Đề bài: Ngọn lửa tình người thắp lên giữa đêm đen cuộc sống cảm nhận Vợ nhặt <br />
của Kim Lân<br />
Bài làm<br />
"Đó là những người cầm bút có biệt tài có thể chọn trong cái dòng xuôi chảy một khoảng <br />
thời gian mà ở đó cuộc sống đậm đặc nhất, chứa đựng nhiều ý nghĩa nhất, một khoảnh <br />
khắc với một vài sự diễn biến sơ sài và cũng bình thường thôi, nhưng bắt buộc con người <br />
ở vào một tình thế phải bộc lộ ra cái phần tâm can nhất, cái phần ẩn náu sâu kín nhất, <br />
thậm chí có khi đó là khoảnh khắc chứa cả một đời người, một đời nhân loại...". Mỗi lần <br />
đọc và giảng truyện ngắn Vợ nhặt, tôi lại nhớ tới ý kiến rất sâu sắc ấy của nhà văn quá <br />
cố Nguyễn Minh Châu. Quả vậy, cây bút truyện ngắn biệt tài Kim Lân đã chọn được một <br />
khoảnh khắc thời gian thật tiêu biểu để dựng nên tác phẩm, ấy là buổi chiều "nhá nhem" <br />
không chỉ vẩn lên mùi ẩm thôi, đi vào một đêm đen thỉnh thoảng vẳng ra tiếng hờ khóc tỉ <br />
tê, và tiến đến một buổi sớm mai mùa hè "sáng loá". Câu chuyện như một mảnh vẹn <br />
nguyên cuộc sống được xắn ra, vật lên trên trang giây cuộc sống của những lao động <br />
Việt Nam xanh xám, vật vờ, tối đen trong giờ phút lụi tàn của xã hội thực dân phong kiến, <br />
chuẩn bị cho Cách mạng tháng tám năm 1945. Viết về xã hội cũ, song nhà văn không miêu <br />
tả những bi kịch của kiếp người như những cây bút hiện thực thời kỳ ấy. Chọn thời <br />
điểm giáp ranh Cách mạng, cho tác phẩm ra đời năm 1962 trong tập truyện nổi tiếng Con <br />
chó xấu xí, tác giả Vợ nhặt cũng không dùng giọng văn ngắn mang âm hưởng sử thi ca <br />
ngợi. Ngòi bút Kim Lân hướng vào chuyện duyên kiếp, tình nghĩa của con người, tỏa hơi <br />
ấm từ tình người. Tình người trước hết là ở những người lao động bé nhỏ, dưới đáy xã <br />
hội đã được nhen nhóm, thắp sáng giữa đêm đen của cuộc sống.<br />
Chao ôi, cái đêm đen cuộc sống ở một xóm nghèo ven thành phố của những người ngụ cư <br />
mới khủng khiếp làm sao! Cái đói, cái chết hiện hình thành những rìu sắc, đường nét rõ <br />
rệt, ngay trước mắt con người: đường vào tối om, bóng người đói với những khuôn mặt <br />
xanh xám đi lại dật dờ như những bóng ma Cái đói, cái chết cất lên trong "tiếng quạ gào <br />
từng hồi thê thiết trên mây cây gạo ngoài bãi chợ", trong tiếng "hờ khóc tỉ tê" của những <br />
gia đình vừa chôn cất người thân. Rồi nó "vẩn thành mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây <br />
của xác người", "mùi đốt đống rấm đốt những vật dụng của người vừa chết bốc lên <br />
khét lẹt". Trong tiến trình văn học Việt Nam, nhiều nhà thơ đã viết về nạn đói: Phạm <br />
Đình Hổ trong Vũ trung tuỳ bút kể chuyện mùa màng thất bát, cả một vùng rộng lớn ở <br />
Thái Bình lúa ngô chết rục, chỉ thấy chồn, cáo chạy nhông, đào bới...Nguyễn Du trong Sở <br />
kiến hành tả cảnh một gia đình đói rách đi xin ăn... Và Thạch Lam, và Nguyễn Công <br />
Hoan, và Ngô Tất Tố... Song dường như chưa một ai đặc tả, cực tả rõ nét cái nạn đói năm <br />
ất Dậu 1945 ở một thời gian cụ thể, một không gian đậm đặc như Kim Lân đã làm. <br />
Trong truyện Đôi mắt, năm 1948 Nam Cao cũng từng dự cảm về "Cái hồi đói khủng <br />
khiếp mà có lẽ đến năm 2000, đọc Vợ nhặt của Kim Lân, chúng ta không chỉ nghe lời kể <br />
của nhà văn mà như phải trực tiếp sống giữa cái thời điểm, cái nơi chôn đói nghèo ất Dậu <br />
ấy, nhìn rõ cỏ cây, nhà cửa, bóng người, nghe rõ những tiếng quạ kêu, tiếng người khóc, <br />
ngửi thấy mùi gây, mùi khét. Chúng ta không chỉ "rùng mình", còn khiếp sợ, còn xót <br />
thương, ngột ngạt, tưởng chừng không sống nổi. Văn chương hay chính đây đích thực <br />
cuộc đời đang hiện về? Từng màu sắc, từng âm thanh, từng mùi vị... Một cảnh điêu tàn, <br />
rữa nát. Cái chết lan tràn, bao phủ. Đêm đen buông xuống. Đời người, kiếp nhân sinh <br />
giống như một đống tro tàn, lạnh ngắt.<br />
Vậy mà giữa bóng đen, giữa khí lạnh cuộc đời, hai kiếp người anh con trai mệt mỏi bởi <br />
những lo lắng chật vật hàng ngày và chị con gái tả tơi, gầy sọp, xám xịt đã tình cờ gặp <br />
nhau, cưới nhau, cùng nhau nhen nhóm ngọn lửa... Bắt đầu là Tràng, rồi cô vợ. Họ được <br />
cả làng xóm dõi nhìn, cuối cùng được bà mẹ chấp nhận bằng một tấm lòng ngọt ngào, <br />
ấm áp. Họ sưởi ấm cho nhau, cùng thắp sáng ngọn lửa sự sống, ngọn lửa tình người. Lần <br />
theo từng dòng chữ từng đoạn văn trong Vợ nhặt, chúng la dễ dàng nhận ra ngòi bút tinh <br />
tế của nhà văn khi ông như có chủ đích đan xen những âm thanh thê thảm, đau xót và <br />
những tiếng nói, giọng cười vui vẻ tuế toái, đan xen những bóng đen, màu xám và những <br />
tia sáng, những ánh hồng. Câu chuyện được kể thật nhẹ nhàng, thấm thía, theo một trình <br />
tự thời gian ngắn gọn từ chiều tà, vào đêm tối, đến sáng hôm sau và cũng theo một trình <br />
tự của phép biện chứng tâm hồn, ánh sáng của niềm vui, hơi ấm của hạnh phúc gia đình, <br />
ngọn lửa tình người được nhen nhóm rồi thắp lên, để cuối cùng "sáng lóa " trong ánh <br />
nắng một rạng đông mùa hè ba kiếp người đói rách ngồi bên nhau chuyện trò, nghĩ đến <br />
những người phá kho thóc Nhật cứu đói, hướng lời Việt Minh, tới những người nghèo đói <br />
ầm ầm kéo nhau đi, đằng trước có lá cờ đỏ to lắm, lá cờ đỏ bay phấp phới...<br />
Có thể nói cuộc gặp gỡ của đôi trai gái anh cu Tràng và cô vợ những phút đầu đúng là <br />
một câu chuyện tầm phào theo cách nghĩ của Tràng. Song, khi cả đôi anh chị cùng cất lời, <br />
đưa mắt thì... dường như lửa và rơm đã bắt đầu bén Chỉ vừa nghe anh cái tiếng "Muôn ăn <br />
cơm trắng với giò...", chị đã "nhà: ơi"... rồi "liếc mắt cười tít". Tràng thích lắm. Từ cha <br />
sinh mẹ đẻ đến giờ, chưa có người con gái nào cười với hắn tình tứ như thế! Rồi hắn <br />
toét miệng cười và cũng biết tình tứ lại chẳng kém gì cô em: "Này, hãy ngồi xuống ăn <br />
