YOMEDIA
ADSENSE
Tính giá thành sản phẩm tiếp giáp
62
lượt xem 13
download
lượt xem 13
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bất kỳ một doanh nghiệp nào, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải có đầy đủ 3 yếu tố cơ bản, đó là: Sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Trong quá trình sản xuất kinh doanh phải tiêu hao 3 yếu tố trên để làm ra sản phẩm vật chất và dịch vụ, đồng thời tạo ra chi phí tương ứng đó là chi phí về lao động sống, chi phí về tư liệu lao động và chi phí về đối tượng lao động. Các loại chi phí này phát...
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tính giá thành sản phẩm tiếp giáp
- TIỂU LUẬN TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TIẾP GIÁP
- I. Đặt vấn đề. 1. Tính cấp thiết của đề tài. Bất kỳ một doanh nghiệp nào, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải có đầy đủ 3 yếu tố cơ bản, đó là: Sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Trong quá trình sản xuất kinh doanh phải tiêu hao 3 yếu tố trên để làm ra sản phẩm vật chất và dịch vụ, đồng thời tạo ra chi phí tương ứng đó là chi phí về lao động sống, chi phí về tư liệu lao động và chi phí về đối tượng lao động. Các loại chi phí này phát sinh thường xuyên và liên tục thay đổi. Phân loại và sử dụng tiết kiệm chi phí góp phần hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận là một trong những điều kiện quan trọng để tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là các chỉ tiêu quan trọng trong hệ thống các chỉ tiêu kinh tế, phục vụ công tác quản lý doanh nghiệp và có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó là nhân tố chủ yếu quyết định đến giá cả của sản phẩm, hàng hóa. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giữ vai trò quan trọng trong công tác kế toán tại doanh nghiệp. Để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì nhà quản trị cần xây dựng kế hoạch, tính toán mọi chi phí sao cho đạt lợi nhuận cao nhất với chi phí thấp nhất. Phần lớn các công ty đều sản xuất và bán nhiều hơn một loại sản phẩm. Các công ty có thể tổ chức các quy trình sản xuất đa chức năng để chế tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau và cũng có những công ty tổ chức một quy trình sản xuất riêng lẻ để sản xuất đồng thời các loại sản phẩm khác nhau. Đối với những công ty sản xuất hai hay nhiều hơn các sản phẩm từ một quy trình sản xuất riêng lẻ thì chi phí và giá thành có phần phức tạp hơn, do nó bao gồm nhiều phân đoạn khác nhau trong một quy trình với nhiều hơn một sản phẩm đầu ra. Quy trình đó được gọi là quy trình tiếp giáp. Sản phẩm chủ yếu của quy trình tiếp giáp, có khả năng tạo ra doanh thu riêng gọi là sản phẩm tiếp giáp. Việc xác định giá thành cho sản phẩm tiếp giáp đòi hỏi sự tập hợp và phân bổ chi phí một cách phức tạp cho nhiều loại
- sản phẩm trong quy trình. Tuy nhiên, nó lại có ý nghĩa quan trọng giúp doanh nghiệp có thể biết chính xác chi phí cho từng công đoạn, từng sản phẩm để có thể đưa ra những quyết định phù hợp: có nên tiếp tục sử dụng nguồn lực cho quy trình tiếp giáp không? Có nên tiếp tục kéo dài quy trình sản xuất không? Quyết định phân loại sản phẩm đầu ra của quy trình tiếp giáp như thế nào? Việc phân loại sản phẩm tiếp giáp trong quy trình và tập hợp chi phí, tính giá thành cho từng loại sản phẩm một cách kịp thời, chính xác sẽ là một căn cứ quan trọng đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất, thể hiện năng lực quản lý và tầm nhìn chiến lược trong các quyết định của nhà quản trị. Nhận thức được tầm quan trọng đó, nhóm em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Tính giá thành sản phẩm tiếp giáp ”. 2. Mục tiêu của bài tiểu luận. - Góp phần hệ thống hóa về cơ sở lý luận của công tác xác định chi phí và tính giá thành của sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm tiếp giáp, làm rõ những khái niệm cơ bản về quy trình tiếp giáp, sản phẩm tiếp giáp,… - Hệ thống các phương pháp xác định chi phí và tính giá thành sản phẩm tiếp giáp. - Thực tế công việc tập hợp, phân bổ chi phí và tính giá thành sản phẩm tiếp giáp tại một doanh nghiệp cụ thể. 3. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp thu thập số liệu + Số liệu sơ cấp + Số liệu thứ cấp - Phương pháp xử lý số liệu + Xử lý trên máy tính
- + Xử lý bằng tay. II. Kết quả nghiên cứu. 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu. 1.1. Quy trình sản xuất sản phẩm Sản xuất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt động kinh tế của con người. Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng hay để trao đổi trong thương mại. Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề chính sau: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Giá thành sản xuất và làm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết để làm ra sản phẩm. Sản xuất theo quy trình là sản xuất với số lượng sản phẩm lớn trong một quy trình liên tục và qua nhiều khâu sản xuất khác nhau. Nó có nghĩa là sản phẩm di chuyển qua một loạt các bộ phận nối tiếp nhau. Như vậy, kết quả cuối cùng của quy trình sản xuất là tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh cần thiết để bán ra trên thị trường. Có hai loại quy trình sản xuất: - Sản xuất tập trung vào sản phẩm: Chỉ tốt nhất khi sản xuất ít sản phẩm và đã được chuẩn hóa. - Sản xuất tập trung vào quy trình: Chỉ tốt nhất khi sản xuất ra nhiều loại sản phẩm và với số lượng nhỏ. Việc xác định rõ các khâu sản xuất trong một quy trình là rất quan trọng đối với các doanh nghiệp tổ chức hoạt động theo quy trình bởi vì đó là điều cốt yếu trong xác định chi phí. Cùng với sự tiến bộ trong công nghệ sản xuất chế biến, các hoạt động sử dụng máy móc và tự động hóa trong kiểm soát chất lượng và giảm các chi phí sản xuất đang có xu hướng ngày càng tăng. Đây là dấu hiệu của sự liên
- kết các khâu trong sản xuất lại với nhau để hình thành nên một quy trình sản xuất nhất định. 1.2. Cách nhìn nhận về chi phí và tính giá thành sản phẩm hiện nay. Hiện nay, cùng với chất lượng và mẫu mã sản phẩm, giá thành sản phẩm luôn được coi là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Phấn đấu cải tiến mẫu mã, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm là nhân tố quyết định nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường và thông qua đó nâng cáo hiệu quả sản xuất kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp. Vì vậy hơn bao giờ hết, các doanh nghiệp phải nắm bắt được thông tin một cách chính xác về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Việc xác định chi phí là một yêu cầu quan trọng, tất yếu của doanh nghiệp nói chung và bộ phận kế toán nói riêng. Xác định sao cho chính xác đòi hỏi các doanh nghiệp phải xây dựng quy trình sản xuất hợp lý và phương pháp tập hợp chi phí phù hợp để từ đó tính được giá thành sản phẩm có tính cạnh tranh nhất trên thị trường. Kế toán các khoản chi phí phát sinh không chỉ là việc tổ chức ghi chép, phản ánh một cách đầy đủ trung thực về lượng hao phí mà cả việc tính toán giá trị thực tế chi phí ở thời điểm phát sinh chi phí. Kế toán chính xác chi phí đòi hỏi phải tổ chức việc ghi chép tính toán và phản ánh từng loại chi phí theo đúng địa điểm phát sinh chi phí và đối tượng chịu chi phí. Giá thành là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp. Tính đúng giá thành là tính toán chính xác và hạch toán đúng nội dung kinh tế của chi phí đã hao phí để sản xuất ra sản phẩm. Muốn vậy phải xác định đúng đối tượng tính giá thành, vận dụng phương pháp tính giá thành hợp lý và giá thành tính trên cơ sở số liệu kế toán tập hợp CPSX một cách chính xác. Tính đủ giá thành là tính toán đầy đủ mọi hao phí đã bỏ ra trên tinh thần hạch toán kinh doanh, loại bỏ mọi yếu tố bao cấp để tính đủ đầu vào theo đúng chế độ quy định. Tính đủ cũng đòi hỏi phải loại bỏ những chi phí không liên quan đến giá thành sản phẩm như các loại chi phí mang tính chất
