intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

100 câu hỏi đáp tim mạch

Chia sẻ: Phan Cảnh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:68

193
lượt xem
34
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu 100 câu hỏi đáp tim mạch tập hợp 100 câu hỏi xoay quanh các bệnh về tim mạch mà con người thương gặp như: suy tim, khó thở, hẹp van hai lá, bệnh tim bẩm sinh, nối động mạch vành, bệnh thông liên nhĩ,... Đây là tài liệu tham khảo dành cho sinh viên y khoa và những người bị bệnh tim.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 100 câu hỏi đáp tim mạch

  1. Câu hỏi 1: Tôi hay bị hồi hộp đánh trống ngực, đó có phải là bị bệnh tim mạch không? Xin cho biết những biểu hiện thường gặp của bệnh tim mạch? Trả lời: Hồi hộp đánh trống ngực là một triệu chứng không đặc hiệu xuất hiện khi có bất thường về nhịp đ ập của quả tim. Các bất thường về nhịp đập của quả tim như ngoại tâm thu, bỏ nhịp, nhịp tim nhanh hoặc nhịp tim không đều. Để chẩn đoán chính xác liệu có bất thường về nhịp tim hay không, người bệnh c ần được làm điện tim đồ hoặc điện tim đồ ghi trong thời gian 24 giờ. Một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng hồi hộp đánh trống ngực như: căng thẳng tâm lý, cường tuyến giáp, tác dụng phụ c ủa một s ố lo ại thuốc, bệnh lý động mạch vành, bệnh lý cơ tim hoặc bệnh lý van tim. Đôi khi thầy thuốc không tìm được nguyên nhân gây ra hồi hộp đánh trống ngực, lúc đó cần hỏi xem người bệnh có dùng chất cafein nh ư coffee, chè, cacao, chocolate, soda… hay không, mặt khác cần hỏi về tiền sử sử dụng thuốc như thuốc nhỏ mũi… Một số biểu hiện thường gặp của bệnh tim mạch được mô tả sau đây: - Khó thở: là cảm giác khó khăn khi tiến hành động tác thở. Nếu bạn thấy xuất hi ện khó th ở không tương xức với mức độ hoạt động thể lực, khó thở xuất hiện đột ngột bạn cần phải đi khám bác sỹ. - Đau thắt ngực: bất kì cơn đau nào như bóp nghẹt ở giữa ngực kéo dài hơn hai phút đều có thể là biểu hiện của bệnh lý tim mạch. Ban cần gọi điện cho bác sỹ và đi khám bệnh ngay lập tức. - Ngất: một số rối loạn nhịp tim hoặc bệnh lý mạch cảnh… có thể gây ra ngất. Cần cấp cứu người bệnh bị ngất tại chỗ trước khi chuyển người bệnh tới bệnh viện. - Phù: thường gặp phù mắt cá chân do các bệnh lý tim mạch. Cần đưa người bệnh đi khám đ ể xác định nguyên nhân gây ra phù chân. - Tím tái: là hiện tượng đổi màu phớt xanh của da và niêm mạc do máu không được bão hòa oxy đầy đủ. Tím tái thường thấy ở đầu các ngón tay và quanh môi. Tương tự như phù, tím tái là một dấu hiệu hơn là một triệu chứng của bệnh tim mạch. - Đau cách hồi: là một dấu hiệu khá đặc hiệu của bệnh động mạch chi dưới. Người bệnh có biểu hiện mỏi chân và đau hoặc chuột rút khi đi lại, sau khi nghỉ thì đỡ đau chân. Độ dài, quãng đường đi hoặc mức độ đau, thời gian hồi phục phản ánh mức độ nặng nhẹ của bệnh tắc động mạch chi dưới. Cần đưa người bệnh đi khám để điều trị kịp thời. Câu hỏi 2: Các biểu hiện cảnh báo bệnh tim mạch cần cấp cứu là gì? Xin cho biết cách phát hiện và đối phó khi gặp tình huống đó? Trả lời: Một số biểu hiện cảnh báo bệnh lý tim mạch cần cấp cứu như sau: - Đau thắt ngực: bệnh nhân đau ngực dữ dội, cảm giác bị bóp nghẹt trong lồng ngực, vị trí cơn đau thường ở phía sau xương ức, đau lan lên vai trái, mặt trong cánh tay trái hoặc lan ra sau l ưng… Đây là biểu hiện nghi ngờ bệnh nhồi máy cơ tim. Khi gặp người bệnh có biểu hiện triệu chứng như trên, bạn cần gọi người giúp đỡ đồng thời gọi cấp cứu 115 để họ xử trí ban đầu và đ ưa người bệnh t ới bệnh
  2. viện, nếu không gọi được cấp cứu 115, bạn cần đưa người bệnh tới bệnh viện ngay lập t ức, không đ ể người bệnh tự đi khám. - Các biểu hiện ngừng tuần hoàn: người bệnh đột ngột ngất xỉu, mất phản ứng xung quanh, gọi hỏi không biết, ngừng thở, tím tái toàn thân, đôi khi có biểu hiện co giật hoặc mềm nhũn, có th ể xu ất hiện đại tiểu tiện không tự chủ. Bạn cần gọi người hỗ trợ và gọi cấp cứu 115 ngay lập t ức. Đ ồng th ời b ạn cần ép tim – thổi ngạt cho người bệnh ngay. Tư thế ép tim như sau: người cấp c ứu quỳ bên c ạnh nạn nhân. Đặt hai tay của người cấp cứu (bàn tay phải trên mu bàn tay trái) lên 1/3 d ưới x ương ức c ủa nạn nhân, ấn mạnh đồng thời cả hai tay cho lồng ngực nạn nhân xẹp xuống. Bạn cần ép tim liên tục thậm chí không cần động tác hà hơi thổi ngạt nếu bạn một mình cấp cứu nạn nhân. - Các dấu hiệu đột quỵ như đột ngột tê hoặc yếu nửa người (một bên tay chân), ngất hoặc hôn mê, mất hoặc rối loạn khả năng nói, rối loạn thị giác, đột ngột mất thăng bằng và phối hợp các động tác, đau đầu dữ dội, nôn không rõ nguyên nhân. Nếu người bệnh có một trong các triệu chứng trên, cần đ ưa người bệnh tới ngay bệnh viện hoặc phòng cấp cứu gần nhất. - Khó thở: người bệnh đột ngột khó thở dữ dội, vã mồ hôi. Cần gọi người cấp cứu và gọi cấp c ứu 115 ngay lập tức. Đồng thời, bạn cho người bệnh nằm đầu cao, cho người bệnh thở oxy nếu có. - Đau đột ngột chân hoặc tay: Người bệnh đi đau đột ngột chân hoặc tay, đau dữ dội. Chân hoặc tay đau lạnh, nhợt hơn so với bên đối diện. Đây có thể là biểu hiện t ắc đ ộng mạch c ấp tính c ủa chân ho ặc tay. Khi gặp người bệnh có biểu hiện này, bạn cần đưa người bệnh đi cấp c ứu ngay l ập t ức đ ể ph ẫu thuật lấy cục huyết khối trong lòng mạch ở chân hoặc tay của người bệnh. Câu hỏi 3: Bệnh tim có di truyền không? Chồng mới cưới của em gái tôi bị bệnh hở van hai lá do thấp tim, vậy cháu tôi có thể bị bệnh tim không? Trả lời: Hầu hết các bệnh lý tim đều không phải là bệnh di truyền. M ột số b ệnh lý tim nh ư bệnh cơ tim giãn, bệnh cơ tim phì đại hoặc hội chứng Brugada … có tính chất gia đình. Thấp tim hay còn gọi là Thấp khớp cấp hoặc Sốt thấp (Rheumatic Fever) là m ột trong những bệnh của hệ miễn dịch mô liên kết, nguyên nhân gây b ệnh là do nhi ễm vi khuẩn liên cầu có khả năng gây tan máu nhóm A (Streptocucus A) t ại đ ường hô h ấp trên. Biến chứng thường gặp của Thấp tim là tổn thương van tim trong đó hay g ặp nhất là tổn thương van hai là và tổn thương van động mạch chủ. Tổn th ương trên van tim có thể gặp hở van tim hoặc hẹp van tim hoặc vừa hẹp vừa h ở van tim. T ổn thương van tim là hậu quả của bệnh thấp tim và vì thế bệnh lý này không di truyền cho con cái. Để phòng tránh bệnh thấp tim cần gi ữ vệ sinh môi tr ường sạch s ẽ, tránh sống ở nơi ẩm thấp, không để nhiễm lạnh cho trẻ em. Một khi trẻ có d ấu hi ệu c ủa viêm đường hô hấp trên, trẻ cần được điều trị triệt để và sớm. Nếu trẻ có các bi ểu hiện đau khớp thì cần đưa ngay trẻ đến khám ở các cơ sở y tế. Câu hỏi 4: Động mạch vành là gì? Chức năng của nó ra sao? Trả lời: Động mạch vành là hệ thống mạch máu có chức năng nuôi dưỡng quả tim. Tuần hoàn động mạch vành là
  3. tuần hoàn dinh dưỡng tim. Mỗi quả tim của chúng ta có hai động mạch vành: đ ộng mạch vành phải và động mạch vành trái, các động mạch vành này xuất phát từ gốc động mạch chủ qua các trung gian là các xoang Valsalva và chạy trên bề mặt quả tim. Động mạch vành trái chạy một đoạn ngắn (1 – 3cm) sau đó chia thành 2 nhánh lớn là động mạch liên thất trước và động mach mũ, đoạn ngắn đó đ ược g ọi là thân chung động mạch vành. Như vậy, hệ thống động mạch vành có ba nhánh lớn làm nhiệm vụ nuôi dưỡng tim là: động mạch liên thất trước, động mach mũ và động mạch vành phải. Từ ba nhánh lớn này cho ra rất nhiều các nhánh động mạch nhỏ hơn như các nhánh vách, nhánh chéo, nhánh bờ… sẽ có nhiệm vụ mang máu giàu oxy từ động mạch chủ đi nuôi dưỡng tất cả các cấu trúc trong quả tim. Khi bị bệnh lý động mạch vành, dòng máu từ động mạch vành tới cơ tim giảm sút, khi đó cơ tim không nhận đ ủ oxy và xuất hiện triệu chứng cơn đau thắt ngực. Câu hỏi 5: Tôi 30 tuổi, nhịp tim thường xuyên 90 nhịp/phút, vậy có làm sao không? Trả lời: Trong cuộc đời của mỗi người, trung bình trái tim đập khoảng hai nghìn tỉ lần (10 12). Ở người lớn, mỗi phút tim đập trung bình từ 60 đến 100 nhịp. Khi trái tim đập trên 100 nhịp/phút gọi là nhịp tim nhanh, khi trái tim đập dưới 50 nhịp/phút gọi là nhịp tim chậm. Trong lúc ngủ, nhịp tim trung bình c ủa ng ười l ớn là từ 50 đến 90 nhịp/phút. Có người cho rằng nhịp tim khi nghỉ càng chậm (ở tần số cho phép) thì càng khỏe mạnh. Một số người khác cho rằng thước đo sức khỏe của trái tim là thời gian trái tim đ ập trở l ại bình th ường sau khi g ắng sức, tim càng nhanh chóng đập chậm trở lại sau gắng sức, trái tim của bạn càng khỏe mạnh. Bạn 30 tuổi, nhịp tim là 90 nhịp/phút là bình thường. Câu hỏi 6: Những nguyên nhân nào gây ra bệnh tim mạch? Trả lời: Có nhiều yếu tố trong cuộc sống được chứng minh làm tăng khả năng xuất hiện và tiến triển bệnh lý tim mạch. Những yếu tố này được gọi là yếu tố nguy cơ của bệnh lý tim mạch. Các yếu tố đó là: - Hút thuốc: hút thuốc là hoặc hút thuốc lào đều là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý động mạch vành, tăng huyết áp, bệnh động mạch ngoại biên… - Ít hoạt động thể lực: lười hoạt động thể lức làm tăng khả năng xuất hiện bệnh tăng huyết áp, bệnh động mạch vành… - Thừa cân: thừa cân là yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh đ ộng mạch vành. Bạn cần duy trì cân năng ở mức hợp lý. - Căng thẳng (stress): các căng thẳng trong cuộc sống, các stress tâm lý đều đ ược chứng minh làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch. - Tăng cholesterol máu: tăng cholesterol máu làm thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch, nó là yếu t ố làm tăng khả năng mắc bệnh tăng huyết áp, bệnh lý động mạch cảnh, động mạch chủ, đ ộng mạch vành, động mạch chi dưới. - Tăng huyết áp: tăng huyết áp là kẻ giết người thầm lặng, nó là yếu tố nguy c ơ làm xuất hi ện và tiến triển bệnh lý động mạch vành, bệnh động mạch chủ, bệnh động mạch ngoại biên… Bạn cần đi ều trị tăng huyết áp theo phác đồ của bác sỹ tim mạch để làm giảm nguy cơ tiến triển bệnh lý tim mạch.
  4. - Đái tháo đường: bệnh lý này là yếu tố nguy cơ rất mạnh mắc các bệnh lý tim mạch như bệnh lý động mạch vành, bệnh động mạch cảnh, bệnh động mạch chủ và bệnh động mạch ngoại biên… Nếu bạn bị đái tháo đường, bạn cần tuân thủ điều trị bệnh này nghiêm ngặt để tránh biến chứng tim mạch. - Yếu tố gia đình: một số bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp, bệnh lý cơ tim giãn, bệnh c ơ tim phì đại, hội chứng Brugada có tính chất gia đình. - Tuổi: nam giới trên 55 tuổi hoặc nữ giới trên 65 tuổi có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp. - Giới tính nam Câu hỏi 7: Tôi năm nay 50 tuổi, tiền sử khỏe mạnh, hút thuốc lá, huyết áp 150/60 mmHg. Khả năng tôi bị bệnh tim như thế nào? Làm sao ước tính được nguy cơ bị bệnh tim mạch? Trả lời: Bạn có hai yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng xuất hiện bệnh lý tim mạch đó là hút thu ốc là và tăng huyết áp. Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến làm tăng nguy cơ m ắc và t ử vong do b ệnh lý tim mạch, các nguy cơ này tăng lên t ỷ lệ thuận với khối lượng b ạn hút thuốc và th ời gian b ạn hút thuốc. Để làm giảm nguy cơ tim mạch, bạn cần kiên quyết bỏ hút thuốc ngay l ập t ức. Tăng huyết áp là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim m ạch nh ư bệnh động m ạch vành, bệnh động mạch chủ, bệnh động mạch ngoại biên… Điều trị tăng huyết áp h ợp lý làm giảm nguy cơ mắc bệnh và tử vong do bệnh lý tim mạch. Để ước tính nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch trong vòng 10 năm, người ta s ử d ụng thang đi ểm Framingham. Thang điểm Framingham được tính riêng cho nam gi ới và nữ giới, các thông s ố trong thang điểm bao gồm: tuổi, tình trạng hút thuốc, huyết áp tâm thu, n ồng đ ộ cholesterol và nồng độ HDL. Sau khi tính tổng điểm ta dễ dàng quy ra ph ần trăm nguy c ơ m ắc bệnh lý tim mạch trong vòng 10 năm tới cho người bệnh. Trường hợp của bạn, để tính nguy cơ tim mạch bạn cần đi khám bác s ỹ chuyên khoa tim m ạch, làm xét nghiệm cholesterol và HDL máu để ước tính nguy cơ m ắc bệnh lý tim m ạch. THANG ĐIỂM FRAMINGHAM CHO NAM GIỚI Tuổi Điểm 20-34 -9 35-39 -4 40-44 0 45-49 3 50-54 6 55-59 8 60-64 10 65-69 11 70-74 12 75-79 13 CT Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm (mmol/l) (20-39 tuổi) (40-49 tuổi) (50-59 tuổi) (60-69 tuổi) (70-79 tuổi
  5. 5,2-6,2 7 5 3 1 0 6,3-7,2 9 6 4 2 1 >7,3 11 8 5 3 1 Hút thuốc Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm 20-39 tuổi 40-49 tuổi 50-59 tuổi 60-69 tuổi 70-79 tuổi Không 0 0 0 0 0 Có 8 5 3 1 1 HDL-C mg/dl (mmol/l) Điểm ³ 60 mg/dl (1,6 mmol/l) -1 50-59 mg/dlết áp tâm thu ( mmHg) Huy (1,3-1,5 mmol/l) Không 0 ều trị đi Có điều trị 40-49 mg/dl (1,0-1,2 120 < mmol/l) 01 0 120-129 < 40 mg/dl (1,0 mmol/l) 02 1 130-139 1 2 140-159 1 2 >160 2 3 Điểm tổng cộng Nguy cơ 10 năm Điểm tổng cộng Nguy cơ 10 năm
  6. CT (mmol/l) Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm 20-39 tuổi 40-49 tuổi 50-59 tuổi 60-69 tuổi 70-79 tuổi 7,3 13 10 7 4 2 Hút thuốc lá Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm 20-39 tuổi 40-49 tuổi 50-59 tuổi 60-69 tuổi 70-79 tuổi Không 0 0 0 0 0 Có 9 7 4 2 1 HDL-C mg/dl (mmol/l) Điểm ³ 60 mg/dl (1,6 mmol/l) -1 50-59 mg/dl (1,3-1,5 mmol/l) 0 40-49 mg/dl (1,0-1,2 mmol/l) 1
  7. Khói thuốc có rất nhiều chất độc như nicotin, hắc ín, formaldehyt, cyanid… Hút thuốc lá không những làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch, đột quỵ, ung thư mà còn làm tăng nguy c ơ mắc bệnh lý răng miệng, bệnh lý đường ruột, giảm khả năng tình dục… Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến làm tăng nguy cơ mắc và tử vong do bệnh lý tim mạch, các nguy cơ này tăng lên tỷ lệ thuận với khối lượng bạn hút thuốc và thời gian bạn hút thuốc. Nếu b ạn muốn làm cho trái tim mình khỏe mạnh hơn hãy từ bỏ thói quen hút thuốc ngay lập tức. Bỏ thuốc là không hề dễ dàng. Theo thống kê, có 70% người hút thuốc muốn bỏ thuốc lá nhưng chỉ có 5% số người này thành công. Vậy một số lời khuyên cho bạn khi bạn muốn bỏ thuốc thành công: Bạn hãy nói với bác sỹ của bạn về việc bạn muốn bỏ hút thuốc và xin lời khuyên từ bác sỹ. Sử dụng nicotine từ kẹo cao su, thuốc xịt họng để thay thế nicotin từ thuốc lá. Lưu ý không nên hút thuốc lá khi đang dùng nicotin thay thế. Chọn một ngày đặc biệt để tiến hành bỏ hút thuốc và bạn kiên quyết với bản thân cũng như nh ững người thân của bạn rằng bạn thực sự muốn bỏ thuốc Nếu lần đầu bạn chưa bỏ thuốc lá thành công, bạn đừng từ bỏ quyết tâm của mình, mình người bỏ thuốc lá sau vài lần cố gắng. Hãy thay đổi thói quen hàng ngày, bạn hãy vứt gạt tàn thuốc lá đi, bạn hãy quyét dọn nhà của, gi ặt quần áo hoặc đi giã ngoại với gia đình, bạn bè. Một đến ba tuần sau khi bỏ thuốc lá, bạn sẽ thấy bồn chồn, lo âu, khó chịu, khó ngủ, mất ng ủ, thèm ăn nhiều, đau đầu… sau đó các triệu chứng đó hết dần. Câu hỏi 9: Tôi 57 tuổi, nam giới, cao 167 cm nặng 75 kg. Như vậy có béo quá không? ảnh hưởng đến bệnh tim mạch không? Trả lời: Béo phì có thể được định nghĩa đơn giản là sự dư thừa lượng chất béo trong c ơ thể t ừ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong do bệnh lý tim mạch. Cách đơn giản để đánh giá sự dư thừa l ượng chất béo trong cơ thể là tính chỉ số khối cơ thể (BMI – Body Mass Index). Chỉ số khối cơ thể được tính bằng cách lấy cân nặng (tính theo kg) chia cho bình phương chiều cao (tính theo m). (Tham khảo: Atlas of CARDIOMETABOLIC RISK). Bạn cao 167 cm, nặng 75 kg; chỉ số khối cơ thể của bạn là 26,9. Như vậy bạn được xếp vào béo phì mức độ I. Những người thừa cân, béo phì có nguy cơ rất cao mắc bệnh tăng huyết áp, tăng cholesterol máu và các rối loạn lipid máu khác, tăng nguy cơ bị đái tháo đường, bệnh tim mạch, đột quỵ và cả ung thư. Giảm cân nặng đồng nghĩa với việc làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Tình trạng BMI (kg/m2) Nguy cơ Thiếu cân < 18,5 Tăng Bình thường 18,5 – 24,9 Bình thường Thừa cân 25 – 29,9 Tăng Béo phì độ I 30,0 – 34,9 Cao
  8. Béo phì độ II 35,0 – 39,9 Cao hơn Béo phì độ III > = 40 Rất cao Câu hỏi 10: Tôi béo quá (45 tuổi, cao 157 cm nặng 89 kg). Tôi muốn giảm cân nhưng khó quá, có thuốc nào giảm cân tốt không? Làm thể nào để giảm cân hiệu quả? Trả lời: Bạn cao 157 cm, nặng 89 kg; chỉ số khối cơ thể của bạn là 36,1 như vậy bạn được xếp vào nhóm béo phì mức độ II. Bạn có nguy cơ cao mắc bệnh lý tim mạch vì vậy bạn nên giảm cân để giảm nguy cơ mắc. Một điều chắc chắn rằng trong việc giảm cân nặng, nói thường luôn luôn dễ hơn thực hiện nó. Sau đây là một số lời khuyên cho bạn trong việc thực hiện mục tiêu giảm cân nặng: - Tránh ăn thức ăn nhiều chất béo. - Tránh ăn thức ăn chế biến sẵn: do chúng chứa nhiều muối, calo… - Tập thể dục: bạn cần tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày và đều đặn các ngày trong tuần. - Bạn cần xác định mức BMI mà bạn muốn đạt được. BMI lý tưởng là từ 18,5 – 24,9. - Bạn cân định kì một lần một tuần hoặc một lần mõi hai tuần, bạn đừng cân hàng ngày. - Bạn đừng để bị đói quá. - Bạn nên ăn chậm. - Bạn không nên bỏ ăn sáng - Bạn không nên ăn khi xem ti vi - Tránh ăn trước khi đi ngủ. - Bạn nên sử dụng thức ăn có lợi cho tim mạch. Câu hỏi 11: Tại sao và Nên tập thể dục như thế nào là tốt cho tim mạch? Trả lời: Tập thể dục thường xuyên không những giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch mà còn làm cho bạn cảm thấy khỏe khoắn và thoải mái hơn trong cuộc sống! Nếu bạn tập thể dục 30 đến 60 phút mỗi ngày và tập thể dục hầu hết các ngày trong tuần, bạn sẽ gi ảm được nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch, kiểm soát được các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, tăng cholesterol máu và béo phì. Một số nhà nghiên cứu còn chứng minh rằng ngay cả khi bạn tập thể dục với c ường đ ộ nhẹ như đi b ộ, chăm sóc cây cảnh, làm vườn… bạn cũng đã giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
  9. Tập thể dục mặt khác còn giúp bản giảm căng thẳng trong cuộc sống, khỏe hơn, ngủ ngon hơn và ăn ngon miệng hơn. Trong các hình thức tập thể dục thì đi bộ được chứng minh rất tốt cho sức khỏe tim mạch, bạn có thể đi bộ mọi nơi, mọi lúc với các tốc độ khác nhau. Các hình thức tập thể dục khác như đi xe đạp, tập yoga, bơi… cũng rất tốt cho tim mạch. Bạn đừng để vấn đề tuổi tác làm nặng đôi vai mình, người cao tuổi vẫn rất cần tập thể dục, hãy trao đổi với bác sỹ của bạn về hình thức, thời gian tập thể dục. Bạn nên ngừng tập thể dục nếu bạn cảm thấy: đau ngực, đau lưng, đau vai, hoa mắt, chóng mặt, bu ồn nôn, khó thở, mệt, nhịp tim đập nhanh hoặc đập chậm… hoặc khi bạn thấy bạn bị nói ngắt quãng khi đang tập thể dục. Câu hỏi 12: Chế độ ăn uống như thế nào là tốt cho bệnh tim mạch? Trả lời: Các nhà khoa học chứng minh chế độ ăn hợp lý sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch. Một số điểm cần lưu ý trong chế độ ăn phù hợp với sức khỏe tim mạch như sau: - Giảm muối: chế độ ăn giảm muối giúp giảm và kiểm soát tăng huyết áp. - Giàu kali: thiếu kali làm ảnh hưởng tới huyết áp, gây rối loạn nhịp tim. Chế độ ăn bổ sung kali giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả hơn. Các thức ăn giàu kali bao gồm chuối, cam, lê, mận chín… - Nhiều rau, trái cây, ngũ cốc.. - Tránh thức ăn chế biến sẵn. - Dùng dầu ăn thay vì dùng mỡ động vật để tránh chất béo bão hòa. - Mua thịt chưa chế biến, bạn chế biến bằng đồ không có chất béo bão hòa và transfat. - Tránh thức ăn và đồ uống có nhiều đường. - Bạn đừng dùng bơ kèm mayonaise khi chế biến thức ăn, bạn chỉ nên dùng một trong hai thứ này mà thôi. - Bạn có thể uống rượu với lượng rượu vừa phải - Nếu có thể, bạn nên đến bác sỹ dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ ăn hợp lý. - Chế độ ăn vùng Địa Trung Hải giúp làm giảm yếu tố nguy cơ tim mạch. Nguyên lý của chế đ ộ ăn này là: nhiều rau, nhiều quả, nhiều cá ăn kèm với bánh mì, ngũ cốc, khoai tây, đ ậu, c ủ, sữa chua… ngoài ra chế độ ăn này có rất ít thịt, ít chất béo (bơ, dầu dừa, dầu cọ, thịt) thay vào đó là nhi ều ch ất béo không bão hòa (dầu ôliu); cuối cùng chế độ ăn này kèm theo một chút rượu đỏ. Tôi bị bệnh động mạch vành mạn tính đang dùng thuốc theo đơn bác sỹ. Gần đây tôi
  10. được giới thiệu nhiều về các thực phẩm chức năng? Xin cho biết có thể dùng thực phẩm chức năng này thay được không? lợi ích thực sự với bệnh tim mạch như thế nào? Trả lời: Thực phẩm chức năng được người Nhật sử dụng đầu tiên trong những năm 1980 đ ể chỉ những thực phẩm chế biến có chứa những thành phần tuy không có giá trị dinh dưỡng nhưng giúp nâng cao sức khoẻ cho người sử dụng. Bộ Y tế Việt Nam định nghĩa thực phẩm chức năng: là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh. Như vậy, thực phẩm chức năng khác với thuốc, thuốc là những sản phẩm để điều trị và phòng bệnh, được chỉ định để nhằm tái lập, điều chỉnh hoặc sửa đổi chức năng sinh lý của cơ thể. Thực phẩm chức năng được dùng để hỗ trợ điều trị chứ không thể thay thế hoàn toàn thuốc trong các chế độ điều trị bệnh. Bạn bị bệnh động mạch vành mạn tính, bạn cần phải điều trị thuốc thường xuyên và liên t ục. Các thuốc điều trị bệnh động mạch vành được chứng minh làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, suy tim, đột quỵ, tử vong. Thực phẩm chức năng chỉ có tác dụng hỗ trợ chế độ điều trị không được thay thế thuốc điều trị, đặc biệt là các thuốc tim mạch. Hiện nay có nhiều loại thực phẩm chức năng khác nhau được quảng cáo trên thị trường tuy nhiên chưa có loại thực phẩm chức năng nào được chứng minh là mang lại hiệu quả thực sự cho bệnh nhân tim mạch. Hãy hỏi ý kiến bác sỹ của bạn trước khi dùng một số tiền lớn để mua thực phẩm chức năng. Hãy nhớ thực phẩm chức năng chỉ có tác dụng HỖ TRỢ điều trị chứ không thay thế hoàn toàn các sản phẩm thuốc. Câu hỏi 14: Uống rượu có ảnh hưởng đến tim mạch không? Trả lời: Có nhiều người cho rằng nếu bị bệnh tim mạch thì không nên uống rượu dù chỉ một chút r ượu cũng không được. Điều này là hoàn toàn sai lầm. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng uống một chút rượu, đặc biệt là rượu vang đỏ trong bữa ăn rất có lợi cho sức khỏe tim mạch. Uống rượu vang đỏ với một lượng vừa phải giúp cải thiện sức khỏe tim mạch do r ượu vang đ ỏ có kh ả năng: - Tăng HDL (một loại cholesterol có lợi cho tim mạch do làm giảm xơ vữa động mạch). - Giảm huyết áp. - Ngăn cản hình thành huyết khối. - Ngăn ngừa quá trình xơ vữa động mạch gây ra bởi LDL (loại cholesterol xấu). Vậy, uống rượu bao nhiêu rượu vang đỏ là đủ? Bạn nên uống 2 – 3 ly r ượu vang mỗi ngày. Một nghiên cứu tại đại học Bordeaux (Pháp) chứng minh rằng, với một lượng rượu vang như vậy, bạn sẽ giảm được 30% nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân, 35% nguy cơ tử vong do bệnh lý tim mạch, 18 – 24% nguy cơ tử vong do ung thư. Hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo nữ giới và nam giới trên 65 tuôi không nên uống quá 5 – ounce rượu hàng ngày, nam giới dưới 65 tuổi không nên uống quá 5 ounce r ượu mỗi ngày. Người ta thấy rằng rượu vang đỏ có các chất chống quá trình oxi hóa và giúp bảo vệ mạch máu và trái tim.
  11. Câu hỏi 15: Uống café có ảnh hưởng đến tim mạch không? Trả lời: Một vài thập kỷ gần đây, các nhà khoa học tiến hành nhiều nghiên cứu nhằm tìm hiểu vi ệc uống café mang lại lợi ích hay mang đến nguy cơ cho sức khỏe trái tim. Các nhà khoa học chứng minh r ằng u ống café với một lượng vừa phải (một vài cốc mỗi ngày) là có lợi cho tim mạch do café có thể mang l ại một số lợi ích sau: - Café có thể làm giảm nguy cơ mắc đái tháo đường typ 2 - Café có thể làm giảm nguy cơ bị sỏi mật - Café có thể làm giảm khả năng mắc ung thư đại tràng - Café làm tăng khả năng nhận thức - Café làm giảm nguy cơ tổn thương gan ở những bệnh nhân bị bệnh gan - Café làm giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson - Café còn làm tăng khả năng dẻo dai của vận động viên Café có các lợi ích đó do hạt café chứa nhiều chất chống oxi hóa từ đó giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch, ung thư, đái tháo đường, đột quỵ. Tuy nhiên, café cũng có một số nhược điểm sau: - Trong thành phần của café có cafein là một chất gây nghiện mức độ nhẹ. Sử dụng quá nhiều café có thể gây ra hồi hộp, bồn chồn, run tay chân cho một số người. Mặt khác, cafein làm tăng t ần s ố tim, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim. Uống quá nhiều café có thể làm tăng cholesterol. Hầu hết các nghiên cứu lớn chứng minh rằng rất ít người gặp phải các tác dụng khó chịu c ủa café. Vì vậy, bạn có thể uống café với một lượng vừa phải mỗi ngày. Câu hỏi 16: Tôi bị bệnh tim, có nên tránh ra ngoài khi thời tiết lạnh quá không? Trả lời: Những bệnh nhân bị bệnh tim nên cẩn thận khi ra ngoài trong thời tiết lạnh do: - Khi thời tiết lạnh, nhu cầu cơ thể cần giữ được nhiệt độ ấm, tim cần phải làm việc nhiều hơn để đưa oxy tới các mô trong cơ thể, việc này làm cho trái tim đang bị bệnh phải gồng mình làm vi ệc nặng hơn. Mặt khác khi đi ngoài trời lạnh, những cơn gió lạnh càng làm bạn mất nhiệt nhiều hơn, tim b ạn càng phải làm việc nhiều hơn, điều này là không tốt cho trái tim của bạn. - Thời tiết lạnh làm các mạch máu co lại, điều này đặc biệt nguy hiểm ở những bệnh nhân bị tăng huyết áp, khi đó huyết áp sẽ cao hơn và có thể gây ra biến cố tim mạch. - Thời tiết lạnh và tăng nguy cơ hình thành huyết khối trong lòng động mạch. - Mặt khác, thời tiết lạnh làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp, từ đó làm tăng nguy c ơ t ổn thương tim mạch.
  12. Như vậy, khi bạn bị bệnh tim, trong thời tiết lạnh, bạn nên giữ cơ thể ấm áp, tránh ra ngoài trời lạnh. Câu hỏi 17: Lo lắng có ảnh hưởng đến bệnh tim mạch không? Trả lời: Lo lắng có nhiều tác động xấu tới bệnh lý tim mạch. Các lo lắng, căng thẳng cấp tính có thể gây ra tắc cấp tính động mạch như động mạch vành. Các lo lắng, căng thẳng kéo dài có thể làm tăng huyết áp. Các lo lắng về tâm lý, tình c ảm làm mất tính ổn đ ịnh đi ện của tim từ đó có thể gây ra rối loạn nhịp tim và ngừng tim. Tuy nhiên có một điều thú vị là, các lo lắng căng thẳng lại tác động khác nhau tới mỗi người, ở người này các lo lắng căng thẳng gây ra tình trạng chán nản, đau đớn nhưng với một số người khác, các căng thẳng lo lắng làm cho họ càng thêm hăng hái. Để kiểm soát được các lo lắng, căng thẳng, bước đ ầu tiên, b ạn cần biết nguyên nhân gây ra nó sau đó bạn sẽ học cách để đối phó với nó. Kinh nghiệm để vượt qua các lo lắng, căng thẳng: - Hãy giữ cho cuộc sống của bạn cân bằng - Hãy học cách chấp nhận những việc bạn không thể làm được - Hãy học cách nói “không” khi cần thiết Câu hỏi 18: Bố tôi 85 tuổi, huyết áp là 160/80 mmHg, có phải là bình thường theo tuổi không? Xin cho biết phân mức độ THA. Trả lời: Huyết áp là áp lực của dòng máu đi nuôi cở thể. Nhờ có huyết áp cơ thể tạo ra dòng tuần hoàn mang oxy và chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Bình thường, huyết áp cả người trưởng thành là dưới 120/80 mmHg. Khi huyết áp của bạn là 140/90 mmHg hoặc cao hơn, bạn đã bị tăng huyết áp (THA). Nếu bạn bị tiểu đường hoặc bị bệnh thận, con s ố huyết áp tốt nhất là dưới 130/80 mmHg. Nếu huyết áp của bạn cao hơn ngưỡng này, bạn đã bị coi là tăng huyết áp và cần phải điều trị. Bố bạn 85 tuổi, huyết áp là 160/80 mmHg. Như vậy bố bạn đã bị tăng huyết áp và bố bạn cần đ ược bác sỹ điều trị bệnh tăng huyết áp. Có nhiều cách phân loại tăng huyết áp. Chúng tôi xin giới thiệu cách phân loại tăng huyết áp theo Tổ chức Y tế Thế giới và theo khuyến cáo của Hội Tim mạch Việt Nam năm 2008: Khái niệm HA tâm thu (mmHg) HA tâm trương (mmHg) HA tối ưu < 120 và < 80 HA bình thường < 130 và < 85 Bình thường - cao 130 - 139 Và/hoặc 85-89 Tăng Huyết áp Giai đoạn I 140 - 159 Và/ hoặc 90 - 99 Giai đoạn II 160 - 179 Và/ hoặc 100 - 109 Giai đoạn III >= 180 Và/hoặc >=110
  13. Câu hỏi 19: Nguyên nhân gây ra THA là gì? Trả lời: Tăng huyết áp không phải là bệnh thần kinh, không phải là do căng thẳng thần kinh. Khoảng 90 – 95% các trường hợp tăng huyết áp không tìm thấy nguyên nhân nhưng có một số yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh tăng huyết áp, các yếu tố này được gọi là yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp. Yếu tố nguy cơ có thể điều chỉnh được: - Thừa cân và béo phì: người có chỉ số khối cơ thể (BMI) là 23 hoặc cao hơn - Ăn nhiều muối - Hút thuốc lá: gây co mạch và tăng xơ vữa động mạch - Uống rượu nặng và thường xuyên - Thiếu vận động: cuộc sống tĩnh lặng dễ dẫn đến thừa cân, tăng huyết áp - Stress: các căng thẳng trong cuộc sống cũng làm ảnh hưởng tới huyết áp. Các yếu tố nguy cơ không thể điều chỉnh được: - Chủng tộc: Người Mỹ gốc Phi cơ tăng huyết áp hơn người Cancasians. - Di truyền: nếu bố mẹ hoặc người ruột thịt của bạn bị tăng huyết áp, bạn có nguy cơ bị bệnh này cao hơn. - Tuổi: tuổi càng cao bạn càng dễ bị tăng huyết áp. Có khoảng < 10% số người bị tăng huyết áp tìm thấy nguyên nhân gây bệnh, các bệnh nhân này được gọi là tăng huyết áp thứ phát (THA có căn nguyên). Một số nguyên nhân gây THA thứ phát gồm có: - Các bệnh lý về thận: viêm cầu thận, sỏi thận, hẹp động mạch thận… - Nội tiết: cường tuyến giáp, cường tuyến yên, u vỏ hoặc tủy thượng thận… - Bệnh lý mạch máu và tim: hở van động mạch chủ, hẹp eo động mạch chủ, Takayasu… - Nhiễm độc thai nghén. Câu hỏi 20: THA ảnh hưởng gì? Trả lời: Tăng huyết áp là một bệnh lý tiến triển âm thầm và gây ra nhiều biến chứng có thể ảnh h ưởng t ới tu ổi thọ và chất lượng cuộc sống của chúng ta. Tăng huyết áp có thể ảnh hưởng đến cơ thể bạn bằng nhiều cách khác nhau. Thông thường, tăng huyết áp làm tăng gánh nặng cho tim và động mạch của bạn. Tim của bạn phải làm việc nặng hơn trong th ời
  14. gian dài nên tim có xu hướng to ra, giãn ra và dày thành tim lên, dần dần sẽ gây ra hậu quả suy tim. Tăng huyết áp thúc đẩy và gây ra xơ vữa động mạch. Đây là bệnh lý nguy hiểm gây ra nhiều biến chứng tim mạch (tai biến mạch não, nhồi máu cơ tim…). Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ đột quỵ, ngoài ra tăng huyết áp còn có thể làm tổn thương thận, mắt. Nếu bạn bị tăng huyết áp, hãy nghe theo lời khuyên vủa bác sỹ. Hầu hết các trường hợp tăng huyết áp có thể kiểm soát hiệu quả bằng thuốc và từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh và biến c ố tim mạch do tăng huyết áp. Các biến chứng thường gặp của THA có thể tóm tắt ngắn ngọn như sau: Biến chứng tim: - Cấp tính: phù phổi cấp, NMCT cấp… - Mạn tính: dày thành tim trái, suy vành mạn, suy tim… Biến chứng mạch não: - Cấp tính: xuất huyết não, tắc mạch não, TBMN thoáng qua, bệnh não do THA… - Mạn tính: tai biến mạch não, tai biến mạch não thoáng qua… Thận: đái máu, đái ra protein, suy thận… Mắt: phù võng mạc, xuất huyết, xuất tiết võng mạc, động mạch võng mạc co nhỏ… Biến chứng động mạch: tách thành động mạch chủ, bệnh động mạch ngoại biên… Câu hỏi 21: Tôi năm nay 35 tuổi, nữ giới, HA là 170/90 mmHg. Như vậy có phải bị THA nặng không? Tôi phải làm gì? Theo phân loại của Ủy ban phòng chống tăng huyết áp Hoa Kỳ (JNC-VI) và WHO – ISH cũng như khuyến cáo của Hội Tim mạch học Việt Nam năm 2008 (bảng dưới đây) thì với số đo huyết áp của bạn là 170/90 mmHg, bạn bị THA giai đoạn II. Khái niệm HA tâm thu (mmHg) HA tâm trương (mmHg) HA tối ưu < 120 và < 80 HA bình thường < 130 và < 85 Bình thường - cao 130 - 139 Và/hoặc 85-89 Tăng Huyết áp Giai đoạn I 140 - 159 Và/ hoặc 90 - 99 Giai đoạn II 160 - 179 Và/ hoặc 100 - 109 Giai đoạn III >= 180 Và/hoặc >=110 Đánh giá một bệnh nhân THA không chỉ đơn thuần dựa vào trị số huyết áp mà còn cần đánh giá mức đ ộ
  15. ảnh hưởng của THA lên các cơ quan trong cơ thể và mức độ dao động của huyết áp trong ngày. THA gây ra nhiều biến chứng đối với tất cả các hệ cơ quan: tim mạch (suy tim, bệnh động mạch vành…), não (tai biến mạch não, bệnh não do THA…), thận (đái ra protein, suy thận…), mắt và các động mạch ngoại vi… Thêm vào đó, huyết áp thay đổi khác biệt quá nhiều giữa các thời điểm trong ngày làm tăng nguy c ơ x ảy ra tai biến. Chính vì vậy bạn cần được khám và đánh giá đầy đủ tình trạng bệnh của mình. Khi đã được chẩn đoán là THA bạn cần được điều trị. Ở mức THA giai đoạn I có thể bắt đ ầu v ới thay đổi lối sống và chế độ ăn. Nếu không hiệu quả mới cần dùng thuốc. Tuy nhiên, bạn ở mức THA giai đoạn II, bạn cần đến gặp bác sỹ để có lời khuyên và chỉ định điều trị hợp lý. Trường hợp của bạn bị THA ở độ tuổi 35 được coi là tăng huyết áp ở người trẻ. Nếu như có đến 95% trường hợp THA ở người lớn tuổi không có nguyên nhân, chỉ khoảng 5% có nguyên nhân thì ở người trẻ, tỉ lệ tăng huyết áp có nguyên nhân cao hơn so với người lớn tuổi. Các nguyên nhân đó có thể là: viêm cầu thận mạn, suy thận mạn, hẹp động mạch thận, cường giáp, u tủy thượng thận, hẹp eo đ ộng mạch ch ủ, do thuốc… Trong đó một số nguyên nhân khi được loại bỏ, huyết áp của bạn có thể tr ở về bình thường (khỏi bệnh). Chính vì vậy bạn cần phải đến khám bác sỹ chuyên khoa tim mạch để tìm hiểu nguyên nhân gây tăng huyết áp, từ đó có những biện pháp điều trị hợp lý nhất. Câu hỏi 22: Tôi bị THA, cần phải ăn uống và tập luyện như thế nào? Mục đích và nguyên tắc chung trong điều trị bệnh tăng huyết áp là phải phối hợp việc thay đ ổi l ối s ống và kiểm soát được huyết áp mục tiêu ở mức < 140/90mmHg, những bệnh nhân có kết hợp đái tháo đường hoặc suy tim, suy thận phải kiểm soát huyết áp với huyết áp mục tiêu thấp hơn 130/85mmHg. Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, vấn đề ăn uống và tập luyện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc điều trị bệnh và phòng ngừa biến chứng của bệnh. Trong những trường hợp mới bị tăng huyết áp ở mức độ nhẹ chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn và tăng cường tập luyện đã cải thiện đáng kể tình trạng bệnh (còn gọi là chế độ điều trị tăng huyết áp không dùng thuốc). Còn trong những tr ường hợp THA giai đoạn II, III, việc thay đổi chế độ ăn và lựa chọn hình thức tập luyện hợp lý là bắt buộc để phối hợp với điều trị bằng thuốc. Chế độ ăn Bạn cần phải ăn nhạt với lượng muối không quá 6g/ngày vì ăn mặn sẽ gây giữ nước trong máu, gây tăng huyết áp. Cần hạn chế ăn nhiều các thức ăn chế biến sẵn như giò, chả, đồ xông khói, các món muối (dưa muối, cà muối), tẩm ướp, vì trong quá trình chế biến thường cho nhiều muối. Cần hạn chế tối đa chất béo trong khẩu phần ăn. Không ăn thịt mỡ, bơ, loại bỏ hết mỡ nhìn th ấy trong quá trình chế biến, không ăn nước xào, canh xương, canh cá chưa vớt hết váng mỡ, không ăn da các lo ại gia súc, gia cầm, hạn chế ăn dầu thực vật vì có chứa nhiều calo, uống sữa đã tách bơ. Hạn chế tối đa dùng đường, bánh kẹo ngọt, uống rượu bia, không hút thuốc lá. Tăng cường ăn rau quả xanh, trái cây, chú ý ăn các thức ăn có chứa nhiều kali và magiê và các nguyên tố vi lượng khác như khoai tây, rong biển, chuối, dưa hấu, dứa. Nếu người bị tăng huyết áp và thừa cân thì phải thực hiện chế độ ăn giảm calo, điều chỉnh cân nặng về mức hợp lý. Nếu bạn trong trường hợp này nên tìm lời khuyên cụ thể của các bác sỹ dinh dưỡng. Chế độ tập luyện thể dục thể thao Các nhà tim mạch hàng đầu thế giới đã khẳng định rằng tập luyện, rèn luyện sức khoẻ là một trong những phương pháp chữa bệnh tăng huyết áp hữu hiệu không dùng thuốc. Cơ sở sinh lý c ủa rèn luyện sức khoẻ ở bệnh nhân tăng huyết áp là điều hòa lượng cholesterol máu, kìm chế xơ vữa đ ộng mạch, làm
  16. giãn và tăng tính đàn hồi của các mạch máu trong các cơ hoạt động và giảm sức cản máu ngoại biên - kết quả là giảm huyết áp. Nhưng bạn cũng cần phải nhớ rằng, phải qua 2-3 tháng t ập luyện thường xuyên huyết áp mới bắt đầu hạ xuống, bởi vậy tập luyện đòi hỏi phải kiên trì. Chương trình tập luyện ở bệnh nhân tăng huyết áp mang tính cá nhân, phụ thuộc vào mức đ ộ tăng huyết áp và các yếu tố khác như: đi bộ nhanh và chạy sức khỏe là phương pháp hữu hiệu làm giảm huyết áp ở những bệnh nhân có biểu hiện tăng huyết áp độ I, II. Tuỳ theo tình trạng sức khỏe của bạn mà có thể tập đi bộ nhanh, chạy bước nhỏ, hay tập luân phiên giữa đi bộ nhanh và chạy bước nhỏ. Nguyên tắc t ập luyện chung là thường xuyên, liên tục và nâng dần tốc độ hoặc thời gian tập. Bạn nên duy trì chế độ luyện tập đều đặn ít nhất là 30-45 phút/ngày và hầu hết các ngày trong tuần. Câu hỏi 23: Tôi bị THA, uống thuốc huyết áp thì đo HA về bình thường. Tôi có thể dừng uống thuốc không? Bạn có biết rằng Tăng huyết áp được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng”? Bởi vì bệnh di ễn bi ến âm thầm, ít có các biểu hiện lâm sàng, do vậy rất nhiều bệnh nhân chủ quan không theo dõi và đi ều tr ị đến khi xảy ra những biến chứng nặng nề thì đã muộn và lúc đó họ mới thấy đ ược vai trò vô cùng quan trọng của việc điều trị đúng và đủ. Việc điều trị tăng huyết áp nhằm hai mục đích: ngăn ngừa lâu dài các biến chứng; nếu đã xảy ra các biến chứng thì điều trị tích cực chống tái phát và hạn chế tối đa tiến triển của bệnh. Tóm l ại, thu ốc đi ều tr ị tăng huyết áp có vai trò như người gác cổng, không để cho huyết áp của bạn lên cao và gây ra tai biến. Chính vì vậy, nguyên tắc quan trọng nhất trong điều trị THA là điều trị lâu dài nếu không muốn nói là “suốt đời”. Tuy nhiên, nói thì dễ nhưng thực hiện mới là khó, đa số các bệnh nhân không tuân thủ điều trị theo nguyên tắc này vì chủ quan cảm thấy mình không có biểu hiện gì bất thường, vì e ngại các tác dụng phụ của thuốc khi dùng lâu dài hoặc vì cảm thấy dùng thuốc đều đặn hàng ngày là một việc phiền phức. Nhưng bạn cần hiểu rằng, trong quá trình bạn uống thuốc, con số huyết áp trở về bình thường thì đó mới chỉ đạt mục tiêu điều trị, và con số huyết áp trở về bình thường là nhờ vào việc bạn uống thuốc đều đặn hàng ngày, do vậy bạn không được ngừng điều trị, khi muốn thay đổi thuốc phải hỏi ý kiến bác sĩ c ủa bạn. Khi bạn tự ngưng điều trị tăng huyết áp thì sẽ bị tái phát huyết áp ở mức như trước khi điều trị hay thậm chí còn cao hơn và đây là thời điểm thường xảy ra các biến chứng tim mạch như nhồi máu c ơ tim, đ ột quỵ… vì bạn cần luôn ghi nhớ rằng THA lâu dài đã làm cho thành mạch máu c ủa bạn yếu, x ơ v ữa và kém đàn hồi. Chính vì thế, khi huyết áp tăng cao đột ngột trở lại, thành mạch của bạn dễ dàng nứt vỡ, là nguồn gốc của các biến chứng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ… Vì vậy, dù huyết áp có bình thường, dù bạn cảm thấy khoẻ mạnh, làm việc và sinh hoạt bình thường thì bạn vẫn phải duy trì uống thuốc đều đặn, có như vậy mới đạt được mục đích điều trị như đã nêu trên. Câu hỏi 24: Tôi nam giới 60 tuổi, bị THA, bác sỹ kê đơn Betaloc ZOK 50 mg/ngày. Xin hỏi nếu uống thuốc này lâu dài có lo ngại gì không? Betaloc ZOK là thuốc thuộc nhóm chẹn beta giao cảm. Sử dụng thuốc Betaloc ZOK nói riêng hay nhóm thuốc chẹn beta lâu dài có thể ảnh hường đến chức năng của một số cơ quan trong c ơ thể, thường g ặp là:
  17. - Chuyển hóa và cân nặng: bất thường xét nghiệm chức năng gan, tăng cân. - Tâm thần-thần kinh: gây trầm cảm, mất ngủ, lo âu, ngủ gà, rối loạn chức năng sinh dục. Ngoài ra, cũng có thể gặp một số tác dụng phụ trong giai đoạn sử dụng sớm hoặc kéo dài như co th ắt phế quản (gây ra các cơn khó thở), lạnh tay chân, hạ huyết áp thư thế (cảm giác xây xẩm mặt mày, mệt, khó chịu khi thay đổi tư thế), chậm nhịp tim (cảm thấy mệt, hụt hơi, đếm mạch thấy chậm, đặc biệt hay gặp về đêm)... Khi gặp những dấu hiệu, triệu chứng bị tác dụng phụ nêu trên bạn phải thông báo và đi khám l ại bác sĩ ngay từ đó bác sĩ của bạn sẽ quyết định có nên tiếp tục dùng thuốc hay điều chỉnh liều thuốc để hạn chế tối đa các tác dụng phụ này hoặc thay đổi sang thuốc khác tùy vào mức đ ộ c ần thi ết chỉ đ ịnh dùng thu ốc và mức độ nghiêm trọng của tác dụng phụ. Câu hỏi 25: Tôi bị THA, có thể hoạt động tình dục được không? Hoạt động tình dục là một phần không thể thiếu của cuộc sống. Tuy nhiên khi đã bị tăng huyết áp rồi thì liệu còn có thể hoạt động tình dục không và nếu có thì quan hệ tình dục nên như thế nào là câu hỏi mà đa số bệnh nhân đều thắc mắc nhưng không phải ai cũng dám hỏi và tâm sự cùng bác sỹ. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng hoạt động tình dục là một gắng sức vừa phải, có thể coi nh ư một động tác thể dục nhẹ nhàng chính vì vậy với những bệnh nhân tăng huyết áp giai đoạn I và II vẫn có thể giao hợp bình thường. Thậm chí, hoạt động tình dục lại có lợi với những bệnh nhân này vì đây nh ư là một cách luyện tập nhẹ nhàng. Những bệnh nhân có trị số huyết áp thường xuyên quá cao cần phải lưu ý điều trị cho ổn đ ịnh r ồi mới quan hệ để tránh tai biến. Còn với những bệnh nhân tăng huyết áp giai đoạn III, có suy tim hoặc đau thắt ngực thì c ần h ạn chế và hỏi ý kiến bác sĩ. Bệnh nhân tăng huyết áp cần lưu ý là trong sinh hoạt tình dục, bạn có thể bị r ối loạn cương d ương do những thay đổi ở mạch máu hoặc tác dụng phụ của thuốc hạ áp. Một số thuốc hạ áp có thể gây gi ảm chức năng tình dục như metoprolol, prazosin v.v... Tuy nhiên bạn không nên vội vàng dừng thuốc. Đ ừng ngại ngùng hỏi bác sĩ về chuyện này và luôn phải cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ c ủa việc dùng thu ốc. Thông thường, việc điều chỉnh về loại thuốc hay liều dùng sẽ giúp giải quyết vấn đề này. Điều cuối cùng chúng tôi muốn nói là khó có thể vượt qua những trở ngại mà bệnh tật gây ra đ ối v ới hoạt động tình dục nếu bệnh nhân không có sự cảm thông, khích lệ, giúp đỡ của người vợ hoặc người chồng. Chính vì vậy hãy cùng nhau trao đổi về nhu cầu tình dục và các mối lo ngại sẽ đương đầu tốt hơn với bệnh tật. Sự gần gũi và thẳng thắn sẽ giúp cả hai sớm bắt đầu lại đời sống tình dục và có c ảm giác dễ chịu hơn. Hai người cũng có thể trò chuyện với nhân viên y tế về những lo lắng chung này. Câu hỏi 26: Tôi 50 tuổi, nam giới, vừa qua được khám sức khỏe định kỳ, bác sỹ có nói là mỡ trong máu cao, nhưng tôi lại thấy có một thành phần HDL-C thấp hơn bình thường, vậy có đúng không? Xin cho biết các thành phần trong mỡ máu và ảnh hưởng đến các bện Cholesterol và triglycerid máu là các thành phần chất béo ở trong máu. Chúng thường đ ược gọi là các thành phần của mỡ máu hay chính xác hơn là lipid máu. Tất cả chúng ta đều có cholesterol và triglycerid trong máu. Các cholesterol thường có nguồn gốc từ thức
  18. ăn của chúng ta, tuy nhiên cơ thể có thể tạo ra tất cả các cholesterol cần thiết. Triglycerid máu có ngu ồn gốc từ thức ăn do chúng ta ăn vào. Sau khi ăn chất béo (mỡ), triglycerid và cholesterol được hấp thu vào tế bào ruột dưới dạng acid béo và cholesterol tự do (chuyển hóa lipid ngoại sinh). Trong cơ thể các cholesterol cũng được tổng hợp tại các tế bào gan (chuyển hóa lipid nội sinh). Vì không tan trong nước nên để tuần hoàn được trong huyết tương, các lipid phải đ ược kết hợp với các protein dưới dạng phức hợp phân tử lớn gọi là lipoprotein. Có 6 loại lipoprotein khác nhau về tỷ trọng, nhưng có 2 loại được quan tâm nhất là Lipoprotein t ỷ trọng thấp (LDL-C: Low Density Lipoprotein Cholesterol) và Lipoprotein tỷ trọng cao (HDL-C: High Density Lipoprotein Cholesterol). Trong đó, Lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL-C) là một loại cholesterol có hại vì LDL có vai trò chuyên chở cholesterol từ gan đi khắp cơ thể, nên nếu các t ế bào c ủa cơ thể không thu nhận, cholesterol thừa lưu thông trong máu sẽ tích tụ và tạo thành mảng xơ vữa trong lòng đ ộng mạch. Còn Lipoprotein tỷ trọng cao (HDL-C) là một loại cholesterol có ích vì HDL có nhiệm vụ thu dọn, chuyên chở cholesterol dư thừa không cần thiết trở về gan để phần lớn biến đổi thành acid mật và bài tiết theo mật ra khỏi cơ thể. Như vậy HDL làm giảm nguy cơ gây xơ vữa, do đó còn được gọi là “bạn tốt bảo vệ tim”. Ngoài ra còn có Lipoprotein có tỷ trọng rất thấp (VLDL: very low density lipoprotein) chủ yếu do gan, một phần nhỏ do ruột tổng hợp, mang nhiều triglycerid nội sinh. “Mỡ trong máu cao” là cách nói thường ngày của dân ta để ám chỉ tình trạng các chất béo có trong máu như cholesterol, triglycerid vượt quá giới hạn bình thường. Tuy nhiên nếu đúng phải gọi là rối loạn lipid máu vì có một thành phần chất béo là lipoprotein tỷ trọng cao (HDL-C) không tăng mà lại giảm là có hại, đúng như câu hỏi bạn đã nêu ra. Câu hỏi 27: Tôi được chẩn đoán là rối loạn lipid máu, xin cho biết chế độ ăn uống và tập luyện như thế nào để phòng tránh? Các biện pháp điều trị không dùng thuốc/thay đổi lối sống là biện pháp cơ bản trong điều trị rối loạn lipid máu. Thay đổi lối sống một cách tích cực có thể phòng ngừa sự tiến triển hoặc thậm chí có thể làm thoái triển bệnh. · Chế độ ăn: Thay đổi chế độ ăn là một bước có tính chất quyết định trong điều trị rối loạn lipid máu. Mục tiêu chung là ăn giảm acid béo, đơn giản là ăn giảm chất béo bão hòa chủ yếu có nguồn gốc từ đ ộng vật, ăn nhi ều các chất béo có nguồn gốc từ thực vật. Ngoại trừ dầu dừa, dầu cọ và thịt các loại giáp xác như tôm, cua có chứa nhiều chất béo bão hòa. Chế độ ăn kiêng kiểu miền Địa trung hải "A Mediterranean-type diet" được cho là chế đ ộ ăn có tác dụng bảo vệ tối ưu, đặc biệt sau khi bạn bị nhồi máu cơ tim. Bạn nên ăn nhiều chất xơ, nhiều rau tươi, nhiều cá, ít thịt và muối, "không ngày nào là không ăn hoa quả". Không ăn bơ và cream, ăn dầu ôliu. Dầu cá có chứa acid béo ômêga-3 làm giảm tỷ lệ bị đột tử, làm tăng tuổi thọ và có tác dụng bảo vệ đ ặc bi ệt giai đoạn sau nhồi máu cơ tim. Với các bệnh nhân chỉ tăng cholesterol máu: kiêng ăn mỡ lợn, mỡ gà, dầu dừa, dầu cọ, các phủ tạng động vật như gan, lòng, óc, bầu dục... các thịt tạp vụn như cổ, cánh, da... Hạn chế ăn trứng gà, vịt. Với các bệnh nhân có tăng cả triglycerid kèm theo thì phải kiêng thêm đường, mứt, mật, bánh kẹo, r ượu và các đồ uống có chất cồn. Hạn chế các chất bột như bánh mì, cơm gạo... Các thức ăn nên dùng là d ầu
  19. đậu nành, các lọai rau quả tươi, cá, thịt nạc. Bệnh nhân có bệnh tăng huyết áp kèm theo, đặc biệt đối với người lớn tuổi cần một chế đ ộ ăn giảm muối. · Uống rượu vừa phải: Uống rượu nhiều làm tăng nguy cơ bị các bệnh tim mạch như bệnh động mạch vành, đột quỵ do làm tăng lượng triglyceride trong máu và làm tăng huyết áp. Không nên uống quá 20-30g ethanol/ngày đ ối với nam giới và 10-20g ethanol/ngày với nữ giới. Uống rượu với lượng vừa phải (đặc biệt là rượu vang đỏ) có tác dụng bảo vệ tim do làm tăng l ượng HDL-C và tác dụng chống oxy hóa. · Giảm cân và tập thể dục: Giảm cân sẽ giảm được sự rối loạn lipid máu trên bệnh nhân thừa cân và có lợi đối với các bệnh đi kèm như tiểu đường, tăng huyết áp... Giảm cân bằng cách ăn kiêng, tăng cường tập thể dục, giảm lượng rượu hàng ngày ở những người nghiện rượu thừa cân và giảm ăn muối. Tập thể dục là rất quan trọng, nó có thể làm giảm được LDL-C và tăng HDL-C. Tập thể d ục còn làm giảm cân nặng, giảm huyết áp, và giảm nguy cơ bệnh mạch vành. Bạn nên thường xuyên tập thể dục ở mức vừa phải như đi bộ, chạy bộ, hoặc bơi lội trong 30-45 phút, 3- 4 lần mỗi tuần. Mức độ tập luyện phải tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bạn. Câu hỏi 28: Tôi đang được dùng thuốc hạ lipid máu tên là Crestor 10 mg/ngày. Xin cho biết lợi ích và những tác dụng phụ? Có những loại thuốc nào khác điều trị được bệnh này không? 1. Crestor là sản phẩm của công ty dược phẩm AstraZeneca có thành phần là rosuvastatin. Đây là thuốc thuộc nhóm statin, có những lợi ích sau: · Điều trị rối loạn lipid máu: Tăng cholesterol máu nguyên phát hoặc rối loạn lipid máu hỗn hợp: là một liệu pháp hỗ trợ cho chế độ ăn kiêng khi bệnh nhân không đáp ứng đầy đủ với chế độ ăn kiêng và các liệu pháp không dùng thuốc khác (như tập thể dục, giảm cân). Tăng cholesterol máu gia đình kiểu đồng hợp tử: dùng hỗ trợ cho chế độ ăn kiêng và các biện pháp đi ều trị giảm lipid khác hoặc khi các liệu pháp này không thích hợp. · Phòng ngừa tiên phát bệnh lý tim mạch Crestor đã chứng minh làm giảm nguy cơ bị tai biến mạch não, nhồi máu cơ tim ở những bệnh nhân không bị bệnh mạch vành hoặc rối loạn lipid máu nhưng lại đi kèm các yếu tố sau: 1) tuổi trên 50 v ới nam và trên 60 với nữ, 2) hsCRP ≥ 2 mg/L và 3) có ít nhất một trong các yếu tố nguy c ơ là tăng huy ết áp, HDL-C thấp, hút thuốc lá, tiền sử gia đình có người mắc bệnh mạch vành. · Phòng ngừa thứ phát bệnh tim mạch
  20. Crestor được chứng minh làm giảm quá trình vữa xơ động mạch 2. Tuy nhiên cũng giống như bất kỳ loại thuốc nào khác, Crestor cũng có một số tác dụng phụ sau: Các phản ứng ngoại ý được ghi nhận khi dùng Rosuvastatin (Crestor) thường nhẹ và thoáng qua. Trong các nghiên cứu lâm sàng có đối chứng, có dưới 4% bệnh nhân điều trị bằng Rosuvastatin rút khỏi nghiên cứu do biến cố ngoại ý. Hiếm gặp các phản ứng quá mẫn kể cả phù mạch. Rối loạn hệ thần kinh: Thường gặp: nhức đầu, chóng mặt. Rối loạn hệ tiêu hoá: Thường gặp: táo bón, buồn nôn, đau bụng. Rối loạn da và mô dưới da: Ít gặp: ngứa, phát ban và mề đay. Rối loạn hệ cơ xương, mô liên kết và xương: Thường gặp: đau cơ. Hiếm gặp: bệnh cơ, tiêu cơ vân. Các rối loạn tổng quát: Thường gặp: suy nhược. 3. Các thuốc điều trị rối loạn lipid máu bao gồm 5 nhóm chủ yếu: · Nhóm thuốc statin: Thuốc ngăn chặn tổng hợp cholesterol tại gan bằng cách ức chế cạnh tranh hoạt động của men HMG-CoA reductase, làm giảm tổng hợp cholesterol ở toàn bộ cơ thể · Thuốc gắn acid mật (resin): Thuốc làm tăng gắn cholesterol với acid mật, do vậy thuốc làm tăng thải cholesterol qua đường mật · Thuốc ức chế ly giải lipid (Nicotinic acid): Thuốc làm giảm sự di chuyển acid béo tự do từ các tổ chức mỡ, do vậy gan sẽ có ít nguyên liệu để tổng hợp ra cholesterol. · Nhóm thuốc fibrat: Thuốc làm tăng ly giải lipid ở ngoại biên và giảm sản xuất triglycerid ở gan. · Thuốc ức chế hấp thu cholesterol (Ezetimibe): Thuốc có tác dụng ức chế hấp thu cholesterol một cách có chọn lọc ở ruột non. Câu hỏi 29: Tôi bị bệnh đái tháo đường và động mạch vành đã được đặt stent 2 năm, hiện nay đang được điều trị bằng thuốc hạ lipid máu, nhưng hiện nay xét nghiệm thấy LDL-C đã là 2,3 mmol/l, như vậy đã ổn chưa, tôi có thể dừng thuốc được không? Điều trị rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường đóng vai trò vô cùng quan trọng trong phòng ngừa nguyên phát và thứ phát những biến chứng tim mạch nhất là bệnh động mạch vành. Trong số các thuốc điều trị rối loạn lipid máu thì thuốc nhóm statin được chứng minh là có lợi ích rõ rệt hơn cả. Hầu hết các khuyến cáo đều nêu rõ với bệnh nhân bị đái tháo đường, mục tiêu LDL-C cần hạ đ ược xuống dưới 2,6 mmol/l khi chưa có biểu hiện bệnh động mạch vành và dưới 1,8 mmol/l ở bệnh nhân đã rõ bệnh đ ộng mạch vành. Vì vậy với mức LDL-C là 2,6 mmol/l thì bạn vẫn phải tiếp t ục dùng thuốc hạ lipid máu ít nhất cho tới khi LDL-C đạt được mục tiêu nêu trên.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2