miếng giầu đã". Ai dám chê cái anh chàng đẩy xe bò đầu trọc nhẵn, lưng to rộng như <br />
lưng gấu này không có duyên! Song, giữa cái thời bên bờ vực chết đói này, duyên hay tình, <br />
hay gì gì đi nữa trước hết phải là miếng ăn, là sự sống. Do đó sau khi biết đích xác chàng <br />
trai có tiền, rồi lại được ăn liền một lúc bốn bát bánh đúc hai con mắt trũng hoáy của thị <br />
tức thì sáng lên, rồi ăn xong, thị cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng, thở: Hà, ngon!... <br />
"Này, nói đùa chứ có về ở với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về...". Nói thế, Tràng <br />
cũng tưởng là nói đùa, ai ngỡ thị về thật. Câu chuyện ái tình của họ được Kim Lân miêu <br />
tả bằng một giọng văn tưng tửng, như bỡn cợt, đùa vui, song hoàn toàn không phải là bèo <br />
bọt trăng gió vu vơ. Nó nghiêm túc, càng về sau càng nghiêm túc. Giữa thời thóc cao, gạo <br />
kém, mỗi người chưa chắc đã nuôi nổi cái thân mình, họ nhặt được nhau, rồi đưa nhau <br />
về, sau cái chặc lưỡi liều lĩnh, song táo bạo như một lời thách đố đã diễn ra. Hai anh chị <br />
đi bên nhau đàng hoàng cứ hệt như chú rể đưa cô dâu về nhà chồng. Anh: nét mặt phởn <br />
phơ khác thường, tủm tỉm cười nụ và hai con mắt thì sáng lên lấp lánh. Chị: đầu hơi cúi, <br />
cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che khuất nửa mặt, rón rén e thẹn. Cả làng xóm như <br />
bừng dậy. Trẻ con hò reo, có đứa gào lên: "chông vợ hài", người lớn bàn tán, hỏi han, <br />
phán đoán. Những khuôn mặt u tối hốc hác bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên. Tiếng cười, nói, <br />
tiếng mời gọi râm ran. Có một cái gì lạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống đói tối tăm <br />
ấy của họ. Câu đố dường như dần dần được giải đáp, mặc cho làng khen chê, đàm tiếu, <br />
Tràng vẫn cứ vênh mặt lên tự đắc, lấy làm thích ý. Vì đến lúc này anh mới thực sự cảm <br />
nhận ý vị cuộc gặp gỡ tình cờ, cái ý định chớp nhoáng, táo bạo mà đúng đắn của mình. Đi <br />
bên người đàn bà ngượng nghịu trước lời khen của ai đó: ''khéo mà vợ anh cu Tràng thật, <br />
trông ta e thẹn hay đáo để", Tràng như quên hết những cảnh sống tăm tối hàng ngày. <br />
Trong lòng hắn bây giờ chỉ còn tình nghĩa giữa hắn với người đàn bà ... Một cái gì mới <br />
mẻ, lạ lắm, chưa từng thấy, nó ôm ấp, mơn man khắp da thịt Tràng. Đó là tình yêu? Là <br />
hạnh phúc tuổi trẻ? Là ánh sáng đổi đời? Có lẽ là tất đối với hai kiếp người tối tăm, vờ <br />
vật, chắp nối lại cùng nhau để thành vợ, thành chồng. Cái giây phút quan trọng nhất của <br />
lời thách đố là lúc Tràng đi sát bên người con gái, ngẫm nghĩ một lúc, rồi giơ cao cái chai <br />
con lên khoe: Đầu tối thắp đây này... Vợ mới vợ miếc cũng phải cho nó sáng sủa một tí <br />
chứ, chẳng nhẽ chưa tối đã rúc ngay vào, hì hì...". Tràng đã nói ra được cái ý nghĩa thô <br />
mộc mà thiêng liêng nhất: "Vợ mới, vợ miếc". Cô gái cũng đáp lại được bằng " một lời <br />
nói suồng sã nhất: "khỉ gió", và một cử chỉ cởi mở nhất "phái đánh đét vào lưng hắn", <br />
khiến cho "hắn thích chí ngửa cổ cười khanh khách". Vậy là, những e thẹn, những rụt rè, <br />
ngượng nghịu của ái tình trai gái đã được bước qua để tới ngưỡng cửa của quan hệ vợ <br />
chồng rồi. Chuẩn bị cho ngày vui đón vợ mới, anh chẳng có bạc vàng, rượu thịt cao sang <br />
gì, chỉ có cái chai con đựng ít dầu thắp để... "cho nó sáng sủa một tí chứ"! vậy mà em vẫn <br />
khen "sang nhỉ" rồi lại chuyên răn anh "hoang nó vừa vừa chứ". Thật xót xa, mà cảm <br />
động, một cuộc rước dâu chỉ có hai người rách rưới, vêu vao đi bên nhau với một ít dầu <br />
thắp tối. Song cũng thật đàng hoàng, trịnh trọng, bởi vì họ tự đến với nhau, tin cậy, hoà <br />
hợp. "Đôi ta như lửa mới nhen, như trăng mới mọc, như đèn mới khêu". Cái mối tình dân <br />
dã của anh Tràng và cô vợ nhặt ngẫm ra cũng có ánh sáng, có lửa ấm đấy chứ!<br />
Khi hai vợ chồng về tới nhà, giới thiệu vợ với mẹ, anh cu Tràng nói: "Nhà tôi nó mới về <br />
làm bạn với tôi đấy u ạ! Chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau... Chẳng qua nó cũng là <br />
cái số cả...". Giọng tuy ngập ngừng, song lời lẽ thật chững chạc. Mỗi ch ữ m ỗi câu vừa <br />
ấm tình người vừa sâu nghĩa lý. "Nhà tôi làm bạn .. duyên ... kiếp... cái số cả...", ấy là <br />
những ngọn lửa Tràng thắp lên ừa để sưởi ấm, vừa để soi sáng cái đầu óc chậm chạp già <br />
nua của bà cụ Tứ. Với chính Tràng, ngọn lửa ấy cũng thắp sáng lên trong lòng một quyết <br />
tâm. Nói tới "duyên kiếp" là chạm vào vùng thiêng liêng nhất trong mảnh đất của đôi <br />
gái, trai. "Duyên" là sự hấp dẫn, lôi cuốn gọi mời, là tình yêu giữa hai người. "Kiếp" là <br />
đời sống cơ cực cùng cảnh ngộ, cùng thuyền, cùng hội mà tạo hoá đẩy, trôi đến gần <br />
nhau, cảm thông với nhau, rồi chia sẻ và thương nhau. Từ câu chuyện "tầm phào" ở bên <br />
đường bữa nọ, rồi tới lúc đưa cô ả đi qua ngõ xóm lời bỡn cợt "vợ mới, vợ miếc", giờ <br />
đây giữa mái ấm của căn nhà, trước mặt mẹ Tràng đã thực sự coi mối quan hệ giữa mình <br />
với người con gái như có tiền định có lương duyên do trời sắp xếp, do đời run rủi, ràng <br />
buộc. Có thể khi nói, Tràng chưa nghĩ được những điều sâu xa như vậy, song cái cách anh <br />
ta "tươi cười" mời mẹ "ngồi lên giường lên diếc chĩnh chện" rồi nhắc mẹ: "Nhà tôi nó <br />
chào u", rồi bước lại gần... vừa giới thiệu cô gái trong tư cách "nhà tôi" vừa khẳng định <br />
"duyên số" hai người trong giọng điệu rành rẽ, đứng đắn, ai nghe chẳng cảm động, đồng <br />
tình. Vì vậy, bà cụ Tứ đã hiểu, hiểu việc con làm, hiểu ra, biết bao nhiêu cơ sự khác nữa. <br />
Bà mẹ nghèo khổ ấy vừa ai oán vừa xót thương cho đời mình, đời con. Bà thấm thía, tủi <br />
hờn về hoàn cảnh, về trách nhiệm mẹ trước việc trăm năm hạnh phúc của con cái., rồi bà <br />
cảm động đăm đăm nhìn cô gái, như chấp nhận, như hàm ơn: Người ta gặp bước khó <br />
