intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN HOẠI TỬ CHỎM XƯƠNG ĐÙI VÔ TRÙNG Ở TRẺ EM

Chia sẻ: Nguyen Hao | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:14

101
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Được mô tả lần đầutiên năm 1910 do PerthesĐược mô tả lần đầu tiên năm 1910 do Perthes, Legg và Calve, ban đầu chưa rõ bản chất của bệnh. Cuối thế kỷ 19, được mô tả là bệnh gây ra chỏm xương đùi bị xẹp do tỳ đè. Ở trẻ 2 tuổi, cao nhất là 4-8 tuổi, nam giới thường gặp hơn nữ. Đa số là 1 bên, bị 2 bên ít hơn khoảng 10%. Tiền sử gia đình không rõ, hay gặp ở trẻ sống ở...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN HOẠI TỬ CHỎM XƯƠNG ĐÙI VÔ TRÙNG Ở TRẺ EM

  1. ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN HOẠI TỬ CHỎM XƯƠNG ĐÙI VÔ TRÙNG Ở TRẺ EM Nguyễn Văn Xừ Hai & CS BV NHI ĐỒNG I
  2.  Được mô tả lần đầu tiên năm 1910 do Perthes, Legg và Calve, ban đầu chưa rõ bản chất của bệnh.  Cuối thế kỷ 19, được mô tả là bệnh gây ra chỏm xương đùi bị xẹp do tỳ đè.  Ở trẻ > 2 tuổi, cao nhất là 4-8 tuổi, nam giới thường gặp hơn nữ.  Đa số là 1 bên, bị 2 bên ít hơn khoảng 10%.  Tiền sử gia đình không rõ, hay gặp ở trẻ sống ở
  3.  Giả thuyết được nghĩ đến nhiều nhất là vấn đề thiếu máu nuôi dưỡng.  Khi chụp được các mạch máu nuôi dưỡng thấy tắc các mạch máu nuôi dưỡng phía trên.  Chỏm xương đùi bị hoại tử vô khuẩn, khả năng chịu lực tỳ giảm, nên chỏm xương đùi bị biến dạng.
  4. Bệnh có 4 giai đoạn: + gđ 1: đĩa sụn phát triển không đều, hành xương cản quang ít. + gđ 2: chỏm xương có vùng đậm độ tăng giảm khác nhau. + gđ 3: cốt hóa trở lại, hình dáng chỏm và cổ xương đùi biến dạng. + gđ 4: chỏm bị biến dạng: chỏm rất to, đĩa sụn ngừng phát triển, biến dạng chỏm không đều,…
  5. Lâm sàng: +Đi chóng mỏi, khập khiễng không đau, sau đó xuất hiện đau,đau tăng khi đi lại và giảm khi nghỉ ngơi. +Hạn chế dạng háng và xoay trong, chân đau có thể ngắn 1-2 cm Cận lâm sàng: + Xquang: khe khớp háng rộng ra, mật độ vôi hóa ở chỏm không đều, chỏm bị biến dạng
  6. Điều trị:  Mục tiêu là bảo toàn cấu trúc tự nhiên của khớp  Tổn thương dưới 15% diện tích chỏm: bảo tồn  Giảm đau, hạn chế đi lại, giảm tải cho khớp háng bằng cách chống nạng, duy trì sức mạnh của cơ.  Fosamax có thể được chỉ định để làm giảm quá trình hủy xương và tạo cơ hội cho quá trình lành xương.
  7. * Từ 15- 30%, dáng đi khập khiễng: tạo hình khớp háng * Trên 30%: thay khớp háng. Tiên lượng: nếu phát hiện và điều trị sớm khi chỏm chưa biến dạng thì kết quả khá tốt.
  8. Trường hợp 1: Bé trai 4t, đến khám vì đau háng (P), không đi khập khiễng. Điều trị: hạn chế đi lại, giảm đau và kháng viêm, uống Fosamax 1/4v/tuần , trong 6 tháng – 1 năm. Sau 6 tháng thấy chỏm không xẹp thêm, đậm độ vôi hóa đồng đều.
  9. Trường hợp 2: Bé trai 8 tuổi, đến khám vì đi khập khiễng, đau háng (T). Điều trị: hạn chế đi lại, kháng viêm, giảm đau, uống Fosamax 1/2v/tuần trong 1 năm. Sau 1 năm thấy chỏm xương đùi không xẹp, chỏm phình to ra, cốt hóa rõ,cổ xương đùi ngắn lại, giảm đi khập khiễng.
  10. 15/9/2009 8/3/2011 12/8/2008 13/7/2010
  11. Trường hợp 3: Bé trai 10 tuổi, đến khám vì đi khập khiễng. Điều trị: đi chống nạng,bổ sung Canxi, uống Fosamax 1v/tuần trong 6 tháng – 1 năm. Sau 1,5 năm ta thấy chỏm xương đùi không xẹp, cổ xương đùi ngắn lại, đi giảm khập khiễng rất nhiều.
  12. Trường hợp 4: Bé trai 9 tuổi, đến khám vì đi khập khiễng, đau hai háng Điều trị: giảm đau, kháng viêm, bổ sung Canxi, uống Fosamax 1v/tuần trong 6 tháng- năm. Sau 2 năm, thấy chỏm cốt hóa dần và phình to trở lại, cổ xương đùi không ngắn thêm, hết đi khập khiễng.
  13. KẾT LUẬN  Hoại tử chỏm xương đùi vô trùng là bệnh thường gặp ở trẻ em.  Điều trị bảo tồn đóng vai trò quan trọng trong các giai đoạn sớm, kể cả các giai đoạn muộn.  Fosamax có vai trò nhất định trong điều trị bảo tồn. Tuy nhiên vấn đề này cần nghiên cứu thêm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2