intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyên đề ôn thi đại học, cao đẳng môn: Ngữ văn lớp 12 - Truyện ngắn sau cách mạng tháng tám năm 1945 Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài và Vợ nhặt của Kim Lân

Chia sẻ: Ngô Minh Tuấn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

212
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chuyên đề ôn thi đại học, cao đẳng môn "Ngữ văn lớp 12 - Truyện ngắn sau cách mạng tháng tám năm 1945 Vợ chồng a phủ của Tô Hoài và Vợ nhặt của Kim Lân" giúp các bạn hệ thống lại kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa bao gồm: Phân tích nhân vật, phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, phân tích tình huống truyện độc đáo, phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyên đề ôn thi đại học, cao đẳng môn: Ngữ văn lớp 12 - Truyện ngắn sau cách mạng tháng tám năm 1945 Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài và Vợ nhặt của Kim Lân

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIẾT XUÂN -------------------- CHUYÊN ĐỀ ÔN THI ĐẠI HỌC - CAO ĐẲNG MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 TÊN CHUYÊN ĐỀ TRUYỆN NGẮN SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 “VỢ CHỒNG A PHỦ” – TÔ HOÀI VÀ “VỢ NHẶT ” – KIM LÂN Tác giả: Nguyễn Thị Phú Tổ trưởng tổ Văn - GDCD Vĩnh Tường, tháng 01/2012 0
  2. CHUYÊN ĐỀ ÔN THI ĐẠI HỌC - CAO ĐẲNG MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 TÊN CHUYÊN ĐỀ TRUYỆN NGẮN SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 “VỢ CHỒNG A PHỦ” – TÔ HOÀI VÀ “VỢ NHẶT” – KIM LÂN I. Tác giả: Nguyễn Thị Phú - Tổ trưởng tổ Văn - GDCD II. Đối tượng học sinh bồi dưỡng: lớp 12 Dự kiến số tiết bồi dưỡng: 10 tiết cho 2 tác phẩm văn xuôi : Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài và Vợ nhặt của Kim Lân. III. Hệ thống kiến thức sử dụng trong chuyên đề : - Kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa: bao gồm các văn bản, hệ thống các câu hỏi, các bài tập nâng cao, các phần đọc thêm. - Các tài liệu hướng dẫn giảng daỵ và sách tham khảo dành cho giáo viên. - Các đề thi Đại học,Cao đẳng trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây. IV. Hệ thống các dạng đề thường gặp 1- Phân tích nhân vật. 2- Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. 3- Phân tích tình huống truyện độc đáo. 4- Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm. 5- Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật qua hai tác phẩm. 6- Những nét tương đồng và khác biệt về đề tài,về cách xây dựng nhân vật….. V. Hệ thống các đề cụ thể minh họa: Đề 1: Anh/chị hãy phân tích nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài. Các ý chính cần đạt: 1
  3. 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, giới thiệu nhân vật. - Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn xuất sắc rút từ tập Truyện Tây Bắc (1953) của Tô Hoài . - Đây là truyện ngắn có nội dung tư tưởng sâu sắc và có nhiều thành công về phương diện nghệ thuật .Giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm bộc lộ tập trung trong hình tượng nhân vật Mị . 2. Phân tích nhân vật a- Cách giới thiệu nhân vật: Tô Hoài đã đưa thẳng người đọc đến gặp một cô Mị đã trưởng thành “Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô con gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa ,cạnh tàu ngựa .Lúc nào cũng vậy ,dù quay sợi ,thái cỏ ngựa ,dệt vải,chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”.Mị hiện lên không phải ở phía chân dung mà ở phía thân phận, một thân phận nghiệt ngã :người ngồi lẫn với đá với tầu ngựa ,mặt cắm xuống không sao ngẩng lên dược .Mị bị ném vào vị trí không phải dành cho con người . => Cách giới thiệu nhân vật này đã rút ngắn tối đa khoảng cách giữa nhà văn – tác phẩm-bạn đọc;khắc sâu ngay vào tâm trí bạn đọc hình ảnh của Mị. b- Mị trong quá khứ: Hội tụ đủ các yếu tố để được hưởng cuộc sống hạnh phúc: Mị có nhan sắc ,yêu đời ,tâm hồn đẹp của Mị ăm ắp khát vọng hạnh phúc lại chăm chỉ, hiếu thảo; Mị có tài thổi sáo; có nhiều người mê; Mị đã được yêu và khao khát yêu. =>Có thể nói ;Tô Hoài đã mang bao tình yêu thương mà phủ lên Mị gần như mọi ánh hào quang rực rỡ nhất của một người đàn bà . c- Mị trong thực tại: - Cực nhọc về thể xác; 2
  4. + Mang danh là con dâu thống lí ,vợ của con quan nhưng Mị lại bị đối xử như một nô lệ . + Mị ở nhà chồng mà như ở địa ngục với công việc triền miên . + Mị sống khổ nhục hơn cả súc vật ,thường xuyên bị A Sử đánh đập tàn nhẫn . + Mị sống như một tù nhân trong căn buồng chật hẹp , tối tăm . - Nỗi đau khổ về tinh thần: (một cô Mị lặng câm; một cô Mị mât cảm giác về thời gian, không gian; mất đi ý thức cá nhân) c- Sự hồi sinh của tâm hồn Mị - Trong ngày hội xuân ở Hồng Ngài : Bên trong hình ảnh “con rùa nuôi trong xó cửa” vẫn đang còn một con người khát khao tự do ,khát khao hạnh phúc .Gió rét dữ dội cũng không ngăn được sức xuân tươi trẻ trong thiên nhiên và con người ,tất cả đánh thức tâm hồn Mị .Mị uống rượu để quên hiện tại đau khổ .Mị nhớ về thời con gái .Mị sống lại với niềm say mê yêu đời của tuổi trẻ .Trong khi đó tiếng sáo (biểu tượng của tình yêu và khát vọng tự do) từ chỗ là hiện tượng ngoại cảnh đã đi sâu vào tâm tư Mị .Mị làm đèn sáng lên ,quấn lại tóc ,lấy váy hoa chuẩn bị đi chơi .Ngay cả khi bị trói thì dây trói của đời thực cũng không đủ sức làm tan biến ngay giấc mơ của người đàn bà mộng du… -Trước cảnh A Phủ bị trói :Ban đầu Mị dửng dưng .Sau đó, Mị nhớ tới nỗi khổ của mình,từ chỗ biết thương mình, Mị đồng cảm ,thương người cùng cảnh ngộ .Sức mạnh của tình thương người cùng với niềm khao khát tự do trỗi dậy mãnh liệt ,Mị đã cắt dây trói cứu A Phủ, chạy theo A Phủ tự giải thoát cho cuộc đời mình .… Sau này,ở Phiềng sa Mị và A Phủ đã trở thành vợ chồng, A Phủ đã đi theo cách mạng, trở thành đội trưởng đội du kích. 3
  5. Qua cuộc đời nhân vật Mị, nhà văn Tô Hoài đã kể cho chúng ta thấy người dân lao động miền núi, đặc biệt là người phụ nữ, đã sống khổ ra sao dưới ách thống trị của thực dân, phong kiến và họ đã vùng dậy ra sao với sức sống tiềm tàng mãnh liệt. d- Nhận xét chung; Tô Hoài đã xây dựng thành công nhân vật Mị .Mị tiêu biểu cho cho kiếp sống khốn khổ của người dân miền núi dưới ách thống trị của các thế lực phong kiến và thực dân .Mị là điển hình cho sức sống tiềm ẩn của nhân dân Tây Bắc . -------------------------------------------------- Đề 2:Anh/ chị hãy phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài. Các ý chính cần đạt; 1- Giới thiệu tác giả,tác phẩm,giới thiệu nhân vật. 2- Phân tích nhân vật a- Sự xuất hiện của A Phủ ; A Phủ xuất hiện trong cuộc đối đầu với A Sử ; “Một người to lớn chạy vụt ra vung tay ném con quay rất to vào mặt A Sử. Con quay gỗ ngát lăng vào giữa mặt. Nó vừa kịp bưng tay lên, A Phủ đã xộc tới nắm cái vòng cổ ,kéo dập đầu xuống, xé vai áo đánh tới tấp”. b- A Phủ tiềm tàng một sức sống mạnh mẽ. 4
  6. -To lớn, khỏe mạnh, can đảm,.. -Lao động giỏi, một tài năng lao động đáng quý; “biết đúc lưỡi cày,đục cuốc,cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo”.A Phủ là chàng trai có nghĩa khí mạnh mẽ ,táo bạo, đầy nam tính ;bị trói hàm răng to khỏe của A Phủ cắn đứt cả dây mây,bị ức hiếp A Phủ không ngần ngại đánh con thống lí một trận thâm tím mặt mày. -A Phủ đã từng là mơ ước của các cô gái; “Đứa nào được A Phủ cũng bằng được con trâu tốt trong nhà, chẳng mấy lúc mà giàu”. c- Cuộc đời tủi cực của A Phủ - Trận đòn đánh A Sử đã mở đường cho một chặng đời khổ sở tột cùng của A Phủ. - Anh đã bị bắt ,bị dánh, bị xử kiện một cách bất công nhất trong lịch sử. Cuộc sử kiện diễn ra trong khói thuốc phiện mù mịt tuôn ra các lỗ cửa sổ như khói bếp .”Người thì đánh, người thì quỳ lạy ,kể lể ,chửi bới .Xong một lượt đánh ,kể ,chửi lại hút .Cứ thế từ trưa đến hết đêm”.Còn A Phủ gan góc quỳ chịu đòn chỉ im như tượng đá.A Phủ trở thành nô lệ với lời tuyên án kì dị: “Thằng A Phủ đánh người thì làng xử mày phải nộp vạ …A Phủ mày đánh con quan làng ,đáng nhẽ làng xử mày tội chết ,nhưng làng tha cho mày được sống mà nộp vạ ….Đời mày ,đời con ,đời cháu mày tao cũng bắt thế, bao giờ hết nợ tao mới thôi”. Hủ tục và pháp luật trong tay bọn chúa đất nên kết quả A Phủ trở thành con ở trừ nợ đời đời kiếp kiếp cho nhà thống lí Pá Tra. Đánh mất bò A Phủ bị trói đứng vào cột cho đến chết, nếu không được Mị giải thoát. d- A Phủ đã trốn khỏi Hồng Ngài, sau này trở thành đội trưởng đội du kích. đ- Đánh giá chung ; 5
  7. Tô hoài đã xây dựng thành công nhân vật A Phủ tiêu biểu cho số phận người nông dân nghèo miền núi dưới chế độ phong kiến thực dân. -------------------------------- Đề 3: Qua hai nhân vật Mị và A Phủ, hãy nêu giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài. Các ý chính cần đạt; 1- Giới thiệu tác giả,tác phẩm,. 2- Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. a- Giá trị hiện thực - Tố cáo sâu sắc tội ác của bọn phong kiến thực dân + Mị : đẹp, trẻ trung bị cướp về làm dâu trừ nợ ,đời thiếu nữ biến thành đời nô lệ (nô lệ của cường quyên, thần quyền, cuả hủ tục lạc hậu). + A Phủ là chàng trai nghèo,khoẻ ,sản xuất giỏi ,săn bắn thạo vì đánh A sử bị xử kiện bất công ,bị bắt làm đứa ở, nếu không được Mị giải thoát sẽ bị chết đứng. b- Giá trị nhân đạo - Suy cho cùng thì ý nghĩa thực sự của văn học là nhân đạọ hóa con người - Tác phẩm Vợ chồng A Phủ đã tập trung tố cáo tội ác của những thế lực chà đạp lên quyền sống của con người. - Vợ chồng A Phủ đã tập trung biểu dương, ca ngợi những phẩm chất tốt đep của con người. - Tô Hoài đã cảm thông ,thấu hiểu những nguyện vọng ,mơ ước của con người, giúp họ nói lên ước mơ khát vọng của mình và đấu tranh để thực hiện mơ ước ấy. - Vợ chồng A Phủ đã chứng minh một điêù kì diệu là dẫu khốn khổ, cùng cực đến thế thì nào thì sức sống ,niềm mơ ước của con người cũng không 6
  8. thể chết và nếu có cơ hội thì nó trỗi dậy mạnh mẽ, không một thế lực nào ngăn cản nổi. c- Nhận xét chung Bằng tài nằng và tấm lòng, Tô Hoài đã lên án xã hội thực dân phong kiến ở vùng núi cao Tây Bắc. Đồng thời thể hiện sự yêu thương trân trọng , niềm tin vào người lao động đặc biệt là người phụ nữ . -------------------------------- Đề 4: Phân tích tâm trạng và hành động cuả nhân vật Mị trong đêm cứu A Phủ( Vợ chồng A phủ-Tô Hoài). Các ý chính cần đạt; 1- Giới thiệu tác giả, tác phẩm,giới thiệu nhân vật Mị trong đêm Mị cứu A Phủ. 2- Tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm cứu A Phủ a- Tâm lý Mị lúc đầu: vô cảm “thản nhiên thổi lửa hơ tay” trước cảnh A Phủ bị trói trong bếp đã mấy ngày . Mị vô cảm , lãnh đạm vì đã bị đày đọa trong nhà thống lí Pá Tra đến mức nhẫn nhục cam chịu . Từ trạng thái vô cảm , tâm lí Mị chuyển dần sang sự thương cảm A Phủ (Mị nhìn thấy dòng nước mắt bò xuống hai hõm má xám đen của A Phủ). b- Nhận ra sự độc ác và bất công: từ sự thương cảm A Phủ , Mị liên tưởng thương mình và thức tỉnh nhận thức ,kết tội cha con thống lí PáTra “chúng nó thật độc ác…” c- Hành động cứu người; Từ thức tỉnh về nhận thức Mị thức tỉnh trong hành động lấy dao cắt dây trói cho A Phủ .Mặc dù khi ấy Mị vẫn còn “hoảng hốt”. 7
  9. d- Tự giải thoát cuộc đời mình: Từ ý thức quyết liệt cứu A Phủ , Mị ý thức con đường giải phóng chính mình khi “vụt chạy ra” cùng A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài. 3- Ý nghĩa của việc miêu tả tâm trạng và hành động của Mị - Tạo tình huống truyện độc đáo hấp dẫn. - Thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc. Đề 5: Trong bài “Cảm nghĩ về truyện Vợ chồng A Phủ”, Tô Hoài viết: “Nhưng điều kì diệu là dẫu trong cùng cực đến thế, mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sức sống con người.Lay lắt đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống âm thầm, tiềm tàng mãnh liệt.” (Tác phẩm văn học1930-1975,tập hai) Phân tích nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (đoạn trích đã được học) của Tô Hoài để làm sáng tỏ nhận định trên. Các ý chính cần đạt; 1- Giới thiệu tác giả,tác phẩm,giới thiệu nhân vật 2- Phân tích nhân vật Mị a- Con người tốt đẹp bị đày đọa: - Mị có phẩm chất tốt đẹp; Mị là một thiếu nữ xinh đẹp , tài hoa , hồn nhiên ,yêu đời ,yêu tự do ,ý thức được quyền sống của mình . Mị còn là đứa con hiếu thảo , giàu lòng vị tha ,đức hy sinh. - Mị bị đày đọa cả về thể xác lẫn tinh thần; + Đau đớn về thể xác . +Cực nhục về tinh thần . b- Sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ - Tâm trạng và hành động của Mị trong ngày hội xuân ở Hồng Ngài. - Tâm trạng và hành động của Mị trong đêm cắt dây trói cứu A Phủ. 3- Đánh giá chung; 8
  10. Nhà văn đã thành công khi xây dựng nhân vật Mị .Qua đó thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc , lớn lao . Đề 6: Anh/chị hãy phân tích tình huống truyện độc đáo trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân. Các ý chính cần đạt ; 1- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, tình huống truyện độc đáo - Kim Lân là cây bút truyện ngắn nổi tiếng .Thế giới nghệ thuật của ông chỉ tập trung ở khung cảnh nông thôn và hình tượng người nông dân. - Vợ nhặt là truyện ngắn rút từ tập Con chó xấu xí (1962), truyện này có tiền thân là Xóm ngụ cư được sáng tác ngay sau cách mạng tháng Tám 1945 . - Thành công của nhà văn trong truyện ngắn này là tạo ra tình huống độc đáo và xuất sắc khiến thiên truyện càng thêm hấp dẫn . 2- Tình huống truyện độc đáo. a- Tình huống hiếm có ,bất ngờ.. - Nhân vật Tràng nhà nghèo , xấu trai lại là dân ngụ cư giữa lúc thiên hạ đói khát lại lấy được vợ . - Hạnh phúc của đôi vợ chồng mới cưới diễn ra giữa tiếng khóc tỉ tê của người dân ngoài xóm . b- Tình huống oái oăm ; - Mẹ con Tràng sống trong cảnh “mẹ góa con côi” nuôi mình chẳng xong , bỗng nhiên anh lại lấy vợ . - Việc Tràng lấy vợ đã gây sự ngạc nhiên: + Cho người dân xóm ngụ cư. + Cho bà cụ Tứ. + Cho bản thân Tràng. --> Khiến cho người ta không biết nên vui hay nên buồn,mừng hay lo. 9
  11. + Nỗi buồn thấm thía nẫu nà của bà cụ Tứ. + Bản thân Tràng cũng có tâm trạng ấy. + Người vợ nhặt cũng không kém phần ngạc nhiên. c-Đặt nhân vật của mình vào tình huống như vậy Kim Lân đã nêu lên nhiều ý nghĩa sâu sắc : - Kết tội thực dân phát xít. - Thấy được người dân lao động vẫn tin ở sự sống, hi vọng ở tương lai, khao khát mái ấm gia đình.Đúng như nhà văn kim Lân đã từng nói: “Những người đói ,họ không nghĩ đến cái chết, mà nghĩ đến cái sống”. - Khẳng định phẩm chất tốt đẹp của người dân lao động. d- Đánh giá chung Tựa đề Vợ nhặt gây cho người đọc một sự chú ý đặc biệt thể hiện ở tình huống của truyện .Vợ nhặt nói lên thân phận con người có thể bị rẻ rúng như thế nào trong xã hội cũ , nhất là vào năm đói 1945.Đây là tình huống giàu ý nghĩa , có tác dụng làm nổi bật giá trị tư tưởng của tác phẩm. ------------------------------------ Đề 7: Phân tích tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân. Các ý chính cần đạt ; 1- Giới thiệu tác giả,tác phẩm,nhân vật bà cụ Tứ ; 2- Phân tích tâm trạng bà cụ Tứ: a- Sự ngạc nhiên đến sững sờ của bà cụ Tứ - Là việc con trai bà đã lấy vợ ,giữa thời buổi đói khát nuôi thân chẳng xong lại còn đèo bòng. - Bà ngạc nhiên thấy người đàn bà ngồi ở đầu giường con bà , lại chào bà bằng u và được Tràng giới thiệu ; “Kìa nhà tôi nó chào u”. 10
  12. b- Nỗi lòng éo le vừa mừng , vừa tủi của bà cụ Tứ: - Bà liên tưởng đến bao cơ sự oái oăm, ai oán ,xót thương cho số kiếp của đứa con mình . - Bà liên tưởng đến ng ười chồng quá cố ,lòng bà trĩu nặng tủi buồn ,xót xa. - Bà mừng cho con từ nay yên bề gia thất . - Bà tủi thân vì làm mẹ không lo nổi vợ cho con. - Bà xót xa thương dâu ,thương con,.Bao nhiêu lo lắng ngổn ngang trong lòng . c- Nỗi lo lắng cuả bà cụ Tứ Bà lo cho con trai ,con dâu .Đó là nỗi lo,nỗi thương của người mẹ từng trải , hiểu đời có tấm lòng sâu thẳm đối với con mình .Trong sự lo lắng tủi hờn vẫn nhen nhóm một niềm tin. d- Niềm tin của bà cụ Tứ - Bà cụ Tứ cố vui và làm cho con dâu vui .Vui trong ý nghĩ tốt đẹp về tương lai .Vui trong công việc sửa sang nhà cửa, vườn tược .Vui trong bữa cơm sáng . - Niềm vui ấy dù rất nhỏ bé ,mong manh vẫn chìm đi trong cái tối tăm hiện tại . e- Nhân vật bà cụ Tứ mang nét đạo lý truyền thống; Trong cái thân hình khẳng khiu , tàn tạ bà vẫn nung nấu một ý chí sống mãnh liệt . Bà là người mẹ nghèo khổ mà từng trải, hết lòng yêu thương con. 3- Kết luận chung; Kim Lân đã thể hiện sự cảm thông sâu sắc đối với người mẹ phải chịu nhiều đau khổ . Qua nhân vật bà cụ Tứ ,với những diễn biến tâm trạng phức tạp ,dưới ngòi bút nhân đạo của Kim Lân ,nội dung nhân đạo sâu sắc ,cảm động của Vợ 11
  13. nhặt đã động chạm đến nơi sâu thẳm nhất của lòng người ,bắt độc giả phải khóc ,phải cười ,phải sống cùng nhân vật của mình. Đề 8: Nhà văn Kim Lân đã từng nói về Vợ nhặt của mình: “Những người đói họ không nghĩ đến cái chết , mà nghĩ đến cái sống” Hãy chứng minh điều đó qua các nhân vật của Vợ nhặt. Các ý chính cần đạt ; 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, 2. Ý nghĩa nhân bản của câu nói . - Câu nói thể hiện cái nhìn đầy tính nhân bản chứa đựng một triết lí lạc quan sâu sắc của con người trong cuộc sống mà ở đây là những con người lao động cùng khổ đang ở trên bờ vực của cái chết. - Sống gần gũi họ ,cùng cảnh ngộ với họ , nhà văn không chỉ hiểu mà còn tin yêu họ , tin vào cái sức sống bất diệt của họ . -Từ niềm tin những con người khốn cùng Kim Lân đã viết nên câu chuyện Vợ nhặt thật cảm động . 3- Chứng minh qua các nhân vật a. Những nhân vật của Kim Lân đang phải sống trong một cảnh ngộ cực kì bi đát b. Một sức mạnh kì diệu đã giữ họ lại với cuộc sống: * Bà cụ Tứ: Người mẹ nông dân nghèo đã đến cái tuổi “gần đất xa trời” vậy mà trong những ngày đói khủng khiếp này bà vẫn hướng về cuộc sống ,hy vọng ở tương lai. * Nhân vật Tràng: Cái sống không chỉ là tìm cách kiếm cái ăn qua những ngày đói mà còn mang ý nghĩa hạnh phúc . * Nhân vật người vợ nhặt: 12
  14. Trong nạn đói vẫn nghĩ về cái sống và hướng về cái sống . * Dân. ngụ cư: Xôn xao , bừng sáng lên trong khoảnh khắc của buổi chiều khi Tràng dẫn vợ về. 4-Đánh giá chung: Các nhân vật trong Vợ nhặt ,những người đói ấy ,đã không nghĩ đến cái chết ,mà nghĩ đến cái sống .điều này làm nên giá trị nhân bản sâu sắc của tác phẩm và cho ta thấy nét đẹp của tâm hồn nhân hậu và sức sống bất diệt của người nông dân lao động trong những ngày khủng khiếp nhất của trận đói năm 1945. ---------------------------------------------------- Đề 9: Phân tích vẻ đẹp của tình người và niềm hy vọng vào cuộc sống các nhân vật: Tràng,người vợ nhặt,bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân. Các ý chính cần đạt; 1-Giới thiệu tác giả,tác phẩm,trích dẫn đề 2-Phân tích vẻ đẹp của tình người và niềm hi vọng vào cuộc sống a. Nhân vật Tràng: - Thái độ của Tràng với người đàn bà xa lạ, đói rách là biểu hiện của tình người đẹp đẽ trong một hoàn cảnh đói nghèo cùng quẫn. - Tràng vui sướng trước hạnh phúc bất ngờ, nghĩ tới tương lai,nghĩ tới sự đổi thay của cuộc sống, dù chưa ý thức đầy đủ. b. Người vợ nhặt: - Tình cảnh khốn khó đã không làm mất đi tình người ở nhân vật này. - Ở chị có sự trỗi dậy của niềm hy vọng. c. Bà cụ Tứ: 13
  15. Nhân vật này cho thấy rõ nhất vẻ đẹp của tình người, vẻ đẹp đó được thể hiện qua thái độ và tình cảm của bà cụ với con trai và con dâu , qua niềm hy vọng mãnh liệt vào cuộc sống. 3. Kết luận chung. Ngợi ca vẻ đẹp của tình người là sự yêu thương đùm bọc lẫn nhau ngay cả những lúc khó khăn nhất ,ngay cả khi cái đói và cái chết đe dọa sự sống của họ . --------------------------------------- VI. Kết quả triển khai chuyên đề. Học sinh nắm chắc kiến thức đã học Học sinh thi khảo sát làm bài đạt từ 80% ( từ điểm 5 trở lên). Vĩnh Tường, ngày 25 tháng 01 năm 2012 Lãnh đạo duyệt Ý kiến nhóm chuyên môn Người viết chuyên đề Nguyễn Thị Phú 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2