khăn , đói khổ này người ta mới lấy đến con mình, mà con mình mới có vợ... Bà nhắc lại <br />
ý con để nói với "nàng dâu mới": ừ, thôi thì các con đã phải duyên, phải kiếp với nhau, u <br />
cũng mừng lòng". Con tin yêu mẹ. Mẹ già cũng tin yêu, tôn trọng dâu con. Mẹ chồng và <br />
nàng dâu mới trò chuyện thật cởi mở, thân tình. Bà mẹ dạy con: "Vợ chồng chúng mày <br />
liệu mà bảo nhau làm ăn", phát ra một tương lai "rồi ra may mà ông giời cho khá...". Rồi <br />
an ủi, động viên: "con ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân... cốt chúng mày hoà thuận là u <br />
mừng rồi. Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá...". Đọng lại ở câu chuyện giữa hai <br />
kiếp người tuy khi nhau về tuổi tác mà thật giống nhau trong cảnh ngộ làm người là ở <br />
chỗ "thương", ấy là tình người, lòng bao dung nhân hậu của những người mẹ, người phụ <br />
nữ Việt Nam. Nói được những lời gan ruột ấy, hẳn bà cụ Tứ vơi đi biết bao đau khổ, giải <br />
toả biết bao lo lắng, tủi nhục. Trái tim người mẹ như nghẹn lại. Nước mắt cứ chảy <br />
xuống ròng ròng. Phải chăng lúc đó là nước mắt của niềm vui, của hạnh phúc nhỏ nhoi, <br />
hạnh phúc được chia sẻ giãi bày? Khi thấy con trai đánh diêm đối đèn, bà cụ vội vàng lau <br />
nước mắt, ngửng lên nói như reo: "Có đèn đây à? ừ thắp lên một tí cho sáng sủa...". Một <br />
câu nói của nhân vật, một chi tiết thật đơn giản mà chứa đựng bao nhiêu ý nghĩa. Chắc <br />
hẳn đã lâu lắm rồi căn nhà lụp xụp rách rưới của hai mẹ con bà Tứ không có ánh đèn. <br />
Đêm buông xuống, bóng tối cũng ùa vào, che phủ. Chắc hẳn đã lâu lắm rồi, hai mẹ con <br />
sống lủi thủi, âm thầm, hết kiếm ăn ban ngày ở đầu đường góc chợ, đêm về nhà vật mình <br />
xuống vì mệt nhọc, chẳng cần đèn đóm, chuyện trò. Nay nhà có người mới:. con trai có <br />
vợ mới, mẹ già có nàng dâu mới, thắp đèn lên cho sáng sủa! Ngọn đèn, hay chính là ngọn <br />
lửa của tình người mà ánh sáng đã được nhen từ trong trái tim của mỗi con người? ở <br />
Tràng, đó là ánh sáng từ sự ngẫu nhiên, tình cờ đến một quyết tâm, một khát vọng, ở <br />
người vợ nhặt, đó là ánh sáng của duyên kiếp, của cảnh ngộ, ngẫu nhiên mà như số trời <br />
ràng buộc, xe kết. Ở bà cụ đó là ánh sáng của tình thương, lòng bao dung, nhân hậu. Họ <br />
nhắc nhau thắp lửa để... đêm tối "sáng lên một tí", để căn nhà toả ra hơi ấm, lòng người <br />
có thêm chút lửa để quyết sống, quyết vượt qua tao đoạn này cái tao đoạn tăm tối đau <br />
thương nhất của đất nước bấy giờ. Có thể nói. nhà văn Kim Lân thắp vào giữa căn nhà bà <br />
cụ Tứ một ngọn lửa dù chỉ là của ngọn đèn dầu, thứ của cải đắt đỏ bây giờ đồng thời <br />
thắp trong lòng mình, lòng người đọc một niềm vui, niềm tin yêu, trân trọng trước bản <br />
lĩnh sống của con người những con người trong tăm tối vẫn nhen nhóm và cố thắp sáng <br />
khát vọng hạnh phúc, khát vọng sống cho ra con người, nên người.<br />
Nếu ở phần trước, các chi tiết, các sự việc của câu chuyện diễn biến trong sự lan xen <br />
bóng tối và ánh sáng, thì đến phần sau, nhà văn dựng một không gian nghệ thuật cả bề <br />
mặt và chiều sâu, đầy ... ánh sáng, cả khung cảnh và nhân vật đều tắm trong ánh sáng, <br />
chan hoà ánh sáng, ánh sáng bừng lên như một chuyển động tự nhiên, vì nhà văn kể về <br />
buổi sáng hôm sau. Song ánh sáng ấy cũng đâu phải ngẫu nhiên. Nó biểu hiện một cảm <br />
hứng lạc quan, nó soi tỏ một ngày mới, một trang mới của tâm hồn, sự sống mỗi nhân <br />
vật, mỗi kiếp người. Nó cũng là kết quả đẹp đẽ của ngọn lửa tình người.<br />
Một buổi sớm mai đẹp đẽ xiết bao! Nắng mùa hè sáng loá. Nhà cửa, sân vườn được quét <br />
tước thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa được đem ra hong <br />
nắng. Hai cái ang nước vẫn để khô cong, nước đầy ăm ắp. Đống rác ngay lối đi đã được <br />
hót sạch... Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ <br />
Tràng đang quét sân, tiếng chổi kêu sàn sạt trên mặt đất... Tất cả như đang đổi thay, mới <br />
mẻ. Một nguồn sống mới, vui sướng, ngọt ngào của hạnh phúc gia đình trỗi dậy, tràn <br />
ngập trong lòng. Anh cảm thấy mình đã "nên người", thấy thương yêu, gắn bó với căn <br />
nhà, với những người thân, ý thức về sự "nên người" khiến cho Tràng trưởng thành, đổi <br />
thay cả về tâm tính lẫn hành động. Anh thấy mình phải có bổn phận lo lắng cho vợ con <br />
sau này. Anh xăm xắn chạy ra giữa sân, muốn làm một việc gì để góp phần tu sửa lại căn <br />
nhà. Người đàn bà vợ nhặt của Tràng cũng đã đổi thay, khác hẳn. Rõ là một người đàn <br />
bà hiền hậu, đúng mực, không còn vẻ gì chao chát, chỏng lỏn như mấy lần Tràng gặp ở <br />
ngoài tỉnh. Rõ là người vợ biết chăm sóc chồng lam làm vun vén cho cái tổ ấm vừa xây <br />
dựng. Nhìn ở đâu cũng thấy có bàn tay chị. Nhà cửa, sân vườn sạch sẽ, áo quần giặt giũ, <br />
ang nước đầy, cái bếp ấm lửa. Nhà văn không miêu tả chi tiết mà chỉ phác qua một nét <br />
nhẹ nhàng bằng cảm nhận của Tràng người chồng hình ảnh người vợ vẫn hiện lên <br />
thật đáng yêu. Bà cụ Tứ chợt thấy con giai, nhẹ nhàng bảo nàng dâu: "Anh ấy dậy rồi <br />
đây. Con đi dọn cơm ăn chẳng muộn". Vợ Tràng đáp: "Vâng", rồi lẳng lặng đi vào trong <br />
bếp. Sự việc diễn ra thật đơn sơ mà thấm thìa làm sao! Mẹ chồng nàng dâu như đã sống <br />
với nhau, gắn bó thương yêu, kính trọng nhau, thông thuộc việc nhà như đã hàng chục <br />
năm rồi. Cái nền nếp, gia phong như đã được đắp xây bền vững từ lâu lắm rồi. Người <br />
đàn bà ấy, đối với Tràng không còn là của "nhặt" được nữa, mà thực sự đã là "vợ" rồi, là <br />
"nàng dâu" của mẹ anh rồi. Như vậy, chị ta cũng đã "nên người", xứng đáng "con người". <br />
Còn cụ Tứ người mẹ nghèo khổ, chậm chạp, già yếu cũng nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác <br />
ngày thường. Cái mặt bủng beo u ám rạng rỡ hẳn lên. Bà xăm xắn thu dọn, quét tước nhà <br />
cửa, sai bảo, dạy dỗ con dâu, nhắc nhở, động viên con trai. Tâm hồn người mẹ chan hòa <br />
một nguồn sáng mới nguồn sáng của niềm tin yêu, hy vọng.<br />
Ánh sáng của niềm tin yêu, hy vọng từ trong người mẹ, toả sáng đôi vợ chồng mới. Vì <br />
thế bữa cơm thảm hại của ngày đói có độc một lùm rau chuối thái rối và một đĩa muối <br />
ăn với cháo loãng cả nhà vẫn vui vẻ ăn rất ngon lành. Bà lão bàn chuyện ngăn bếp nuôi <br />
gà. "Khi nào có tiền, ta mua lấy đôi gà. Này, ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có ngay <br />
đàn gà cho mà xem". Một đôi gà thoáng trong tích tắc đã hoá "đàn gà". Có một ông bụt, <br />
một bà tiên nào đã nhập vào lời bà cụ, hay chính bà cụ đang hóa thành tiên, bụt để đem <br />
đũa thần biến những khổ đau, tăm tối của cuộc đời mình, cuộc đời dâu, con thành niềm <br />
vui, ánh sáng? Nồi cám đắng chát nối sau hai lưng cháo loãng trong tay bà biến thành "cái <br />
này hay lắm cơ...", thành "chè đây, chè khoán đây". Hình ảnh bà cụ "lật đật chạy xuống <br />
bếp", rồi "lễ mễ bưng ra một nồi khói bốc nghi ngút", cùng cái cử chỉ "cầm muôi khuấy <br />
khuấy" múc từng bát cám và câu nói: "ngon đáo để... ngon đáo để..." được nhà văn đặc tả <br />
vừa như chân thực vừa như lãng mạn như trong một câu chuyện cổ tích vậy, cổ tích trong <br />
vẻ đẹp của hình tượng nhân vật, song vẫn hiện đại, chân thực trong những từ ngữ đời <br />
thường chắt lọc, nhất là những từ láy đặc sắc: lật đật, lễ mễ, nghi ngút, khuấy khuấy, <br />
ngon đáo để. Càng về cuối, câu chuyện càng giản dị, song vẫn bất ngờ, hấp dẫn, và thật <br />
cảm động. Ngọn lửa tình người, ngọn lửa sự sống, niềm khao khát hạnh phúc, ấm no sự <br />
gắng gượng vui sống, niềm hy vọng ngày mai cuộc sống tốt đẹp hơn... cứ nóng dần, lan <br />
tỏa trong từng chi tiết truyện, từng câu, từng chữ. Cuối cùng, từ chuyện gia đình, chuyện <br />
nồi cháo cám đắng chát mà vẫn "ngon đáo để", ba con người khốn khổ ấy cố quên đi <br />
những đắng chát trong túp lều nhỏ hẹp để lắng nghe tiếng vọng ở ngoài đời rộng lớn. Đó <br />
là tiếng trống thúc thuế, còn phá cả kho thóc Nhật, chia cho người nghèo đói... Từ lời kể <br />
của vợ, Tràng như bừng tỉnh. Anh nhớ tới cảnh những người nghèo đói ầm ầm kéo nhau <br />
đi trên đê Sập, đằng trước có lá cờ đỏ to lắm, lá cờ của Việt Minh dân đoàn người đi phá <br />
kho thóc chia cho người đói. Khi vợ và mẹ đứng dậy, Tràng vẫn còn mơ màng nghĩ tới <br />
"đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới...". Câu chuyện về những người nghèo đi phá <br />
kho thóc Nhật chia cho dân ở nơi này, nơi kia, hình ảnh lá cờ đỏ hai lần hiện lên trong tâm <br />
trí Tràng, phải chăng là một luồng sáng mới? Luồng khởi quang cách mạng đó, tuy ba con <br />
người nghèo khổ chưa nhận thức được rõ ràng song vẫn lung linh, chấp chới một dự cảm <br />
ấm lòng. Nó nuôi dưỡng niềm tin cuộc sống. Nó thắp sáng thêm ngọn lửa tình người, <br />
giục giã con người tiếp tục gắng gỏi vươn lên, xé tan màn đêm vây bủa để đi tới một <br />
buổi mai của khát vọng làm người, khát vọng hạnh phúc. Chi tiết cuối cùng "lá cờ đỏ bay <br />
phấp phới" như một vĩ thanh buông ngân từ tác phẩm một âm hưởng lạc quan. Cuộc đời <br />
chưa diễn ra,sóng ánh sáng hồng một đời mới như đang ở ngay trước mặt, thắp trong <br />
người đọc một niềm vui để càng thêm yêu và tin ở con người, ở tình người.<br />
Đặt trong tiến trình văn học hiện đại Việt Nam, có người tiếc cho Vợ nhặt không chào <br />
đời cùng lúc với Tắt đèn, Chí Phèo, Bỉ vỏ, hoặc đúng dịp Cách mạng tháng Tám năm <br />
1945. Chúng ta được biết, nhà văn Kim Lân khởi thảo tác phẩm năm 1940, chắc đã thai <br />
nghén những nhân vật, những tình huống chi tiết truyện sớm hơn nữa. Trải qua hai cái <br />
mốc lớn của dân tộc: cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 và kháng chiến chống Pháp, <br />
qua sự trải nghiệm cuộc đời với độ lùi thời gian và độ chín của tư duy sáng tạo, nhà văn <br />
mới hoàn thiện và công bố tác phẩm. Do đó tác phẩm có dáng hình giống những áng văn <br />
hiện thực trước năm 1945, song âm hưởng khác hẳn. Nó không tăm tối, ngột ngạt đến bế <br />
tắc. Điều đặc sắc nhất ở ngòi bút Kim Lân là ông đã chọn được một khoảnh khắc của <br />
mỗi đời người, của cả dân tộc mà cuộc sống đẩy con người vào một tình thế phải bộc lộ <br />
ra cái phần tâm can nhất, ẩn náu sâu kín nhất chứa đựng sức sống cả một đời người, một <br />
đời nhân loại. Tác phẩm Vợ nhặt vì thế, không chỉ có ý nghĩa của câu chuyện duyên kiếp <br />
mà còn thấm thía một lẽ sống ở đời. Trong những lúc cuộc đời tăm tối nhất, con người <br />
vẫn cố gắng thắp sáng ngọn lửa tình người, ngọn lửa khát khao hạnh phúc. m hưởng <br />
ngân nga trong từng dòng, từng đoạn là hiện thực và lãng mạn đan xen, tiếng khóc và <br />
tiếng cười đan xen, bóng tối và ánh sáng giành giật, để cuối cùng mở ra một ngày sáng <br />
loá, có ánh hồng của mặt trời, sắc đỏ của lá cờ Cách mạng. Cảm hứng nhân văn tinh <br />
thương và niềm tin ở con người, trước hết với nhân dân lao động của Vợ nhặt dường <br />
như đã mang nét mới của thời đại, vương lên trên chủ nghĩa nhân văn trong dòng văn học <br />
hiện thực trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Và điều đặc sắc nữa ở ngòi bút Kim <br />
Lân là giọng kể, những tình huống truyện trớ trêu mà giản dị, thô mộc mà hấp dẫn, là <br />
những từ ngữ dân gian mà giàu lính nghệ thuật, là những chi tiết hiện đại mà như trong <br />
cổ tích. Biết đâu, các nhà từ điển ngày mai sẽ đưa từ mới "Vợ nhặt" sáng tạo riêng của <br />
Kim Lân vào kho từ vựng văn chương hiện thực và nhân đạo Việt Nam. Và ... biết đâu, <br />
sau này con cháu chúng ta sẽ đọc Vợ nhặt như đọc một truyện cổ tích cổ tích về duyên <br />
kiếp những con người đói khổ có nồi cháo cám ăn mừng ngày nên vợ nên chồng, có bà <br />
mẹ nghèo hiền hậu như một bà tiên, có lá cờ đỏ báo hiệu giấc mơ sắp thành hiện thực.<br />
<br />