Vội vàng của Xuân Diệu
lượt xem 17
download
Xuân Diệu (1916-1985), tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu, bút danh: Trảo Nha. - Quê cha ở Hà Tĩnh, quê mẹ ở Bình Định, lớn lên ở Quy Nhơn. Xa gia đình từ nhỏ và sống ở nhiều nơi. Mỗi miền đất có ảnh hưởng nhất định đến hồn thơ ông.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vội vàng của Xuân Diệu
- Vội vàng của Xuân Diệu Kiến thức cơ bản: 1. Tác giả: - Xuân Diệu (1916-1985), tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu, bút danh: Trảo Nha. - Quê cha ở Hà Tĩnh, quê mẹ ở Bình Định, lớn lên ở Quy Nhơn. Xa gia đình từ nhỏ và sống ở nhiều nơi. Mỗi miền đất có ảnh hưởng nhất định đến hồn thơ ông. - Trước cách mạng, Xuân Diệu là một nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh). Sau cách mạng, Xuân Diệu hoà nhập, gắn bó với đất nước, nhân dân và nền văn học dân tộc. - Xuân Diệu để lại một sự nghiệp văn học lớn, ông là một cây bút có sức sáng tạo dồi dào, mãnh liệt, bền bỉ . - Tác phẩm: + Thơ “Thơ thơ” (1938); “Gửi hương cho gió” (1945); “Riêng chung” (1960); Mũi Cà Mau - Cầm tay” (1962); “Hai đợt sóng” (1967)… + Văn xuôi: Phấn thông vàng (1939); Trường ca (1945)… - Phong cách thơ: + Xuân Diệu là một nhà thơ lớn của nền văn học hiện đại, một nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới”.
- + Thơ Xuân Diệu thể hiện một hồn thơ khao khát giao cảm với đời. + Hồn thơ Xuân Diệu rất nhạy cảm với thời cuộc 2. Bài thơ “Vội vàng” a) Xuất xứ: - “Vội vàng” được in trong tập Thơ Thơ, xuất bản 1938. - Đây là một trong những bài thơ tiêu biểu thể hiện cho sự bùng nổ mãnh liệt của cái tôi trong thơ mới nói chung, thơ Xuân Diệu nói rêng, đồng thời in dấu khá đậm hồn thơ Xuân Diệu (“Thiết tha, rạo rực, băn khoăn”- Hoài Thanh), tiêu biểu cho sự cách tân táo bạo, độc đáo trong nghệ thuật thơ ông. c) Bố cục: - Đoạn 1: 13 câu đầu: Tình yêu cuộc sống say mê, tha thiết của nhà thơ. - Đoạn 2: 16 câu tiếp: Nỗi băn khoăn trước thời gian và cuộc đời. - Đoạn 3: 9 câu còn lại: Khát vọng sống, khát vọng yêu đương cuồng nhiệt hối hả. II. Nội dung cơ bản: 1. Tình yêu cuộc sống say mê, tha thiết của nhà thơ. - 4 câu mở đầu: Thể hiện cái tôi khát vọng muốn núi héo làm ngưng sự vận động của thời gian, vũ trụ để giữ mãi hương sắc của mùa xuân, tuổi trẻ.
- Tôi muốn “Tắt nắng” “buộc gió” -->Điệp từ, câu ngắn trùng lặp cấu trúc => Lấy cái tôi chủ quan để thay đổi quy luật tự nhiên. Quả là ý tưởng táo bạo, xuất phát từ một trái tim yêu cuộc sống đến tha thiết say mê. - Nhà thơ vui sướng, ngây ngất trước hương sắc của cuộc đời đầy quyến rũ, sự phong phú và giàu có của thiên nhiên, cuộc sống, tuổi trẻ. +Cảnh vật hiện lên dưới con mắt của nhà thơ thật phong phú, rực rỡ, tươi đẹp và đầy nhựa sống. Tuần tháng mật Hoa đồng nội Này đây Lá cành tơ yến anh, khúc tình si ánh sáng Thần vui hằng gõ cửa -->Điệp từ, nhân hoá + Cảm giác hạnh phúc được nhà thơ thể hiện qua câu thơ táo bạo, so sánh độc đáo” “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”
- => Xuân Diệu đã vật chất hoá thời gian, câu thơ không chỉ gợi hình thể mà còn gợi cả hương thơm vị ngọt khiến người ta đắm say, ngất ngây. 2. Nỗi băn khoăn trước thời gian và cuộc đời: - Niềm vui sướng như khựng lại khi Xuân Diệu nhận ra giới hạn của thời gian: “Tôi sung sướng nhưng vội vàng một nữa” Nhà thơ cảm thấy buồn bã, lo sợ, tiếc nối khi ý thức được sự trôi chảy xủa thời gian: Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già Và Xuân hết nghĩa là tôi cũng mất Lòng tôi rộng nhưng lượng đời cứ chật ……………………………………….. Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại => Với điệp từ “Xuân” kết hợp với những cặp từ đối lập tạo thành một nỗi day dứt một niềm tiếc nối khôn nguôi. - Xuân Diệu biết mùa xuân rồi sẽ tàn phai, tuổi trẻ rồi cũng trôi qua. Cho nên trong cái tươi đẹp mơn mớn của nó tác giả đã nhìn thấy sự tàn úa. + Điệp từ “Nghĩa là” vừa như muốn giải thích nhưng ẩn sau đó là một nỗi lo lắng, hốt hoảng trước sự trôi chảy của thời gian.
- + Đối lập: làm tăng sự lo lắng khi nhận thấy cái hữu hạn của đời người và cái vô hạn của thời gian. + Cảnh vật như lao nhanh tới sự tàn phá, héo úa và chia phôi. Tâm trạng của nhà thơ có phần nào đó rơi vào sự tuyệt vọng. “Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…” 3. Khát vọng sống, khát vọng yêu đương cuồng nhiệt hối hả. - Đang chìm đắm trong đau buồn, tuyệt vọng nhà thơ chợt nhận ra thời gian của tuổi xuân vẫn còn nên lên tiếng giục giã: “mau đi thôi! Mùa chưa ngã chiều hôm” - Tác giả vội vàng, gấp gáp muốn tận hưởng tất cả cuộc sống, tình yêu, tuổi trẻ, hạnh phúc. Ta muốn : ôm , riết , say , thâu , cắn vào : non nước , cỏ cây , gió mây , sự sống , xuân hồng . +Với nhịp thơ dồn dập, ngắt nhịp linh hoạt, câu mệnh lệnh trực tiếp biểu cảm khát vọng sôi nổi của trái tim nhà thơ. + Hình ảnh phong phú tượng trưng cho thanh sắc của thời gian: sự sống mơn mỡn, mây đưa gió lượng, cánh bướm tình yêu, mùi thơm ánh sáng… +Tình yêu nống nàn, khoẻ khoắn cao độ được biểu hiện bằng nhiều động từ liên tiếp: ôm, riết, say, thâu. Nhiều tính từ: chuếch choáng, no nê, đã đầy…
- + Nhà thơ cảm nhận niềm hạnh phúc bằng tất cả các giác quan, trạng thái say mê, ngây ngất. + Từ ngữ, hình ảnh táo bạo ở câu cuối cho thấy Xuân Diệu rất say mê cuộc sống, khát khao và muốn tận hưởng tình yêu, hạnh phúc ngay trên chính cuộc đời này. III. Tổng kết: - Bài thơ thể hiện tư tưởng nhân sinh quan tích cực của tác giả, lòng yêu cuộc sống, yêu đời, yêu tuổi trẻ một cách mạnh liệt, cuống nhiệt. - Bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Diệu: Cảm nhận thiên nhiên tinh tế, sử dụng điệp ngữ so sánh độc đáo, hình ảnh thơ khoẻ khoắn, nồng nàng, từ ngữ gợi cảm, táo bạo.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
5 bài văn mẫu “Phân tích đoạn cuối bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu
12 p | 2008 | 50
-
Bài văn mẫu lớp 11: Cảm nhận về bài Vội vàng của Xuân Diệu
8 p | 463 | 48
-
Bài văn mẫu lớp 1: Bình giảng bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu
10 p | 416 | 38
-
Tổng hợp 7 bài cảm nhận về bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu
18 p | 591 | 36
-
Tổng hợp 13 bài “Phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu
38 p | 514 | 32
-
Phân tích 13 câu đầu bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu
15 p | 578 | 31
-
Tổng hợp 8 bài “Bình giảng bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu
26 p | 576 | 28
-
Cảm nhận 9 câu cuối trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu
5 p | 1112 | 24
-
Nhạc tính trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu
5 p | 858 | 21
-
Làm rõ quá trình hiện đại hóa thơ ca thời kì từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng 8 năm 1945 qua việc phân tích, so sánh các bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương’’ của Phan Bội Châu, ‘’Hầu trời’’ của Tản Đà, ‘’Vội vàng’’ của Xuân Diệu
6 p | 543 | 21
-
Bình luận ý kiến sau: “Nhận định về niềm khao khát tận hưởng sự sống trong bài thơ vội vàng của xuân diệu. Có ý kiến cho rằng: Đó là tiếng nói của cái tôi vị kỉ tiêu cực. Lại có ý kiến khẳng định: Đó là tiếng nói của cái tôi cá nhân tích cực.”
5 p | 894 | 15
-
Cảm nhận về vẻ đẹp thiên nhiên trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu
14 p | 308 | 10
-
Bức thông điệp mùa xuân được gửi gắm trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu
5 p | 329 | 9
-
Văn mẫu lớp 11: Phân tích bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu
9 p | 143 | 7
-
Bình giảng 9 câu thơ cuối trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu
5 p | 354 | 6
-
Bình giảng đoạn thơ từ “tôi muốn tát nắng đi…tôi không chờ nắng hạ mới hồi xuân” trong bài Vội vàng của Xuân Diệu
5 p | 122 | 6
-
Phân tích hình ảnh mùa xuân, tuổi trẻ, tình yêu trong Vội vàng của Xuân Diệu
5 p | 259 | 5
-
Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu
8 p | 263 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn