Đề bài: Cảm nhận nồi chè khoán trong truyện ngắn Vợ nhặt<br />
<br />
Bài làm<br />
<br />
Vợ Nhặt của Kim Lân lấy bối cảnh nước ta trong nạn đói năm 1945, thời gian đó người <br />
ta sống trong hoàn cảnh “ngụ cư” và phải chịu rất nhiều tấn khổ cực. Bi kịch của kiếp <br />
người là những cái chết ngả rạ, chết vì đói, mà cũng có thể là chết vì…no. Vì vậy, Kim <br />
Lân đã đặc biệt xây dựng thành công một hình ảnh “nồi chè khoán” vô cùng đặc biệt. <br />
Liệu đó có phải nồi chè khoán thật hay không? Tại sao trong một gia đình có mối nghèo <br />
truyền kiếp và hai miệng ăn còn không đủ no, lại có được một thức ăn đặc sản như thế <br />
trong những ngày đói cùng cực như vậy?<br />
<br />
Hình ảnh nồi chè khoán của bà cụ Tứ hiện lên trong hoàn cảnh vô cùng ý nghĩa. Đó là nồi <br />
chè bà đã cất công làm ra để thiết đãi cô con dâu mới – Thị vừa mới về làm dâu với anh <br />
Cu Tràng, con trai bà cụ Tứ. Bà cụ Tứ bưng bát cháo ra với tâm trạng vui phơi phới, và cố <br />
kiềm đi nỗi tủi cực của một hoàn cảnh nghèo khó, mà vui vẻ nói: “chúng mày đợi nhá. <br />
Tao có cái này hay lắm cơ” rồi bà bưng ra một cái nồi bốc khói lên nghi ngút, và lại vui <br />
vẻ nói tiếp: “Chè khoán đây, ngon đáo để cơ” nhưng thực ra đây đâu có phải chè khoán? <br />
Bà cố tình vui vẻ thế thôi, vui vẻ trước mặt cô con dâu mới, vui vẻ để truyền niềm vui, <br />
lạc quan hi vọng vào các con. Thể hiện tâm trạng của một người mẹ nghèo trong nạn đói <br />
Ất Dậu 1945. Hơn thế, đó còn là sự biểu hiện một tâm trạng vui mừng của bà cụ Tứ <br />
trong ngày hạnh phúc của con trai mình. “Cám đấy mày ạ, hì. Ngon đáo để” lời nói trong <br />
vui mà có buồn, nỗi xót xa như ứ đọng nhưng buộc phải vui để mà sống. Vì vậy ta càng <br />
cảm nhận hơn một trái tim ấm áp, tấm lòng nhân hậu và vẻ đẹp của tình mẫu tử thiêng <br />
liêng.<br />
<br />
Là một chi tiết đắt giá trong truyện, hình ảnh “nồi cháo khoán” còn có ý nghĩa rất cao về <br />
nghệ thuật. Là một trong những chi tiết có tính thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện, <br />
khắc họa rõ nét tính cách, và tâm lí hành động của người mẹ nghèo nhưng rất thương con. <br />
Tuy là một chi tiết nhỏ, nhưng lại mang sức gợi rất cao. Đó là sự tin tưởng, một khát <br />
vọng sống vươn lên hoàn cảnh, và còn là sức mạnh của tình thương, một trái tim đẹp của <br />
con người dành cho nhau.<br />
<br />
Kim Lân đã vô cùng tài hoa khi xây dựng được một chi tiết có nhiều giá trị nghệ thuật và <br />
nội dung đến như vậy. Thông qua đó còn gửi gắm một tấm lòng nhân đạo của ông dành <br />
cho con người, luôn tôn vinh và ngợi ca họ dù trong hoàn cảnh khó khăn và khốn cùng của <br />
kiếp người. Và nhờ chi tiết độc đáo “nồi cháo khoán” đã cho ta thấy một tầm vóc lớn của <br />
một nhà văn giàu lòng nhân đạo. Chi tiết đã nâng tầm của câu truyện lên và khiến cho ta, <br />
về sau khi đọc lại, vẫn sẽ luôn nhớ mãi một chi tiết “nồi cháo khoán” giản dị như một <br />
hơi ấm nhen lên giữa những ngày đau thương của dân tộc.<br />