intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

10 mẹo để chụp ảnh đường phố

Chia sẻ: Thúy Vi Nguyễn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

128
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ chụp ảnh tĩnh sang chụp ảnh động trên đường phố cũng là một bước tiến quan trọng đối với những người mới làm quen với nhiếp ảnh. Tạp chí nhiếp ảnh Digital Photography School đã tổng hợp 10 mẹo thông dụng nhất có thể áp dụng để chụp ảnh đường phố hiệu quả hơn. 1. Không nên zoom mà dùng ống góc rộng. Không như chụp trong phòng, ảnh đường phố là một cuộc sống sôi động, vì thế, không thể nhìn qua lăng kính cận cảnh kiểu tele mà nên sử dụng ống góc rộng. Rất nhiều người muốn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 10 mẹo để chụp ảnh đường phố

  1. 10 mẹo chụp ảnh đường phố Từ chụp ảnh tĩnh sang chụp ảnh động trên đường phố cũng là một bước tiến quan trọng đối với những người mới làm quen với nhiếp ảnh. Tạp chí nhiếp ảnh Digital Photography School đã tổng hợp 10 mẹo thông dụng nhất có thể áp dụng để chụp ảnh đường phố hiệu quả hơn. 1. Không nên zoom mà dùng ống góc rộng. Ảnh đường phố là một cuộc sống sôi động. Ảnh: Photographyblog.
  2. Không như chụp trong phòng, ảnh đường phố là một cuộc sống sôi động, vì thế, không thể nhìn qua lăng kính cận cảnh kiểu tele mà nên sử dụng ống góc rộng. Rất nhiều người muốn một dải zoom tele kiểu như 70 – 200 mm để có thể đứng từ xa chụp được nhiều thứ mà không sợ làm phiền, nhưng thực tế dải này sẽ còn gây phiền phức nhiều hơn. Thông thường với dải zoom trên, đa phần ống kính sẽ lớn, khiến cho bạn dễ bị chú ý giữa đám đông và với góc nhìn hẹp, bạn buộc phải chĩa thẳng ống kính về phía đối tượng, dễ làm cho đối tượng cảm thấy "nhột" bởi như thể bị chĩa súng vào đầu. Vì thế, việc sử dụng ống góc rộng với lợi thế kích thước nhỏ gọn sẽ dễ dàng giải quyết vấn đề hơn nhiều. Hơn nữa, với góc nhìn lớn, bạn không nhất thiết phải chĩa thẳng vào đối tượng mà vẫn có thể lấy được khung cảnh mình cần. 2. Chụp gần.
  3. Chụp gần để tạo hiệu ứng như là người xem được tham dự vào khung chản có đối tượng. Ảnh: Photographyblog. Chụp gần không có nghĩa là zoom lại gần mà phải đến gần họ, sao cho có thể thấy rõ được vẻ mặt, tinh thần, hay màu da. Chính việc dùng ống kính góc rộng sẽ buộc người chụp phải lại gần hơn đối tượng, tạo nên hiệu ứng làm cho người xem ảnh như được tham dự vào khung cảnh có đối tượng hơn là giống như chỉ đứng xem bên ngoài. Mặt khác, khi chụp quá gần, chính đối tượng lại nghĩ bạn chụp cái gì đó ở sau họ, vì thế lại giúp vẻ mặt và hành động của họ tự nhiên hơn. Các ống kính phục vụ cho mục đích này nên ở khoảng tiêu cự 24 – 28mm (tương đương full-frame) là hợp lý nhất. 3. Luôn nhớ mang theo máy ảnh. Mặc dù đây là một mẹo kinh điển nhưng thực tế không phải ai cũng có thể thực hiện được. Ai cũng viện đủ thứ lý do như máy nặng quá, cồng kềnh quá, vướng víu khó chịu lắm... Nhưng chính việc bỏ lỡ những cơ hội chụp ảnh đẹp mới là cảm giác khó chịu nhất của người mê nhiếp ảnh. Rất nhiều người đã phải hối tiếc cả đời vì trong khi cuộc sống ngay trước mắt có quá nhiều khoảnh khắc đẹp mà người đó nhận ra để rồi lại thấy nó vuột mất chỉ vì không có phương tiện gì để ghi lại. 4. Không quan tâm mọi người nghĩ gì. Một trong số các lý do khi chụp ảnh trên đường phố là nhiều người ngại khi mọi người cứ nhìn vào mình chằm chằm xem mình đang làm gì. Hãy dẹp bỏ được cảm giác ngại ngùng đó, không cần quan tâm xem mọi người xung quanh đang nghĩ gì, hãy chỉ nghĩ tới bạn và đối tượng, bởi nên nhớ phần lớn
