YOMEDIA
ADSENSE
10 điều chẳng ai nói với nhân viên mới (Phần 2)
157
lượt xem 48
download
lượt xem 48
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Tham khảo tài liệu '10 điều chẳng ai nói với nhân viên mới (phần 2)', kinh doanh - tiếp thị, quản trị kinh doanh phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: 10 điều chẳng ai nói với nhân viên mới (Phần 2)
- 10 điều chẳng ai nói với nhân viên mới (Phần 2)
- "Mười điều chẳng ai nói với nhân viên mới" là loạt bài viết tư vấn nghề nghiệp, hướng dẫn các kĩ năng nâng cao năng lực bản thân và thăng tiến của Ryan Stephenson, chuyên gia tư vấn kinh doanh, người sáng lập ProFile Career Dynamics, đồng thời là tác giả của nhiều cuốn sách về kinh doanh, tư vấn nghề nghiệp tại vương quốc Anh. Theo tác giả, loạt bài này sẽ giúp người đọc, nhất là các nhân viên mới, khám phá những khía cạnh khác nhau của thế giới công việc, những cạm bẫy, những tính chất khác biệt, và cả những cơ hội mà phải đến mất nhiều năm, tác giả mới tích lũy và giải mã được chúng. Những bài viết được tác giả đánh giá là mang tính chất phóng khoáng, gợi mở và đối thoại cùng độc giả, do đó mỗi người đọc, tùy theo hoàn cảnh cụ thể của mình mà áp dụng vào thực tế, có thể có những quan điểm khác nhau hoặc không hoàn toàn tán thành với người viết. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc phần 2 của loạt bài viết này! Điều thứ năm: Thu hút sự chú ý và nắm bắt cơ hội thăng tiến Sau một thời gian ngắn làm việc, điều quan trọng đối với bạn là phải nhận ra những ai có thể giúp bạn trên con đường thăng tiến nghề nghiệp của bạn. Hãy xác định họ là những ai và quan trọng hơn nữa là họ nhìn nhận, đánh giá bạn như thế nào? Bởi vì nhiều khi, chất và lượng, tính hoàn hảo của những công việc bạn đã thực hiện được, lại chỉ chiếm một vài phần trăm nhỏ bé trong cơ hội thăng tiến của bạn. Tôi không muốn khuyên rằng bạn phải tỏ ra là kẻ sống xu nịnh và luồn lách, tuy nhiên đã đến lúc bạn phải làm quen, tạo dựng mối quan hệ với những người có đủ tiếng nói và quyền lực để giúp bạn thăng tiến. Dầu sao đi nữa thì bạn vẫn có thể nhận ra được hai lợi ích nhất định trong vấn đề “tế nhị” mà không ai nói ra này: 1. Lợi ích thứ nhất là bạn có thể thu thập được những thông tin hữu ích và tự tạo nên vận may cho chính bản thân bạn. Nhiều khi những mẩu nhỏ thông tin ấy lại chính là cánh cửa mở rộng triển vọng tương lai cho bạn, đặt bạn vào một chỗ đứng xứng đáng vào một khoảng thời gian phù hợp, giúp bạn nhận biết được những điều khác biệt hẳn so với cách nhìn nhận vốn có của bạn. 2. Lợi ích thứ hai là bạn sẽ nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Chúng ta sẽ cùng nhìn nhận vấn đề này dưới góc độ của các cấp quản lý. Những nhà quản lí có
- thâm niên và cấp bậc càng cao thì tính chất quyền lực và địa vị trong họ cũng cao hơn hẳn người khác. Liệu họ có thực sự quan tâm đến việc bạn đã làm việc tuyệt vời hay công việc của bạn có vai trò quan trọng như thế nào hay không? Hay liệu họ có sẵn sàng hướng dẫn tỉ mỉ công việc cho bạn không? Câu trả lời là không! Họ chỉ quan tâm đến thành tích và vị trí của mình thôi. Bạn làm việc tốt bao nhiêu thì những vị quản lí này lại càng có cơ hội để chứng tỏ với các sếp thuộc cấp bậc cao hơn nữa về khả năng điều hành của họ. Bởi vì những lợi ích trên, ngoài những kĩ năng để làm việc thật khoa học và hiệu quả, bạn còn phải thực sự biết cách thu hút sự chú ý của nhà quản lí và nâng cao khả năng thăng tiến của mình: - Hãy thực hiện phương châm “đi sớm về muộn”! Đến nơi làm việc thật sớm hơn so với những đồng nghiệp khác, biết đâu vào một ngày sếp cũng…đến sớm thì hẳn bạn đã ghi điểm rất cao trong mắt sếp. Tương tự như vậy, mọi người sẽ rất chú ý đến bạn khi bạn thường xuyên ở lại sau giờ làm việc muộn hơn. Tuy nhiên, đừng lãng phí những khoảng thời gian này, bạn hãy giải quyết những công việc mà bạn cho là hữu ích cho ngày hôm sau hoặc một số việc riêng của bạn trong công việc. - Mỗi lần gặp sếp, hoặc tình cờ hoặc…cố ý, bạn hãy bỏ túi sẵn…một vài câu hỏi hoặc thắc mắc, gợi ý liên quan đến công việc của bạn hoặc của cả nhóm. Hãy tỏ ra là mình thực sự quan tâm sâu sắc đến vấn đề nào đó. Nhà quản lí của bạn hẳn sẽ hài lòng rất nhiều về tinh thần hăng hái, lòng yêu nghề và ý thức trách nhiệm cao của nhân viên mới. - Cũng là việc đưa ra những yêu cầu được đào tạo thêm về nghiệp vụ. Tuy nhiên bạn hãy cố gắng để có được những lí do thật chính đáng và thuyết phục sếp về tinh thần trách nhiệm trong công việc của bạn. Chẳng hạn như bạn muốn được đào tạo kiến thức về sản phẩm mới của công ty mình, vậy hãy nêu ra một vài dự định về việc bạn sẽ áp dụng những kiến thức mới ấy như thế nào…
- - Bạn sẽ không vô ích khi dành thời gian để thu thập và tìm hiểu thêm các hoạt động của công ty bạn, kể cả những nội dung, vấn đề không hoàn toàn liên quan đến chuyên môn và trách nhiệm của bạn, chẳng hạn như vấn đề nhân sự, hoạt động xã hội…Muốn thăng tiến, đồng nghĩa với việc bạn phải thực sự có hiểu biết sâu rộng hơn những đồng nghiệp khác trong con mắt sếp. Tóm lại, nếu bạn muốn thăng tiến, hãy hành động thật tự nhiên, theo kiểu bản thân bạn vốn đã có những thói quen và phẩm chất tốt đẹp ấy rồi! Điều thứ sáu: Chọn đồng nghiệp mà chơi! Trong mỗi công sở và tổ chức, đều tồn tại rất nhiều loại người tốt và xấu lẫn lộn mà bạn khó có thể phân biệt được. Hãy nhận thức rằng, bạn đến công sở để làm việc chứ không phải để chiều lòng tất cả những con người ở đó. Nói như vậy không có nghĩa là tôi muốn bạn hành động một cách tồi tệ, là cái gai xấu xí trong con mắt của mọi người. Tuy nhiên, bạn hãy biết lựa chọn và nhìn nhận những con người tích cực để có được thái độ đúng đắn và sự hợp tác thiện chí, đồng thời không thoả hiệp với những kẻ xấu. Người xấu có thể là những kẻ hay than vãn, rên rỉ trong công việc, dè bỉu đồng nghiệp, hoặc thường tung tin đồn, đặt điều nói xấu người khác. Đó quả là “những con sâu” làm rầu cả nồi canh ngon, ảnh hưởng xấu đến môi trường làm việc trong công ty. Với họ, công ty và công việc chỉ là nơi để họ trút lên đó những “chất độc hại” của mình. Bạn để ý xem, họ chỉ chầu chực một ai đó đi đến bên cạnh và dành ra một chút thời gian lắng nghe những điều họ nói, và tranh thủ thời cơ ấy để tung ra những điều nhảm nhí và tiêu cực. Những con người ấy, vốn có lòng tự trọng rất thấp, và quả cũng rất khó khăn để họ có thể giữ vững được tính tự trọng trong con người họ. Đừng sa đà vào những “vũng lầy” trong mối quan hệ với những đối tượng này, họ có thể sẽ cản trở và ảnh hưởng xấu đến phẩm chất, động cơ và tinh thần trách nhiệm trong công việc của bạn. Sự nghiệp của bạn không cần đến những hạng người như vậy, bởi vì con đường của bọn họ rồi cũng sẽ chẳng đi đâu vào đâu. Hãy dành thời gian tạo dựng mối quan hệ với những con người có nhiệt huyết, năng nổ làm việc, sống lạc quan và hoà nhã với mọi người. Họ sở hữu những bộ óc
- thông minh, sáng dạ và luôn tràn đầy ý tưởng trong công việc. Bạn nên nhớ “Gần đèn thì rạng”, những đồng nghiệp có biểu hiện tích cực như vậy sẽ là những người hữu ích để bạn học hỏi và thu thập được những điều quý giá và hơn cả là để tạo dựng được mối quan hệ xứng đáng. Con mắt “thần” của các nhà quản lí nhiều kinh nghiệm đủ sức để nhận biết được đâu là những nhân viên tốt và biết làm việc thực thụ, đâu là những kẻ lười biếng suốt ngày than thở và làm phương hại đến công việc chung. Hãy cẩn thận, vì nếu bạn quan hệ với kẻ xấu, bạn sẽ bị “liên đới trách nhiệm” trong con mắt sếp. Còn khi bạn quan hệ, giao lưu với những nhân viên tốt, bạn cũng được xem là một phần hữu ích trong toàn tổ chức rồi đấy! Điều thứ bảy: Mọi người nhìn nhận về bạn thế nào, đó là do bạn! Mọi người trong nơi bạn làm việc sẽ nhìn nhận về bạn theo đúng cách mà bạn đã thể hiện với họ hàng ngày. Nếu bạn thường đến công ty trong bộ dạng xộc xệch, họ sẽ nghĩ bạn quả là một kẻ cẩu thả. Nếu lời nói của bạn có vẻ mang tính “ra lệnh” và điều khiển người khác (mặc dù ý định của bạn không hề như vậy), người ta cũng sẽ cho rằng bạn là kẻ thích sai khiến và điều khiển. Còn một nhân viên mới đến như bạn, tỏ ra luôn kĩ lưỡng, hiệu quả trong mọi công việc được giao, bạn cũng sẽ được ghi nhận xứng đáng. Và, nếu bạn có được những tố chất hứa hẹn về khả năng lãnh đạo và quản lí tốt, bạn sẽ được chú ý ngay! Bởi vậy, hãy thận trọng trong cách ăn mặc, lời ăn tiếng nói và hành động của mình với mọi người trong công ty. Một khi bạn đã dám ước mơ có được một ví trí xứng đáng trong nơi làm việc mới, hãy học hỏi, tập thích nghi với những thói quen và cách hành động đúng như cách mà những người ở vị trí ấy vẫn thường làm. Sẽ không vô ích một chút nào khi bạn cố gắng để hình dung được những viễn cảnh tốt đẹp của mình, và có được cách hành động đúng đắn ngay từ lúc này.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn