intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Truyện 'Vợ nhặt' của Kim Lân

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

584
lượt xem
45
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc của Kim Lân, in trong tập Con chó xấu xí(1962) Tác phẩm có tiền thân là tiểu thuyết Xóm ngụ cư, được Kim Lân viết ngay sau cách mạng tháng Tám 1945. Truyện được khơi nguồn cảm xúc từ nạn đói khiến hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Truyện 'Vợ nhặt' của Kim Lân

  1. Tìm hiểu truyện "Vợ nhặt" của Kim Lân I.Tìm hiểu chung về tác phẩm 1.Xuất xứ: Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc của Kim Lân, in trong tập Con chó xấu xí(1962) Tác phẩm có tiền thân là tiểu thuyết Xóm ngụ cư, được Kim Lân viết ngay sau cách mạng tháng Tám 1945. Truyện được khơi nguồn cảm xúc từ nạn đói khiến hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra. 2.Tóm tắt: + Tràng là một thanh niên nghèo ở xóm ngụ cư với mẹ già,làm nghề kéo xe thuê. + Trong nạn đói, một lần kéo thóc lên tỉnh, anh gặp một người con gái ngồi lượm thóc ở nhà kho. Qua vài câu đưa đẩy, họ quen nhau.Thời gian sau anh gặp lại cô gái nhưng đói rách tả tơi thảm thương. Tràng đãi cô ta một bữa bốn bát bánh đúc và chỉ một câu nói đùa của Tràng mà cô sẵn sàng theo anh về làm vợ. + Tràng đưa vợ về nhà trong sự ngỡ ngàng của dân xóm ngụ cư, cũng như sự buồn tủi của bà cụ Tứ, mẹ Tràng. Nhưng khi hiểu ra, thương xót cho hoàn cảnh của mình, của Tràng và cả người đàn bà ấy, bà đã vui vẻ chấp nhận con dâu mới. + Đêm tân hôn của Tràng diễn ra trong không khí tái tê của nạn đói. Hôm sau, căn nhà thay đổi hẳn dưới bàn tay quét dọn của hai người đàn bà. Riêng Tràng, anh
  2. cảm thấy mình “nên người”, thấy gắn bó và có trách nhiệm hơn với gia đình. + Bữa cơm ngày cưới có cả tiếng cười và cũng có cả sự hiện diện của nạn đói qua niêu cháo lõng bõng và nồi “chè khoán”,miếng cám chát đắng nhưng họ cùng hướng về cuộc sống đổi mới. Trong óc Tràng hiện lên đám người đói phá kho thóc và lá cờ đỏ phấp phới. 3. Ý nghĩa nhan đề: Nhan đề Vợ nhặt thâu tóm giá trị nội dung tư tưởng của tác phẩm. Nhặt- là hành động đi với những thứ không ra gì, không được coi trọng, giá trị nhỏ bé, thấp kém. Còn “vợ”- gợi ra sự trân trọng, thiêng liêng trong tình nghĩa của con người, người vợ gắn liền với tổ ấm, hạnh phúc cả đời người. Dựng vợ gả chồng là công việc lớn lao của cuộc đời con người. Hai từ Vợ nhặt đi cạnh nhau gợi ra thân phận con người bị rẻ rúng như cái rơm cái rác, có thể nhặt nhạnh ở bất kì đâu, bất kì lúc nào. Người nhặt được vợ ở đây là Tràng, người ta thì cưới xin hẳn hoi, còn Tràng lại nhặt được vợ. Điều đó gợi ra sự khốn cùng của thân phận và hoàn cảnh sống của con người. Như vậy, nhan đề Vợ nhặt vừa thể hiện thảm cảnh của người dân trong nạn đói năm 1945. vừa bộc lộ sự cưu mang, đùm bọc, khát vọng xây tổ ấm, sức mạnh vươn tới cuộc sống, niềm tin của con người trong cảnh sống khốn cùng. 4. Tình huống đặc sắc của truyện Vợ nhặt: -Tràng là nhân vật có ngoại hình xấu, còn dở người. Lời ăn tiếng nói của Tràng cũng cộc cằn, thô kệch như chính ngoại hình của anh ta. Gia cảnh Tràng rất ái ngại. Nguy cơ ế vợ đã rõ. Đã vậy lại gặp năm đói khủng khiếp, cái chết luôn đeo bám.
  3. Trong lúc không một ai nghĩ đến chuyện vợ con ( kể cả Tràng), thì anh ta lại đột nhiên có vợ. Trong hoàn cảnh đó, Tràng “nhặt được vợ” là nhặt thêm một miệng ăn, là nhặt thêm tai học cho mình, đẩy mình gần hơn với cái chết. Vì vậy, việc Tràng có vợ là một tình huống éo le, là một nghịch cảnh vui buồn lẫn lộn, cười ra nước mắt. - Dân xóm ngụ cư ngạc nhiên cùng bàn tán, phán đoán rồi cùng nghĩ “ biết có nuôi nỏi nhau sống qua được cái thì này không”, cùng nín lặng. - Bà cụ tứ, mẹ Tràng lại càng ngạc nhiên hơn. Bà lão chẳng hiểu gì, rồi cúi đầu nín lặng với nỗi lo rất chung mà mà cũng rất riêng “ Biết chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không”. - Bản thân Tràng cũng bất ngờ với chính hạnh phúc của mình. Nhìn thị ngồi ngay giữa nhà đến bây giờ hắn vẫn còn ngờ ngợ. Thậm chí sáng hôm sau, Tràng vẫn chưa hết bàng hoàng. => Tình huống truyện mà Kim Lân xây dựng vừa bất ngờ lại vừa hợp lí. 5.Giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và giá trị nghệ thuật. Giá trị hiện thực: - Tố cáo tội ác thực dân, phát xít qua bức tranh xám xịt về thảm cảnh chết đói. - Cái đói đã bóp méo cả nhân cách con người. - Giá trị con người bị phủ nhận khi chỉ vì cùng đường đói khát mà phải trở nên trơ trẽn, liều lĩnh, bất chấp cả e thẹn. Giá trị nhân đạo: - Đề cao tình người, lòng nhân ái, cưu mang đùm bọc nhau, khát vọng hướng tới
  4. sự sống và hạnh phúc. - Đặc biệt, sự cưu mang đùm bọc của những con người nghèo đói là sức mạnh để họ vượt lên cái chết. Giá trị nghệ thuật: Tình huống truyện khiến diễn biến phát triển dễ dàng và làm nổi bật được những cảnh đời, những thân phận đồng thời nổi bật chủ đề tư tưởng tỏc phẩm. 6.Chủ đề: Truyện qua việc xây dựng tình huống đặc biệt-Tràng nhặt được vợ trong cơn đói kém đã thể hiện tấm lòng nhân ái, sức sống kì diệu của con người ngay bên bờ vực thẳm của cái chết vẫn hướng về sự sống và khát khao hạnh phúc, tổ ấm gia đình. II. Đề bài luyện tập Đề : Phân tích tình huống truyện Vợ nhặt của Kim Lân từ đó nêu lên giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm. Gợi ý dàn bài: 1/Mở bài: + Giới thiệu tác giả, tác phẩm: - Kim Lân là nhà văn một lòng một dạ đi về với "đất", với "người", với "thuần hậu nguyên thủy" của cuộc sống nông thôn. - Nạn đói năm 1945 đã đi vào nhiều trang viết của các nhà văn, nhà thơ trong đã có Vợ nhặt của Kim Lân.
  5. + Nhận xét khái quát: - Vợ nhặt xây dựng tình huống truyện độc đáo. - Qua tình huống truyện, tác phẩm thể hiện giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc. 2.Thân bài: a. Bối cảnh xây dựng tình huống truyện. + Bối cảnh nạn đói khủng khiếp năm 1945 mà kết quả là hơn hai triệu người chết. + Cái chết hiện hình trong tác phẩm tạo nên một không khí ảm đạm, thê lương. Những người sống luôn bị cái chết đe dọa. b. Trong bối cảnh ấy, Tràng, nhân vật chính của tác phẩm "nhặt" được vợ. Đó là một tình huống độc đáo + Ở Tràng hội tụ nhiều yếu tố khiến nguy cơ "ế" vợ rất cao: - Ngoại hình xấu, thô. - Tính tình có phần không bình thường. - Ăn nói cộc cằn, thô lỗ. - Nhà nghèo, đi làm thuê nuôi mình và mẹ già. - Nạn đói đe dọa, cái chết đeo bám. + Tràng lấy vợ là lấy cho mình thêm một tai họa (theo lô gíc tự nhiên).
  6. + Việc Tràng lấy vợ là một tình huống bất ngờ - Cả xóm ngụ cư ngạc nhiên. - Bà cụ Tứ cũng hết sức ngạc nhiên - Bản thân Tràng có vợ rồi vẫn còn " ngờ ngợ". + Tình huống truyện bất ngờ nhưng rất hợp lí - Nếu không phải năm đói khủng khiếp thì "người ta" không thèm lấy một người như Tràng. - Tràng lấy vợ theo kiểu "nhặt" được. c. Giá trị hiện thực: tình cảnh thê thảm của con người trong nạn đói + Cái đói dồn đuổi con người. + Cái đói bóp méo cả nhân cách. + Cái đói khiến cho hạnh phúc thật mỏng manh, tội nghiệp. + Vợ nhặt có sức tố cáo mạnh mẽ tội ác của bọn thực dân, phát xít. d. Giá trị nhân đạo: + Tình người cao đẹp thể hiện qua cách đối xử với nhau của các nhân vật. - Tràng rất trân trọng người "vợ nhặt" của mình. - Thiên chức, bổn phận làm vợ, làm dâu được đánh thức nơi người "vợ nhặt" - Tình yêu thương con của bà cụ Tứ. + Con người huôn hướng đến sự sống và luôn hi vọng, tin tưởng ở tương lai: - Tràng lấy vợ là để duy trì sự sống. - Bà cụ Tứ, một người già lại luôn miệng nói về ngày mai với những dự định thiết thực tạo niềm tin cho dâu con vào một cuộc sống tốt đẹp. - Đoạn kết tác phẩm với hình ảnh lá cờ đỏ và đoàn người phá kho thóc Nhật.
  7. 3.Kết bài: + Khẳng định tài năng nhà văn qua việc xây dựng tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn. + Khẳng định giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2