- tiêu cực, lãng phí không hợp lý, những khoản thiệt hại được quy trách nhiệm rõ ràng. Chính từ ý nghĩa đó mà nhiệm vụ đặt ra cho công tác hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm là: - Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm của quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm để xác định đúng đắn đối tượng tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành. - Tính toán tập hợp phân bổ từng loại CPSX theo đúng đối tượng tập hợp chi phí đã xác định bằng phương pháp thích hợp, cung cấp kịp thời thông tin về CPSX và xác định chính xác chi phí cho sản phẩm làm dở cuối kỳ. Việc tập hợp CPSX phải được tiến hành theo một trình tự hợp lý, khoa học thì mới có thể tính giá thành sản phẩm một cách chính xác, kịp thời. Ta có thể khái quát chung việc tập hợp CPSX qua các bước sau: + Bước 1: Tập hợp chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng. + Bước 2: Tính toán và phân bổ lao vụ của các ngành sản xuất kinh doanh phụ cho từng đối tượng sử dụng trên cơ sở khối lượng lao vụ phục vụ và giá thành đơn vị lao vụ. + Bước 3: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các loại sản phẩm có liên quan. + Bước 4: Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ, tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm. Tuỳ theo từng phương pháp hạch toán hàng tồn kho áp dụng trong doanh nghiệp mà nội dung, cách thức hạch toán chi phí sản xuất có những điểm khác nhau. 1.3 Sản phẩm tiếp giáp và quy trình tiếp giáp. a) Sản phẩm tiếp giáp
- Sản phẩm tiếp giáp là các sản phẩm chủ yếu của một quy trình tiếp giáp, mỗi sản phẩm tiếp giáp có khả năng doanh thu riêng. Các sản phẩm tiếp giáp là nguyên nhân chủ yếu mà quản lý xem xét quy trình sản xuất để gia tăng chúng. Các sản phẩm tiếp giáp không nhất thiết phải khác nhau hoàn toàn, khái niệm sản phẩm tiếp giáp đã được mở rộng bao gồm các sản phẩm tương tự khác nhau được sản xuất từ một quy trình. Chẳng hạn, một quy trình lọc dầu chế biến dầu thô thành xăng, tất cả các sản phẩm đầu ra đều được làm từ dầu thô nhưng khác nhau về mức độ Oóc-tan và các đặc điểm khác dựa trên quy mô và chủng loại chế biến thêm. Một công ty có thể thay đổi phân loại sản phẩm theo thời gian vì công nghệ thay đổi, nhu cầu tiêu dùng hay các yếu tố sinh thái. Một số sản phẩm ban đầu được coi như là một sản phẩm phụ về sau lại được nhìn nhận như là các sản phẩm tiếp giáp, trái lại một số sản phẩm tiếp giáp bị giảm giá trị trở thành sản phẩm phụ. Vì vậy, tùy thuộc quan điểm của từng công ty và từng thời điểm khác nhau mà sản phẩm từ quy trình được nhìn nhận là sản phẩm tiếp giáp hay sản phẩm phụ. Phân loại sản phẩm đầu ra của quy trình tiếp giáp được dựa trên quyết định của người quản lý công ty, thường là sau khi cân nhắc giá trị bán của các sản phẩm liên quan. Mỗi công ty có thể có thể có cách phân loại riêng của mình trong quy trình sản xuất. b) Quy trình tiếp giáp và chi phí tiếp giáp. • Quy trình tiếp giáp: Một quy trình sản xuất riêng lẻ mà đồng thời tạo ra hai hoặc nhiều hơn các loại sản phẩm được biết đến như là một quy trình tiếp giáp (Joint process). Các quy trình này thường phổ biến trong các lĩnh vực khai khoáng, nông nghiệp, thực phẩm, chế biến hóa chất,… Các sản phẩm tiếp giáp được sản xuất điển hình trong các công ty sử dụng các quy trình sản xuất hàng loạt. Do đó, kế toán xác định chi phí và tính giá thành sản phẩm tiếp giáp sử dụng hình thức kế toán theo quy trình.
- Trong quy trình tiếp giáp, tồn tại điểm mà tại đó các sản phẩm đầu ra của quy trình tiếp giáp lần đầu tiên có thể được nhận diện như là những sản phẩm riêng biệt được gọi là điểm phân chia (split-off point). Một quy trình tiếp giáp có thể có một hoặc nhiều hơn các điểm phân chia, tùy thuộc vào chủng loại và số lượng đẩu ra được sản xuất. Đầu ra có thể được bán ngay tại điểm phân chia nếu có thị trường tiêu thụ cho những sản phẩm trong điều kiện đó hoặc có thể được chế biến tiếp trở thành một sản phẩm mới. • Chi phí tiếp giáp: Chi phí tiếp giáp bao gồm tất cả các chi phí phát sinh cho đến điểm phân chia về các loại nguyên liệu trực tiếp, lao động trực tiếp. Chi phí tiếp giáp được phân bổ tại điểm phân chia chỉ cho các sản phẩm tiếp giáp bởi vì những sản phẩm này là nguyên do mà quản lý quan tâm đến quy trình sản phẩm. Mặc dù rất cần thiết cho mục đích đánh giá các báo cáo tài chính nhưng phân bổ chi phí tiếp giáp cho sản phẩm tiếp giáp không liên quan đến việc ra quyết định. Một khi đến điểm phân chia, chi phí tiếp giáp đã phát sinh từ trươc đó và đó là chi phí chìm không thể thay đổi bất luận những hoạt động gì xảy ra sau đó đối với sản phẩm tiếp giáp. Nếu bất cứ đầu ra nào của quy trình tiếp giáp được chế biến tiếp, nó sẽ làm phát sinh thêm các chi phí sau điểm phân chia. Các chi phí phát sinh sau điểm phân chia của sản phẩm nào sẽ được tính riêng cho sản phẩm đó. 1.4. Các phương pháp phân bổ chi phí tiếp giáp để tính giá thành sản phẩm tiếp giáp. Các sản phẩm tiếp giáp được sản xuất theo hình thức quy trình sản xuất sản phẩm hàng loạt. Do đó, công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm được thực hiện theo hình thức kế toán theo quy trình. Tuy nhiên, để tính được giá thành của từng loại sản phẩm được sản xuất từ cùng một quy trình thì cần phải xác định rõ chi phí tiếp giáp phân bổ cho các loại sản phẩm như thế nào? Có thể sử dụng thước đo hiện vật hoặc thước đo giá trị để phân bổ chi phí cho phù hợp với đặc điểm của sản phẩm và quy trình sản xuất.
- a) Phân bổ chi phí tiếp giáp theo thước đo hiện vật: Phân bổ chi phí tiếp giáp theo thước đo hiện vật sử dụng một đặc tính vật lý chung của các sản phẩm tiếp giáp để làm cơ sở để phân chia. Tất cả các sản phẩm tiếp giáp phải được đo lường bởi một đặc tính giống nhau, như: tấn quặng trong ngành công nghiệp khai khoáng, mét dài trong ngành chế biến gỗ, thùng lọc dầu trong ngành lọc dầu, mét khối đá trong công nghiệp khai thác và sản xuất đá xây dựng,… Phân bổ theo thước đo hiện vật coi mỗi đơn vị sản phẩm đầu ra là như nhau và tính toán chi phí cho mỗi đơn vị sản phẩm là giống nhau, bất kể đó là loại sản phẩm nào. Thước đo này cần thiết trong các ngành mà các loại sản phẩm có những biến động rất lớn về giá và các ngành mà giá bán được xác định theo chi phí. Chi phí tiếp giáp phân bổ = Tổng số chi phí tiếp giáp/ Tổng khối lượng các loại được sản xuất. • Ưu điểm của phương pháp phân bổ chi phí theo thước đo hiện vật đó là đơn giản, dễ xác định, khách quan trong phân bổ chi phí tiếp giáp theo tỷ lệ tại điểm phân chia. • Hạn chế cơ bản của phương pháp này là này bỏ qua khả năng doanh thu phát sinh của từng loại sản phẩm tiếp giáp. Các sản phẩm có trọng lượng lớn hay được sản xuất với số lượng lớn sẽ phải chịu tỷ lệ phân bổ chi phí tiếp giáp cao nhất. Phương pháp này giả định rằng số lượng của tất cả các sản phẩm tiếp giáp có thể được thể hiện bằng cách sử dụng một đơn vị vật lý phổ biến mà thực tế không phải luôn luôn như vậy. Ví dụ, dầu thô là một chất lỏng, trong khi khí tự nhiên là dạng khí và khối lượng của chất lỏng và chất khí không thường được đo trong cùng một đơn vị. b) Phân bổ chi phí tiếp giáp theo thước đo giá trị (thước đo tiền tệ):
- • Các bước dùng để phân chia chi phí tiếp giáp cho các sản phẩm tiếp giáp trong phân bổ theo thước đo tiền tệ: - Chọn tiêu thức phân bổ tiền tệ. - Xác định các chi phí giá trị được dung để làm tiêu thức cho mỗi sản phẩm tiếp giáp. - Cộng các giá trị ở bước 2 để có tổng giá trị đã xác định. - Chia các giá trị ở bước 2 cho tổng giá trị ở bước 3 để tính tỷ lệ phân bổ chi phí cho mỗi sản phẩm tiếp giáp. Tổng các tỷ lệ này sẽ là 1 hoặc 100%. - Nhân chi phí tiếp giáp với mỗi tỷ lệ phân bổ để xác định lượng chi phí tiếp giáp được phân bổ cho từng sản phẩm. - Chia chi phí tiếp giáp được phân bổ cho từng sản phẩm cho số lượng đơn vị tương đương của sản phẩm đó để tính chi phí bình quân cho mỗi sản phẩm tương đương cho các mục đích đánh giá. • Ưu điểm lớn nhất của thước đo tiền tệ so với thước đo hiện vật là nó thừa nhận khả năng mang lại lợi nhuận của từng sản phẩm có liên quan khi bán đi. Do đó, phân bổ chi phí theo thước đo tiền tệ chính xác hơn cho từng đối tượng sản phẩm. • Nhược điểm: phức tạp hơn phương pháp phân bổ chi phí theo thước đo hiện vật. • Một số cách tính theo thước đo tiền tệ dùng để phân bổ chi phí cho sản phẩm tiếp giáp, đó là: giá trị bán tại điểm phân chia, giá trị thuần có thể thực hiện tại điểm phân chia, giá trị thuần xấp xỉ có thể thực hiện được tại điểm phân chia. - Giá trị bán tại điểm phân chia: Cách này tính chi phí tiếp giáp cho các sản phẩm có liên quan tại điểm phân chia. Vì vậy, để sử dụng phương pháp này tất
- cả các sản phẩm tiếp giáp phải có thể bán được tại điểm phân chia. Cách tính này phân bổ dựa trên cả số lượng sản xuất và giá bán của sản phẩm. Nếu có thể thiết lập một mức giá thị trường cho các sản phẩm thu được tại điểm phân chia thì chi phí chung có thể được phân bổ theo tỷ lệ tương ứng với doanh thu bán hàng của các loại sản phẩm tiếp giáp tại điểm phân chia. - Giá trị thuần có thể thực hiện (NRV) tại điểm phân chia: Phương pháp phân bổ theo giá trị thuần có thể thực hiện tại điểm phân chia tính chi phí tiếp giáp dựa trên tỷ trọng giá trị thuần có thể thực hiện của các sản phẩm tiếp giáp trong tổng số giá trị thuần của tất cả các sản phẩm tiếp giáp tại điểm phân chia. Giá trị thuần có thể thực hiện (NRV) bằng giá trị bán sản phẩm tại điểm phân chia trừ đi các chi phí cần thiết để chuẩn bị và sản xuất của sản phẩm. Phương pháp này đòi hỏi tất cả các sản phẩm tiếp giáp có thể bán tại điểm phân chia và nó xem xét các chi phí tăng thêm phải loại bỏ ra tại điểm phân chia để xác định được doanh thu tiêu thụ ước lượng. Nếu các sản phẩm tiếp giáp được bán tại điểm phân chia mà không cần chế biến thêm, giá trị thuần có thể thực hiện của mỗi sản phẩm được tính bằng doanh thu tại điểm phân chia trừ đi chi phí tại điểm phân chia. Phương pháp giá trị thuần có thể thực hiện tại điểm phân chia cho biết chi phí đơn vị sản phẩm phân bổ nếu sản phẩm đó được bán tại điểm phân chia. Giá trị thuần có thể thực hiện của sản phẩm tiếp giáp tại điểm phân chia = tổng khối lượng sản phẩm tiếp tại điểm phân chia x giá trị thuần có thể thực hiện của một đơn vị khối lượng sản phẩm tiếp tại điểm phân chia. - Giá trị thuần xấp xỉ có thể thực hiện (NRV) tại điểm phân chia: Thông thường một số hay tất cả các sản phẩm tiếp giáp không thể bán tại điểm phân chia. Với các sản phẩm này để bán được cần phải tiếp tục được sản xuất sau điểm phân chia và làm phát sinh thêm một lượng chi phí. Vì vậy không
- thể sử dụng phương pháp giá trị bán tại điểm phân chia hay giá trị thuần có thể thực hiện tại điểm phân chia trong trường hợp này. Phương pháp phân bổ theo giá trị thuần xấp xỉ có thể thực hiện được tại điểm phân chia đòi hỏi phải tính được giá trị thuần xấp xỉ của một đơn vị sản phẩm tiếp giáp tại điểm phân chia. Các chi phí riêng tăng thêm được coi là toàn bộ chi phí phát sinh tính từ sau điểm phân chia đến khi sản phẩm được bán. Giá trị thuần xấp xỉ có thể thực hiện được sau đó được dùng để phân chia chi phí tiếp giáp theo tỉ lệ tương ứng. Một giả định cơ bản của phương pháp này đó là doanh thu tăng thêm của việc kéo dài sản xuất phải bằng hoặc lớn hơn chi phí tăng thêm. Trong trường hợp quy trình tiếp giáp có sản phẩm được quyết định đưa vào sản xuất tiếp tại điểm phân chia nhưng cũng có những sản phẩm không được sản xuất tiếp tại điểm phân chia thì cơ sở giá trị sử dụng để phân bổ chi phí tiếp giáp sẽ là hỗn hợp giữa NRV và NRV xấp xỉ tại điểm phân chia. Những sản phẩm không sản xuất tiếp thì giá trị thuần có thể thực hiện của chúng sẽ được xác định tại điểm phân chia; những sản phẩm mà được sản xuất tiếp thì giá trị thuần xấp xỉ có thể thực hiện sẽ được xác định tại điểm phân chia. Với hầu hết các công ty, phương pháp giá trị thuần xấp xỉ có thể thực hiện được tại điểm phân chia cung cấp cách phân bổ chi phí tiếp giáp tốt nhất. Phương pháp này rất linh hoạt và nó không yêu cầu các thước đo hiện vật tương tự hay khả năng bán thực tế tại điểm phân chia nhưng nó cũng phức tạp hơn so với các phương pháp khác bởi các ước lượng phải dựa trên chi phí sản xuất tăng thêm và doanh thu bán tiềm năng. Tuy nhiên, việc lựa chọn cách tính như thế nào để phân bổ chi phí còn tùy thuộc vào điều kiện và trường hợp quy trình sản xuất cụ thể với từng doanh nghiệp để có thể lựa chon phương pháp phân bổ chi phí thích hợp và hiệu quả nhất cho việc tính giá thành sản phẩm sản xuất của doanh nghiệp mình.
- 2. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm: Thực tế công tác tính giá thành sản phẩm tiếp giáp tại cơ sở khai thác và sản xuất đá xây dựng Hoa Vỹ. 2.1. Khái quát chung về doanh nghiệp tư nhân Hoa Vỹ: Doanh nghiệp tư nhân Hoa Vỹ được thành lập từ tháng 10/2007, chuyên khai thác, sản xuất đá phục vụ cho hoạt động xây dựng. Địa chỉ tại: số 23, khu 5, thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Đây là một doanh nghiệp quy mô nhỏ, mới được thành lập do vậy cơ cấu bộ máy doanh nghiệp còn đơn giản: GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH MỎ KẾ TOÁN KIÊM THỦ QUỸ TỔ TRƯỞNG SẢN XUẤT TỔ TỔ TỔ KHAI THÁC HẬU VẬN VÀ CẦN TẢI SẢN XUẤT Bộ máy nhân sự: - Bộ phận hành chính: • Giám đốc doanh nghiệp: Nông Triệu Vỹ
- • Giám đốc điều hành mỏ: Vũ Văn Khuất • Kế toán kiêm thủ quỹ: Nông Thu Hòa • Thủ kho hỗ trợ kế toán: Nông Thanh Yên - Bộ phận sản xuất: • Nhân viên kỹ thuật: 2 thợ khoan nổ mìn. • Công nhân vận hành máy khoan: 1 người. • Công nhân lái máy xúc: 1 người. • Công nhân lái ô tô trong mỏ: 1 người. • Công nhân vận hành máy nghiền sàng: 2 người. • Công nhân: 17 người. Doanh nghiệp chuyên khai thác và sản xuất các loại đá xây dựng như: đá hộc, đá 1×2, đá 2×4, đá 4×6,... cung cấp nguyên liệu cho các công trình xây dựng như: làm nhà, làm đường, xây đê, kè, ... 2.2. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tiếp giáp tại doanh nghiệp tư nhân Hoa Vỹ. 2.2.1. Quy trình khai thác, sản xuất sản phẩm. MỎ Đ Á Nổ mìn
- Nhập kho bán Đá hộc (SP tiếp giáp) Khoan, nghiền, sàng Đá Đá Đá 1×2 2×4 4×6 Khu vực mỏ đá được bóc tầng phủ, sau đó tiến hành khoan nổ mìn sẽ cho ra các sản phẩm đá hộc với nhiều kích cỡ khác nhau. Đối với lượng đá có kích cỡ quá lớn sinh ra trong quá trình nổ sẽ được khoan đập làm nhỏ kích thước. Một phần đá hộc sau khi được phá dùng máy xúc và ô tô vận chuyển đến kho chờ bán. Trường hợp có đơn đặt hàng của khách hàng, có thể vận chuyển trực tiếp từ mỏ đến nơi tiêu thụ. Một phần khác sẽ được chuyển đến khu chế biến để chế biến thành đá thành phẩm (đá 1×2, đá 2×4, đá 4×6...). Sau đó, đá thành phẩm được đưa vào kho bãi hoặc vận chuyển đến nơi tiêu thụ. 2.2.2. Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tiếp giáp. Doanh nghiệp sử dụng hình thức ghi sổ nhật ký – sổ cái, kế toán tại công ty sử dụng đầy đủ các chứng từ, bảng kê, sổ cái theo quy định hiện nay trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Đặc điểm chi phí sản xuất tại công ty Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ nhất định. Tại Công ty, chi phí sản xuất bao gồm chi phí về nguyên vật liệu, chi phí về nhân công, chi phí về khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác... Kỳ tập hợp chi phí ở Công ty là hàng
- tháng, các khoản mục chi phí phát sinh tại công ty sẽ được tính và phân bổ theo tháng, cuối tháng kế toán căn cứ vào các bảng phân bổ của từng tháng để tập hợp lập thành các bảng phân bổ chi phí cho cả tháng để tiến hành tính giá thành. Các chi phí sản xuất của doanh nghiệp được tập hợp theo 3 khoản mục chính: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí sản xuất chung Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thực chất là việc xác định nội dung chi phí và giới hạn tập hợp chi phí. Việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của công ty được thực hiện ở từng tổ khai thác và sản xuất, sau đó kế toán căn cứ vào chi phí phát sinh thực tế ở từng tổ trong tháng để phân bổ và tính giá thành sản phẩm nhập kho. a) Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm đá hộc. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất - Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Các loại nguyên vật liệu trực tiếp gồm: • Thuốc nổ AD 1 Ø32 • Kíp nổ điện K8 • Dây điện mìn • Kíp đốt nổ • Dây cháy chậm • Dầu diesel • Komát Để theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu, kế toán sử dụng TK 152 – nguyên liệu, vật liệu.
- Việc tính toán giá thành thực tế vật liệu xuất dùng hàng tháng được kế toán thực hiện trên bảng kê. DNTN HOA VỸ BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ NVLTT Tháng 6/2010 ĐVT: Đồng Số lượng STT Tên vật liệu ĐVT Đơn giá Thành tiền 1 Thuốc nổ AD 1 Ø32 Kg 108 42.500 4.590.000 2 Kíp nổ điện K8 Chiếc 58 4.728 274.224 3 Dây điện mìn M 240 450 108.000 4 Kíp đốt nổ Chiếc 58 1.271 73.718 5 Dây cháy chậm M 240 2.939 705.360 6 Dầu diesel Lít 226 14.550 3.288.300 - 7 Komát - - 8 Tổng 9.039.602 - Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm cùng với các khoản phải nộp theo lương khác được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn. * Tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất: Tại công ty, việc tính trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất được thực hiện dưới hình thức trả lương theo ngày công lao động. Và được tính theo công thức: Tiền lương phải trả = (Số ngày làm việc trong tháng) × (mức lương ngày)
- Hàng tháng, kế toán căn cứ vào bảng chấm công của các tổ khai thác và sản xuất để tiến hành lập bảng thanh toán lương, bảng thanh toán BHXH, BHYT cho công nhân trực tiếp sản xuất. Kế toán theo dõi trên cơ sở bảng chi lương tiến hành lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH cho khu vực sản xuất trên cơ sở ngày công sản xuất. Việc tính toán chi phí nhân công trực tiếp, thanh toán lương được tập hợp trên bảng: BẢNG TỔNG HỢP LƯƠNG TỔ KHAI THÁC Tháng 6/2010 Đvt: đồng. S Lương Các khoản trừ vào Số còn phải T Họ tên lương (BHXH, trả Ngày công Số tiền T BHYT, BHTN) 1 Bế Văn Đại 20 2.000.000 170.000 1.830.000 2 Bế Văn Thuận 22 2.200.000 187.000 2.013.000 3 Hoàng Văn Lân 22 2.200.000 187.000 2.013.000 4 Hà Văn Huy 22 2.200.000 187.000 2.013.000 5 Bế Văn Tân 20 2.000.000 170.000 1.830.000 6 Lã Văn Nga 21 2.100.000 178.500 1.921.500 7 Đào Quốc Cường 22 2.200.000 187.000 2.013.000 8 Phạm Văn Bắc 22 2.200.000 187.000 2.013.000 9 Hà Văn Huấn 21 2.100.000 178.500 1.921.500 1 Lăng Minh Thêm 22 2.200.000 187.000 2.013.000 0 1 Nông Văn Hội 20 2.000.000 170.000 1.830.000 1 1 Nguyễn Văn Hiếu 21 2.100.000 178.500 1.921.500 2
- 1 Lăng Văn Thức 22 2.200.000 187.000 2.013.000 3 1 Nguyễn Duy Đức 22 2.200.000 187.000 2.013.000 4 1 Hoàng Mạnh Hà 22 2.200.000 187.000 2.013.000 5 Cộng 321 32.100.000 2.728.500 29.371.500 * Các khoản trích theo lương: Công ty thực hiện trích các khoản trích theo lương theo chế độ hiện hành, tính vào chi phí kinh doanh. Việc trích lập BHXH được thực hiện hàng tháng theo tỷ lệ 16% trên quỹ tiền lương cơ bản của công nhân sản xuất trong tháng. BHYT ở công ty được trích vào chi phí sản xuất hàng tháng theo tỷ lệ quy định là 3% trên quỹ lương cơ bản. BHTN trích theo tỉ lệ 1%. KPCĐ được trích hàng tháng theo quy định là 2% trên tổng thu nhập thực tế của công nhân sản xuất trong tháng. BẢNG TÍNH CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG CÔNG NHÂN TỔ KHAI THÁC Tháng 6/2010 Đvt: đồng. Tổng các ST BHXH BHYT BHTN KPCĐ Bộ phận Tiền lương khoản T (16%) (3%) (1%) (2%) trích 1 Tổ khai thác 32.100.000 5.136.000 963.000 321.000 642.000 7.062.000 - Hạch toán chi phí sản xuất chung:
- Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi các tổ sản xuất của doanh nghiệp. Chi phí sản xuất chung bao gồm: chi phí tiền lương nhân viên kỹ thuật, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường. • Chi phí tiền lương nhân viên kỹ thuật được tập hợp theo bảng sau: BẢNG TỔNG HỢP LƯƠNG NHÂN VIÊN KỸ THUẬT TỔ KHAI THÁC Tháng 6/2010 ĐVT: đồng. Các khoản trừ Chức vụ Lương S vào lương Số còn T Họ tên (BHXH, phải trả Ngày T BHYT, BHTN) Số tiền công (8,5%) Nguyễn Văn 1 Tổ trưởng 22 2.640.000 224.400 2.415.600 Nam Hoàng Trọng 2 Thợ mìn 22 2.640.000 224.400 2.415.600 Hùng 3 Lê Tiến Đoàn Thợ khoan 20 2.400.000 204.000 2.196.000 Lái máy 4 Nguyễn Văn Sơn 22 2.640.000 224.400 2.415.600 xúc Cộng 86 10.320.000 877.200 9.442.800 BẢNG TỔNG HỢP CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG NHÂN VIÊN KỸ THUẬT TỔ KHAI THÁC
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn