intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ðiều trị khuyết tật tim bẩm sinh

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

99
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trẻ bị khuyết tật tim bẩm sinh được chăm sóc chuyên khoa như thế nào? Trẻ bị khuyết tật tim bẩm sinh cần có một nhóm bác sỹ chuyên khoa, trong đó bác sĩ chuyên khoa tim nhi là người chủ chốt và lãnh đạo. Bác sĩ chuyên khoa tim nhi chịu trách nhiệm điều trị liên tục cho bệnh nhân, yêu cầu làm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán, xác định thời điểm thích hợp nhất để làm thủ thuật hoặc phẫu thuật và sắp xếp lịch khám theo dõi. Cũng cần có những bác sỹ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ðiều trị khuyết tật tim bẩm sinh

  1. Ðiều trị khuyết tật tim bẩm sin t rẻ bị khuyết tật tim bẩm sinh được chăm sóc chuyên khoa như thế nào? Trẻ bị khuyết tật tim bẩm sinh cần có một nhóm bác sỹ chuyên khoa, trong đó bác sĩ chuyên khoa tim nhi là người chủ chốt và lãnh đạo. Bác sĩ chuyên khoa tim nhi chịu trách nhiệm điều trị liên tục cho bệnh nhân, yêu cầu làm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán, xác định thời điểm thích hợp nhất để làm thủ thuật hoặc phẫu thuật và sắp xếp lịch khám theo dõi. Cũng cần có những bác sỹ nhi thuộc các chuyên khoa khác để đảm bảo mọi mặt sức khỏe của trẻ đều được theo dõi. Một thành viên quan trọng nữa là bác sỹ nhi hoặc bác sỹ gia đình của trẻ, người sẽ kiểm tra, tiêm chủng và khám bệnh cho trẻ. Những thành viên quan trọng khác để có một nhóm thành công gồm bác sỹ phẫu thuật tim, điều dưỡng viên và nhân viên hoạt động xã hội quen thuộc với những thách thức mà gia đình bệnh nhân thường gặp phải. Có phải tất cả các dị tật tim bẩm sinh đều có thể điều trị được?
  2. Hầu hết các khuyết tật tim bẩm sinh đều có thể điều trị, nhưng không phải tất cả đều được chữa khỏi. Một số khuyết tật có thể điều trị bằng thuốc và một số khác cần phẫu thuật. Với những dị tật đơn giản như có lỗ thông trong tim như thông liên nhĩ (ASD) hoặc thông liên thất (VSD), phẫu thuật có thể có lợi. Trước đây, phẫu thuật thường phải mở ngực và tim. Kỹ thuật mới hiện nay cho phép sửa chữa được thông liên nhĩ và một số thông liên thất mà không phải mở ngực. Trong thủ thuật này, một ống nhỏ được luồn qua tĩnh mạch ở chân và đi tới tim. Sau đó, một thiết bị nút kín được đưa qua ống thông vào chỗ khuyết. Nút được đặc và bít kín lỗ hổng của tim, ống thông được rút ra và khuyết tật tim được sửa chữa. Ðáng tiếc là không phải tất cả các khuyết tật đều được điều trị dễ dàng như vậy. Nhiều bệnh tim bẩm sinh cần được theo dõi lâu dài và có thể phải phẫu thuật hoặc ống tim nhiều lần. Ông có thể mô tả ngắn gọn một số thủ thuật được dùng để chỉnh sửa dị tật tim bẩm sinh? Có nhiều thủ thuật được dùng để chỉnh sửa dị tật tim bẩm sinh. Tôi đã mô tả cách điều trị cho một số khuyết tật đơn giản như ASD hoặc VSD, có thể dùng phẫu thuật hoặc thủ thuật đặt ống thông để đóng khi trẻ đ ược 3 tuổi.
  3. Một số khuyết tật tim bẩm sinh hay gặp khác ảnh hưởng đến van tim. 4 van phân chia buồng tim trên và dưới và kiểm soát lưu lượng máu ra khỏi tim có thể bị hẹp hoặc bị hở. Tùy vào van và khuyết tật mà phẫu thuật chỉnh sửa, phẫu thuật thay van hoặc thủ thuật nong bằng bóng qua ống thông đ ược sử dụng. Một số dị tật tim phối hợp có thể nặng và đe dọa tính mạch. Thường là những dị tật phức tạp, như thiếu van hoặc động mạch chủ. Trong một số 1 trong 2 buồng tim kém phát triển và không hoạt động. Trẻ bị những khuyết tật này phải mổ tim hở để định hướng lại dòng máu và chuyển tim thành một buồng bơm máu duy nhất đủ chức năng có thể duy trì sự sống. Trẻ có thể chung sống với dị tật tim phải không? Có phải một số dị tật không biểu hiện cho mãi đến khi trẻ lớn lên? Một số trẻ vẫn lớn lên cùng với khuyết tật tim. Ví dụ, trẻ bị dị tật ADS hoặc VDS nhỏ tự đóng trong một vài năm đầu của cuộc đời. Tuy nhiên, trẻ không thể phát triển nếu lỗ thông trong tim lớn hoặc bất thường liên quan đến buồng tim hoặc mạch máu đi từ tim. Mặc dù hầu hết các dị tật tim bẩm sinh đều biểu hiện khi chào đời, song hậu quả của một số khuyết tật có thể không biểu hiện cho mãi đến khi
  4. trẻ lớn lên. Ví dụ, cao huyết áp là bất thường ở trẻ em và trẻ vị thành niên. Nếu được phát hiện, đánh giá kỹ hơn có thể thấy hẹp đáng kể ở động mạch chính của tim mang máu đi nuôi cơ thể. Tình trạng này được gọi là hẹp eo động mạch chủ. Rất có thể hẹp eo động mạch chủ có từ khi sinh ra, nhưng mãi về sau này mới phát hiện được. Những yếu tố nào quyết định việc trẻ sẽ được mổ trong vòng vài ngày hay vài tuần sau khi sinh so với mổ muộn hơn? Phẫu thuật ngay cho trẻ sơ sinh là cần thiết nếu khuyết tật có thể gây tử vong hoặc tổn thương nặng cho tim hay các cơ quan khác nếu không được phẫu thuật. Đánh giá cẩn thận của bác sỹ chuyên khoa tim nhi, bác s ỹ phẫu thuật tim và nhóm điều trị tim bẩm sinh là cần thiết để quyết định thời điểm mổ tối ưu. Ðiều gì sẽ xảy ra nếu dị tật tim bẩm sinh không được điều trị? Tuỳ thuộc vào khuyết tật cụ thể, hậu quả của dị tật tim bẩm sinh không được điều trị có thể gồm tử vong sớm, mất dần khả năng bơm máu của tim (suy tim ứ huyết), giảm dần lượng oxy trong máu (chứng xanh tím), tăng áp lực máu ở phổi (tăng áp động mạch phổi) và chậm phát triển. Sau
  5. khi những biến chứng này xảy ra, việc điều trị thành công những khuyết tật này là không thể. Cha mẹ nên giải thích thế nào cho con về dị tật tim bẩm sinh hoặc sự cần thiết phải mổ? Hãy cố giải thích điều này ở mức độ phù hợp với lứa tuổi. Các bệnh viện nhi thường có những chương trình để trẻ và cha mẹ làm quen với bệnh viện và thủ thuật mà trẻ cần thực hiện. Hầu hết các bệnh viện đều có các chuyên gia được đào tạo để giúp đỡ trẻ phải nằm bệnh viện. Nếu trẻ đã làm một số thủ thuật để chẩn đoán, một mối quan hệ với bác sĩ hoặc y tá đã được thiết lập. Những thông tin khác có thể được tìm thấy trong các thư viện công cộng hoặc trên Internet. Bạn có thể yêu cầu bác sĩ giúp giải thích về các xét nghiệm hoặc phẫu thuật cho trẻ. Cha mẹ của trẻ sẽ thấy điều gì trong một vài giờ hoặc một vài ngày đầu sau khi trẻ được phẫu thuật? Sau khi phẫu thuật tim hở, trẻ được chăm sóc ở phòng hồi sức tích cực (ICU) bởi các y tá được đào tạo chuyên môn về bệnh tim nhi khoa và bởi một nhóm bác sĩ gồm bác sĩ phẫu thuật tim, bác sĩ chuyên khoa tim mạch nhi và bác sĩ gây mê. Các nhân viên y tế khác tham gia chăm sóc hậu phẫu
  6. gồm bác sĩ chuyên khoa hô hấp và bác sĩ chuyên khoa nhi. Bạn có thể cảm thấy các bác sĩ, y tá và những người khác trong nhóm luôn ở bên giường trẻ. Hãy yên tâm là số người trong nhóm đông lên không có nghĩa là tình trạng của trẻ xấu đi. Số người chăm sóc trẻ sẽ giảm khi trẻ hồi phục sau phẫu thuật. Trong những giờ đầu và ngày đầu sau mổ, nhiều loại ống và dây sẽ nối trẻ với các trang thiết bị khác nhau. Một máy thở, để đảm bảo trẻ nhận đủ oxy, được nối vào ống nội khí quản ở miệng trẻ. Nhiều đường truyền tĩnh mạch ở cổ, tay và vùng háng. Ngoài ra, sẽ có những ống dẫn lưu dịch từ ngực và ống dẫn lưu từ bàng quang (ống Foley). Khi trẻ hồi phục, ống đầu tiên được rút thường là ống thở, các ống khác và đường truyền tĩnh mạch được rút khi chúng không còn cần thiết nữa. Cần chăm sóc tiếp theo như thế nào sau khi phẫu thuật thành công? Sau phẫu thuật thành công các khuyết tật đơn giản như lỗ thông trong tim hoặc còn ống động mạch, trẻ sẽ đến khám bác sĩ chuyên khoa tim mạch nhi 2-4 tuần sau khi ra viện và sau 6 tháng và 12 tháng. Sau đó, việc thăm khám định kỳ của bác sỹ gia đình hoặc bác sĩ nhi khoa thường là cần thiết.
  7. Nếu trẻ có lịch chữa răng trong 6 tháng đầu sau mổ, bác sĩ sẽ kê đơn kháng sinh đề phòng nhiễm trùng (viêm nội tâm mạc) ở nơi trẻ được mổ tim. Trẻ bị khuyết tật tim phức tạp và nặng cần được theo dõi liên tục bởi bác sỹ chuyên khoa tim mạch có kinh nghiệm điều trị bệnh nhân khuyết tật tim bẩm sinh. Nhiều xét nghiệm chức năng tim, như điện tâm đồ (ECG), X- quang ngực và siêu âm tim, sẽ được làm định kỳ để theo dõi sự phát triển của trẻ. Có thể cần những thủ thuật đặc biệt như thông tim để đánh giá sâu hơn hoặc điều trị. Bác sĩ chuyên khoa tim và bác sĩ phẫu thuật sẽ quyết định việc khám và làm xét nghiệm được tiến hành bao lâu một lần. Có phải một số trẻ có cần dùng thuốc sau phẫu thuật? Nếu phẫu thuật để điều trị một dị tật tim đơn giản, thường không cần dùng thuốc sau phẫu thuật. Một ngoại lệ là nên dùng kháng sinh cho trẻ trước khi chữa răng hoặc những thủ thuật xâm lấn khác ít nhất là trong 6 tháng đầu sau mổ. Khi phẫu thuật tim để sửa chữa những khuyết tật nặng hơn, thường phải dùng thuốc để tim hoạt động hiệu quả. Các thuốc tim mạch điển hình cho trẻ bị khuyết tật phức tạp bao gồm: Ðảm bảo cho nhịp tim đều 
  8. Tăng sức mạnh của những lần tim co bóp, như digoxin  (Lanoxin) Giảm lượng dịch trong tuần hoàn, do đó giảm thể tích máu phải  bơm, như Lasix lợi tiểu. Giãn động mạch, nhờ đó làm giảm sức cản của dòng máu, như  các thuốc làm giảm hậu gánh như captopril, enalapril và lisinopril. Triển vọng về lâu dài của trẻ được điều trị dị tật tim bẩm sinh? Trẻ bị dị tật tim bẩm sinh có cuộc sống khỏe mạnh và năng động. Do phạm vi dị tật rất rộng, bạn nên thảo luận với bác sĩ điều trị cho trẻ. Ðiều quan trọng là thường xuyên thảo luận với bác sĩ chuyên khoa tim. Tiên lượng lâu dài có thể thay đổi phụ thuộc vào bệnh tim của trẻ và tiến bộ trong điều trị.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2