intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

"Chiến lược" chống stress

Chia sẻ: Aishiteru | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

116
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiện nay, với tình hình suy thoái chung, việc mỗi nhân viên phải đảm đương them những phần việc mới là điều bình thường, nhưng đôi lúc việc đó sẽ trở nên tệ hại khi bạn kiểm soát được vai trò của chính mình. Nếu thấy bị quá tải, đừng cố ôm đồm chịu đựng. Tình trạng phải vật lộn với hàng đống công việc sẽ rất dễ khiến bạn kiệt sức. Nó không những khiến cho năng suất công việc kém đi mà còn xói mòn tư tưởng của ta. Những dấu hiệu sau cho thấy bạn đang tiến gần...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: "Chiến lược" chống stress

  1. "Chiến lược" chống stress Hiện nay, với tình hình suy thoái chung, việc mỗi nhân viên phải đảm đương them những phần việc mới là điều bình thường, nhưng đôi lúc việc đó sẽ trở nên tệ hại khi bạn kiểm soát được vai trò của chính mình. Nếu thấy bị quá tải, đừng cố ôm đồm chịu đựng. Tình trạng phải vật lộn với hàng đống công việc sẽ rất dễ khiến bạn kiệt sức. Nó không những khiến cho năng suất công việc kém đi mà còn xói mòn tư tưởng của ta. Những dấu hiệu sau cho thấy bạn đang tiến gần đến tình trạng không hay này: Không muốn ra khỏi giường để đi làm vào mỗi sáng thức dậy. Bạn thường đi làm trễ. Bạn cảm thấy thành tích của mình tệ hại. Bạn tỏ ra lãnh đạm, không hào hứng nữa. Bạn luôn nhìn đồng hồ chỉ mong hết giờ làm. Sự căng thẳng trong công việc ảnh hưởng đến cả những phần khác trong đời sống của bạn. Bạn thường bất đồng ý kiến với người quản lý hay đồng nghiệp của mình mà
  2. trước kia bạn không hề vậy. Bạn nghĩ rằng mình chẳng có tiến triển được chút gì đã nỗ lực rất nhiều. Nếu thực sự bạn có những triệu chứng tương tự thế này, hãy nghĩ đến việc thay đổi tình hình bằng những chiến lược sau: Đánh giá vai trò của mình Hiện nay, với tình hình suy thoái chung, việc mỗi nhân viên phải đảm đương them những phần việc mới là điều bình thường, nhưng đôi lúc việc đó sẽ trở nên tệ hại khi bạn kiểm soát được vai trò của chính mình. Nếu thấy bị quá tải, đừng cố ôm đồm chịu đựng. Thay vào đó, hãy gặp người giám sát của bạn và thành thật bày tỏ tình trạng của bạn. Cùng ngồi xuống để định lại mức độ ưu tiên công việc và giao việc đúng tần suất. Xem lại kế hoạch công việc Cách bạn quản lý thời gian trong công việc có thể ảnh hưởng đến việc bạn lấy lại “sức đề kháng”. Nếu lịch làm việc của bạn bị quá tải hoặc bạn dành quá nhiều công sức cho những việc không quan trọng lắm, có nghĩa là bạn đang tạo ra những căng thẳng không đáng có. Hãy thử ghi chú lại các hoạt động bạn làm trong 1 tuần và chia chúng thành những mục như: “Nghiên cứu”, “ Rà soát các đề nghị”, “Trả lời email”… Hãy tự hỏi: Bạn đã dành đủ thời gian cho những mục ưu tiên nhất chưa? Chỉ ra thủ phạm gây stress Hãy thử nghĩ xem cái gì góp phần làm cho bạn trở nên kiệt lực như vậy: Có phải
  3. đó chính là cảm giác bạn cho rằng bạn đang mất kiểm soát các dự án công việc? Hay hành động của bạn làm trầm trọng vần đề hơn? Ví dụ như có thể bạn đã tạo ra một trình tự thời gian quá tham vọng khi phải hoàn tất 1 nhiệm vụ mà vô tình gây ra stress và những cản trở không cần thiết. Đề nghị được trỡ giúp Triệu chứng thông thường của sự kiệt lực là bạn cảm thấy mình như đang bị cô lập. Có thể bạn cho rằng bạn là người duy nhất có thể rà soát lại một tài liệu nào đó vì bạn là người nắm rõ dự án, nhưng có thể sẽ có một người khác làm được điều đó và giả phóng cho bạn bớt được gánh nặng. Hãy cho mọi người biết rằng bạn đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp. Hãy nhớ rằng bạn sẽ không bị xem là ngươi hay than phiền nếu bạn chỉ ra các vấn đề cụ thể một cách khách quan và yêu cầu được trợ giúp. Nghỉ ngơi thư giãn
  4. Phải bảo đảm rằng bạn dành dủ thời gian nghỉ ngơi để “nạp lại năng lượng”. Tuần tự 5 hay 10 phút nghỉ ngơi hợp lý trong 1 ngày làm việc sẽ giúp bạn đối phó stress và tối đa hóa thành tích của mình. Đứng dậy, vươn vai hay đi bộ 1 chút. Thay vì ăn trưa tại bàn làm việc, hãy dùng bữa ở phòng ăn hay ra ngoài sân. Nếu có thể, hãy xin nghỉ phép. Một hay hai ngày phép sẽ giúp cho bạn có cái nhìn tích cực về tình trạng hiện tại của bạn và cho phép bạn quay trở lại công việc với nguồn năng lượng và mức độ tập trung tốt hơn. Những biện pháp trên khi được thực hiện sẽ giúp bạn lấy lại động lực làm việc của mình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2