intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ðiều trị xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ

Chia sẻ: Cuctay_1 Cuctay_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

94
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xuất huyết giảm tiểu cầu là một trong những bệnh lý thường gặp ở trẻ em, nhất là ở lứa tuổi từ 2 - 9 tuổi. Biểu hiện bằng tình trạng xuất huyết dưới da (dạng chấm, dạng mảng, bầm) có thể rải rác ở tay, chân hay lan rộng toàn thân; xuất huyết niêm mạc như chảy máu nướu răng, chảy máu cam, giác mạc. Trường hợp nặng có thể xuất huyết nội tạng (đi tiểu ra máu) hoặc xuất huyết não tuy tỷ lệ thấp (1%) nhưng rất nguy hiểm. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ðiều trị xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ

  1. Ðiều trị xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ
  2. Xuất huyết giảm tiểu cầu là một trong những bệnh lý thường gặp ở trẻ em, nhất là ở lứa tuổi từ 2 - 9 tuổi. Biểu hiện bằng tình trạng xuất huyết dưới da (dạng chấm, dạng mảng, bầm) có thể rải rác ở tay, chân hay lan rộng toàn thân; xuất huyết niêm mạc như chảy máu nướu răng, chảy máu cam, giác mạc. Trường hợp nặng có thể xuất huyết nội tạng (đi tiểu ra máu) hoặc xuất huyết não tuy tỷ lệ thấp (1%) nhưng rất nguy hiểm.
  3. Nguyên nhân gây bệnh rất phức tạp Bệnh gây ra tình trạng phá hủy tiểu cầu trong máu làm giảm số lượng tiểu cầu. Số lượng tiểu cầu dưới 150.000/mm3 (bình thường từ 150.000 - 300.000/mm3) mà tiểu cầu là yếu tố quan trọng trong việc cầm máu và đông máu. Nguyên nhân gây bệnh rất phức tạp do bị các bệnh nhiễm khuẩ n nặng, nhiễm ký sinh trùng (sốt rét...); nhiễm virut (cúm, sởi, quai bị, viêm gan siêu vi...); các bệnh xơ gan, cường lách; các bệnh tự miễn, các bệnh về máu.
  4. Ngoài ra còn phải kể đến các trường hợp giảm tiểu cầu do thuốc (một số thuốc cảm cúm, an thần, hạ nhiệt, kháng sinh, thuốc Nam, thuốc bắc không rõ loại...) và do độc chất. Nhiều trường hợp giảm tiểu cầu không xác định được nguyên nhân còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn. Ở trẻ em, đa số XHGTC hồi phục hoàn toàn, không để lại di chứng sau thời gian điều trị, nhưng vẫn có tỷ lệ nhỏ (10%) có thể diễn tiến sang mạn tính (kéo dài trên 6 tháng dù được điều trị). Những trường hợp này trẻ cần được theo dõi và điều trị ở trung tâm chuyên khoa sâu, có thể phải sử dụng các biện pháp điều trị mạnh hơn như thuốc ức chế miễn dịch, cắt lách. Trường hợp con bạn mới điều trị 2 tháng thì cần tiếp tục dùng thuốc và theo dõi, nếu không đáp ứng với thuốc thì bác sĩ sẽ có lựa
  5. chọn phương pháp điều trị khác. Hiện nay bệnh giảm tiểu cầu được điều trị tại Khoa Huyết học và Truyền máu của các bệnh viện nhi hoặc Viện Huyết học và Truyền máu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2