Khoá luận tốt nghiệp: Văn hóa kinh doanh của người Hoa ở chợ Thủ tỉnh Bình Dương từ năm 1975 đến nay
lượt xem 14
download
Nghiên cứu đề tài "Văn hóa kinh doanh của người Hoa ở chợ Thủ tỉnh Bình Dương từ năm 1975 đến nay”. Góp thêm tư liệu làm sáng tỏ văn hóa kinh doanh của người Hoa ở Bình Dương, những đóng góp của họ đối với kinh tế của Bình Dương. Đồng thời là nguồn tư liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn đề người Hoa ở Bình Dương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp: Văn hóa kinh doanh của người Hoa ở chợ Thủ tỉnh Bình Dương từ năm 1975 đến nay
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA SỬ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NIÊN KHÓA: 2010 – 2014 VĂN HÓA KINH DOANH CỦA NGƢỜI HOA Ở CHỢ THỦ TỈNH BÌNH DƢƠNG TỪ 1975 ĐẾN NAY Chuyên ngành: Sƣ phạm Lịch sử GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN : TS. TRẦN HẠNH MINH PHƢƠNG SVTH : VŨ THỊ THU TRANG MSSV : 1056020020 LỚP : D10LS01 BÌNH DƢƠNG, THÁNG 05 NĂM 2014
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và trích dẫn trong khóa luận là trung thực. Mọi ý kiến, khái niệm có ý nghĩa mang tính chất gợi ý và mọi tham khảo khác không phải của người viết được trích dẫn và ghi rõ nguồn trong danh mục Tài liệu tham khảo của khóa luận. \ Bình Dương, ngày tháng năm 2014 Tác giả Vũ Thị Thu Trang
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp em đã nhận được sự giúp đỡ chân thành từ quý thầy cô, các cơ quan, bạn bè và người thân. Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Trần Hạnh Minh Phương là người hướng dẫn chính đã nhiệt tâm chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn UBND phường Phú Cường, Ban quản lý chợ Thủ Dầu Một đã tạo điều kiện cho em đi điền dã, thu thập thông tin thực tế tại chợ. Em xin gửi lời cảm ơn đến sự giúp đỡ nhiệt tình của các ông, các cô, các anh chị là người Hoa tại chợ Thủ Dầu Một đã dành chút ít thời gian để em có được những tài liệu thực tế quý báu hoàn thành khóa luận như: anh Trương Hồng Tuấn, Nguyễn Ngọc Đức, cô Lợi Muội, chị Lương Ngọc Lan... Em xin cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Thủ Dầu Một, Ban chủ nhiệm Khoa sử đã tạo mọi điều kiện cho em được học tập, nghiên cứu tại trường và đặc biệt là đã tổ chức cho em được bảo vệ khóa luận tốt nghiệp. Cuối cùng Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cha mẹ người đã nuôi dưỡng, dạy dỗ em khôn lớn và luôn ở bên ủng hộ, chia sẻ, động viên khi em gặp khó khăn giúp em có nghị lực để hoàn thành khóa luận. Trân trọng!
- MỤC LỤC Trang DẪN LUẬN .................................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu................................................................................................... 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu........................................................................... 6 4. Nguồn tƣ liệu ............................................................................................................ 6 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................ 7 6. Đóng góp của đề tài.................................................................................................. 8 7. Bố cục........................................................................................................................ 8 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ CỘNG ĐỒNG NGƢỜI HOA Ở CHỢ THỦ DẦU MỘT ............................................................................................................................. 9 1.1. Đôi nét về ngƣời Hoa ở Bình Dƣơng ................................................................... 9 1.2. Đôi nét về những hộ kinh doanh và hoạt động kinh tế của ngƣời Hoa ở chợ Thủ Dầu Một .............................................................................................................. 15 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ............................................................................................ 20 Chƣơng 2 VĂN HÓA KINH DOANH CỦA NGƢỜI HOA Ở BÌNH DƢƠNG .... 21 2.1. Vấn đề về xã hội .................................................................................................. 21 2.1.1. Mạng lƣới xã hội trong việc kinh doanh: Tính cha truyền con nối củng cố qua nhiều thế hệ, tính cộng đồng, liên kết trong kinh doanh ................................. 21 2.2. Vấn đề về văn hóa ............................................................................................... 25 2.2.1. Đức tính cần cù, kiên trì, tiết kiệm, thông minh, nhạy bén, tận tụy với công việc của ngƣời Hoa .................................................................................................... 25 2.2.2. Quan niệm về "chữ Tín” trong kinh doanh của ngƣời Hoa ......................... 34 2.2.3. Tính năng động, biết nắm cơ hội kinh doanh, chiều chuộng khách hàng trong buôn bán ........................................................................................................... 42 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ............................................................................................ 48
- KẾT LUẬN ................................................................................................................ 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 53 PHỤ LỤC 1 DANH SÁCH CỘNG TÁC VIÊN ....................................................... 57 PHỤ LỤC 2 BIÊN BẢN PHỎNG VẤN ................................................................... 59 PHỤ LỤC 3 ................................................................................................................ 73 MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGƢỜI HOA TẠI CHỢ THỦ DẦU MỘT - BÌNH DƢƠNG ......................................................... 73
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. Nhật ký điền dã NKĐD 2. Phỏng vấn viên (tác giả) PVV 3. Ngƣời trả lời (ngƣời đƣợc phỏng vấn) NTL 4. Nhà xuất bản NXB 5. Công ty trách nhiệm hữu hạn Cty TNHH 6. Ủy ban Nhân dân UBND 7. Thành phố TP
- DẪN LUẬN 1. Lý do chọn đề tài Ngƣời Hoa là tộc ngƣời thứ hai sau ngƣời Việt ở Bình Dƣơng, ngƣời Hoa di cƣ đến Việt Nam nói chung và Bình Dƣơng nói riêng từ rất sớm. Do nhiều lý do khác nhau về biến động chính trị, xã hội lẫn kinh tế làm cho ngƣời Hoa di cƣ sang Việt Nam khá đông. Đối với ngƣời Hoa việc lựa chọn điểm đến do quá trình di cƣ là yếu tố rất quan trọng, điểm đến đó phải giàu tiềm năng, thuận lợi cho việc sinh sống, định cƣ lâu dài, đặc biệt là thuận tiện cho việc làm ăn buôn bán. Vì vậy cũng nhƣ: Sài Gòn - Gia Định, Biên Hòa, Mỹ Tho, Thủ Dầu Một - Bình Dƣơng cũng là nơi lý tƣởng để họ an cƣ lạc nghiệp là quê hƣơng thứ hai gắn bó mật thiết với tên tuổi, cuộc sống, hoạt động kinh doanh của cộng đồng ngƣời Hoa. Ngƣời Hoa di cƣ vào vùng đất Bình Dƣơng mang theo những nét văn hóa truyền thống, phong tục tập quán của quê nhà, quan trọng là họ vẫn giữ đƣợc bản sắc văn hóa của mình, chính điều đó làm nên điểm khác biệt giữa cộng đồng ngƣời Hoa với các cộng đồng tộc ngƣời khác ở Bình Dƣơng. Họ vốn là những ngƣời giỏi kinh doanh, đức tính cần cù chịu khó, nhẫn nại, kiên trì học hỏi, tận tụy trong công việc, năng động, biết nắm cơ hội, tính cộng đồng cao, ngoài ra họ luôn trọng chữ "Tín" đó là sự tin cậy lẫn nhau trong quan hệ làm ăn. Nếu nhƣ trong lịch sử cộng đồng ngƣời Hoa đã góp phần làm nên những đô thị lớn nhƣ: Hội An, Phố Hiến, Nông Nại Đại Phố… thì ngày nay, bên cạnh cộng đồng ngƣời Việt thì cộng đồng ngƣời Hoa ở Bình Dƣơng cũng góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế của tỉnh Bình Dƣơng. Ngƣời Hoa ở Bình Dƣơng sinh sống chủ yếu bằng nghề kinh doanh, buôn bán, họ không làm nghề nông. Bằng sự thông minh, bản lĩnh riêng họ đã tạo nên một nét văn hóa riêng, khiến các cộng đồng dân tộc Việt Nam và các cộng đồng các dân tộc trên thế giới đều ngƣỡng mộ, khâm phục và biết đến đó chính là "văn hóa kinh doanh". Chính nét văn hóa này là yếu tố làm nên sự thành công và phát triển của ngƣời Hoa trong cuộc sống cũng nhƣ trong hoạt động kinh doanh, buôn bán. Chính sự tạo dựng 1
- đƣợc "văn hóa kinh doanh" mà trong nhiều năm qua cộng đồng ngƣời Hoa đã sát cánh cùng cộng đồng ngƣời Việt và các cộng đồng dân tộc khác xây dựng nên một Bình Dƣơng nói chung, chợ Thủ Dầu Một nói riêng trở thành vùng đất phát triển đông đúc, tấp nập và giàu mạnh. Bình Dƣơng trở thành quê hƣơng thứ hai thân thiết, gắn bó với họ không thể tách rời. Ngày nay, trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế gắn liền với nền kinh tế thị trƣờng vấn đề văn hóa kinh doanh trở nên nổi trội. Từ trong lịch sử đến ngày nay, ngƣời Hoa đã tạo dựng cho mình một nền tảng văn hóa kinh doanh vững chắc, đó chính là bí quyết kinh doanh tạo nên thành công của ngƣời Hoa. Chính vì những lý do trên đã thôi thúc tôi tìm hiểu "Văn hóa kinh doanh của người Hoa ở chợ Thủ tỉnh Bình Dương từ năm 1975 đến nay" làm đề tài khóa luận tốt nghiệp cho mình. 2. Lịch sử nghiên cứu Văn hóa kinh doanh của ngƣời Hoa là một đề tài lý thú nhƣng thuộc lĩnh vực văn hóa và tƣơng đối khó nên những công trình nghiên cứu sâu về lĩnh vực này chƣa nhiều. Hiện nay những công trình nghiên cứu có đề cấp đến văn hóa kinh doanh của ngƣời Hoa nói chung mà chúng tôi tiếp cận đƣợc nhƣ: Châu Thị Hải (1989), Tìm hiểu sự hình thành các nhóm cộng đồng người Hoa ở Việt Nam trong bối cảnh lịch sử Đông Nam Á. Trong công trình này tác giả điểm qua một số nét về văn hóa kinh doanh ngƣời Hoa trên phƣơng diện: Sức mạnh đoàn kết và giữ nguyên tắc chữ tín, ngƣời Hoa đã phát huy vai trò xã hội, chính trị và khẳng định vị trí kinh tế của họ trong quá trình hình thành và phát triển các thành phố thƣơng mại ở Việt Nam và các nƣớc Đông Nam Á. Ngƣời Hoa luôn mềm dẻo trong mọi tình huống, dễ dàng thích nghi với mọi chế độ chính sách, nhạy bén thích ứng với nhiều địa bàn cƣ trú. Ngƣời Hoa luôn thích nghi với mọi môi trƣờng sống khiến họ tồn tại và phát huy đƣợc vai trò và vị trí kinh tế của họ nhiều nơi trên thế giới...[9] Nguyễn Văn Huy (1993), Người Hoa tại Việt Nam. Công trình nghiên cứu về văn hóa kinh doanh ngƣời Hoa trên những phƣơng diện: Họ luôn giữ gìn văn hóa truyền thống trong mọi hoàn cảnh. Tính đoàn kết trong cộng đồng ngƣời Hoa, truyền 2
- thống tƣơng thân tƣơng trợ lẫn nhau. Đức tính tiết kiệm, giản dị, không thích khoe khoang tiền bạc. Kinh doanh đối với ngƣời Hoa là một nghệ thuật, nghệ thuật trong việc bảo vệ bí mật nhà nghề và bảo tồn những bí quyết gia truyền. Họ biết cách sử dụng đồng tiền, họ không để đồng tiền đứng yên. Luôn năng động trong việc nắm vững nhu cầu hàng hóa của thị trƣờng...[11] Cao Tự Thanh (1999), Thương nhân Trung Hoa họ là ai? Tác giả đề cập đến Thủ thuật kinh doanh của thƣơng nhân Trung Quốc nhƣ: Coi trọng đƣờng xá, chọn điểm kinh doanh, thƣơng nhân Trung Quốc chọn địa điểm buôn bán phải thuận lợi cho việc mua bán, tập trung đông dân cƣ, nơi có sản vật phong phú. Thƣơng nhân Trung Hoa quan niệm "ngƣời bỏ ta lấy, ngƣời lấy ta đƣa" có nghĩa là một thƣơng nhân thì phải giỏi việc quan sát thời cơ, nắm lấy cơ hội, "cƣớp lấy thời cơ nhƣ hổ vồ mồi, diều bắt gà". Thƣơng nhân ngƣời Hoa biết dự đoán thị trƣờng, săn tìm tin tức, họ đặc biệt chú ý tới sự thay đổi về tình hình cung cầu sắp tới hoặc nhất định sẽ xuất hiện, căn cứ vào dự báo ấy mà quyết định trƣớc mắt phải mua bán những gì, tích trữ những gì để chuẩn bị lúc cần thiết sắp tới. Quan niệm của thƣơng nhân Trung Hoa là không dám bán đắt, lãi ít lời nhiều có nghĩa là món hàng nào đang có giá trị trên thị trƣờng thì phải tung ra số lƣợng lớn để bán, bới vì sau lúc thật đắt sẽ xuất hiện tình hình mất giá, món hàng nào đang rẻ thì phải kịp mua vào, phải nâng niu quý báu nó, bởi vì sau lúc rẻ tất nhiên sẽ xuất hiện tình hình lên giá. Thƣơng nhân Trung Hoa luôn gợi sự chú ý, làm vừa lòng khách hàng. Đồng thời thƣơng nhân Trung Hoa cũng đặc biệt coi trọng việc lấy nghĩa đãi ngƣời, thành tín dấy lợi, "chữ nghĩa" này chủ yếu là chỉ việc làm ăn có đạo đức, lấy thủ thuật chính đáng, hợp pháp để kiếm tiền, quyết không thể lấy lợi quên nghĩa. Bên cạnh đó thƣơng nhân Trung Hoa cũng bày tỏ quan niệm là một thƣơng nhân kinh doanh phải nghĩ điều ngƣời khác chƣa làm, lấy cách thức kỳ lạ để thu thắng lợi, ra sức làm việc, cần kiệm làm đầu và phân công phù hợp, quản lý chặt chẽ...[29] Châu Thị Hải (2006), Người Hoa Việt Nam và Đông Nam Á: hình ảnh hôm qua và vị thế hôm nay. Trong công trình này tác giả nghiên cứu về: tên gọi, khái niệm và quá trình hình thành các nhóm cộng đồng ngƣời Hoa nói chung và Đông Nam Á nói 3
- riêng. Qua đó cho thấy đƣợc tính liên kết, tính cộng đồng trong cuộc sống cũng nhƣ trong kinh doanh của ngƣời Hoa trong lịch sử và các mối quan hệ của ngƣời Hoa với cộng đồng cƣ dân bản địa. Đặc biệt tác giả đề cập đến văn hóa kinh doanh của ngƣời Hoa Đông Nam Á trên những phƣơng diện mạng lƣới kinh doanh theo gia đình, dòng họ tƣơng đối khép kín, tính cộng đồng gắn kết cao. Hệ thống giá trị truyền thống nhƣ là: cần cù, tiết kiệm, năng động trong mọi thời cuộc, chấp nhận rủi ro, mạo hiểm, tối đa hóa lợi nhuận. Hình thức tín dụng đặc thù tạo ra một lợi thế lớn cho ngƣời Hoa, chữ "Tín" là hạt nhân của quá trình liên kết cộng đồng, giá trị truyền thống quý giá trong việc định hình những phẩm chất cá nhân trong từng nhà doanh nghiệp ngƣời Hoa. Họ luôn coi tinh thần gia tộc, dòng họ và cộng đồng là tiêu chí đạo đức để phấn đấu đồng thời đây cũng chính là phƣơng châm kinh doanh của họ và ý thức giữ gìn văn hóa truyền thống... Từ công trình này, giúp tác giả đề tài định hình đƣợc nội hàm khái niệm ngƣời Hoa, văn hóa kinh doanh của ngƣời Hoa Đông Nam Á, sau đó tác giả đề tài có thể giới hạn trong phạm vi mình nghiên cứu[8]. Hồ Tiến Huân (2007), Bí quyết kinh doanh của doanh nhân Hoa Kiều đề cập