intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận Xã hội học văn hóa: Hành vi lễ chùa của người dân nội thành Hà Nội hiện nay (Khảo sát tại địa bàn nội thành Hà Nội)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:17

81
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu lý luận và thực tiễn chỉ ra những động cơ, mục đích của người dân khi đi lễ chùa; hành vi của người dân khi đi lễ chùa và những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chùa của người dân. Từ đó đưa ra các kết luận, khuyến nghị và đề xuất một số giải pháp thiết thực nhằm định hướng hành vi khi đi lễ chùa của người dân. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận Xã hội học văn hóa: Hành vi lễ chùa của người dân nội thành Hà Nội hiện nay (Khảo sát tại địa bàn nội thành Hà Nội)

  1. XàHỘI HỌC VĂN HÓA Đề tài nghiên cứu: “Hành vi lễ chùa của người dân nội thành Hà Nội hiện   nay” (khảo sát tại địa bàn nội thành Hà Nội) 1. Lý do chọn đề tài:      Trong bối cảnh chung của sự nghiệp đổi mới, bên cạnh những biến đổi đáng  khích lệ về mặt kinh tế, đời sống tinh thần của nhân dân ta có nhiều khởi sắc và  nảy sinh nhu cầu phục hồi nền văn hóa truyền thống. Trong số  6 tôn giáo lớn   được Nhà nước công nhận gồm: Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành, Cao Đài,  Hòa hảo, Hồi giáo thì Phật giáo là tôn giáo lớn nhất và có số  lượng tín đò đông  nhất ở Việt Nam. Phật giáo có một vị trí quan trọng trong cơ cấu tín ngưỡng tôn   giáo, văn hóa Việt Nam và hiện nay nó đang được phục hồi và phát triển. Nhiều   ngôi chùa được xây dựng lại, tu bổ  thêm cùng những lê nghi ngày càng phong  phú, đa dạng. Điều đó đã  ảnh hưởng không nhỏ  đến đời sống tín ngưỡng, tôn  giáo của các cộng đồng dân cư,     Khi Việt Nam chuyển sang thời kinh tế thị trường, yếu t ố may r ủi trong m ọi   lĩnh vực của đời sống xã hội có xu hướng gia tăng. Tôn giáo là một lĩnh vực của   đời sống tinh thần phản ánh khát vọng của con người muốn tạo dựng cuộc sống   theo ý tưởng của mình. Những khát vọng không đạt được trong đời sống hiện   thực thì con người nỗ  lực tìm kiếm trong đời sống tôn giáo. Đây là một trong  những lý do tôn giáo bùng lên và phát triển trong thời kinh tế thị trường. Sự đa   dạng và phong phú của các hình thức khác nhau của đời sống kinh tế  ­ xã hội   tạo nên sự  phong phú và đa dạng của đời sống tôn giáo. Nhu cầu của tín đồ  cũng nhiều thay đổi và dưới nhiều hình thức khác nhau. Ngày nay, tín đồ không   chỉ nhìn nhận người tu sĩ trên phương diện đắc đạo mà còn nhiều nội dung khác      Hà Nội là Thủ đô, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của nước ta từ ngày  xưa cho tới ngày nay. Đồng thời Hà Nội cũng là trung tâm Phật giáo lớn mang  tính đặc thù Việt Nam từ  truyền thống tới hiện đại, hiện có tới gần 600 ngôi  chùa. Các ngôi chùa đều thu hút một lượng dân cư rất lớn tới lễ vào những ngày   rằm, mồng một, các ngày lễ quan trọng trong năm hoặc dịp đầu năm, cuối năm.           Theo quan niệm từ  xưa, đi chùa là để  thành tâm hướng về  cõi Phật, cầu   mong mưa thuận gió hòa, gửi gắm mong  ước khỏe mạnh, hạnh phúc, mọi sự 
  2. đều tốt đẹp. Trong sự  hòa quyện văn hóa dân gian và giáo lý nhà Phật, vào   những ngày mùng 1, ngày rằm trong năm, nhiều người dân Việt Nam thường có  thói quen đi chùa, thắp nhang cầu an, cầu siêu…. Tuy nhiên, bên cạnh những   người đến chùa lễ  Phật, hành thiện tích đức, gìn giữ  nét văn hóa thanh lịch khi   đến cửa chùa thì cũng còn không ít người làm mai một bản sắc văn hóa, gây mất   mỹ  quan hay nói cách khác làm giảm giá trị  văn hóa đích thực khi đi chùa lễ  Phật.        Trong xã hội hiện đại ngày nay, bên cạnh nét đẹp của phong tục văn hóa  phương Đông vẫn tồn tại những mặt trái cần loại bỏ, thay đổi. Vẫn còn nhiều   hiện tượng thiếu ý thức trong khi hành lễ, nhiều hành vi không phù hợp thuần  phong mỹ tục, trái với bản sắc văn hóa truyền thống, gây mất mỹ quan. Đâu đó  trong cộng đồng còn có những quan niệm, ý thức lệch lạc,  ứng xử  trái ngược  với thuần phong mỹ tục trong sinh hoạt tín ngưỡng.       Đến cửa chùa là đến nơi thờ  tự  trang nghiêm, tuy nhiên không ít người lại   xúng xính trong những bộ  váy không hợp ngữ cảnh, thậm chí là váy “ngắn cũn  cỡn”, nhất là một số bạn trẻ. Và thường, đi lễ chùa đầu năm mọi người thường   cầm theo tiền lẻ  để  dâng lên các ban thờ  phật gọi là “giọt dầu”, là chút thành  tâm để góp phần xây dựng, tu bổ đền, chùa nhưng họ lại giắt tiền vào tay tượng  hoặc để lung tung trên ban thờ. Thậm chí, ở nhiều nơi, cổng chùa là nơi diễn ra   hoạt động thương mại hóa khi việc đổi tiền lẻ  khi đi lễ  chùa đã mang lại lợi   nhuận vô cùng lớn. Đặc biệt, nhiều người đang coi việc đi lễ, rải tiền lẻ  như  “một giao  ước” với thần, phật cho những điều mình mong cầu, tạo hình  ảnh   phản cảm, làm mất đi nét đẹp vốn có của phát tâm công đức.      Tục đốt vàng mã và thắp hương dường như vẫn không thể  thiếu trong tâm  niệm của một bộ phận người dân khi đi lễ chùa. Không ít năm, khi bước vào sân   chùa đã thấy nghi ngút khói tỏa ra từ lư hương đá ở giữa sân giống như một màn  sương dày đặc, cộng với việc có quá nhiều người đến lễ  chùa, chen chúc nhau   khiến nhiều người khó thở, bị ngất khi đang hành lễ. Rồi tro của vàng mã khi bị  hóa bay tứ tung trong không gian…      Hiểu và thực hành các giá trị  văn hóa của việc đi lễ chùa sẽ  góp phần nâng  cao các giá trị đời sống tâm linh của người dân Việt Nam nói chung, người dân   đô thị  nói riêng, trong bối cảnh xây dựng văn hóa, nếp sống văn minh đô thị.   Mục đích của việc đi chùa là trải nghiệm đời sống văn hóa và tâm linh để thăng 
  3. hoa nhận thức, sám hối những việc làm chưa đúng, tu tâm tích đức và thông qua   đó cải thiện đời sống xã hội. Nếu không hiểu và làm không đúng thì ranh giới  giữa văn hóa và phản văn hóa liên quan đến câu chuyện đi lễ  chùa rất mong  manh.      Xuất phát từ những lý do đề cập trên, nhóm lựa chọn đề  tài: “Hành vi đi lễ  của người dân đô thị hiện nay” (Khảo sát tại địa bàn Hà Nội) làm đề tài nghiên  cứu cho môn Xã hội học văn hóa. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu      Trên cơ  sở  nghiên cứu lý luận và thực tiễn chỉ ra những động cơ, mục đích   của người dân khi đi lễ chùa; hành vi của người dân khi đi lễ chùa và những yếu  tố ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chùa của người dân. Từ đó đưa ra các kết luận,  khuyến nghị  và đề  xuất một số  giải pháp thiết thực nhằm định hướng hành vi   khi đi lễ chùa của người dân. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu      Để thực hiện các mục đích trên cần làm rõ các nhiệm vụ sau: ­ Tìm hiểu và phân tích động cơ, mục đích đi lễ chùa của người dân ­ Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của hành vi đi lễ chùa của người dân  hiện nay ­ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi đi lễ chùa của người dân hiện   nay ­ Kiến nghị giải pháp định hướng hành vi đi lễ chùa cho người dân 3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu ­ Đối tượng nghiên cứu: Biểu hiện, mức độ  và các yếu tố ảnh hưởng đến  hành vi đi lễ chùa của người dân
  4. ­ Khách thể nghiên cứu: Người dân đi lễ tại các ngôi chùa trên địa bàn nội   thành Hà Nội. Từ 20 ­65 tuổi ­ Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi không gian: Khảo sát tại một số  chùa, nhà thờ   ở  Hà Nội và   khảo sát trên mạng xã hội zalo và facebook trong các hội nhóm khu dân  cư. + Phạm vi thời gian: Thời gian thu thập thông tin định lượng từ  14/3 đến  24/3/2022. Thông tin định tính được thực hiện song song thời gian đi khảo  sát thực địa. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguyên tắc phương pháp luận      Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở một số nguyên tắc phương pháp luận   cơ bản của Tâm lý học sau: ­ Nguyên tắc tiếp cận hoạt động: hoạt động là cơ  sở  hình thành và phát  triển tâm lý của con người, mặt khác là nơi thể hiện sinh động đời sống   tâm lý của con người. Hành vi đi lễ  chùa được hình thành, phát triển và   biểu hiện thông qua hoạt động thực tiễn của người dân. Vì vậy, nghiên   cứu hành vi đi lễ  chùa của người dân cần phải dựa trên hoạt động đi lễ  chùa của họ. ­ Nguyên tắc tiếp cận hệ thống: các hiện tượng tâm lý của con người luôn  có sự  tác động qua lại và  ảnh hưởng lẫn nhau. Nghiên cứu hành vi đi lễ  chùa của người dân trong mối quan hệ  tác động qua lại giữa các yếu tố  khách quan và chủ quan, giữa hoạt động đi lễ chùa với các hoạt động khác   trong cuộc sống của người dân. ­ Nguyên tắc tiếp cận liên ngành: để  có cái nhìn khái quát, toàn diện biểu  hiện của các khía cạnh trong hành vi đi lễ  chùa của người dân. Sử  dụng  kết hợp nhiều kiến thức lý luận của các ngành: Tâm lý học, Sinh lý học,  Xã hội học, Triết học, Tôn giáo học, Phật học... Trong đó, lấy hệ  thống   phương pháp nghiên cứu thuộc ngành Tâm lý học tôn giáo làm trọng tâm.
  5. ­ Nguyên tắc tiếp cận của Tâm lý học tôn giáo. Hành vi đi lễ  chùa là một   khía cạnh của Tâm lý học tôn giáo. Chính vì vậy cần phải nghiên cứu các   biểu hiện trong hành vi đi lễ  chùa của người dân dựa trên những lý luận   cơ bản của Tâm lý học tôn giáo. 4.2. Phương pháp nghiên cứu      Phương pháp quan sát       Từ  những người thân hoặc người quen là người dân đang sinh sống tại địa   bàn Thành phố Hà Nội, thông qua đó quan sát hành vi khi đi lễ chùa cũng như các   yếu tố tác động, ảnh hưởng đến hành vi đó của họ.      Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi       Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là một phương pháp phỏng vấn viết,   được thực hiện cùng một lúc với nhiều người theo một bảng hỏi được in sẵn.  Người được hỏi trả  lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào các ô tương  ứng theo một quy  ước được định ra. Từ kết quả thu thập được sau khi điều tra  bằng bảng hỏi, nhóm nghiên cứu tiến hành phân tích dữ liệu.      Phương pháp phân tích – thống kê      Để kết quả nghiên cứu đảm bảo tính khách quan, khoa học, chính xác, có độ  tin cậy cao, sử dụng phương pháp phân tích – thống kê để xử lý và kiểm tra các  số  liệu thu thập. Từ  đó có những đánh giá khách quan nhẩt về  vấn đề  nghiên  cứu.      Phương pháp phỏng vấn      Tiến hành phỏng vấn sâu người dân đi lễ  chùa thông qua hệ thống câu hỏi   được xây dựng sẵn. Hệ thống câu hỏi xoay quanh hành vi đi lễ  chùa. Bên cạnh  đó, lấy thêm ý kiến của người dân về  các đề  xuất để  từ  đó đánh giá và hoàn  thiện các giải pháp, khuyến nghị. 5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu a) Câu hỏi nghiên cứu ­ Động cơ, mục đích của người dân nội thành Hà Nội đi lễ là gì?
  6. ­ Tác động của dịch COVID­19 tới hành vi đi lễ như thế nào? b) Giả thuyết nghiên cứu ­ Người dân đi lễ chùa có nhiều mục đích như đi lễ cầu bình an, tài lộc...có  nhiều người coi đi chùa để bình an trong tâm hồn.  ­ Hành vi đi lễ đã thay đổi đáng kể sau khi chịu tác động của dịch COVID­ 19. ­ Hành vi đi lễ của người dân không chỉ gắn với tôn giáo mà còn mang tính  đa dạng. 6. Thao tác hoá khái niệm. a) Đại dịch COVID­19 Virus Corona là chủng virus mới chưa từng xuất hiện  ở người, có tên gọi  từ  nguồn gốc tiếng Latin. Vi rút Corona là chủng virus được bao bọc bằng  những chiếc gai bao bọc bên ngoài, tương tác với thụ  thể  trên tế  bào, theo cơ  chế tương tự chìa khóa và ổ khóa, từ đó cho phép virus xâm nhập vào bên trong.      Đại dịch Covid ­ 19 bùng phát vào cuối tháng 12/2019, bắt nguồn từ một chợ  hải sản  ở  Hồ  Nam, Vũ Hán, miền Trung Trung Quốc, virus Corona ban đầu  được xác nhận là một loại bệnh “viêm phổi lạ” hoặc “viêm phổi không rõ  nguyên nhân”. Chỉ sau 100 ngày xuất hiện, đại dịch viêm đường hô hấp cấp do  virus Corona đã nhanh chóng tác động tới các lĩnh vực kinh tế, xã hội, thị trường   tài chính chao đảo, nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái với tỷ lệ thất nghiệp  và nghèo đói chưa từng có trong lịch sử.      Tên gọi vi rút Corona có nguồn gốc từ tiếng Latin, trong đó “corona” có nghĩa  là “vương miện” hoặc “hào quang”. Virus này có những chiếc gai bao bọc bên  ngoài, chúng tương tác với thụ thể trên tế  bào, theo cơ  chế  tương tự  chìa khóa  và ổ khóa, từ đó cho phép virus xâm nhập vào bên trong. Tổ  chức Y tế  Thế  giới (WHO)  cho biết tên gọi chính thức của bệnh viêm   đường hô hấp cấp do chủng mới của vi­rút corona (nCoV) là Covid 19. Tên gọi  mới này gọi tắt của coronavirus disease 2019, theo các từ khóa “corona”, “virus”,  “disease” (dịch bệnh) và 2019 là năm mà loại virus gây đại dịch này xuất hiện.
  7.      Tháng 2/2020,  Ủy ban quốc tế về phân loại Virus – International Committee   on Taxonomy of Viruses (ICTV) chính thức đặt tên cho chủng mới của vi­rút  corona là Sars­CoV­2. Đây là tên gọi khác với tên Covid 19 mà WHO đã chỉ định  trước đó. Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu và phân lập được một chủng corona   virus mới, được Tổ  chức Y tế  Thế giới (WHO) tạm thời gọi là 2019­nCoV có   trình tự gen giống với Sars­CoV trước đây, với mức tương đồng lên tới 79,5%. Ngày 11 tháng 03 năm 2020, Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra công bố Covid­19   là đại dịch toàn cầu và đòi hỏi các nước cần có những biện pháp phòng chống  dịch quyết liệt. Theo thông tin của Bộ Y tế Việt Nam, trên thế giới đã có gần 2  triệu ca nhiễm (tính đến cuối tháng 3 năm 2020), điều này cho thấy mức độ  nghiêm trọng của Covid­19. Nhằm thực hiện phòng chống đại dịch, Thủ  tướng  Chính phủ  đã ban hành Chỉ  thị  16/CT­TTg với các biện pháp thực hiện cách ly  toàn xã hội, hạn chế  di chuyển, tạm dừng tổ  chức các hoạt động tụ  tập đông  người trong đó có hoạt động đào tạo tập trung tại các cơ sở giáo dục. b) Niềm tin tôn giáo Niềm tin tôn giáo  là trạng thái tâm lí đặc biệt của chủ  thể  nhận thức, thể  hiện sự  tin tưởng, ngưỡng mộ, sùng bái của con người vào một thực thể  siêu  việt nào đó như Thượng đế, Thần, Phật,... Sự xuất hiện và tồn tại của niềm tin   tôn giáo được quy định bởi trình độ, khả  năng nhận thức của tín đồ. Nó được  hình thành do con người không làm chủ  được mình hoặc “đánh mất mình”, có  nhu cầu được đền bù, xoa dịu bằng niềm tin vào lực lượng siêu nhiên. Được  hình thành và tồn tại trên cơ  sở tình cảm tôn giáo nên niềm tin tôn giáo bao giờ  cũng giữ vai trò là hạt nhân của ý thức tôn giáo. Niềm tin tôn giáo thường đối lập với niềm tin khoa học. Khi nó được nâng  lên ở cấp độ  cao trong hoạt động nhận thức thì trở  thành đức tin tôn giáo. Đức   tin tôn giáo là niềm tin tôn giáo được hình thành, củng cố, đề  cao trên cơ  sở  có  sự lí giải mang tính hệ thống, lôgíc của thế giới quan tôn giáo. Những tín đồ khi  có đức tin tôn giáo sẵn sàng “tử  vì đạo”. Khi bị  kẻ  xấu kích động, đức tin tôn   giáo là yếu tố dễ đưa tín đồ tới những hành động cuồng tín. (Giáo trình tôn giáo  học_Trần Đăng Sinh & Đào Đức Doãn) c) Chức năng của tôn giáo
  8. ­ Chức năng “đền bù hư ảo” Tôn giáo giống như liều thuốc an thần thường làm dịu, làm nhẹ nỗi đau của con   người. Niềm tin vào đấng tối cao mong được sự  che chở, cứu vớt thường làm   cho con người có cảm giác được đền bù, xoa dịu, hạnh phúc cho dù đó chỉ  là  “hạnh phúc hư ảo”. ­ Chức năng thế giới quan Ý thức tôn giáo là ý thức về một “thế giới lộn ngược”, là một cách lí giải mơ hồ  về  thế  giới. Thế  giới quan tôn giáo dựa trên cơ  sở  của chủ  nghĩa duy tâm, đề  cao thực thể  tinh thần, coi đó là cái sáng tạo, chi phối thế giới hiện thực. Thế  giới quan tôn giáo thường xa lạ  với thế  giới quan khoa học. Những chức sắc   trong các tổ  chức tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền thế  giới quan tôn giáo mong hình thành trong tín đồ  hệ  thống những quan niệm về  thế giới, từ đó hướng họ vào việc thực hiện những quy chuẩn, giá trị tôn giáo. ­ Chức năng điều chỉnh hành vi Tôn giáo nào cũng có hệ  thống những chuẩn mực, giá trị  nhằm điều chỉnh  hành vi của tín đồ trong các quan hệ xã hội của họ. Chức năng điều chỉnh hành  vi được thực hiện vừa tự giác, vừa bắt buộc tuỳ thuộc vào sự nhận thức của tín  đồ, vào việc duy trì các quy phạm giáo luật, các điều kiêng kị  của tổ  chức tôn  giáo. Ví dụ, tín đồ  đạo Cơ  đốc có lễ  xưng tội, tín đồ  đạo Phật cầu niệm Phật  để tự nhận thức, điều chỉnh những hành vi của mình. ­ Chức năng liên kết Trong lịch sử xã hội có giai cấp, tôn giáo là một bộ phận quan trọng của kiến   trúc thượng tầng, do đó cũng là nhân tố liên kết xã hội, góp phần duy trì, bảo vệ  những trật tự  xã hội hiện hành dựa vào những hệ  thống giá trị  và chuẩn mực   chung của xã hội. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôn giáo cũng là một nhân tố liên kết xã hội mà  nhiều khi trong những điều kiện lịch sử  nhất định tôn giáo lại là nhân tố  gây   mất ổn định xã hội. ­ Chức năng giao tiếp
  9. Các tín đồ  của một tôn giáo giao tiếp với nhau thông qua các sinh hoạt tôn  giáo. Sự giao tiếp (liên hệ) với nhau đó tạo nên sự gắn kết trong cộng đồng, trong   tín hữu. Chức năng giao tiếp của tôn giáo còn được biểu hiện ở chỗ, các tín đồ không  những chỉ liên hệ với nhau với tư cách là những người đồng tín ngưỡng mà còn  liên hệ với những người khác không cùng tín ngưỡng. Đó chính là sự  giao tiếp   xã hội rộng lớn, ngoài phạm vi tôn giáo, mang tính kinh tế, chính trị, văn hoá. Đặc biệt, các tín đồ tôn giáo còn có mối liên hệ, mối giao tiếp với một thực  thể  siêu nhiên đó là thần thánh. Tín đồ  giao tiếp với thần thánh thông qua việc  thực hiện các nghi thức cầu cúng trong các không gian tôn giáo. Ngoài các chức năng trên, tôn giáo còn có nhiều chức năng khác như  chức  năng nhận thức, chức năng văn hoá, chức năng đạo đức... Các chức năng trên  của tôn giáo tồn tại với tư cách là một hệ  thống. Chúng không biệt lập mà bao  chứa lẫn nhau, tuỳ trong các hoàn cảnh khác nhau mà có những biểu hiện khác   nhau. Nội dung xã hội của các chức năng của tôn giáo có thể biến đổi và thường   được các giai cấp khác nhau lợi dụng. Nhờ  có hệ  thống chức năng riêng của mình, tôn giáo đã có tác động không   nhỏ tới con người và xã hội. Sự tác động ấy được biểu hiện rõ nét trong vai trò  của nó. (Giáo trình tôn giáo học_Trần Đăng Sinh & Đào Đức Doãn) d) Tín ngưỡng Tín ngưỡng là một thuật ngữ  chưa có khái niệm hay định nghĩa một cách  thống nhất, rõ ràng. Dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, người ta có thể đưa  ra những quan niệm, khái niệm khác nhau. Chẳng hạn như: tín ngưỡng là hệ  thống các niềm tin mà con người dùng để giải thích thế giới tự nhiên và xã hội,   với mục đích đem lại sự  bình an, hạnh phúc cho cá nhân và cộng đồng. Tín  ngưỡng được hình thành trong một dân tộc hay một số  dân tộc có những quan   niệm chung về thần linh. GS.Đặng Nghiêm Vạn cho rằng “Cần phân biệt niềm 
  10. tin tôn giáo (tin ngưỡng) với niềm tin trần tục. Trước hết trong tin ng ưỡng ph ải   có yếu tố  thiêng liên quan đến một thế  giới vô hình, đến những siêu linh, mà  chính con người tưởng tượng và sáng tạo ra chúng, rồi để chúng chi phối và tác   động ngược trở  lại đến đời sống trần tục". [Đặng Nghiêm Vạn (1998), Về  tín ngưỡng,   tôn giáo Việt Nam hiện nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội] Theo Nguyễn Đăng Duy thì “Tín ngưỡng là một cách tử  thực tế  cuộc sống  cộng đồng con người ý thức về  một dạng thần linh nào đó, rồi cộng đồng con   người đó tin theo tôn thờ  lễ  bái, cầu mong cho hiện thực cuộc sống. gây thành  một nếp sống xã hội theo niềm tin thiêng liêng  ấy”.  [Nguyễn Đăng Duy (2001),  Các  hình thái tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội]   PGS,TS.Nguyễn   Đức   Lữ   cho   rằng   "Lòng   tin,   sự   ngưỡng   vọng   của   con  người vào một lực lượng siêu nhiên nào đó ­ một lực lượng siêu thực, hư ảo, vô   hình là nội hàm cơ bản của tín ngưỡng”. [Nguyễn Đức Lữ (2000), Góp phần tìm hiểu tín   ngưỡng dân gian ở Việt Nam, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh – Trung tâm khoa học về tín  ngưỡng và tôn giáo, Hà Nội] Trong Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo được  Ủy ban Thường vụ  Quốc hội   thông qua tại kỳ họp thứ 19 ngày 18/6/2004, mặc dù không có khái niệm cụ thể  về  tín ngưỡng nhưng cũng đã chỉ  ra “Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thể  hiện sự tôn thờ tổ tiên, tưởng niệm và tôn vinh những người có công với nước,  với cộng đồng, thờ  cúng thần, thánh, biểu tượng có tính truyền thống và các  hoạt động tin ngưỡng dân gian khác tiêu biểu cho những giả trị tốt đẹp về  lịch  sử, văn hóa, đạo đức xã hội”. [Ban Tôn giáo Chính phủ (2004), Tài liệu phổ biến Pháp lệnh   Tín ngưỡng, tôn giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội]  Tín ngưỡng là niềm tin của con người vào lực lượng nhiên thần hoặc   nhân thần, mà lực lượng đó có khả  năng chi phối cuộc sống của con   người, thể hiện qua các hoạt động tôn thờ, cầu cúng, tôn vinh thông qua   hệ  thống đình, đền, miếu, nhà thờ  tộc họ. Tin ngưỡng mang tinh dân   gian, được hình thành trong một cộng đồng, một dân tộc có chung quan   niệm về thần linh.  e) Lễ
  11. ­ Những nghi thức được tiến hành nhằm đánh dấu hoặc kỉ niệm một sự kiện có  ý nghĩa nào đó: lễ thành hôn lễ bái lễ ca lễ đài lễ đường lễ lạt lễ nhạc lễ phục   lễ tang lễ tế lễ trường lễ tục đại lễ hành lễ hiếu lễ hôn lễ nghi lễ quốc lễ tang   lễ tế lễ tuần lễ.  ­ Những phép tắc phải theo khi tiếp xúc với người khác, biểu thị  sự  tôn kính:  giữ lễ với thầy lễ độ lễ giáo lễ nghi lễ nghĩa lễ phép lễ tiết lễ vật cống lễ sính  lễ thất lễ thư lễ vô lễ.  ­ Lần vái lạy: lạy ba lễ. Tham dự các nghi thức tôn giáo: đi lễ chùa.  ­ Tặng, biếu (người có quyền thế): lễ quan tham lễ.  1. (triết), khái niệm đạo đức và chính trị  của Nho giáo. "Lễ" lúc đầu chỉ  cách   thức cúng tế. Sau dùng rộng ra, chỉ những quy tắc được tập thể thừa nhận trong   đời sống cộng đồng như  cưới xin, tang chế, giao tiếp... Lễ  có giá trị  đặc biệt  với đạo Nho, vì được coi như bắt nguồn từ trật tự của trời đất, từ "thiên lí", mà  con người nhất định phải tuân theo. "Trời cao đất thấp, muôn vật khác nhau,   nhân đó phải đặt ra lễ  để  chế  định hành động con người" (Lễ  kí). Khổng Tử  nói: "Lễ  nhằm sửa cho đúng theo đạo trung" (Lễ  kí). Đạo trung là đạo sống   đúng mức về mọi mặt, không thái quá, không bất cập, và cũng là đạo sống trung   thực, đối với mình, đối với người. Lễ gắn liền với nghĩa, hợp với điều nghĩa để  hoà nhập với chung quanh. Lễ  cũng gắn liền với nhạc. Trong xã hội, Lễ  phân  biệt trên dưới, ngăn cản những thứ  quá đáng, thiên về  lí trí, nên cần có nhạc   kèm theo để điều hoà tình cảm tạo nên sự hoà hợp tương thân. Đối với cả lễ và  nhạc, điều cơ  bản là phải xuất phát từ  đức nhân bên trong. Khổng Tử  thường  nói: "Người mà không có nhân, thì dùng lễ sao được? Người mà không có nhân  thì dùng nhạc sao được?". 2. (tôn giáo, dân tộc), hoạt động chủ chốt trong đời sống tín ngưỡng của người   theo Công giáo, gắn bó Chúa với tín đồ, giáo sĩ với giáo dân. Vì được coi là  thiêng liêng, nên còn được gọi là thánh lễ (sainte messe). Người làm lễ, thay mặt   Chúa ­ phải là giáo sĩ, từ  phẩm trật linh mục trở  lên; có thể  nhiều người cùng  tham gia làm lễ, gọi là đồng tế.  [từ điển tiếng việt điện tử] f) Hành vi
  12. Khái niệm hành vi theo từ điển Tiếng Việt “Hành vi con người là toàn bộ  những phản  ứng, cách cư  xử, biểu hiện ra bên ngoài của một con người trong   một hoàn cảnh thời gian nhất định”.  Theo từ điển Tâm lý học Mỹ “Hành vi là thuật ngữ  khái quát chỉ  những   hoạt động, phản ứng, phản hồi, di chuyển và tiến trình đó có thể đo lường được  của bất cứ cá nhân nào”. 7. Lý thuyết sử dụng a) Lý thuyết lựa chọn hợp lý Lý thuyết lựa chọn hành vi hợp lý có nguồn gốc từ  Kinh tế  học, Triết   học, và Nhân học vào thế  kỉ VIII, XIX. Lý thuyết này gắn với tên tuổi của các  nhà Xã hội học tiêu biểu như: G Homans, Peter Blau, James Coleman…Nội dung   lý thuyết cho rằng con người luôn hành động một cách có chủ  đích có suy nghĩ  để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực một cách hợp lý nhằm đạt kết quả tối đa  với chi phí tối thiểu. Theo quan điểm của Homans ông đã diễn đạt theo kiểu định lý Toán học:   Khi lựa chọn trong số các hành động có thể có, cá nhân sẽ chọn cách nào mà họ  cho là tích của xác suất thành công của hành động đó đối với giá trị  thành công   của phần thưởng hành động đó là lớn nhất. Điều này có nghĩa ông nhấn mạnh  đến sự tối ưu hoá. Ông đưa ra một số định đề cơ bản trong lý thuyết của mình:   Phần thưởng, kích thích, giá trị, duy lý, giá trị  suy giảm, mong đợi. Dựa vào   những định đề đã nêu, Homans đã đưa ra quy tắc liên quan đến phần thưởng của  họ tương xứng với việc đầu tư của họ.    Định đề  phần thưởng: Đối với tất cả  các hành động của con người,  hành động nào càng thường xuyên được khen thưởng thì càng có khả  năng lặp   lại.    Định đề  kích thích: Nếu một nhóm kích thích nào trước đây đã từng   khiến cho hành động nào đấy được khen thưởng thì một nhóm mới càng giống   kích thích đó bao nhiêu thì càng có khả năng làm cho hành động tương tự  trước  đây được lặp lại bấy nhiêu.     Định đề giá trị: Kết quả của hành động có giá trị  cao đối với chủ  thể  bao nhiêu thì chủ thể đó càng có xu hướng thực hiện hành động đó bấy nhiêu. 
  13.  Định đề  duy lý: Cá nhân sẽ  lựa chọn hành động nào mà giá trị  của kết  quả hành động đó và khả năng đạt được kết quả đó là lớn nhất.     Định đề  giá trị  suy giảm:  Càng thường xuyên nhận được một phần  thưởng nào đó bao nhiêu thì giá trị  của nó càng giảm đi bấy nhiêu đối với chủ  thể hành động.    Định đề mong đợi: Nếu sự mong đợi của con người được thực hiện thì  người ta sẽ  hài lòng, còn nếu không được thực hiện thì cá nhân sẽ  bực tức,  không hài lòng.  Với những phần thưởng mang lại lợi nhuận cao và dễ  thực hiện thì luôn  được chủ thể lựa chọn và tiếp cận. Việc lựa chọn hành vi đi lễ của người dân   nội thành Hà Nội, với số  lượng thành phần đông nhưng được giới hạn từ  20  đến 50 tuổi thì hành vi đi lễ  đã phải có sự  cân nhắc kỹ  lưỡng. Áp lực từ  học  hành, công việc, xung đột trong các mối quan hệ  thì việc đi lễ  dường như  là 1  giải pháp nhằm trấn an tinh thần, đáp  ứng nhu cầu bản thân. Tuy nhiên dịch  COVID­19 đã tác động tới mọi mặt  ở  đời sống khiến cho các áp lực trước đây  càng có sự gia tăng đáng kể, việc tìm tới các chốn tâm linh như vậy là càng cần   thiết nhưng do sự  nguy hiểm của dịch mà việc đó đã phải hạn chế  lại. Việc   hạn chế  đi lễ  như  vậy thì quả  thực làm thế  nào để  lựa chọn giải pháp trấn an  tinh thần cho mình thì cũng là vấn đề cần được quan tâm đáng kể và hành vi đi  lễ liệu thực sự nó có thay đổi hay là không? b) Lý thuyết hành động xã hội Theo Xã hội học, hành động xã hội thực chất là sự trao đổi trực tiếp giữa  các cá nhân với nhau, cũng như  các khuôn mẫu quan hệ  đã được cấu trúc hoá  dựa trên các nhóm, thiết chế xã hội, tổ chức. Hành động xã hội là cách thức giải  quyết các vấn đề của xã hội được tạo ra bởi các phong trào, tổ chức, đảng phái. Theo quan niệm của M.Weber ông định nghĩa hành động xã hội là hành  động được chủ  thể  gán cho một ý nghĩa chủ  quan nào đó, là hành động có tính   đến hành vi của người khác và vì vậy được định hướng cho người khác, trong  đường lối, quá trình của nó. 
  14. Hành động xã hội là một bộ phận cấu thành trong hoạt động sống của cá   nhân. Hành động xã hội bị  quy định bởi hàng loạt các yếu tố  như: lợi ích, nhu   cầu, định hướng giá trị của chủ thể hành động. Cấu trúc hành động xã hội: 1) Nhu cầu: Đây là thành tố đầu tiên, cội nguồn của cấu trúc hành động xã hội.   Hành động xã hội không chỉ đơn thuần là những yếu tố mà chúng ta quan sát, nó   bao gồm yếu tố  ý thức, định hướng động cơ  mà chúng ta khó có thể  quan sát  nhưng ý thức rất rõ thì đó gọi là nhu cầu. Nhu cầu là mong muốn của chủ thể là  khởi điểm của hành động, không có nhu cầu thì không có hành động. Nhu cầu  luôn tồn tại ở dạng ý tưởng, mong ước.  2)  Động cơ: Là lực thúc đẩy con người hành động để  thoả  mãn nhu cầu bản   thân. Nói cách khác động cơ là nhu cầu được ý thức hoá, phản ánh trong tư duy   của chủ thể hành động. Động cơ luôn tồn tại trong ý thức, suy nghĩ của chủ thể  hành động. Mọi hành động đều được động cơ  dẫn dắt, thúc đẩy để  đạt được   mục đích nhưng không phải hành động nào cũng đạt được mục đích vì việc đặt   ra mục đích còn phụ thuộc nhiều yếu tố hành động.  3) Mục đích: Là đích mà hành động cần phải đạt tới. Mục đích được xác định rõ  ràng có vai trò cho định hướng hành động và giúp cho chủ thể dễ dàng đạt được  hiệu quả. Hành động chưa đạt được mục đích thì coi như  hành động đó chưa  hoàn thành.  4)  Hoàn   cảnh:   Đó   là  những   điều   kiện  về   mặt  thời   gian,   không  gian,  vật   chất,   tinh  thần  của   hành   động.  Nói  cách khác đó là hành động diễn ra tại thời điểm nào, không gian nào? Bối cảnh   nào?  Giữa 4 yếu tố  cấu thành nên hành động xã hội chúng có mối liên hệ  lẫn nhau  được biểu hiện bởi sơ đồ sau: 
  15. Với những quan điểm trên của Weber về  hành động xã hội, áp dụng vào  nghiên cứu sẽ  giải thích và mô tả  được hành vi đi lễ  của người dân nội thành  Hà Nội hiện nay, hơn nữa còn tìm hiểu được thực trạng về  đặc điểm cơ  bản   của người dân và các yếu tố ảnh hưởng tới hành động đi lễ chùa của họ. Thông  qua việc tìm hiểu và phân tích về  mục đích và động cơ  đi lễ  chùa trong nghiên   cứu sẽ  thấy rõ hơn nguyên nhân mà người dân nội thành lại quyết định đi lễ  trước và trong tình hình dịch bệnh hiện tại. 8. Phương pháp nghiên cứu a) Phương pháp phân tích tài liệu Tiến hành thu thập, phân tích các tài liệu liên quan đến vấn đề  nghiên cứu.  những thông tin từ  nghiên cứu tài liệu đã giúp nhóm nghiên cứu có thể  so sánh  những phát hiện từ  cuộc khảo sát với những kết quả  được tìm thấy trong tài  liệu. Việc so sánh này vô cùng quan trọng cũng như  giúp trả  lời các câu hỏi   nghiên cứu đặt ra trong nghiên cứu này. b) Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp ­ Phương pháp sử dụng bảng hỏi Anket Phương pháp này được sử  dụng để  thu thập thông tin định lượng, cung cấp   thông tin bổ sung cho những phát hiện của phần nghiên cứu định tính. Thông tin   định lượng tiến hành trực tuyến trên mạng xã hội Facebook và Zalo. Thông tin  nghiên cứu thu được sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 13.0 để lọc ra những  thông tin cần thiết. Chọn mẫu: Sử dụng phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên dựa trên danh sách  số   lượng   người   tại   hội   nhóm   12   quận   nội   thành   trên   facebook   “Tôi   yêu  Phường… + Quận” với số  lượng 12 quận X 30.000 tài khoản = 360.000 tài   khoản. Dựa theo công thức sau:
  16. Trong công thức trên:  ­ n: Số mẫu cần điều tra (số lượng sinh viên)  ­  N. Tổng số tài khoản facebook trên các group đó là 360.000 ­ t=1.96 (mức tin cậy bằng 95%)  ­ d: sai số có thể chấp nhận được bằng 0.06   Số lượng mẫu dự kiến là: 266 người được tính toàn từ công thức trên Lý do lựa chọn: Phương pháp thu thập thông tin do đây là phiếu trưng cầu ý  kiến nên phương pháp này giúp thu thập được nhiều thông tin hơn. Nguồn thông  tin là các câu trả  lời không bị  tác động bởi người hỏi nên họ  dễ  dàng thể  hiện   quan điểm, thái độ và ý thức. 9. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu a) Câu hỏi nghiên cứu ­  Động cơ, mục đích của người dân nội thành Hà Nội đi lễ là gì? ­ Tác động của dịch COVID­19 tới hành vi đi lễ như thế nào? b) Giả thuyết nghiên cứu ­ Người dân đi lễ  chùa có nhiều mục đích như  đi lễ  cầu bình an, tài lộc...có  nhiều người coi đi chùa để bình an trong tâm hồn.  ­ Hành vi đi lễ đã thay đổi đáng kể sau khi chịu tác động của dịch COVID­19. ­ Hành vi đi lễ  của người dân không chỉ  gắn với tôn giáo mà còn mang tính đa   dạng. 10. Khung phân tích
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
17=>2