intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

1001 cách huy động vốn trong thời buổi khó khăn

Chia sẻ: Dinh Chi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

116
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xác định việc vay vốn của ngân hàng trong thời điểm hiện tại là vô cùng khó khăn và mạo hiểm, nhiều DN đã tự tìm cách vừa “bơi”, vừa “chống”, vừa “trụ” trong tình hình thiếu thốn đủ bề hiện nay. VTC News đã tiếp cận và được các ông chủ doanh nghiệp chia sẻ 1001 cách huy động vốn trong thời điểm khó khăn hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 1001 cách huy động vốn trong thời buổi khó khăn

  1. 1001 cách huy động vốn trong thời buổi khó khăn (VTC News) – Xác định việc vay vốn của ngân hàng trong thời điểm hiện tại là vô cùng khó khăn và mạo hiểm, nhiều DN đã tự tìm cách vừa “bơi”, vừa “chống”, vừa “trụ” trong tình hình thiếu thốn đủ bề hiện nay. VTC News đã tiếp cận và được các ông chủ doanh nghiệp chia sẻ 1001 cách huy động vốn trong thời điểm khó khăn hiện nay. 1. Vốn từ trong “nhà” Trong bối cảnh lãi suất lên cao, đầu ra sản phẩm khó khăn, đối tượng có thể huy động vốn với “chính sách linh hoạt” đầu tiên mà các ông chủ doanh nghiệp nghĩ đến là người thân, gia đình và bạn bè. Anh Lê Đình Đình – Giám đốc Công ty Cổ phần Nha khoa mới cho hay: “Chuỗi khủng hoảng của tôi thực sự bắt đầu từ sự kiện động đất tại Nhật Bản khi giá vật
  2. liệu nhập từ nước này tăng và thiếu nguồn cung. Bao nhiêu vốn liếng dồn hết vào để nhập một lô hàng lớn nhằm tránh đứt hàng.Khách hàng thì nợ đọng nên mọi khó khăn thể hiện rõ từng ngày”. Anh Đình cũng cho hay, khi nguồn tài chính dự phòng của công ty có dấu hiệu khan, công ty cũng đã làm đủ thủ tục để xin vay vốn ngân hàng song không được vì nhiều lý do. Giữa lúc khó khăn, anh Đình đã nghĩ đến việc “năng nhặt chặt bị”, thay vì vay 1 khoản lớn từ ngân hàng anh đã vay những khoản nhỏ hơn từ phần tiết kiệm dư thừa của những người thân 2 bên gia đình: Ai có vàng cho vay vàng, có tiền vay tiền, có đô la vay đô la và đều tính theo lãi suất cao nhất của ngân hàng. Theo anh Đình, điều quan trọng nhất là uy tín của cá nhân với người thân và đảm bảo giữ đúng lời hứa.Dù là “người trong nhà” nhưng mọi thủ tục vay và trả lãi suất định kỳ vẫn được làm nghiêm chỉnh, bài bản.Có như vậy thì mỗi khi khó khăn, cần đến sự giúp đỡ của mọi người cũng dễ. Mọi hỗ trợ từ phía người thân, gia đình, bạn bè đều trở nên quý giá trong bối cảnh thắt chặt tín dụng từ ngân hàng như hiện nay. (Ảnh internet)
  3. Hình thức vay này nhìn chung là đơn giản vì không cần phải thế chấp tài sản do dựa trên mối quan hệ thân thiết giữa người vay và người cho vay. Song nếu doanh nghiệp không hạch toán nguồn vốn này như một khoản vay chính thức thì rất dễ đến tình trạng chủ sở hữu tín dụng tự ý quyết định hoạt động vốn.Đã có nhiều doanh nghiệp bị phá sản và thua lỗ, mối quan hệ quý báu cũng bị tổn hại. 2. Thiết lập nghiệp vụ mua – bán chịu, gối vốn Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại Việt Hàn Lý Văn Quang thì cho rằng nên chia sẻ tình hình khó khăn của công ty với các đối tác, bạn hàng thân thiết. Điều này vừa giúp các bên hiểu nhau hơn lại còn có thể tìm ra hướng tháo gỡ chung. Ông Quang chia sẻ: Trước đây, mỗi lần nhập hàng là sản phẩm giấy dán tường cao cấp thì công ty của anh luôn phải trả trước 50% tiền đặt cọc, sau khi nhận đầy đủ thì lập tức phải thanh toán tiếp 50% còn lại. Nhưng từ tháng 2/2011 trở lại đây, tình hình kinh doanh chậm, hàng đọng nhiều nên các đơn đặt hàng cũng thưa hơn trước.Bản thân anh đã trực tiếp trao đổi với chủ hàng và đề nghị chia sẻ khó khăn. Kết quả sau đó khá mĩ mãn khi 2 bên đạt được thỏa thuận chung là phía bên mua chỉ cần đặt cọc 30% và được thanh toán chậm 1 tháng thay vì phải ngay lập tức như trước đây. Khoảng thời gian giãn nợ 30 ngày đối với doanh nghiệp, theo anh Quang là hết sức quý giá vì có thể xoay xở được nhiều việc. Nhưng để có được sự hỗ trợ từ đối tác như thế này thì doanh nghiệp phải có lịch sử thanh toán minh bạch, rõ ràng. Mặt khác, đây cũng là lúc các doanh nghiệp nên tận dụng và phát huy vai trò của các Hiệp hội nghề nghiệp trong việc bảo lãnh để tạo uy tín trao đổi. 3.Thu hẹp sản xuất, cắt giảm nhân công, triệt để thực hành tiết kiệm Nếu việc huy động vốn từ bên ngoài càng khó khăn bao nhiêu thì việc tận dụng nguồn vốn nội tại càng được các ông chủ sử dụng triệt để bấy nhiêu. Ông Trần Văn Sinh – CEO của Công ty CP Tư vấn xây dựng I cho biết, ngành xây dựng của ông bị ảnh hưởng khá nặng nề khi nhiều công trình lớn bị dừng hoặc cắt hẳn dự án.
  4. Thêm vào đó, thị trường bất động sản hiện nay cũng “èo uột” nên doanh thu của công ty giảm sút nghiêm trọng. Vốn vay từ ngân hàng quá khó khăn nên ông quay ra chọn giải pháp “án binh bất động” chờ qua “bão”. Không mạo hiểm nhận các công trình lớn khi nguồn vốn ứng từ chủ đầu tư quá ít, sắp xếp thay phiên nhau nghỉ để giảm tải quỹ lương cho công ty và thực hành tiết kiệm triệt để chi phí sản xuất, vận hành là cách mà ông Sinh đang áp dụng cho đơn vị mình. Ông nói: “Thực hiện chủ trương trên được gần 3 tháng, tôi không còn thấy quá áp lực về vốn như giai đoạn đầu nữa vì vậy có thể tự tin trụ được trong thời gian tới nếu tình hình chung không được cải thiện”. Theo ông Sinh, việc tiết kiệm chi phí vận hành từ văn phòng đến thi công “cực kỳ” quan trọng vì: giảm được tiền phải chi trả là cái lợi đầu tiên trông thấy, rèn được ý thức kỷ luật, ngăn nắp của nhân viên là cái lợi lâu dài. "Thắt lưng buộc bụng" cũng là giải pháp nhiều doanh nghiệp coi như một cách huy động vốn nội tại. (Ảnh internet) Cũng do đặc trưng của mỗi ngành nghề, yêu cầu về tay nghề, trình độ của nhân sự ở một số ngành như: xây dựng, cơ khí, nha khoa… nên các chủ doanh nghiệp
  5. không thể cắt giảm hoàn toàn được vì khi cần không thể có ngay nhân sự đáp ứng. Giải pháp thường thấy là cho nhân viên nghỉ luân phiên hoặc tạm nghỉ việc nhưng vẫn được đảm bảo trả 80% lương cơ bản. 4.“Tín dụng đen” Vạn bất đắc dĩ các doanh nghiệp mới phải sử dụng nguồn vốn này vì lãi suất của nó quá lớn và độ rủi ro cao.Tuy nhiên, đây lại là nguồn vốn dồi dào và linh động không kém so với ngân hàng. Nhiều người còn ví các tổ chức tín dụng không công khai này như là ngân hàng thu nhỏ bởi lượng tiền giao dịch khá lớn. Sở dĩ, các doanh nghiệp tìm đến nguồn tín dụng này là do sự cấp bách về tài chính trong một khoảng thời gian ngắn. Bà Nguyễn Thị Thành – Tổng giám đốc một công ty chuyên sản xuất và cung cấp các thiết bị nha khoa chia sẻ: Có những khi đến kỳ trả lương cho nhân viên mà lượng tiền công nợ chưa thu về được thì buộc doanh nghiệp phải tính đến việc “vay nóng”. Thủ tục vay rất đơn giản, giải ngân nhanh chóng, tất nhiên là lãi suất cũng “nóng”. Thông thường, lãi suất vay tại thị trường “tín dụng đen” này được tính theo kiểu nghìn đồng/triệu/ngày, dao động từ 2.500đ/triệu/ngày đến 3.000đ/triệu/ngày… Đây là giá phổ biến với các tổ chức tín dụng được coi là “uy tín”.
  6. Thẻ tín dụng cá nhân của các chủ doanh nghiệp cũng được coi là một nguồn vốn trong thời buổi người người cần vốn, nhà nhà cần vốn. (Ảnh internet) Chị Minh Anh – kế toán trưởng một công ty chuyên cho vay tín dụng nằm trên đường Tràng Thi tiết lộ: “Nếu tính mức phí 2.500đ/triệu/ngày thì tỷ lệ lãi suất của cả tháng đã rơi vào khoảng 7,5%. Vì lãi suất cao nên đa số các công ty chỉ vay trong khoảng thời gian rất ngắn và chúng tôi cũng khuyến khích nên tất toán sớm để giảm tải cho người vay và đồng vốn của chúng tôi được quay vòng nhanh”. Chị Minh cũng cho biết, thủ tục vay được giải quyết hết sức đơn giản và nhanh gọn hơn ngân hàng mặc dù vẫn phải có thế chấp tài sản, đánh giá và kiểm định. “Thời gian qua, lượng khách giao dịch tại công ty tăng mạnh vì các nguồn chính thống đều “cửa hẹp”.Số lượng giao dịch hàng chục tỷ đồng mỗi ngày là chuyện bình thường”, chị Minh Anh tiết lộ. Theo khảo sát của PV VTC News, nhiều cửa hàng cầm đồ hiện nay cũng áp dụng cách cho vay như vậy nhưng số lượng giao dịch ít hơn và tỷ lệ lãi suất cũng phổ biến ở mức 3.000đ/triệu/ngày. Ông chủ của một cửa hiệu cầm đồ nói: “Nhu cầu
  7. vay lớn nên đa phần các cửa hiệu cầm đồ đều triển khai dịch vụ này nhưng cũng có rủi ro vì phía người vay không có khả năng thanh toán thì dù tài sản thế chấp có ở trong tay mình cũng không thể biến thành tiền ngay được, nguồn tiền tự dưng bị hụt”. Ông cũng chia sẻ thêm, cá biệt có nhiều kiểu tín dụng làm ăn chộp giật, mức cho vay lên đến 10.000 hoặc 20.000đ/triệu/ngày. Với tỷ lệ lãi suất “ngất ngưởng” như vậy thì cả bên vay và bên cho vay đều đã ngầm hiểu với nhau về mức độ rủi ro lớn thế nào. Trong cái khó thường “ló” cái khôn nên các chủ doanh nghiệp rất năng động tìm mọi cách để tháo gỡ khó khăn.Kênh huy động từ thị trường chứng khoản, phát hành trái phiếu cũng được các doanh nghiệp tầm trung áp dụng triệt để.Tuy nhiên với sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán hiện nay nên các ông chủ không kỳ vọng quá nhiều từ nguồn này. “Thẻ tín dụng cá nhân của tôi cũng trở thành một nguồn vốn trước mắt. Tôi chi trả cho các thiết bị văn phòng như máy tính, máy in, thiết bị photocopy… bằng thẻ này và chỉ phải trả trước một nửa. Vốn ở quanh ta thôi, vấn đề là phải nhìn ra nhanh và biết tận dụng mọi cơ hội” – Giám đốc Nguyễn Ngọc Ninh của Công ty Truyền thông Ninh lạc quan chia sẻ bí quyết.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2