Ứng dụng trò chơi học tập trong giảng dạy học phần Tâm lý và nghệ thuật giao tiếp trong kinh doanh du lịch tại Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại
lượt xem 0
download
Bài viết đề cập đến các mức độ ứng dụng, lợi ích cũng như các yêu cầu của trò chơi học tập trong giảng dạy, qua đó đề xuất cách ứng dụng trò chơi học tập trong giảng dạy một học phần cụ thể dành cho sinh viên ngành Quản trị du lịch và lữ hành nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ứng dụng trò chơi học tập trong giảng dạy học phần Tâm lý và nghệ thuật giao tiếp trong kinh doanh du lịch tại Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại
- Ứng dụng trò chơi học tập trong giảng dạy học phần Tâm lý và nghệ thuật giao tiếp trong kinh doanh du lịch tại Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại Trần Mai Thảo Tóm tắt Bài viết đề cập đến các mức độ ứng dụng, lợi ích cũng như các yêu cầu của trò chơi học tập trong giảng dạy, qua đó đề xuất cách ứng dụng trò chơi học tập trong giảng dạy một học phần cụ thể dành cho sinh viên ngành Quản trị du lịch và lữ hành nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại. Từ khóa: Du lịch, Lữ hành, Trò chơi học tập, Tâm lý du khách, Kinh doanh du lịch. 1. Mở đầu Đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao cho hội nhập là một trong những nhiệm vụ quan trọng của hệ thống giáo dục đào tạo, trong đó cải tiến phương pháp dạy học là một trong những giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong du lịch nói chung, và trong ngành nhà hàng – khách sạn nói riêng. Phương pháp dạy học được hiểu là tổng thể các cách thức hoạt động của người dạy và người học trong quá trình dạy học, nhằm thực hiện được nội dung dạy học (Phan Trọng Ngọ 2005, 145). Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, hướng đến phát huy sự chủ động, tích cực của người học, phương pháp dạy học tích cực được giảng viên vận dụng đa dạng từ phương pháp dạy học bằng tình huống, phương pháp thảo luận theo nhóm, phương pháp động não, đặc biệt là phương pháp sử dụng trò chơi học tập, vừa giúp kích thích sự hứng thú học tập, vừa giúp sinh viên khám phá tri thức. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái quát về trò chơi học tập Phương pháp sử dụng trò chơi học tập có thể được hiểu là một phương thức, cách thức truyền tải một thông điệp, một nội dung cụ thể đến người nghe thông qua hình thức trò chơi – chơi mà học, từ đó ý nghĩa của nội dung bài học được truyền tải đến người nghe một cách nhẹ nhàng nhưng sâu sắc và dễ hiểu. Có nhiều quan niệm về trò chơi học tập: “Trò chơi học tập là trò chơi có luật và nội dung cho trước, hướng đến sự mở rộng, chính xác hóa, hệ thống hóa các biểu tượng đã có, nhằm phát triển các năng lực trí tuệ, trong đó có nội dung học tập được kết hợp với hình thức chơi” (Lê THị Thanh Sang. 2018, 12) “Trò chơi được gọi là trò chơi học tập vì trò chơi đó gắn liền với một mục đích dạy học nhất định và đòi hỏi cần phải có tài liệu dạy học phù hợp kèm theo”. (Nguyễn Kim Chuyên. 2012, 2) Như vậy, bản chất của phương pháp sử dụng trò chơi học tập là dạy học thông qua việc tổ chức hoạt động cho người học. Dưới sự hướng dẫn của người dạy, người học được hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi trong đó mục đích của trò chơi chuyển tải mục tiêu của bài học. Luật chơi (cách chơi) thể hiện nội dung và phương pháp học, đặc biệt là phương pháp học tập có sự hợp tác và sự tự đánh giá. 923
- Trong quá trình dạy học, có 3 mức độ áp dụng phương pháp trò chơi học tập (Nguyễn Thị Bích Hồng 2014, 174-175): + Mức độ 1: Trò chơi khởi động – Trò chơi được sử dụng trước khi học. Loại trò chơi này nhằm tạo sự hào hứng, háo hức cho người học trước khi vào nội dung bài học. + Mức độ 2: Sử dụng trò chơi học tập để củng cố kiến thức, kỹ năng đã học + Mức độ 3: Sử dụng trò chơi học tập để hình thành kiến thức, kỹ năng mới 2.2. Lợi ích của việc áp dụng phương pháp dạy học thông qua trò chơi học tập - Khuyến khích người học chú ý đến nội dung bài giảng một cách tự nhiên, không gượng ép, bắt buộc. - Các trò chơi bổ trợ cho việc học kích thích người học niềm hứng thú say mê, sáng tạo và chủ động. - Rút ngắn khoảng cách giữa người dạy và người học, tạo không khí gần gũi, cởi mở giúp lớp học sinh động hơn. - Trò chơi học tập là một hình thức học tập bằng hoạt động, hấp dẫn người học do đó duy trì tốt hơn sự chú ý của người học với bài giảng. - Trò chơi làm thay đổi hình thức học tập chỉ bằng hoạt động trí tuệ, do đó giảm tính chất căng thẳng của giờ học, nhất là các giờ học kiến thức lý thuyết mới. - Trò chơi có nhiều học sinh tham gia sẽ tạo cơ hội rèn luyện kỹ năng học tập hợp tác cho người học. 2.3. Các yêu cầu của trò chơi học tập Khi thiết kế trò chơi học tập, giảng viên (GV) cần đảm bảo một số nguyên tắc sau đây: - Về nội dung trò chơi: Mỗi trò chơi phải củng cố được một nội dung kiến thức của bài học hoặc một phần của chương trình. Kiến thức trong trò chơi có thế là kiến thức của bài cũ, bài mới hoặc kết hợp cả hai. Đa số câu hỏi trong trò chơi có mức độ kiến thức vừa phải, phù hợp với khả năng tiếp thu bài học của SV để bạn nào cũng có hứng thú tìm lời giải, tránh trường hợp chỉ có những bạn giỏi, mạnh dạn mới tham gia. Đồng thời, GV cũng nên lồng ghép một số câu hỏi nâng cao nhằm giúp kích thích óc tư duy sáng tạo cho SV. - Về hình thức trò chơi: GV thiết kế nhiều loại trò chơi khác nhau để tạo sự đa dạng, sinh động nhằm lôi cuốn SV tham gia, gây hứng thú cũng như tạo không khí học tập sôi nổi cho lớp học. GV nên chọn những trò chơi mang tính tập thể nhằm tăng cường kỹ năng làm việc nhóm cho các bạn. - Về luật chơi: Trước khi bắt đầu, GV cần phổ biến luật chơi một cách ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ cho các đội tham gia được rõ, tránh gây ra thắc mắc cũng như hiểu lầm không đáng có. - Về thời gian tổ chức trò chơi: Căn cứ vào thời lượng chương trình chung, thời lượng từng bài học mà GV thiết kế thời gian diễn ra của mỗi trò chơi sao cho đảm bảo với thời gian của toàn bộ tiết học. Đồng thời, trò chơi cần được tổ chức vào một thời điểm thích hợp trong buổi học để vừa giúp củng cố nội dung kiến thức, vừa tạo hứng thú học tập, giúp SV tiếp tục tập trung vào các nội dung khác của bài học một cách có hiệu quả. 924
- 2.4. Ứng dụng trò chơi học tập trong giảng dạy học phần Tâm lý và nghệ thuật giao tiếp trong kinh doanh du lịch Ví dụ 1: TRÒ CHƠI DIỄN ĐẠT BẰNG LỜI Bài: Các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý khách du lịch Nội dung vận dụng trò chơi học tập: Các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý khách du lịch như: yếu tố tự nhiên, yếu tố văn hóa, xã hội, các hiện tượng tâm lý xã hội… Mục tiêu của trò chơi: Giúp sinh viên nhận biết, xác định, phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý khách du lịch. Qua đó, sinh viên không những cần hiểu rõ kiến thức để diễn đạt được mà còn rèn luyện thêm kỹ năng thuyết trình, trình bày. Dụng cụ: Các mảnh giấy nhỏ ghi tên các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý khách du lịch như: kinh tế, lịch sử, chính trị, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, yếu tố tự nhiên, trào lưu du lịch, tâm lý đám đông…. Cách chơi: - Mỗi nhóm đại diện 3 cặp. Mỗi cặp lần lượt được bốc thăm chủ đề ghi trên các mảnh giấy - Đối với từng cặp, chia ra một người diễn đạt về chủ đề và một người đoán chủ đề. Yêu cầu người diễn đạt không được dùng từ có sẵn trong chủ đề, bắt buộc phải sử dụng ngôn từ, các ví dụ minh họa để diễn đạt cho người đối diện hiểu đó là chủ đề gì trong các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng. Ví dụ: khi diễn đạt về yếu tố kinh tế, người diễn đạt có thể nói: “Nhu cầu du lịch của khách cao hay thấp, khả năng chi tiêu nhiều hay ít phụ thuộc vào chính yếu tố này”. Khi diễn đạt về yếu tố tự nhiên, người diễn đạt có thể diễn tả: “Khi nói đến yếu tố này, chúng ta nghĩ đến vị trí địa lý, thời tiết, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên.” - Đội nào có số lần đoán đúng cao hơn và trong thời gian nhanh hơn thì sẽ chiến thắng. Ví dụ 2: TRÒ CHƠI TRUYỀN TIN Bài: Mô hình truyền thông trong giao tiếp Nội dung vận dụng trò chơi học tập: Xác định các rào cản trong giao tiếp với khách hàng Mục tiêu của trò chơi: Giúp sinh viên nhận biết, xác định được các rào cản khiến giao tiếp không hiệu quả. Dụng cụ: 3 tờ giấy ghi 3 thông điệp cần truyền tin. Lưu ý thông điệp nên trúc trắc, khó hiểu, ví dụ “Nồi đồng nấu ốc, nồi đất nấu ếch”… Cách chơi: - Chọn 3 dãy truyền tin từ các bạn ngồi đầu bàn ở mỗi dãy bàn trong lớp học - GV mời 3 bạn ở bàn đầu mỗi dãy lên nhận thông điệp. - SV sau khi đọc thông điệp, trả lại giấy cho GV, trở về chỗ ngồi chuẩn bị truyền tin. 925
- - Yêu cầu người thứ 1 truyền tin cho người thứ 2 bằng cách nói thầm, chỉ nói 1 lần. Người thứ 2 không được phản hồi, hỏi lại. - Người thứ 2 truyền tin cho người thứ 3 theo cách trên, tiếp tục cho đến người cuối cùng. - Người cuối cùng sẽ ghi thông điệp mình nghe được vào tờ giấy, mang lên nộp GV. - GV so sánh thông tin đã nhận được với thông điệp đã trao cho người đầu tiên. - GV mời SV, đặc biệt là những người tham gia trò chơi trả lời nguyên nhân thông điệp nhận bị sai so với ban đầu. Ý nghĩa trò chơi: Trò chơi giúp sinh viên trải nghiệm và nhận thức, xác định rõ những rào cản khiến giao tiếp không hiệu quả như: môi trường xung quanh ồn ào, thiếu sự phản hồi, người nói sử dụng từ địa phương, người nghe thiếu sự tập trung, thông điệp phức tạp, khó hiểu…Từ đó, sinh viên biết cách khắc phục các lỗi do rào cản gây ra, từ đó tăng hiệu quả trong giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp với khách hàng trong lĩnh vực du lịch. Ví dụ 3: TRÒ CHƠI “HOÀNG TỬ VÀ GIAI NHÂN” Bài: Kỹ năng đặt câu hỏi Nội dung vận dụng trò chơi học tập: Kỹ năng đặt câu hỏi Mục tiêu của trò chơi: Giúp sinh viên biết cách vận dụng linh hoạt các loại câu hỏi để tìm được thông tin trong giao tiếp Dụng cụ: Không Cách chơi: - Lớp chọn ra 1 người làm Hoàng tử, và một người khác làm giai nhân. - Người được chọn làm Hoàng tử phải đứng ngoài lớp, sau khi lớp bí mật cử một người làm giai nhân, Hoàng tử mới được vào lớp. - Nhiệm vụ của hoàng tử là tìm ra đúng giai nhân bằng cách đặt ra các câu hỏi với các thành viên còn lại - Thành viên lớp không được nói mà chỉ được dùng các hành động vỗ tay, gật đầu thay cho câu trả lời đúng, hoặc lắc đầu thay cho câu trả lời sai để đáp lại câu hỏi của hoàng tử. - Số câu hỏi Hoàng tử được đặt ra tối đa là 7 câu. Kết thúc 07 câu hỏi, nếu hoàng tử tìm ra đúng giai nhân thì chiến thắng trò chơi. Ý nghĩa trò chơi: Trò chơi giúp sinh viên kích thích khả năng phân tích thông tin, và biết cách lựa chọn loại câu hỏi, nội dung câu hỏi để tăng hiệu quả trong giao tiếp. 3. Kết luận Ứng dụng trò chơi học tập vào hoạt động giảng dạy cho sinh viên ngành Quản trị du lịch và lữ hành tại Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại là điều cần thiết và phù hợp với tâm lý học sinh. Đây cũng là một trong những cách ứng dụng phổ biến của phương pháp dạy học tích cực. Điều này sẽ giúp giảng viên tổ chức tiết học sinh động, lôi cuốn hơn, từ đó thu hút sự chú ý của 926
- SV vào bài học một cách nhẹ nhàng, tự nhiên. Về phía người học, SV được tạo tâm thế chủ động tìm tòi kiến thức, nhanh chóng nắm được nội dung kiến thức bài học và ghi nhớ được lâu, đồng thời phát triển các kỹ năng mềm như: kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề... Ngoài ra, thông qua trò chơi học tập, GV còn tạo được sự tích cực, tăng hứng thú học tập cho SV, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO Lê Thị Thanh Sang. 2018. Tổ chức trò chơi học tập khám phá khoa học cho trẻ khiếm thính 5-6 tuổi. Tạp chí Giáo dục, số 443. Nguyễn Kim Chuyên. 2012. Xây dựng và sử dụng trò chơi dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên sư phạm trong dạy học môn Giáo dục học ở trường Đại học Đồng Tháp. Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ, Trường Đại học Đồng Tháp. Phan Trọng Ngọ. 2005. Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường. NXB Đại học Sư phạm. Nguyễn Thị Bích Hồng. 2014. Phương pháp sử dụng trò chơi trong dạy học. Tạp chí khoa học Đại học sư phạm TPHCM. THÔNG TIN TÁC GIẢ Họ và tên: Trần Mai Thảo Học hàm, học vị: Thạc sĩ Cơ quan công tác: Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại TPHCM Chức vụ: Giảng viên Điện thoại: 0905.945.041 Email: maithaoling@gmail.com Địa chỉ: Trần Mai Thảo, khoa Quản trị kinh doanh, Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại, 269 Phan Xích Long, phường 2, quận Phú Nhuận, TPHCM. 927
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thiết kế và tổ chức trò chơi học tập cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non
6 p | 178 | 9
-
Ứng dụng “Game Accounting” trong giảng dạy học phần Nguyên lí kế toán tại Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh - phân hiệu Vĩnh Long
7 p | 13 | 5
-
Vận dụng “học tập dựa trên trò chơi” hỗ trợ đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học Vật Lí trung học cơ sở
6 p | 80 | 4
-
Xây dựng trò chơi luyện phát âm trên ứng dụng điện tử cho trẻ khiếm thính lớp 1 hòa nhập
7 p | 5 | 3
-
Ứng dụng trò chơi vận động tạo hứng thú học tập Thể dục cho học sinh trường Trung học phổ thông Ba Tơ Quảng Ngãi
7 p | 9 | 3
-
Phát triển trò chơi học tập để giảng dạy sử dụng hiệu quả nguồn lực trong ngành may mặc
9 p | 5 | 3
-
Ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng trò chơi học tập giúp trẻ 5-6 tuổi củng cố biểu tượng về rau-củ-quả
5 p | 179 | 3
-
Ứng dụng các trò chơi Jigsaw-Guessing trong việc dạy và học từ vựng của sinh viên không chuyên tại Đại học Lạc Hồng
6 p | 33 | 2
-
Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ - Quân sự (Số 17 – 1/2019)
112 p | 33 | 2
-
Hướng dẫn thiết kế và tổ chức trò chơi trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông
6 p | 30 | 2
-
Thiết kế một số trò học tập trong học phần Văn học trẻ em nhằm tích cực hóa hoạt động học tập cho sinh viên ngành Giáo dục mầm non
12 p | 10 | 2
-
Thiết kế trò chơi giáo dục hỗ trợ việc đào tạo kĩ năng sống cho trẻ mầm non
13 p | 7 | 2
-
Khai thác công cụ trực tuyến Kahoot ứng dụng trong đổi mới phương pháp dạy học tại trường Đại học Khánh Hòa
6 p | 6 | 1
-
Vận dụng phương pháp trò chơi hóa (Gamification) để thiết kế và tổ chức dạy học môn Địa lí lớp 12
6 p | 14 | 1
-
Sử dụng điện thoại thông minh trong việc học tập của sinh viên
3 p | 6 | 1
-
Tổ chức trò chơi học tập khám phá khoa học cho trẻ khiếm thính 5-6 tuổi
5 p | 144 | 1
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định áp dụng trò chơi học tập trong hoạt động giảng dạy của giảng viên tại một số trường đại học ở thành phố Hồ Chí Minh
9 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn