Mở bài truyện ngắn “Vợ Nhặt” của Kim Lân<br />
<br />
Mời các em tham khảo một số cách mở bài truyện ngắn Vợ Nhặt dưới đây:<br />
<br />
Mở bài phân tích truyện Vợ Nhặt<br />
<br />
Mở bài phân tích Vợ Nhặt 1<br />
<br />
Nạn đói khủng khiếp năm 1945 đã khiến cho nhân dân ta rơi vào tình cảnh vô cùng thê thảm. Tình <br />
cảnh ấy được các nhà văn tái hiện chân thực trong những sáng tác của mình. Nhà văn Kim Lân cũng <br />
là một trong số đó. Ông đã khắc họa số phận của những người nông dân qua tác phẩm “Vợ nhặt” <br />
bằng một lòng thương cảm sâu sắc.<br />
<br />
Vợ nhặt là một trong số truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân, có tiền thân là tiểu thuyết “ Xóm <br />
ngụ cư” được ông viết sau Cách mạng tháng Tám nhưng còn dở dang và sau đó bị thất lạc bản <br />
thảo. Đến năm 1954, Kim Lân đã viết lại tác phẩm này dựa vào một phần truyện cũ và được in <br />
trong tập “Con chó xấu xí” (1962). Truyện tố cáo tội ác diệt chủng của bọn thực dân, phát xít đồng <br />
thời cũng khẳng định niềm khát khao hạnh phúc cùng niềm tin mãnh liệt của nhân dân lao động vào <br />
sự sống và tương lai phía trước.<br />
<br />
Mở bài phân tích Vợ Nhặt 2<br />
<br />
Nhà văn Pháp Napoluye từng nhận định: “Khi một tác phẩm nâng cao tinh thần ta lên, gợi cho ta <br />
những tình cảm cao quý và can đảm không cần tìm nguyên tắc nào để đánh giá nó nữa, nó là cuốn <br />
sách hay do người nghệ sĩ có thực tài viết ra”. Vâng, một tác phẩm hay luôn biết cách đưa tâm hồn <br />
con người tới địa hạt mới – địa hạt của những yêu thương, những sẻ chia và những khát khao. Viết <br />
“Vợ nhặt”, Kim Lân đã thể hiện niềm cảm thương trước số phận của con người cùng khát vọng <br />
sống, khát vọng hạnh phúc của họ khi bị đẩy đến mức đường cùng của cái đói.<br />
<br />
Mở bài phân tích Vợ Nhặt 3<br />
<br />
Văn học chính là lăng kính chủ quan, phản ánh hiện thực một cách khách quan, chính xác nhất. Bởi <br />
vậy mà nhà văn Kim Lân đã dùng ngòi bút của mình để phác họa thành công bức tranh cuộc sống, <br />
sinh hoạt của người nông dân trong nạn đói năm Ất Dậu qua tác phẩm “ Vợ nhặt”. Nhà văn đã đem <br />
vào thiên truyện của mình một điểm sáng mới, đó là niềm tin, niềm hi vọng vào một tương lai tốt <br />
đẹp dù hiện tại có khó khăn đến nhường nào.<br />
<br />
Kim Lân là nhà văn có sở trường về truyện ngắn, ngòi bút của ông thật sắc sảo khi tập trung miêu <br />
tả những phong tục tập quán và đời sống làng quê với những “thú vui đồng quê hay phong lưu đồng <br />
ruộng”. “Vợ nhặt” là tác phẩm xuất sắc được in trong tập “ Con chó xấu xí” của nhà văn, viết về <br />
người nông dân trong tình cảnh thê thảm của nạn đói với bản chất tốt đẹp, lương thiện. Bằng khả <br />
năng sáng tạo của mình, nhà văn đã thành công ở nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật và hàng loạt <br />
các biện pháp nghệ thuật đặc sắc khác khi xây dựng nhân vật của mình.<br />
<br />
Mở bài phân tích Vợ Nhặt 4<br />
<br />
Cái đói là nỗi lo lắng của con người ở tất cả mọi dân tộc và mọi thời đại. Có lẽ vì vậy mà các nhà <br />
văn thường viết về nó ở những khía cạnh tối tăm và bất lực. Nhưng với tác phẩm Vợ Nhặt, nhà <br />
văn Kim Lân đã thật sự tìm được một tiếng nói riêng khi ông đã mang đến cho những nạn nhân của <br />
năm đói một khát khao cháy bỏng về tương lai tươi sáng và nhất là làm nổi bật vẻ đẹp của truyền <br />
thống nhân văn: Lòng yêu thương và quý trọng hai chữ Con Người.<br />
<br />
Mở bài phân tích nhân vật Tràng<br />
<br />
Mở bài phân tích nhân vật Tràng 1<br />
<br />
Kim Lân là nhà văn lão làng trong nền văn học hiện thực Việt Nam. Ngòi bút của ông hướng đến <br />
những mảnh đời bất hạnh, làng quê Việt Nam, những người nông dân chân chất mộc mạc, nghèo <br />
đói nhưng tràn đầy tình yêu. Truyện ngắn “Vợ nhặt” là một trong những kiệt tác tái hiện lại chân <br />
thực nhất hình ảnh người nông dân sống trong nạn đói năm 1945. Đặc biệt tác giả đã khắc họa <br />
thành công diễn biến tâm lý của nhân vật chính: anh cu Tràng.<br />
<br />
Mở bài phân tích nhân vật Tràng 2<br />
<br />
Kim Lân một nhà văn xuất sắc của nền văn xuôi Việt Nam vào giai đoạn trước và sau cách mạng <br />
tháng Tám. Ông là một người yêu quê hương đất nước, giàu lòng thương người. Kim Lân đã khắc <br />
họa rất thành công bức tranh của nạn đói năm Ất Dậu, nạn đói lịch sử của nước ta năm 1945 qua <br />
tác phẩm truyện ngắn “Vợ Nhặt”. Đặc biệt là qua hình ảnh nhân vật Tràng, một người nông dân <br />
nghèo đói, bất hạnh nhưng trong anh lại có một tấm lòng giàu tình thương người, giàu khát vọng <br />
hạnh phúc. Tất cả được thể hiện qua câu chuyện đầy bất ngờ của Tràng câu chuyện nhặt vợ <br />
giữa ngày đói.<br />
<br />
Mở bài phân tích nhân vật Tràng 3<br />
<br />
Kim Lân là một cây bút chuyên viết truyện ngắn, ông thường viết về nông thôn và người nông dân <br />
bằng lời văn chân thật xúc động khi miêu tả đời sống, cảnh ngộ và tâm lý của họ. Truyện ngắn <br />
"Vợ nhặt" là tác phẩm xuất sắc in trong tập "Con chó xấu xí"(1962). Bối cảnh của truyện là nạn <br />
đói thê thảm khủng khiếp năm 1945 do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra. Nhưng dù ở hoàn <br />
cảnh nào ngay cả khi cận kề bên cái chết họ vẫn yêu thương cưu mang đùm bọc lẫn nhau, vẫn <br />
khát khao hạnh phúc và có niềm tin bất diệt vào tương lai. Những phẩm chất tốt đẹp ấy được nhà <br />
văn thể hiện qua nhân vật Tràng.<br />
<br />
Mở bài phân tích nhân vật bà cụ Tứ<br />
<br />
Mở bài phân tích nhân vật bà cụ Tứ 1<br />
<br />
Kim Lân là nhà văn chuyên viết về truyện ngắn. Đề tài của ông thường gắn liền với hơi thở ruộng <br />
đồng Bắc Bộ nơi những con người quê hương chân chất thật thà, coi trọng nghĩa tình, rất nhân hậu <br />
và giàu yêu thương. “Vợ nhặt” là tác phẩm tiêu biểu của Kim Lân được trích trong tập truyện “Con <br />
chó xấu xí”. Bằng tài năng nghệ thuật bậc thầy, nhất là bậc thầy của miêu tả tâm lý. Kim Lân đã <br />
mang đến cho người đọc sự xúc động mãnh liệt thông qua diễn biến tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ.<br />
<br />
Mở bài phân tích nhân vật bà cụ Tứ 2<br />
<br />
Kim Lân với phong cách viết giản dị, gần gũi với đời sống của nhân dân nên ông được xem là nhà <br />
văn của làng quê Việt Nam. Những sáng tác của ông luôn chạm vào trái tim người đọc cảm xúc ấm <br />
áp, thân quen nhất. Truyện ngắn “ Vợ nhặt” ra đời giữa bối cảnh đất nước ta đang lầm than, nạn <br />
đói hoành hành. Tác giả đã khắc họa thành công nhân vật bà cụ Tứ, một người mẹ khắc khổ nhưng <br />
tràn đầy tình yêu thương.<br />
<br />
Mở bài phân tích nhân vật bà cụ Tứ 3<br />
<br />
Nhà văn Kim Lân là một nhà văn nổi tiếng của nền văn học hiện thực Việt Nam. Ông được xem là <br />
nhà văn của làng quê Việt Nam với những sáng tác luôn chạm đến trái tim người đọc bằng sự giản <br />
dị, gần gũi. Tác phẩm Vợ Nhặt của ông được sáng tác trong bối cảnh đất nước lầm than, nạn đói <br />
hoành hành năm 1945. Thành công của tác phẩm chính là nhờ sự thành công trong việc khắc họa <br />
nhân vật của tác giả. Nhân vật bà cụ Tứ, một người mẹ nghèo, khắc khổ nhưng giàu tình yêu <br />
thương là một nhân vật được khắc họa rất thành công.<br />
<br />
Mở bài phân tích nhân vật Thị (người vợ nhặt)<br />
<br />
Mở bài phân tích nhân vật người vợ nhặt 1<br />
Kim Lân là nhà văn có vốn am hiểu phong phú về cuộc sống và tâm hồn của người nông dân. Viêt <br />
về làng quê, người nông dân bằng những tình cảm chân thành, bình dị nhưng vô cùng tinh tế nên <br />
văn của Kim Lân thường dễ chạm đến những tình cảm sâu kín nhất bên trong mỗi độc giả. Vợ <br />
nhặt không chỉ là truyện ngắn đặc sắc nhất của Kim Lân mà còn là tác phẩm tiêu biểu của nền văn <br />
học hiện thực Việt Nam khi khắc họa sống động cuộc sống nghèo khổ, bế tắc của con người trong <br />
nạn đói. Tiêu biểu cho hình ảnh và thân phận con người trong nạn đói, đó chính là nhân vật người <br />
vợ nhặt.<br />
<br />
Mở bài phân tích nhân vật người vợ nhặt 2<br />
<br />
Kim Lân là nhà văn của làng quê Việt Nam với cách viết chân chất, mộc mạc và những hình ảnh <br />
nhân vật điển hình cho làng quê. Văn của Kim Lân đi sâu vào lòng người đọc bởi tình cảm bình dị, <br />
rất đời thường nhưng chan chứa nghĩa tình. Tác phẩm “Vợ nhặt” là một “kiệt tác” của văn học <br />
hiện thực Việt Nam, tái hiện thành công xã hội nghèo khổ, cùng cực, bế tắc của người nông dân. <br />
Bằng bút pháp tả thực Kim Lân đã xây dựng thành công tuyến nhân vật đại diện cho cuộc sống bần <br />
cùng giai đoạn đó. Nổi bật đó là nhân vật người vợ nhặt.<br />
<br />
Mở bài phân tích nhân vật người vợ nhặt 3<br />
<br />
Kim Lân là một trong số ít những nhà văn thành công khi viết về cái nghèo, cái đói để lại ấn tượng <br />
sâu sắc trong lòng độc giả. Khi viết về cái đói, Kim Lân không dừng lại ở việc khơi gợi lòng <br />
thương cảm, xót xa mà còn tạo ra một nỗi ghê sợ, ám ảnh về sức mạnh hủy diệt của nó đối với <br />
nhân phẩm và thể xác con người. Tuy nhiên, với thông điệp “Hãy tin ở con người”, hầu hết nhân <br />
vật của Kim Lân, đến cuối truyện luôn tìm về với bản chất tốt đẹp, đáng quý của mình. Đại diện <br />
cho kiểu nhân vật này, chúng ta có thể kể đến người vợ nhặt trong truyện ngắn cùng tên của nhà <br />
văn. Đây là nhân vật bị cái đói xui khiến, sẵn sàng vứt bỏ tự tôn, nhắm mắt đưa chân theo người xa <br />
lạ vì một miếng ăn. Nhưng, ở đâu đó trong con người thị vẫn luôn tồn tại những phẩm chất đáng <br />
trân trọng của một người phụ nữ truyền thống: đảm đang, biết vun vén gia đình và cũng đầy tinh <br />
tế, ý nhị.<br />
<br />
Một số mở bài nâng cao về tác phẩm Vợ Nhặt<br />
<br />
Mở bài nâng cao Vợ Nhặt 1<br />
<br />
B. Sô từng nói “Vũ trụ có nhiều kì quan, nhưng kì quan tuyệt diệu nhất vẫn là trái tim người mẹ”. <br />
Quả thật vậy, trái tim của người mẹ là kỳ quan vĩ đại, là toà bảo tháp ngự trị vĩnh hằng và sừng <br />
sững giữa cuộc đời. Tác phẩm văn học nhất là những tác phẩm viết về người mẹ luôn là những tác <br />
phẩm thành công nhất. Văn học Việt Nam cũng đã từng ghi nhận những đóng góp lớn lao ấy về <br />
người mẹ. Một trong những tác phẩm tạo nên niềm xúc động sâu sắc về người mẹ phải kể đến đó <br />
là “Vợ nhặt” của Kim Lân. Dưới ngòi bút tài hoa và tinh tế của nhà văn vốn một đời đi về với <br />
ruộng đồng, vẻ đẹp lớn lao kì vĩ của trái tim người mẹ và tình mẫu tử thắm thiết thiêng liêng cũng <br />
ngời lên trọn vẹn và sâu sắc qua diễn biến tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ.<br />
<br />
Mở bài nâng cao Vợ Nhặt 2<br />
<br />
“Cái đẹp cứu vớt con người” (Đôxtôiepki). Vâng, “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân thể hiện rõ <br />
sức mạnh kì diệu ấy. Ánh sáng của tình người, lòng tin yêu vào cuộc sống là con nguồn mạch giúp <br />
Kim Lân hoàn thành tác phẩm. Ông đã đóng góp cho văn học Việt Nam nói chung, về đề tài nạn đói <br />
nói riêng một quan niệm mới về lòng người và tình người. Đọc xong thiên truyện, dấu nhấn mạnh <br />
mẽ nhất trong tâm hồn bạn đọc chính là ở điểm sáng tuyệt vời ấy.<br />
<br />
Mở bài nâng cao Vợ Nhặt 3<br />
<br />
Còn nhớ sinh thời tác giả của Bỉ vỏ nhà văn Nguyên Hồng từng “phán” về đồng nghiệp của mình <br />
rằng: Kim Lân là nhà văn một lòng đi về với “đất” với “người” với “thuần hậu nguyên thuỷ” của <br />
cuộc sống nông thôn. Quả thật không chê vào đâu được lời “truyền thần” ấy của nhà văn Nguyên <br />
Hồng! Sự nghiệp và những quan niệm về văn chương của Kim Lân qua những tác phẩm của ông <br />
đã để lại rất nhiều những ấn tượng đẹp trong lòng độc giả, và càng chứng minh nhận định của nhà <br />
văn Nguyên Hồng không thể bỏ đi từ nào được. Đọc “Vợ nhặt” tác phẩm tiêu biểu trong sự <br />
nghiệp sáng tác của Kim Lân, ta càng hiểu rõ và thấm nhuần hơn điều này.<br />
<br />
VnDoc xin giới thiệu tới các em Mở bài truyên ngắn Vợ Nhặt của Kin Lân. Hi vọng đây sẽ là tài <br />
liệu hữu ích hỗ trợ các em ôn luyện và đạt kết quả cao. Mời các em tham khảo thêm các tài liệu <br />
khác tại Tài liệu học tập lớp 12<br />