intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vì sao nên cho bé chung giường

Chia sẻ: Khanhlkkk Kahnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

45
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhiều cha mẹ thời nay cho con ngủ riêng từ khi bé còn rất nhỏ. Có nhiều lí do khác nhau được đưa ra, nhưng vấn đề là điều đó có thực sự mang lại ý nghĩa gì không? Trên thực tế cha mẹ cũng gặp không ít phiền phức khi cho con ngủ riêng. Thông tin này rất hay cho các mẹ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vì sao nên cho bé chung giường

  1. Vì sao nên cho bé chung giường
  2. Nhiều cha mẹ thời nay cho con ngủ riêng từ khi bé còn rất nhỏ. Có nhiều lí do khác nhau được đưa ra, nhưng vấn đề là điều đó có thực sự mang lại ý nghĩa gì không? Trên thực tế cha mẹ cũng gặp không ít phiền phức khi cho con ngủ riêng. Thông tin này rất hay cho các mẹ. Sợ giành hết oxy của bé, sợ bé quen thói đeo bám chốn "phòng the", mẹ dọn cho con một "ổ" riêng. Nhưng mẹ cứ phải chạy đi chạy lại cho ti, dỗ dành... Ngủ chung cũng ngại mà cho bé "ra riêng" còn oải hơn mỗi khi bé khóc đòi bú hay ọ ẹ cả đêm. Vậy thì chọn cách cho bé ở chung hay ở riêng?
  3. 4 lợi ích của ngủ chung 1. Khi tiếp xúc với bé, cơ thể mẹ sẽ được “kích hoạt” để sản xuất sữa nhiều hơn. Bé cũng tiện “tu ti” hơn nhiều và vì thế việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ được duy trì lâu hơn. 2. Nguy cơ đột tử khi ngủ ở bé sẽ thấp hơn. Đơn giản là khi bị ngưng thở (do chăn gối đè lên mặt chẳng hạn) bé sẽ có những phản ứng báo động và bố mẹ sớm nhận biết hơn. 3. Bé sẽ có thêm nhiều cơ hội được âu yếm, từ đó giúp bé có thêm niềm tin vào thế giới xung quanh. Ngược lại, tinh thần mẹ bé cũng được thoải mái hơn do yên tâm rằng bé được an toàn. 4. Cữ bú đêm món quà tuyệt vời để bù đắp thiệt thòi cho những bé có mẹ phải đi làm biền biệt ban ngày. Tuy vậy, khi quyết định ngủ chung với con, mẹ phải lưu đến mấy điều sau:
  4. - Đề phòng bé bị ngạt, hãy chọn loại nệm cứng và cho bé nằm ngửa hoặc nằm nghiêng thay vì nằm sấp. - Dẹp bớt các loại chăn, gối kềnh càng của người lớn vì chúng rất dễ phủ lên mặt bé và làm bé ngạt trong gang tấc. - Khi nằm chung, bé đã có một thứ “lò sưởi” chính là cơ thể mẹ. Vì vậy, đừng cho bé mặc và đắp chăn quá ấm áp. - Để sau này dễ “tách đàn”, trong những giấc ngủ ngắn ban ngày hãy tập dần cho bé thói quen ngủ ở giường riêng. - Phải đảm bảo rằng việc ngủ chung không khiến mẹ quá mệt mỏi, mất ngủ và cần tập cho bé nằm bú thế nào để cả hai mẹ con đều thoải mái. - Không bao giờ ngủ cùng bé nếu mẹ vừa uống rượu, bia. Trong trạng thái “tây tây”, mẹ sẽ chẳng giúp gì cho bé, thậm chí còn làm bé bị bất trắc với mùi và những phút lơ đễnh do say.
  5. 3 “cái khó” do ngủ chung Ngủ chung tuy có nhiều lợi ích nhưng cũng nảy sinh những rắc rối nhỏ: - Khi ngủ chung bé sẽ có thói quen ti mẹ về đêm. Nếu việc này kéo dài có thể sẽ là tác nhân gây sâu răng cho bé. - Ngủ chung với ba mẹ bé thường có giấc ngủ kém sâu nên ít nhiều cũng có ảnh hưởng đến sức khỏe. - Sinh hoạt phòng the của bố mẹ dễ bị “đứt gánh giữa đường” vì có bé kề bên. Chưa kể, khi bé đã lớn việc tách bé ra khỏi chiếc giường của bố mẹ đôi khi khá gian nan. “Cái khó ló cái khôn” - Nếu không muốn bị “đứt gánh…” ba và mẹ hãy sơ tán sang một chỗ khác mà “tâm sự”, xong xuôi lại quay về với con. - Chuyện “tách đàn” nên thực hiện khi bé được hai tuổi rưỡi. Tốt nhất là sắm sẵn
  6. cho bé một chiếc giường riêng để bé quen với ý nghĩ mình có một không gian độc lập. Và trên chiếc giường nhỏ ấy hãy cho con tập ngủ riêng vào ban ngày. - Lúc chính thức “tách đàn”, cần tạo cho bé tâm lý vui vẻ, khiến để bé coi việc “ra riêng” là mình được ba mẹ tin tưởng, tôn trọng, chứ không phải hình phạt (tuyệt đối không bao đem chuyện sẽ phải ngủ riêng để dọa dẫm bé). - Đừng quá triệt để trong việc “tách đàn”. Những khi bé ốm hay giật mình thức giấc vì ác mộng… có thể linh hoạt để bé sang ngủ chung. Ngoài ra, ban đầu có thể kê chiếc giường nhỏ này của bé cạnh giường ba mẹ để thi thoảng có thể để ý bé. Nói chung, bé sẽ thích nghi được với việc ngủ một mình hay ngủ chung với ba mẹ. Việc chọn kiểu nào thì trước hết bạn cứ theo… trực giác của mình. Nếu cảm thấy ngủ chung dễ chịu cho cả mẹ lẫn con, đặc biệt là con đang ở tuổi ngậm ti, bạn cứ thực hiện. Nhưng nếu ngủ chung quả thực ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bạn, đến quan hệ với ông xã, thì bạn cần phải cân nhắc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2