý lạc hậu không khuyến khích được sản xuất. Tất cả đều có một mong muốn được chuyển sang khoán hộ, chỉ có khoán hộ mới cứu đất nước thoát khỏi nạn đói trầm trọng đang đe doạ. 6
- Trước đòi hỏi của cuộc sống, nhiều cấp uỷ đảng ở địa phương đã chủ động chuyển sang khoán gọn. Ngày 05/04/1988, Bộ Chính trị ra nghị quyết số 10 NQTW về Đổi mới quản lý nông nghiệp, Khoán 10 ra đời. Khoán 10 thừa nhận “hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ”, thực hiện giao ruộng khoán cho hộ dài ngày (1520 năm) đối với đất trồng cây ngắn ngày, 1 đến 2 chu kì đối với cây dài ngày, ổn định sản lượng khoán, bảo đảm cho người trồng lúa có lãi không dưới 40%. Hộ nông dân được tự quyết định việc canh tác trên diện tích được giao, chỉ có nghĩa vụ đóng thuế, được tự do lưu thông sản phẩm làm ra ở nơi có lợi nhất sau khi hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với nhà nước. Cùng với việc thực hiện khoán 10 là sự đổi mới toàn bộ cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp, đổi mới hoạt động kinh tế – xã hội ở nông thôn theo hướng xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp. Từ đây, chức nǎng kinh tế của hộ nông dân được xác lập trở lại. Năm 1988, Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng CSVN khóa VI về “Đổi mới quản lý trong nông nghiệp” đã đưa nông nghiệp Việt Nam lên bước phát triển mới. Sản xuất nông nghiệp phát triển. Việt Nam đã là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới, là một trong những nước xuất khẩu hàng đầu hồ tiêu, hạt điều, cà phê, cao su, thủy sản, đồ gỗ v.v... Cơ sở vật chất kỹ thuật nông nghiệp (thủy lợi, điện, cơ khí v.v...) được xây dựng và ngày càng đồng bộ. Nông nghiệp được nâng cao trình độ thâm canh, tăng vụ, với cơ cấu sản xuất ngày càng phù hợp với điều kiện đất đai và sinh thái của từng vùng 2. Nông nghiệp VN hiện tại và triển vọng Qua hơn 30 năm đổi mới, ngành nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng: Nông nghiệp chuyển mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2017 tăng gần 6 lần so với năm 2008. Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới với những mặt hàng chủ lực như: Gạo, Thuỷ sản, Gỗ, Cà Phê, Điều, Cao Su, Hồ tiêu, Rau quả...Sản xuất chuyển mạnh theo hướng chất lượng và giá trị gia tăng; giá trị và sản lượng nhiều nông sản đều tăng mạnh, sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ được quan tâm phát triển; góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, giải quyết việc làm, giảm nghèo và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào rộng khắp, được toàn dân hưởng ứng tham gia. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn ngày càng được cải thiện, vai trò chủ thể của người dân nông thôn được phát huy. 7
- Hàng loạt chính sách cơ chế mới của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ bộ ngành ban hành đã kịp thời bổ sung về nguồn lực cho phát triển các lĩnh vực then chốt của ngành Nông nghiệp. Nhiều chính sách khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và hỗ trợ phát triển DN được triển khai đồng bộ. Bên cạnh đó, bộ máy tổ chức quản lý của ngành đã được sắp xếp lại theo hướng tinh gọn, hiệu lực và hiệu quả hơn. Thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu SX: từ phát triển SX nông nghiệp theo chiều rộng, lấy số lượng làm mục tiêu sang nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng, phát huy lợi thế của mỗi địa phương và cả nước, gắn với nhu cầu thị trường. Một số mặt hàng lớn, chủ lực đã khẳng định được vị thế và khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới, bảo đảm đứng vững khi hội nhập quốc tế. Trong tình hình hiện tại, đã có một số vấn đề nảy sinh sau một thời gian thực hiện khoán 10: đó là tình trạng người nông dân sản xuất manh mún, cá thể, điều đó có thể hạn chế việc áp dụng những tiến bộ của khoa học kĩ thuật ngày nay có thể mang lại cho nông nghiệp hiệu quả cao hơn. Việc canh tác manh mún đó làm cho chúng ta khó có thể áp dụng cơ giới hoá, hiện đại hoá để có được hạt gạo có chất lượng cao, nên khi xuất khẩu không mang lại giá trị kinh tế cao. Và vì vậy, nông nghiệp chỉ dừng ở việc đủ ăn, có dự trữ, có xuất khẩu nhưng lại chưa tạo được sự bứt phá cấn thiết để thúc đẩy nền kinh tế như buổi đầu thực hiện khoán 10. Việc canh tác manh mún sẽ tác động đến lối suy nghĩ và cách tư duy của người nông dân, vẫn chiếm đa số trong dân số Việt Nam, đó là tư duy tiểu nông. Với tư duy tiểu nông, khó có thể xây dựng một nền kinh tế nông nghiệp hiện đại, áp dụng những thành tựu tiên tiến nhất của khoa học kĩ thuật ngày nay để tạo nên một nền nông nghiệp năng suất cao, chất lượng sản phẩm đồng đều. Trên thực tế, gần đây ở một số địa phương đã xuất hiện việc liên kết giữa các hợp tác xã và sự thâu tóm của các chủ vựa để có thể áp dụng cơ giới và khoa học kĩ thuật, nâng cao chất lượng hạt gạo, xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế cao hơn. Ở Nam Bộ đã xuất hiện các cánh đồng mẫu lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người nông dân, đưa nông dân thực sự tiến vào thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Khoán 10 ra đời và có giá trị lịch sử bởi nó đáp ứng đúng yêu cầu của thực tiễn, của nông dân trong hoàn cảnh lúc bấy giờ. Giờ đây, một số điều kiện lịch sử đã thay đổi, nên chăng có những sự nghiên cứu, điều chỉnh để thực hiện những cơ chế sản xuất và quản lý phù hợp hơn, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn và tạo sự bứt phá cho nền kinh tế Việt Nam. Bài học về khoán hộ và sự thăng trầm của khoán hộ là một thực tế đáng suy ngẫm trong quá trình đi đến đổi mới ở Việt Nam. Khoán hộ không chỉ là 8
- vấn đề của quá khứ, nó còn nhiều bài học nóng hổi cho giai đoạn phát triển đất nước hiện nay. 3. Giải pháp để phát triển Nông nghiệp Việt Nam trong tương lai 3.1. Mục tiêu chủa ngành Nông nghiệp Việt Nam Theo Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc, ngành Nông nghiệp cần phấn đấu 10 năm nữa để Việt Nam phải lọt vào nhóm 15 quốc gia có nền nông nghiệp phát triển nhất thế giới; riêng lĩnh vực chế biến nông sản phải nằm ở nhóm 10 nước phát triển của thế giới. Việt Nam phấn đấu là trung tâm chế biến xuất khẩu đồ gỗ hàng đầu thế giới, nơi sản xuất tôm lớn của thế giới,.... để đạt được mục tiêu cao hơn sau 10 năm nữa, Nông nghiệp Việt Nam cần phải có những giải pháp để phát huy thế mạnh và khắc phục những hạn chế cơ bản hiện nay. 3.2. Tập trung phát triển sản phẩm nông nghiệp có tính đặc trưng, đặc sản vùng miền Việt Nam là nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, có điều kiện thuận lợi để phát triển các sản phẩm nông nghiệp quanh năm. Sự đa dạng về khí hậu, đất đai, vị trí địa lý là điều kiện để mỗi địa phương, mỗi vùng, miền ở Việt Nam có được nhiều loại nông sản, đặc sản đa dạng, phong phú. Những loại nông sản, đặc sản của Việt Nam không chỉ nhân dân trong nước yêu thích, mà còn được rất nhiều nước trên thế giới đón nhận. Các sản phẩm có tính đặc trưng, đặc sản, như: nhãn lồng Hưng Yên, vải Lục Ngạn Bắc Giang, thanh long Châu Thành Long An, xoài Cát Chu, cam Bố Hạ, nho Ninh Thuận, gà Đông Cảo…. Đối với một số mặt hàng nông sản, đặc sản, chúng ta đã xuất khẩu thành công và đạt được mức doanh thu tương đối tốt. Tuy nhiên, để nông nghiệp Việt Nam phát triển, các địa phương cần mở rộng quy mô sản xuất, ưu tiên phát triển các vùng, miền có sản phẩm đặc trưng, đặc sản nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và mở rộng xuất khẩu ra nước ngoài. Mỗi địa phương phải có chiến lược phát triển nông sản, đặc trưng, đặc sản cho địa phương mình, cần có quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh, xúc tiến thương mại, hợp tác quốc tế để xuất khẩu hàng hoá ra thế giới. Để làm được điều đó, cần phải đầu tư cho việc quảng bá sản phẩm, mang sản phẩm đi triển lãm, quảng cáo và hình thành các vùng du lịch kết hợp giữa tham quan, mua sắm và quảng bá sản phẩm đặc trưng vùng miền. Hỗ trợ về vốn, về quyền sử dụng đất cho từng loại nông sản có thế mạnh về xuất khẩu, chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng, bưu điện, truyền thông. Hình thành những vùng có quy mô sản xuất lớn đáp ứng được nhu cầu chế biến và xuất khẩu. Kiên quyết không để các hiện tượng phát triển tự phát, ngoài quy hoạch. Đặc biệt là phải làm chủ được thị trường, ổn định được sản lượng hằng năm để tránh tình trạng được mùa mất giá, được giá mất mùa. 3.3. Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất 9
- Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp là rất cần thiết trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay. Để thúc đẩy việc ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, cần có sự liên kết giữa nhà nông và nhà khoa học và nhà doanh nghiệp. Nhà nước cần có chính sách đầu tư cho các nhà khoa học nghiên cứu ra các sản phẩm mới phục vụ cho việc tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp; tăng cường nguồn vốn đầu tư cho các chương trình khuyến nông, chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; khuyến khích, tạo điều kiện gắn kết giữa nông dân và doanh nghiệp, đảm bảo đầu ra cho sản phẩm... Mặt khác, mỗi địa phương nên có chiến lược đào tạo, nâng cao trình độ và phân bổ biên chế hợp lý cho cán bộ khuyến nông ở các địa phương, nhất là mạng lưới cán bộ khuyến nông ở các xã, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Đối với lĩnh vực trồng trọt, cần ứng dụng rộng rãi các giống cây trồng mới có năng suất cao, chất lượng tốt và khả năng chống chịu sâu bệnh, chống chọi được điều kiện thời tiết khắc nghiệt; từng bước sử dụng cây trồng biến đổi gen như ngô, bông, đậu tương…; mở rộng nhanh cơ giới hóa các khâu sản xuất. Trong lĩnh vực chăn nuôi, cần ứng dụng công nghệ di truyền để chọn lọc giống, tạo giống chất lượng tốt và bảo tồn nguồn gen, sản xuất giống mới có năng suất chất lượng cao. Ví dụ: Công ty TNHH Bò sữa Thống Nhất Thanh Hóa được Vinamilk quy hoạch là tổ hợp trang trại bò sữa công nghệ cao áp dụng các qui trình và công nghệ hiện đại nhất của thế giới và chăn nuôi bò sữa công nghiệp đáp ứng nhu cầu nguyên liệu sữa bò tươi cho sản xuất phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Ngoài ra, cần đẩy mạnh sản xuất nông sản an toàn, nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo vệ sức khỏe, quyền lợi người tiêu dùng, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Tập trung cải tạo cây trồng, vật nuôi, tạo và nhân nhanh các giống có năng suất, chất lượng và giá trị cao bằng tăng cường hơn nữa năng lực nghiên cứu trong nước, kết hợp với chuyển giao công nghệ từ nước ngoài để chọn được những giống có hiệu quả cao nhất. Đưa nhanh công nghệ mới vào tất cả các khâu: sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng thí điểm một số khu công nghệ cao dựa vào công nghệ sinh học, công nghệ thông tin. Đây là nơi tập trung những tiến bộ khoa học công nghệ mới, những sáng tạo mới, với cách thức tổ chức quản lý hiện đại dựa vào tri thức mới. Sau đó, nhân rộng để tạo bước chuyển biến đột phá trong sản xuất nông nghiệp theo hướng kinh tế tri thức. 3.4. Xóa bỏ mặt tiêu cực của tâm lý tiểu nông Việt Nam là một quốc gia có nền sản xuất nông nghiệp lâu đời, phương thức canh tác nhỏ lẻ, manh mún và truyền thống định cư theo kiểu làng, xã đã hình thành tâm lý tiểu nông của người Việt Nam. Tâm lý tiểu nông là các hiện tượng ý thức như tình cảm, mong muốn, ý chí, thói quen, tâm trạng... Tâm lý tiểu nông có những mặt tích cực như yêu nước, gắn bó với làng, xã, quê hương, tinh thần đoàn kết, gắn kết cộng đồng. Nhưng tâm lý tiểu nông cũng có 10
- những biểu hiện tiêu cực, đó là: nghĩ và làm theo kinh nghiệm, bảo thủ, ngại thay đổi, có tầm nhìn thiển cận; coi trọng kinh nghiệm cũ, thói quen, cách làm cũ, bảo thủ, ngại thay đổi, nhất là những thay đổi đột ngột, không dám mạo hiểm thử nghiệm và sáng tạo cái mới,… Tâm lý tiểu nông được hình thành và tồn tại dưới tác động của một loạt các nhân tố (kinh tế, xã hội, lịch sử và văn hóa…) gắn kết với nhau qua hàng ngàn năm lịch sử, do đó nó có tính kế thừa, trở thành tập quán, thói quen; vì vậy, nó có sức mạnh cũng như có tính bảo thủ và sức ỳ rất lớn. Việc xóa bỏ mặt tiêu cực này là vấn đề không hề đơn giản, nhưng dù khó vẫn cần phải thay đổi . Trong xu thế hội nhập, để nông nghiệp Việt Nam phát triển, cần phải xóa bỏ những mặt tiêu cực nêu trên thì mới xóa bỏ được tình trạng phá vỡ các hợp đồng kinh tế, tùy tiện hạ giá sản phẩm nông sản trên thị trường, không quan tâm đến lợi ích chung, không thích làm ăn lớn, duy trì lối sản xuất theo kinh nghiệm, không có đổi mới sáng tạo trong sản xuất dẫn đến năng suất, chất lượng, hiệu quả trong nông nghiệp còn rất thấp. Để xóa bỏ được mặt tiêu cực của tâm lý tiểu nông cần có sự tuyên truyền vận động tích cực của các cơ quan chức năng, nhất là chính quyền địa phương; cần mở thường xuyên các lớp tập huấn cho nông dân tại các địa phương, làm cho nông dân thay đổi nhận thức và bỏ những ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông. Giáo dục ý thức chấp hành luật pháp cho nông dân, để xóa bỏ tư tưởng “phép vua thua lệ làng”, trọng tình hơn lý, xóa bỏ tâm lý trọng họ hàng, cục bộ, dẫn tới tư tưởng coi thường pháp luật. Chính quyền địa phương cần mở các lớp tham quan học tập kinh nghiệm cho nông dân, làm cho nông dân mở mang tầm nhìn, sáng tạo và dám nghĩ, dám làm lớn để thay đổi tư duy manh mún nhỏ lẻ. Lúc đầu có thể chỉ tổ chức lớp học cho một số nông dân tiêu biểu, sau đó nhân rộng ra, nếu thấy việc học tập đó mang lại hiệu quả tốt. Thêm nữa, phải hướng dẫn nông dân sản xuất theo hướng kinh tế thị trường, tức là sản xuất “cái thị trường cần” chứ không sản xuất “cái mình muốn có”, như vậy sản phẩm của người nông dân làm ra mới bán được và thu được lợi nhuận. 3.5. Hình thành những tập đoàn nông sản mạnh Việc hình thành các tập đoàn nông sản mạnh là rất cần thiết trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế như hiện nay. Hình thành các tập đoàn nông sản mạnh giúp cho nông sản Việt Nam có thể ổn định và phát triển được thị trường trong nước cũng như đủ sức cạnh tranh với nông sản quốc tế. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, rất nhiều loại nông sản của các nước vào thị trường Việt Nam và cạnh tranh rất mạnh mẽ với nông sản của Việt Nam. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước đã có chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho nông nghiệp như Nghị định số 210/2013/NĐCP ngày 19/12/1013, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Trên thực tế đã có một số doanh nghiệp đầu tư cho nông nghiệp, như: Công ty VinEco đã đầu tư 2.000 tỷ đồng vào lĩnh vực nông nghiệp tại nhiều 11
- địa phương, trong đó bước đầu tập trung vào lĩnh vực trồng trọt, áp dụng các công nghệ và kỹ thuật tiên tiến hàng đầu trên thế giới để cung cấp rau quả hữu cơ và rau quả sạch cho thị trường theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. VinEco đã sản xuất các sản phẩm rau quả hữu cơ, đáp ứng các nhu cầu chuyên biệt; đồng thời đi sâu nghiên cứu và sản xuất một số loại nông sản thế mạnh của Việt Nam, hướng tới việc cạnh tranh và xuất khẩu ra thị trường quốc tế [9]. Tuy vậy, tính đến nay, mới có khoảng 1% doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Vì vậy, Nhà nước cần có chính sách tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, từng bước hình thành các tập đoàn nông sản mạnh, giúp tăng sức cạnh tranh cho nông sản Việt Nam; Cần thu hút vốn, khả năng quản lý, khả năng sáng tạo và thúc đẩy sự liên doanh liên kết, hợp tác đầu tư để mở rộng sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp, huy động được nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp phần nào sẽ khắc phục được sự manh mún nhỏ lẻ trong sản xuất nông nghiệp, tăng quy mô và tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam; Thúc đẩy việc hình thành các vùng sản xuất hàng hóa nông sản quy mô lớn, nông dân liên kết để tham gia sản xuất tập trung, áp dụng quy trình sản xuất khép kín, an toàn sinh học, bảo vệ môi trường, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, góp phần thúc đẩy việc thành lập các loại hình kinh tế tập thể hợp tác sản xuất, trang trại, gia trại hiệu quả kinh tế cao. PHẦN III: KẾT LUẬN Lịch sử nền nông nghiệp Việt Nam đã trải qua rất nhiều thăng trầm, đến nay đã có những bước phát triển quan trọng, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong đó phải kể đến vai trò lớn của khoán trong nông nghiệp. Tuy nhiên trước xu hướng toàn cầu hóa về kinh tế như hiện nay, để đạt được mục tiêu cao hơn trong 10 năm tới, nông nghiệp Việt Nam cần phát huy những thế mạnh hiện có, đồng thời khắc phục những hạn chế cơ bản hiện nay. Sự cạnh tranh trên các lĩnh vực ngày càng trở nên khốc liệt hơn, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Việt Nam là một nước nông nghiệp, trình độ sản xuất còn chưa cao, nên càng phải đối diện với những nguy cơ mất thị trường ngay trên sân nhà. Để nắm được cơ hội và vượt qua những thách thức, cần phải có một số giải pháp hiệu quả để giúp nền nông nghiệp Việt Nam nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức mới có thể phát triển nhanh và bền vững. Sự vận động không ngừng của xã hội đòi hỏi ngành Nông nghiệp cần có sự đổi mới để hội nhập và phù hợp với sự phát triển của kinh tế xã hội trong tương lai./. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Ngân hàng Thế giới (2018), Báo cáo Doing Business 2018; 12
- 2. Diễn đàn Kinh tế Thế giới WEF (2018), Báo cáo về sự sẵn sàng cho nền sản xuất tương lai; 3. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2017), Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2017; 4. Tâm Thời (2019), Ðào tạo nhân lực ngành nông nghiệp, Báo Nhân dân; 5. Thu Thủy, Đặng Thành (2018), Tiếp cận nông nghiệp 4.0, Báo Ngày nay; 6. Ngọc Thủy (2019),Đào tạo kỹ sư nông nghiệp thời 4.0: Khó khăn và thách thức, Báo Nông thôn ngày nay; 7. Các website: mard.gov.vn, doimoisangtao.vn, hanoimoi.com.vn, sggp.org.vn. 8. Ban chấp hành Đảng bộ Vĩnh Phú, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú, tập II. 9. Báo cáo tại Hội nghị lần thứ 16 (mở rộng) Ban Chấp hành Trung ương khóa II, từ ngày 16 đến 30 tháng 4 và ngày 1 đến 10 tháng 6 năm 1959. 10. Thái Duy, Từ “khoán” đến hộ nông dân tự chủ, Đổi mới ở Việt Namnhớ lại và suy ngẫm, Nxb Tri thức, H.2008. 11. Vũ Thị Hoà, Tìm hiểu khoán hộ ở Vĩnh Phúc 19661968, Nghiên cứu Lịch sử số 5, 2012. 12. Kiên quyết đưa nông thôn miền Bắc nước ta qua con đường hợp tác hóa nông nghiệp tiến lên chủ nghĩa xã hội, Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.20. 13. Lịch sử Đảng bộ Vĩnh Phúc (19302005), Nxb CTQG. H.2007. 14. Nguyễn Thị Hồng Mai –Tìm hiểu khoán hộ trong nông nghiệp ở Vĩnh Phúc trước đổi mới, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 5, 2008. 15. Lịch sử nông nghiệp VN Học viên NN VN, Từ điển bách khoa nN 16. Báo nông nghiệp, dòng chảy 70 năm nông nghiệp VN. 17. Nguyễn Đình Luận, (7/2013), "Xuất khẩu gạo Việt Nam: Thực tr ạng và giải pháp", Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 193, trang 9 14. 18.Nguyễn Thị Huyền (2019), Một số giải pháp phát triển sản xuất nông sản đặc sản ở các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Công Thương, số 8, tháng 5 năm 2019. 19. Nguyễn Tiến Thư, Hà Thị Thùy Dương (2019), “Mối quan hệ giữa tâm lý tiểu nông và kinh tế thị trường ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 12019. 20. Tổng cục Hải quan Việt Nam, (2011, 2012, 2013, 2014, 2015),“Niên giám thống kê Hải quan về hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam”, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội. 21. https://dantri.com.vn/chinhtri/thutuongvietnamphandaulottop15nuoc conennongnghiepphattriennhatthegioi2019010313353543.htm 13
- 22. https://www.vinamilk.com.vn/vi/tintucsukien/1699/tohoptrangtraibo suacongnghecaovinamilktaithanhhoamorabuocphattrienmoicho nganhnongnghiepchannuoibosuataivietnam 23. https://vaithieu.net/nam2018bacgiangphandau65vaithieutieuthuthi truongnoidia/ 24. http://hoangphatfruit.com/gioithieutongquanvecongty 25. https://thanhnien.vn/taichinhkinhdoanh/vingroupdautu2000tidongvao nongnghiep544001.html. 26. Một số giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp – Nguyễn Thị Huyền Đại học Bách Khoa Hà Nội. 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận triết học - Vận dụng quan điểm triết học Mác về bản chất của con người để phân tích tầm quan trọng của nhân tố con người trong nền kinh tế tri thức
25 p | 1694 | 654
-
Tiểu luận triết học: Sự khác biệt giữa triết học phương Đông và phương Tây
13 p | 593 | 200
-
Tiểu luận triết học - Vận dụng quan điểm toàn diện của triết học Mác _ Lê Nin để giải thích tình trạng
13 p | 707 | 181
-
Tiểu luận triết học - Vận dụng quan điểm triết học Mác xit về qui luật quan hệ sản xuất phải phù hợp
14 p | 455 | 179
-
Tiểu luận triết học "Văn hóa kinh doanh"
9 p | 408 | 118
-
Tiểu luận triết học - Vận dụng cặp phạm trù khả năng hiện thực để phân tích về nguy cơ xói lở và nạn ô nhiễm ở sông Sài Gòn và sông Đồng Nai
10 p | 895 | 116
-
Tiểu luận triết học: VẬN DỤNG LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ XÃ HỘI VÀO ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM HIỆN NAY
32 p | 264 | 110
-
Tiểu luận triết học: Thực trạng của vấn đề xe Bus và giải pháp
11 p | 420 | 109
-
Tiểu luận triết học: VẬN DỤNG LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ – XÃ HỘI ĐỂ PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY
35 p | 229 | 65
-
Tiểu luận triết học - Vận dụng quan điểm cơ sở lý luận về chuyển đổi nền kinh tế thị trường
17 p | 427 | 64
-
Tiểu luận triết học: Văn hóa kinh doanh dưới cái nhìn triết học
8 p | 260 | 64
-
Tiểu luận: Triết học cổ điển Đức - ĐH Ngoại thương
19 p | 276 | 54
-
Tiểu luận Triết học: Những nét cơ bản nhất của lịch sử hình thành nên phép biện chứng
32 p | 217 | 50
-
Tiểu luận triết học: Một số vấn đề thực tiễn và cơ sở lý luận đối với quá trình CNH - HĐH ở VN
17 p | 198 | 48
-
Tiểu luận triết học: VẤN ĐỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở VIỆT NAM
31 p | 161 | 40
-
Tiểu luận Triết học số 24 - Phân tích thực chất của cuộc cách mạng trên lĩnh vực triết học do Mác - Ăngghen thực hiện – ý nghĩa của vấn đề đó
19 p | 147 | 21
-
Tiểu luận triết học: Vận dụng lý luận HTXH
34 p | 134 | 20
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn