intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

'Ra luật' trị trẻ hay cãi bướng

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

54
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Con bạn đột nhiên ngúng nguẩy, nói hỗn lại khi bạn sai nó đi quét nhà. Thế là dấu hiệu bạn phải bắt đầu một “cuộc chiến” mới chống lại thói trả treo của con rồi đấy. Sẽ đến một ngày, bạn phải đối mặt với chuyện con trẻ không nghe theo lời mình mà bắt đầu “lý sự”, nói lại, trẻ treo khi bạn yêu cầu chúng làm việc gì đó.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 'Ra luật' trị trẻ hay cãi bướng

  1. 'Ra luật' trị trẻ hay cãi bướng Con bạn đột nhiên ngúng nguẩy, nói hỗn lại khi bạn sai nó đi quét nhà. Thế là dấu hiệu bạn phải bắt đầu một “cuộc chiến” mới chống lại thói trả treo của con rồi đấy. Sẽ đến một ngày, bạn phải đối mặt với chuyện con trẻ không nghe theo lời mình mà bắt đầu “lý sự”, nói lại, trẻ treo khi bạn yêu cầu chúng làm việc gì đó. Nhất là khi bạn không cho chúng xem tivi, bảo chúng làm việc nhà hoặc thêm các quy tắc mới. Thật đau đầu khi cứ hở ra là “nó” lại “chống đối”, nhiều khi nhà giống như có chiến tranh, bạn một chiến tuyến còn nó thì ở phía bên kia. Tuy nhiên, mọi chuyện đều có cách giải quyết, chỉ cần nắm vững các nguyên tắc chính và vận dụng linh hoạt là “a lê hấp”, đâu sẽ lại vào đấy ngay thôi mà. Hết sức bình tĩnh Vừa nghe thấy con trả treo, mẹ liền đùng đùng: “Á à, giỏi nhỉ. Học đâu cái thói trả treo đấy? Có đi làm không? Láo thật thôi.” Đến hơn một nửa các mẹ sẽ dùng cách này khi con làm trái ý mình. Đó là vì các mẹ quên mất rằng lý do chính khiến con trả treo là chúng cảm thấy tức giận, thất vọng, sợ hãi hoặc tổn thương. Lỗi không phải chỉ ở cha mẹ mà do con trẻ chưa đến tuổi hiểu hết được suy nghĩ cũng như những lý giải phía sau nhiều yêu cầu tưởng như vô lý (trong suy nghĩ của con trẻ). Do vậy, trong mọi trường hợp con trả treo, các mẹ phải thật bình tĩnh, bởi nếu để tức giận lấn át, rất có thể mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái sẽ bị tổn thương mãi mãi. Con sẽ càng thấy bất bình nhiều hơn, tại sao mình không được nói lại, mẹ rõ là vô lý, trong khi bạn cũng bực mình. Thay vì thế, hãy dạy con bằng cách nói đầy tôn trọng của chính mình, ví dụ như: “Mẹ nghĩ là con có rất nhiều cách để trình bày ý kiến hay hơn câu vừa rồi.”... “Quyết định vậy đi, cứ thế mà làm”
  2. Khi con trả treo, chúng thường muốn mình là người nói cuối cùng trong cuộc đối thoại. Số khác thì nghĩ rằng “nếu giải thích thêm một lần nữa, mẹ sẽ cho mình thứ mình muốn”... Do vậy, nếu bạn đáp lời chúng sau khi đưa ra quyết định chính là cho chúng cơ hội để nói tiếp và tất nhiên, chuyện sẽ còn khó chịu hơn khi bạn phải giải thích lý do vì sao “không được”, vì sao “phải” và chúng lại có dịp giải thích lý do vì sao chúng nên “được”, “không phải”. Rất có thể, câu chuyện sẽ kết thúc trong tranh cãi, cả hai càng thấy mệt và khó chịu hơn. Nguyên tắc tiếp theo là mẹ phải cứng rắn và cương quyết, nói ít lại. Chỉ nói hai điều cần thiết: một là quyết định của bạn, hai là lý do ngắn gọn. Ví dụ chúng ta có thể kết thúc ở câu: “Con không được đi chơi khuya như vậy. Vì mai con còn phải dậy sớm thể dục với ba.” Nếu con cố tình làm phiền, bạn có thể nhắc lại một lần nữa. Và rồi con có nói gì đi chăng nữa, bạn cũng không giải thích, không nói gì thêm. Các mẹ đừng sợ con sẽ buồn vì không được nói ý kiến của mình. Bởi có những luật lệ bạn đặt ra và con phải theo, giống như luật giao thông, khi ra đường mọi người phải tuân theoi. Nếu bạn đi quá nhanh trong nội thành sẽ bị phạt, và cảnh sát giao thông chẳng quan tâm bạn nghĩ 35km/h là quá chậm hay gì gì khác. Và bạn, trong nhiều trường hợp là cảnh sát giao thông ấy. Thiết lập “quân luật” Khi con có dấu hiệu thích trả treo, hãy ngay lập tức “mặt đối mặt” nói chuyện thẳng thắn với con. Thiết lập các luật lệ và thảo luận về chúng, sau đó cả hai đều phải tuân theo. Hãy thêm điều khoản: “Từ sau này, mẹ chỉ giải thích một lần và không có tranh cãi gì thêm. Nếu con cố cãi lại thì mẹ cũng không nghe. Nếu con cố chấp tiếp tục làm phiền, mẹ sẽ không ngại áp dụng những chính sách cứng rắn hơn đâu nhé.” Hoặc một cách mềm dẻo hơn, đó là ấn định thời gian trong ngày con có thể “nói lại”. Ví dụ như: “Từ 19h - 19h10 hàng ngày con có thể yêu cầu mẹ
  3. giải thích lại những quyết định. Con có thể hỏi thẳng hoặc viết ra giấy, đến đúng giờ đó mẹ con mình sẽ nói chuyện. Nhưng sau 19h10, hết thời gian thảo luận, không nói thêm gì nữa. Nếu vi phạm, con tất nhiên sẽ gánh hậu quả.” Nhiều mẹ chắc sẽ nghĩ như thế thì con sẽ không có cơ hội giải thích, mà cũng không hiểu bố mẹ. Nhưng bạn là bố mẹ nên cần phải thiết lập các quy tắc, thực thi chúng để cho con bạn phát triển tốt và an toàn. Bạn phải chấp nhận một thực tế rằng con không thể lúc nào cũng vui vẻ và hạnh phúc với quyết định của bạn. Yêu con, nhưng không có nghĩa là lúc nào cũng sợ con mình hiểu lầm và cố gắng để con được như ý. Đó là điều không thể đâu các mẹ à.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0