  4. những người xung quanh là khách vãng lai, có khi họ sẽ chẳng ban giờ gặp lại bạn lần thứ hai, vì thế việc họ bình luận thế nào đâu có quan trọng. Tất nhiên là "không quan tâm" không có nghĩa là bạn phớt lờ đi tất cả. Vẫn phải chú ý tới một số nguyên tắc giao tiếp xã hội hay một số quy định tại nơi đang chụp, chẳng hạn như không nên cố tình dẫm đạp lên cỏ hay cứ chụp ở những chỗ đã có biển cấm quay phim chụp ảnh. Để vượt qua được nỗi ngại ngùng sợ mọi người nhìn ngó, có một mẹo nhỏ trong xã hội học goi là thử nghiệm khác người. Bạn cứ thử ra giữa một con phố đông và nằm ra đất xem mọi người nói gì, rồi lại đứng đậy đi tiếp. Hoặc giữa khu mua sắm bạn thử dứng im như một bức tượng trong khi mọi người qua lại. Bạn sẽ thấy thực tế là rất ít người quan tâm xem bạn đang làm gì. Sau khi qua được các thử nghiệm này, có thể bạn sẽ cảm thấy tự nhiên hơn trong việc chụp ảnh đường phố. 5. Luôn cười tươi.
  5. Hãy nở một nụ cười thân thiện, bạn sẽ được những phản hồi tích cực. Ảnh:Digitalphotographyschool. Nhớ là luôn nở nụ cười và sẽ thấy nó có ảnh hưởng tới mức nào. Nếu đang chụp ảnh ai mà người đó cứ nhìn chằm chằm vào bạn, hãy thử nở một nụ cười thân thiện, lập tức bạn sẽ được những phản hồi tích cực, kể cả với những đối tượng khó tính nhất. Bằng việc luôn luôn tươi cười, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn và tạo được môi trường xung quanh thân thiện hơn. Bản thân đối tượng cũng cảm thấy tin tưởng hơn bởi lây được một thú vui hơn là căng thẳng không biết người người chụp định săm soi cái gì. 6. Xin phép.
  6. Một số nhiếp ảnh gia đường phố quan niệm rằng ảnh đường phố thực sự phải là ảnh tự nhiên và không được sắp xếp. Tuy nhiên để có được những bức ảnh đẹp, hãy nên tiếp cận đối tượng và xin chụp chân dung của họ. Nói chung mọi người ai cũng thích được chụp ảnh, chỉ là nếu cách tiếp cận càng khép léo và đáng tin cậy thì mọi người càng dễ chấp nhận một cách tự nhiên. 7. Biết tôn trọng. Đây là một ranh giới khá mờ đối với kiểu chụp ảnh đường phố. Chẳng hạn nhiều người có những nguyên tắc nhất định như không chụp những người ăn xin hay không nhà cửa khi họ đang tuyệt vọng phải ngửa tay xin, mặc dù những bức ảnh kiểu này có thể đem đến một cảm xúc nhất định. Hãy nghĩ mỗi khi chụp những bức ảnh kiểu như vậy, thông điệp muốn chuyển tải là gì, hay chỉ đơn thuần khai thác và tận dụng hoàn cảnh đáng thương đó để có được bức ảnh đẹp? Rõ ràng không có ai đánh giá mà chỉ có người chụp tự đánh giá mình mà thôi. 8. Tìm kiếm những so sánh hài hước. Chụp ảnh đường phố nếu khéo léo có thể kết hợp với nhiều kiểu chụp ảnh khác để tạo nên những bức ảnh so sánh đầy hài hước hay vui vẻ. Ví như có thể chụp chân dung một người mà đầu bị che bởi một ngọn đèn, hoặc giơ chân đạp nghiêng tháp Pisa… hay tìm những tương phản so sánh kiểu như hai người cao thấp đứng cạnh nhau hay có những vẻ mặt biểu lộ cảm xúc khác nhau. 9. Chụp ảnh kiểu kể chuyện.
  7. Hãy tưởng tượng mình là một đạo diễn và đang cố xây dựng một kịch bản thú vị bằng hình ảnh. Ảnh: Digitalphotographyschool. Hãy tưởng tượng mình là một đạo diễn và đang cố xây dựng một kịch bản thú vị bằng hình ảnh. Ai trong ảnh sẽ đóng vai chính, ai vai phụ, diễn viên chính sẽ hành động thế nào, trong hoàn cảnh ra sao, cảm xúc nào sẽ làm cảm hứng chính cho khung cảnh... Hãy thử đặt mình vào vị trí người xem xem họ sẽ chỉ nhìn lướt qua những tấm hình hay sẽ chăm chú nhìn và tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện định kể. Hãy tự hỏi mình những câu hỏi đó và đi tìm câu trả lời trong mỗi lần chụp ảnh. 10. Thực hành.
  8. Mẹo cuối đồng thời cũng là bài học kinh điển nhất trước khi trở thành nhiếp ảnh gia thuộc bất kỳ lĩnh vực nào là chỉ có thực hành. Kể cả khi đã trang bị cho mình hàng loạt mẹo hay lý thuyết chụp ảnh, thì bức ảnh đẹp cũng là những cảnh ở ngoài xã hội, ở trên đường chứ không phải nằm trên giấy hay trên màn hình máy tính. Bất kể máy của bạn là gì, DSLR, du lịch hay thậm chí là điện thoại... hãy mang ra đường phố để tìm kiếm cơ hội, và khi chăm chỉ tìm kiếm, cơ hội tự nhiên sẽ đến với mình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0