đến các yếu tố dẫn đến thành công - văn hóa kinh doanh của Hoa Thƣơng nhƣ: doanh nhân ngƣời Hoa luôn tìm hiểu thị trƣờng, thông thƣờng họ nắm bắt một lƣợng lớn về khách hàng và đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu kĩ càng về sở thích, phƣơng thức hành vi. Doanh nhân ngƣời Hoa luôn tìm kiếm và nắm bắt cơ hội bằng cách họ không lao vào thị trƣờng một cách mù quáng mà là chọn lựa một thị trƣờng mang tính khu vực và tƣơng đối dễ thở để bắt đầu. Doanh nhân ngƣời Hoa luôn xây dựng mối quan hệ ổn định với khách hàng. Họ luôn quan niệm khách hàng là thƣợng đế, đối xử với khách hàng phải nhƣ ngƣời thân, bạn bè, xây dựng tình cảm, trƣớc khi bán phải nhiệt tình phục vụ, phải khảo sát từ nhu cầu của khách hàng, nhƣ thế mới có thể có đƣợc khách hàng lâu dài. Tiếp theo doanh nhân ngƣời Hoa quan niệm "mau chóng buông bỏ kế hoạch không thu lợi" có nghĩa là buông bỏ những kế hoạch cũ kĩ, không có lợi, có lúc những kế hoạch này là một bộ phận tố thành hữu cơ của chiến lƣợc phát triển doanh nghiệp...[10] 4
- Chen, Jer. Ming (2008), Khám phá bí mật kinh doanh của người Trung Quốc. Giúp tác giả đề tài nhận thức đƣợc sự khác nhau giữa thế giới kinh doanh phƣơng Tây và Trung Quốc, nguyên nhân dẫn đến sự thành công của ngƣời Hoa. Ở phƣơng Đông, mạng lƣới gia đình đƣợc coi là sự sống còn đối với tầng lớp Hoa Thƣơng nhƣng trái lại ở Phƣơng Tây do đặc điểm con cái rời khỏi sự lệ thuộc của cha mẹ từ rất sớm nên kinh tế hộ gia đình rất xa lạ với họ. Khi nói đến bí quyết thành công - văn hóa kinh doanh của Hoa Thƣơng Chen, Jen. Ming đề cao việc kinh doanh liên hệ đến gia đình. Doanh nghiệp gia đình đóng góp rất nhiều vào sự lớn mạnh kinh tế của cộng đồng ngƣời Hoa. Với cách tổ chức mà gia đình là trung tâm các Hoa Thƣơng không quá dựa dẫm vào các tổ chức bên ngoài nhƣ ngân hàng. Hoa Thƣơng với tính độc lập, tự túc là bí quyết dẫn đến họ luôn linh hoạt, đàn hồi, ít bị tác động bởi những biến cố kinh tế và chính trị. Chính đặc điểm này giúp họ thích nghi và thành công ở bất kỳ quốc gia nào mà họ tới. Ngoài ra, Chen, Jer. Ming còn nhắc đến quan niệm về "chữ tín", quan niệm "biết ngƣời ắt biết ta" và quan niệm "biến cạnh tranh thành cộng tác" của ngƣời Hoa cũng thể hiện trong hoạt động kinh doanh...[18] Huỳnh Ngọc Đáng (2012), Người Hoa ở Bình Dương đề cập đến quá trình hình thành và phát triển các nhóm cộng động ngƣời Hoa ở Bình Dƣơng. Hoạt động kinh tế của ngƣời Hoa ở Bình Dƣơng: kinh doanh buôn bán, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tiêu biểu nhƣ: nghề làm gốm; làm thuốc Bắc; nghề làm bánh mì; nghề điêu khắc đá; nghề vẽ tranh trên kiếng; làm mì sợi; nghề làm chao; chế biến cà phê; nghề nhuộm, hoạt động thƣơng mại dịch vụ... Qua đó rút ra những đặc điểm kinh doanh của cộng đồng ngƣời Hoa là làm nghề gia truyền của gia đình mang tính cha truyền con nối. Ngƣời Hoa ở Bình Dƣơng chủ yếu kinh doanh manh tính cá thể, theo từng hộ gia đình, một số ít thì sản xuất hàng hóa. Công trình cũng nêu ra những nguyên nhân thành công của ngƣời Hoa trong lĩnh vực thƣơng mại dịch vụ hay chính là văn hóa kinh doanh của ngƣời Hoa nhƣ cần cù; chịu khó; tiết kiệm; tận tụy với công việc. Tác giả phân tích chữ "Tín" trong kinh doanh của ngƣời Hoa thể hiện trong kinh doanh là giữ đúng lời hứa; cam kết giữa các đối tác; bảo đảm chất lƣợng hàng hóa phục vụ ngƣời tiêu dùng. Mặt khác, công trình cũng nói đến khả năng kinh doanh của ngƣời 5
- Hoa họ biết nắm thời cơ, cơ hội, nhu cầu thị hiếu của nhà tiêu dùng. Ngƣời Hoa cƣ trú ở những vị trí thuận tiện cho việc kinh doanh, buôn bán và họ có điều kiện nắm bắt thông tin nhanh... Theo thời gian hình thành nên những thƣơng hiệu nổi tiếng ở Bình Dƣơng... Công trình này đã giúp tác giả đề tài có cái nhìn tổng quát về nguyên nhân dẫn đến thành công của ngƣời Hoa ở Bình Dƣơng...[4] Tóm lại đã có nhiều tác giả đề cập đến văn hóa kinh doanh của ngƣời Hoa ở Việt Nam nhƣng chƣa có công trình nào nghiên cứu trƣờng hợp ngƣời Hoa ở Bình Dƣơng, tuy nhiên đây là nguồn tài liệu quý giá giúp chúng tôi có cơ sở khoa học ban đầu để đi sâu nghiên cứu đề tài lý thú này. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là: Văn hóa kinh doanh của ngƣời Hoa. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu trƣờng hợp những hộ kinh doanh ngƣời Hoa ở chợ Thủ Dầu Một từ năm 1975 đến nay. 3.2.1. Không gian: Đề tài nghiên cứu văn hóa kinh doanh trƣờng hợp những hộ kinh doanh của ngƣời Hoa ở chợ Thủ tỉnh Bình Dƣơng không theo nhóm phƣơng ngữ. 3.2.2. Thời gian: Đề tài nghiên cứu văn hóa kinh doanh trƣờng hợp những hộ kinh doanh của ngƣời Hoa ở chợ Thủ tỉnh Bình Dƣơng trong giai đoạn từ năm 1975 đến năm 2014. 4. Nguồn tƣ liệu 4.1. Nguồn tƣ liệu thành văn Là các sách báo, tạp chí mà chúng tôi sƣu tầm đƣợc từ các thƣ viện nhƣ: Thƣ viện Khoa học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, thƣ viện Khoa học Xã hội, thƣ viện Tỉnh Bình Dƣơng, thƣ viện trƣờng Đại học Thủ Dầu Một... 6
- 4.2. Nguồn tƣ liệu điền dã Là nguồn thông tin chúng tôi thu thập từ UBND phƣờng Phú Cƣờng, Ban quản lý chợ Thủ Dầu Một và những hộ kinh doanh ngƣời Hoa ở chợ Thủ Dầu Một. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng những phƣơng pháp: - Phƣơng pháp lịch sử: Trình bày các nội dung trong đề tài theo tiến trình lịch sử từ nguyên nhân di cƣ, hình thành, phát triển của cộng đồng ngƣời Hoa ở chợ Thủ Dầu Một Bình Dƣơng qua hoạt động kinh doanh, buôn bán, sau đó rút ra văn hóa kinh doanh của họ. Tìm hiểu lịch sử cộng đồng ngƣời Hoa ở Bình Dƣơng nói chung và những hộ kinh doanh của ngƣời Hoa xung quanh chợ Thủ Dầu Một nói riêng. - Phƣơng pháp Logic: Văn hóa kinh doanh là vấn đề mấu chốt và cũng là mục đích nghiên cứu của đề tài. Từ việc nghiên cứu về văn hóa kinh doanh của ngƣời Hoa làm trục chính để rút ra bí quyết thành công trong kinh doanh và đóng góp của họ đối với sự phát triển kinh tế của Bình Dƣơng. - Nghiên cứu định tính sử dụng phƣơng pháp điền dã dân tộc học bằng phỏng vấn sâu và quan sát tham dự: + Phỏng vấn sâu 10 chủ hộ ngƣời Hoa để thu thập thông tin về hoạt động kinh doanh, buôn bán cũng nhƣ văn hóa kinh doanh của ngƣời Hoa ở chợ Thủ Dầu Một. + Quan sát tham dự: cảnh mua bán diễn ra tại chợ Thủ Dầu Một. - Phƣơng pháp tổng hợp, so sánh: Tổng hợp tài liệu, so sánh làm rõ đặc trƣng văn hóa những hộ kinh doanh ngƣời Hoa ở khu vực chợ Thủ Dầu Một so sánh với ngƣời Hoa Việt Nam nói chung. 7
- 6. Đóng góp của đề tài Nghiên cứu đề tài "Văn hóa kinh doanh của người Hoa ở chợ Thủ tỉnh Bình Dương từ năm 1975 đến nay”. Góp thêm tƣ liệu làm sáng tỏ văn hóa kinh doanh của ngƣời Hoa ở Bình Dƣơng, những đóng góp của họ đối với kinh tế của Bình Dƣơng. Đồng thời là nguồn tƣ liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn đề ngƣời Hoa ở Bình Dƣơng 7. Bố cục Chƣơng 1. Tổng quan về cộng đồng ngƣời Hoa ở chợ Thủ Dầu Một 1.1. Đôi nét về ngƣời Hoa ở Bình Dƣơng 1.2. Đôi nét về những hộ kinh doanh và hoạt động kinh tế của ngƣời Hoa ở chợ Thủ Dầu Một Chƣơng 2. Văn hóa kinh doanh của ngƣời Hoa ở Bình Dƣơng 2.1. vấn đề về xã hội 2.1.1. Mạng lƣới xã hội trong việc kinh doanh: Tính cha truyền con nối củng cố qua nhiều thế hệ, tính cộng đồng, liên kết trong kinh doanh 2.2. Vấn đề về văn hóa 2.2.1. Đức tính cần cù, kiên trì, tiết kiệm, thông minh, nhạy bén, tận tụy với công việc của ngƣời Hoa 2.2.2. Quan niệm về "chữ tín" trong kinh doanh của ngƣời Hoa 2.2.3. Tính năng động, biết nắm cơ hội kinh doanh, chiều chuộng khách hàng trong buôn bán 8
- Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ CỘNG ĐỒNG NGƢỜI HOA Ở CHỢ THỦ DẦU MỘT Để có những tiền đề lý luận nghiên cứu đề tài "Văn hóa kinh doanh của người Hoa ở chợ Thủ tỉnh Bình Dương từ năm 1975 đến nay", chúng tôi trình bày những khái niệm chính nhƣ: Ngƣời Hoa, văn hóa, kinh doanh, văn hóa kinh doanh. 1.1. Đôi nét về ngƣời Hoa ở Bình Dƣơng Người Hoa: Tên gọi hay là khái niệm ngƣời Hoa còn là một vấn đề còn nhiều tranh luận. Ngƣời Hoa trong lịch sử Trung Quốc có rất nhiều tên gọi khác nhau. Trong "Từ điển Hán ngữ hiện đại" và nguồn tƣ liệu gốc Trung Quốc từ "Hoa Kiều" xuất hiện vào năm 1878[8: 31]. Theo cách gọi chính thống: Tên gọi ngƣời Hoa căn cứ vào các nguồn tƣ liệu thành văn ghi chép lại chủ yếu từ khi Triệu Đà xâm lƣợc Âu Lạc đến các triều đại về sau, trong sử sách Việt Nam cũng gọi theo cách gọi truyền thống ở Trung Quốc, nghĩa là tên của dòng họ và triều đại cầm quyền nào thì tên ngƣời ứng với tên triều đại đó. Minh chứng rõ ràng trong lịch sử nhƣ: Triều Hán có ngƣời Hán, triều Đƣờng có ngƣời Đƣờng, triều Tống có ngƣời Tống...[8: 31] Theo cách gọi dân gian: Cách gọi phổ biến nhất là ngƣời "Tàu", "nƣớc Tàu". Theo ý kiến của nhà nghiên cứu lão thành Quang Đạm xét về ngữ âm và ngữ nghĩa có thể nhận định chữ "Tàu" là biến âm của chữ "Tào" trong âm Hán - Việt, nhƣng "Tàu" có nghĩa là một loại phƣơng tiện vận tải đƣờng thủy, trong tiếng Việt gọi là "Tàu"[8: 33]. Có rất nhiều ý kiến khác nhau, ý kiến thứ nhất cho rằng: Ngƣời Hoa hay ngƣời Hán từ Trung Quốc di cƣ sang, không giới hạn thời gian cƣ trú. Ý kiến thứ hai cho rằng: Ngƣời Hoa là những ngƣời Hán từ Trung Quốc di cƣ sang lâu năm nhƣng ý kiến này chỉ nghiên cứu trong thời gian khoảng hai đến ba thế kỷ trở lại đây. Ý kiến thứ ba cho rằng: Khái niệm ngƣời Hoa dùng để chỉ chung những ngƣời di cƣ từ đất nƣớc 9
- Trung Hoa, bất kể họ di cƣ từ thời gian lịch sử và đến các nƣớc nào, miễm là lƣu lại ít nhiều sắc thái văn hóa Trung Hoa truyền thống[8: 37]. Cuối cùng trải qua các cuộc hội thảo khoa học, phân tích, lý giải kết hợp với nhiều tƣ liệu điền dã ở Việt Nam, với sự đồng tình của ngƣời Hoa Việt Nam, các nhà khoa học đã đi đến thống nhất cách gọi và khái niệm ngƣời Hoa dựa trên 5 tiêu chí nhƣ sau: Có nguồn gốc Hán hoặc đã bị Hán hóa; sống ổn định và thƣờng xuyên ngoài lãnh thổ Trung Hoa; đã nhập quốc tịch và trở thành công dân của các nƣớc sở tại; vẫn còn bảo lƣu đƣợc các đặc trƣng văn hóa Trung Hoa truyền thống; vẫn tự nhận mình là ngƣời Trung Hoa. Với 5 tiêu chí trên khái niệm "ngƣời Hoa" phải là những ngƣời có nguồn gốc Hán di cƣ từ đất nƣớc Trung Hoa kể cả các dân tộc ở các tỉnh phía Nam Trung Quốc đã bị Hán hóa đến các nƣớc trong khu vực Đông Nam Á và con cháu họ sinh ra và lớn lên tại khu vực này, họ đã mang quốc tịch bản địa và trở thành công dân của các nƣớc này, nhƣng vẫn còn lƣu giữ những giá trị văn hóa Trung Hoa truyền thống văn hóa nhƣ tiếng nói, chữ viết, phong tục, tập quán luôn tự nhận mình là "ngƣời Hoa"[8: 39]. Theo chúng tôi ngƣời Hoa là những ngƣời có nguồn gốc Hán di cƣ đến các nƣớc khác, họ có thể sống trong và ngoài lãnh thổ Trung Hoa, hậu duệ của họ sau này đã nhập quốc tịch và trở thành công dân của các nƣớc sở tại và họ vẫn còn giữ đƣợc văn hóa Trung Hoa truyền thống, vẫn tự nhận mình là ngƣời Trung Hoa. Văn hóa [Culture] Tiếng Đức gọi là Kultur, xuất pháp từ tiếng La tinh là Cultus. Cultus có nghĩa là trồng trọt theo hai nghĩa: Agriculture là trồng trọt cây trái, thảo mộc và Cultus animis là trồng trọt tinh thần. Tóm lại từ Cultus nghĩa là thích ứng với tự nhiên, khai thác tự nhiên, giáo dục và đào tạo con ngƣời hoặc một cộng đồng để họ trở nên tốt đẹp hơn. Ở Phƣơng Đông, trong tiếng Hán cổ, từ văn hóa bao gồm "văn" là vẻ đẹp của nhân tính, cái đẹp của tri thức, trí tuệ con ngƣời có thể đạt đƣợc bằng sự tu dƣỡng của bản thân và cách thức cai trị đúng đắn của nhà cầm quyền. Chữ "hóa" là việc đem cái văn để cảm hóa, giáo dục và hiện thực hóa trong thực tiễn đời sống. Nhƣ vậy "văn 10
- hóa" trong từ nguyên cả phƣơng Đông và phƣơng Tây đều có chung ý nghĩa là sự giáo hóa, vun trồng nhân cách con ngƣời. Trong từ điển tiếng Việt, văn hóa đƣợc định nghĩa: "Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời sáng tạo ra trong quá trình lịch sử". Theo Giáo sƣ Trần Ngọc Thêm: "Văn hóa là một hệ thống hữu cơ những giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tƣơng tác giữa con ngƣời với môi trƣờng tự nhiên và xã hội"[26:10]. Định nghĩa khẳng định văn hóa là những sáng tạo của con ngƣời, mang lại giá trị cho con ngƣời bao gồm giá trị vật chất và tinh thần. Những giá trị này lắng đọng và kết tinh từ đời sống thực tiễn của con ngƣời trong sự tƣơng tác với môi trƣờng tự nhiên và xã hội mà họ đang sống. Không phải tất cả những gì do con ngƣời tạo ra đều là văn hóa, mà chỉ có những cái đã kết tinh thành giá trị thì cái đó mới là văn hóa. Kinh doanh [business] Càng ngày mỗi chúng ta càng nhận thấy văn hóa tham gia vào mọi quá trình hoạt động của con ngƣời trong các lĩnh vực nhƣ: văn hóa chính trị, văn hóa pháp luật, văn hóa giáo dục, văn hóa gia đình... và văn hóa kinh doanh. Theo từ điển tiếng Việt, "Kinh doanh" đƣợc hiểu là "tổ chức việc sản xuất, buôn bán cho sinh lời". Kinh doanh là hoạt động của cá nhân hoặc tổ chức nhằm đạt mục đích đạt lợi nhuận qua một loạt các hoạt động kinh doanh nhƣ quản trị, tiếp thị, tài chính, kế toán, sản xuất. Kinh doanh là một trong những hoạt động cơ bản của con ngƣời, xuất hiện cùng với hàng hóa thị trƣờng[13: 42]. Mục đích chính của kinh doanh là đem lại lợi nhuận cho chủ thể kinh doanh để tạo ra lợi nhuận, kinh doanh là một nghề chính đáng xuất phát từ nhu cầu phát triển của xã hội, do sự phân công lao động xã hội tạo ra. Văn hóa kinh doanh [business culture] Với cách tiếp cận về khái niệm văn hóa và khái niệm kinh doanh nhƣ trên, có thể hiểu văn hóa kinh doanh nhƣ sau: Văn hóa kinh doanh là toàn bộ các giá trị vật chất và các giá trị tinh thần do chủ thể kinh doanh sáng tạo và tích lũy qua quá trình 11
- hoạt động kinh doanh, trong sự tƣơng tác giữa chủ thể kinh doanh với môi trƣờng kinh doanh. Văn hóa là những giá trị, thái độ và hành vi giao tiếp đƣợc đa số thành viên của một nhóm ngƣời cùng chia sẻ và phân định nhóm ngƣời này với nhóm ngƣời khác. Văn hóa là quá trình thích nghi với môi trƣờng, quá trình học hỏi, hình thành thói quen, lối ứng xử của con ngƣời. Vậy văn hóa kinh doanh còn đƣợc hiểu là một hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi do chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình kinh doanh, đƣợc thể hiện trong cách ứng xử của họ với xã hội, tự nhiên ở một cộng đồng hay một khu vực[13: 43]. Văn hóa kinh doanh là toàn bộ các giá trị văn hóa đƣợc chủ thể kinh doanh sử dụng và tạo ra trong hoạt động kinh doanh tạo nên bản sắc kinh doanh của chủ thể đó. Văn hóa kinh doanh không chỉ là văn hóa mà các chủ thể kinh doanh sử dụng trong kinh doanh của họ mà còn là giá trị sản phẩm văn hóa mà các chủ thể kinh doanh sáng tạo ra trong hoạt động kinh doanh của họ. Văn hóa kinh doanh đƣợc cấu thành bởi các yếu tố chính là triết lý kinh doanh, đạo dức kinh doanh, văn hóa doanh nhân, văn hóa doanh nghiệp và văn hóa ứng xử trong hoạt động kinh doanh. Vậy nghiên cứu Văn hóa kinh doanh của ngƣời Hoa là nghiên cứu và làm rõ các giá trị văn hóa do chủ thể kinh doanh tạo ra trong hoạt động kinh doanh, văn hóa kinh doanh cũng chính là bí quyết dẫn đến thành công, chiến lƣợc kinh doanh, phƣơng châm kinh doanh trong hoạt động kinh doanh của chủ thể kinh doanh tạo ra. Ngƣời Hoa di cƣ đến Việt Nam cũng nhƣ vùng đất Bình Dƣơng gắn liền với các biến động chính trị, xã hội ở Trung Quốc. Thành phần ngƣời Hoa di cƣ có liên quan trực tiếp đến những ngƣời Hoa sau này ở chợ Thủ Dầu Một Bình Dƣơng đó là: Tổ tiên của những ngƣời Hoa di cƣ sang Việt Nam với thành phần gồm: Những ngƣời chán ghét chế độ và chính sách cai trị của nhà Mãn Thanh, họ là những ngƣời dân thƣờng. Những ngƣời không cam chịu lệnh Thế phát nghiêm chỉ tức là bắt ngƣời dân cạo đầu bím tóc giống ngƣời Mãn, những ngƣời kháng chiến phản Thanh phục Minh nhƣng thất bại... Họ tìm cách di cƣ xuống phƣơng Nam và các nƣớc Đông Nam Á trong đó có Việt Nam[4: 25]. Những ngƣời Hoa di cƣ nửa sau thế kỷ XVII đã vƣợt 12
- biển đi xa hơn vào vùng đất Hà Tiên (trƣớc đây gọi là Mang Khảm), Gia Định, Định Tƣờng, Biên Hòa. Đó là ba nhóm ngƣời Hoa di cƣ có tổ chức. Nhóm Mạc Cửu bao gồm những ngƣời tị nạn và gia thuộc của họ vào khai phá vùng đất Mang Khảm năm 1672; nhóm Dƣơng Ngạn Địch - Hoàng Tiến và nhóm Trần Thƣợng Xuyên - Trần An Bình ở Biên Hòa, cả hai nhóm sau đƣợc chúa Nguyễn cho vào khai phá vùng đất Đông Phố (Gia Định) vào năm 1672[7: 26]. Ngƣời Hoa đã di cƣ đến sinh sống tại vùng đất nay là Bình Dƣơng từ rất sớm. Thời điểm đầu tiên có thể là khi hình thành chợ Phú Cƣờng, tức là vào cuối đời Minh Mạng, đầu thời Thiệu Trị (những năm 40 của thế kỷ XIX). Điểm tập trung đầu tiên là chợ Phú Cƣờng và các khu vực xung quanh[4: 31]. Đến thời Tự Đức, Theo Đại Nam nhất thống chí có ghi: "Chợ Phú Cƣờng ở thôn Phú Cƣờng, huyện Bình An tục danh Dầu Một (Dầu Miệt), ở bên lỵ sở huyện, xe cộ, ghe thuyền tấp nập...". Cùng với sự tấp nập của chợ Dầu Một thì những ngƣời Hoa di cƣ cũng góp thêm làm nên khung cảnh buôn bán nhộn nhịp đó. Điều đó đồng nghĩa với việc chợ Phú Cƣờng (Chợ Thủ Dầu Một ngày nay) là địa điểm định cƣ sớm nhất cửa ngƣời Hoa trên vùng đất Bình Dƣơng. Không có tài liệu nào của triều Nguyễn ghi chép số liệu về ngƣời Hoa ở huyện Bình An (Thủ Dầu Một). Kết quả đợt điều tra, thống kê dân số toàn quốc cuối năm 2009 cho thấy, dân số ngƣời Hoa ở Bình Dƣơng khá ổn định với số lƣợng 17.559 ngƣời trong tổng số 823.071 ngƣời Hoa của cả nƣớc[4: 32;39]. Ngƣời Hoa di cƣ đến vùng đất mới mang theo trong mình những nét văn hóa riêng họ rất tháo vát, nhạy bén trong công việc và rất thông minh, cùng hòa nhập tự nhiên và sống chân tình bên cạnh ngƣời Việt[21]. Ngƣời Hoa cƣ trú chủ yếu ở Thủ Dầu Một, Lái Thiêu (huyện Thuận An), Búng (An Thạnh, huyện Thuận An), Tân Phƣớc Khánh (huyện Tân Uyên), Dầu Tiếng. "Hoạt động kinh tế của ngƣời Hoa trong lịch sử và hiện tại ở Bình Dƣơng là buôn bán và làm gốm. Về kinh doanh buôn bán, ngƣời Hoa gần nhƣ kinh doanh hầu hết các mặt hàng và dịch vụ thiết yếu của đời sống, từ mua bán ve chai đến vựa gạo, tiệm chạp phô, tiệm nƣớc, quán ăn thuốc chữa bệnh, nhà hàng khách sạn tiệm vàng bạc... Họ cũng là chủ 13
- nhân của các tiệm bánh mì, tƣơng, chao, nƣớc đá, vịt, heo quay... Trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh ngƣời Hoa đều thành công, làm chủ thị trƣờng, nắm nguồn nguyên liệu và quản lý giá cả"[4: 115]. Văn hóa ngƣời Hoa tạo ảnh hƣởng sâu sắc không chỉ đối với ngƣời Hoa mà còn cả với ngƣời bản xứ, bên cạnh các thiết chế văn hóa của ngƣời Việt nhƣ: đình, chùa, miếu mạo. Cộng đồng ngƣời Hoa cũng tạo ra nhiều thiết chế mới mang những nét văn hóa đặc trƣng riêng của cộng đồng mình. Điển hình nhƣ: chùa chiền gồm có chùa Bà Thiên Hậu ở khắp nơi nhƣ từ Lái Thiêu, An Thạnh đến Thủ Dầu Một, Bƣng Cầu, chùa Ông Bổn, chùa Ông... Các đền thờ tâm linh, miếu mạo đền thờ anh hùng liệtsĩ... Mang kiến trúc văn hóa phƣơng Đông và tạo đƣợc dấu ấn tâm linh và tín ngƣỡng sâu sắc trong lòng ngƣời Hoa nói chung và đối với ngƣời Việt nói riêng. Những nét văn hóa đó không chỉ xác định đƣợc sự an cƣ lạc nghiệp, làm ăn phát tài và thịnh vƣợng của ngƣời Hoa mà còn thể hiện đƣợc nét văn hóa riêng, độc lập của cộng đồng ngƣời Hoa. Thông qua các hình tƣợng ở các đền chùa, miếu mạo của ngƣời Hoa nhƣ các biểu tƣợng Long, Lân, Quy Phụng, Mai, Lan, Cúc, Trúc biểu thì những thuyết lý, nhƣ phƣơng châm hành động nhƣ Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín... Theo tôn giáo truyền thống Trung Quốc có điều kiện thâm nhập vào nhận thức của mỗi ngƣời. Ngoài ra những biểu tƣợng đó còn biểu thị cho sự thịnh vƣợng, may mắn, an lành, kể cả các hủ tục cầu lộc, cầu phúc, cầu tài, xin xăm, lì xì, bói toán... đều trở thành nét văn hóa gần gũi quen thuộc cả đối với ngƣời Việt. "Hiện nay, ở Bình Dƣơng có khoảng 17 cơ sở tín ngƣỡng thờ phụng của ngƣời Hoa (trong đó có 5 cung, điện thờ ông Bổn, 6 ngôi chùa thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, 4 chùa, miếu thờ Quan Thánh Đế Quân, 2 đền thờ thần khác), tập trung chủ yếu ở thành phố Thủ Dầu Một, Thuận An, Tân Uyên, Dầu Tiếng... Các cơ sở tín ngƣỡng của ngƣời Hoa còn là trung tâm hoạt động xã hội, văn hóa, giáo dục, nơi hội họp, gặp gỡ của cƣ dân trong cộng đồng"[4: 180]. Bên cạnh đó cũng có thể thấy sự ảnh hƣởng của văn hóa ngƣời Hoa đối với ngƣời Việt trong lễ hội hàng năm nhƣ tết nguyên đán, tết nguyên tiêu, tiết thanh minh, tết đoan ngọ, rằm trung thu, các ngày vía các lễ hội khác, đặc biệt là lễ hội rƣớc Bà Thiên Hậu tại Thủ Dầu Một dịp rằm tháng giêng thu hút đông đảo ngƣời Hoa và ngƣời Việt tham gia. 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao văn hóa doanh nghiệp tại công ty liên doanh làng quốc tế Hướng Dương
83 p | 529 | 183
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Tìm hiểu không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên. Thực trạng và giải pháp phục vụ phát triển du lịch ở địa phương
100 p | 651 | 144
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Tìm hiểu văn hóa tộc người H’mong - Thực trạng và giải pháp khai thác phục vụ phát triển du lịch ở Sa Pa
91 p | 690 | 97
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Du lịch văn hóa Bắc Ninh - Thực trạng và giải pháp
115 p | 751 | 96
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Tìm hiểu loại hình du lịch nông nghiệp tại Trang trại Đồng Quê – Ba Vì – Hà Nội
105 p | 385 | 87
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn của thành phố Hưng Yên
95 p | 403 | 84
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần Hồng Nhật
67 p | 386 | 78
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Tìm hiểu các di tích lịch sử văn hoá ở huyện Đông Triều – Quảng Ninh phục vụ cho phát triển du lịch
112 p | 313 | 62
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Khai thác giá trị văn hóa Phật giáo phục vụ phát triển du lịch tại thành phố Huế
123 p | 264 | 58
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Tìm hiểu về văn hoá ứng xử trong Công ty Cổ phần Du lịch và Thương Mại Phương Đông
92 p | 304 | 51
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Văn hoá giao tiếp - ứng xử trong hoạt động kinh doanh của công ty CPDL - DV Đồ Sơn
82 p | 246 | 48
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Tìm hiểu nghiệp vụ phục vụ bàn tại khách sạn Sài Gòn Hạ Long
106 p | 285 | 48
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Xây dựng một số chương trình du lịch kết hợp với hoạt động tình nguyện dành cho sinh viên khoa văn hóa du lịch – trường đại học dân lập Hải Phòng
76 p | 378 | 47
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Tìm hiểu văn hóa chợ tình Tây Bắc - Tiềm năng để phát triển du lịch
75 p | 287 | 43
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Hoàn thiện hệ thống tài liệu nghiệp vụ lễ tân theo ISO 9001:2000 tại khách sạn Việt Trung
62 p | 222 | 41
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch văn hóa ở Hải Phòng
94 p | 184 | 32
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Lễ hội Khai Hạ của người Mường ở Mường Bi với việc phát triển du lịch ở Tân Lạc, Hòa Bình
101 p | 132 | 30
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn hóa du lịch: Nghiên cứu sức hấp dẫn của di tích lịch sử văn hoá tại nội thành Hải Phòng với du khách
90 p | 180 | 30
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn