Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ xưng hô trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố
lượt xem 9
download
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ xưng hô trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố được thực hiện với mục tiêu nhằm hiểu sâu hơn về tiếng Việt, đặc biệt là từ xưng hô. Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu, người viết hiểu tác phẩm Tắt đèn một cách toàn diện hơn. Cũng trong quá trình nghiên cứu, người viết có thể hiểu thêm nét văn hóa người Việt nói chung và văn hóa Bắc bộ nói riêng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ xưng hô trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố
- TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC TỪ XƯNG HÔ TRONG TÁC PHẨM TẮT ĐÈN CỦA NGÔ TẤT TỐ NGUYỄN THỊ KIM LUYẾN Hậu Giang, tháng 05 năm 2013
- TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC TỪ XƯNG HÔ TRONG TÁC PHẨM TẮT ĐÈN CỦA NGÔ TẤT TỐ Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Ths. BÙI THỊ TÂM NGUYỄN THỊ KIM LUYẾN Hậu Giang, tháng 05 năm 2013
- LỜI CẢM ƠN Tôi cảm thấy háo hức khi bắt đầu viết những lời mà tôi ấp ủ trong lòng từ trước đến giờ, lời cảm ơn đến những người đã giúp tôi có được ngày hôm nay. Trước tiên tôi cảm ơn cha mẹ của tôi người đã sinh ra tôi và cho tôi cuộc sống tốt đẹp. Những giọt mồ hôi giữa trời chưa nắng gắt, những cái giá lạnh khi mưa bảo chỉ mong cho tôi được đủ đầy, thành công. Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến thầy cô những người đã cung cấp cho tôi kiến thức và lẽ sống ở đời trong suốt khoảng thời gian học tập vừa qua. Để hoàn thành luận văn này, hơn hết, tôi xin gởi lời cảm ơn đền cô Bùi Thị Tâm người đã tận tình chỉ dạy tôi thời gian qua, giúp cho tôi có một kiến thức vững chắc. “Con cảm ơn cô”. Bên cạnh đó, tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến cô Vũ Thúy Kiều là người không thể không nhắc đến, cô đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi cũng như các bạn hoàn thành tốt khóa học. Ngoài ra, tôi cảm ơn tất cả bạn bè đã luôn bên tôi trong những năm đại học. Có lẽ những khoảnh khắc vui buồn bên các bạn sẽ là những kỉ niệm đẹp nhất đối với tôi sau này. Cảm xúc không thể nào thể hiện hết qua trang giấy. Một lần xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến những người đã luôn bên tôi và cho tôi có được ngày hôm nay. Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Kim Luyến i
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Kim Luyến ii
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................. 1 2. Lịch sử vấn đề ...................................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................ 8 4. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 8 5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 9 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỪ XƯNG HÔ TRONG TIẾNG VIỆT ...................................................................................................... 10 1.1. Khái niệm về từ và từ xưng hô trong tiếng Việt ............................................. 10 1.1.1. Khái niệm về từ ...................................................................................... 10 1.1.2. Khái niệm về từ xưng hô ........................................................................ 10 1.2. Phân loại về từ xưng hô trong tiếng Việt ........................................................ 11 1.2.1. Các cách phân loại từ xưng hô ............................................................... 11 1.2.2. Các loại từ xưng hô................................................................................. 14 1.3. Đặc điểm của từ xưng hô trong tiếng Việt ...................................................... 24 1.3.1. Tính biểu cảm cao, tính cộng đồng hóa cao ........................................... 25 1.3.2. Tính tôn ti trật tự theo nguyên tắc truyền thống và văn hóa của một dân tộc .................................................................................................................... 25 CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT TỪ XƯNG HÔ TRONG TÁC PHẨM TẮT ĐÈN.............................................................................................................. 28 2.1. Những nét chính về tác giả và tác phẩm ......................................................... 28 2.1.1. Tác giả .................................................................................................... 28 2.1.2. Tác phẩm ................................................................................................ 28 2.2. Khảo sát từ xưng hô trong tác phẩm Tắt đèn .................................................. 29 2.2.1. Từ xưng hô dùng trong gia tộc ............................................................... 30 2.2.2. Từ xưng hô dùng trong xã hội ................................................................ 35 2.2.3. Từ xưng hô dùng trong tình cảm vợ chồng chị Dậu............................... 40 2.3. Đặc điểm của từ xưng hô Bắc bộ .................................................................... 40 2.3.1. Về phong tục, lễ nghi Bắc bộ ................................................................. 40 2.3.2. Về tính biểu cảm của con người ............................................................. 42 iii
- CHƯƠNG 3 : HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG TỪ XƯNG HÔ ....... 43 3.1. Từ xưng hô thể hiện bản chất nhân vật ........... ............................................... 43 3.1.1. Bản chất độc ác, lạnh lùng và tàn nhẫn của giai cấp thống trị ............... 43 3.1.2. Bản chất nhẫn nhịn, chịu đựng và phản kháng của người nông dân… .. 44 3.2. Từ xưng hô thể hiện cảm xúc, tâm trạng của nhân vật ................................... 46 3.2.1. Niềm vui mừng, hạnh phúc ................................................................... 46 3.2.2. Nỗi đau và nỗi buồn................................................................................ 47 3.2.3. Sự yêu thương, lo lắng và cảm thông… ................................................. 48 3.3. Từ xưng hô thể hiện nét đẹp văn hóa của con người Bắc bộ .......................... 49 3.3.1. Nét đẹp văn hóa lịch sự, nhã nhặn .......................................................... 49 3.3.2. Nét đẹp văn hóa tôn trọng vị thế người giao tiếp ................................... 50 3.4. Từ xưng hô thể hiện thái độ của tác giả .......................................................... 52 3.4.1. Sự yêu thương cảm thông đối với những người nông dân ..................... 52 3.4.2. Sự căm phẫn, lên án xã hội ..................................................................... 53 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. PHỤ LỤC .................................................................................................................. iv
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong nền văn học Việt Nam, chúng ta không thể không kể đến nhà văn Ngô Tất Tố. Ông vừa là một nhà nho, vừa là nhà báo kì cựu ở nước ta vào những năm 20 của thế kỷ XX. Ngô Tất Tố chuyên viết các tác phẩm, bài báo để vạch trần những chuyện “chướng tai gai mắt”, bất công ngang trái trong xã hội cũ. Trước Cách mạng tháng Tám các tác phẩm của Ngô Tất Tố như: Phê bình “Nho giáo”, của Trần Trọng Kim (1938), Mặc Tử (1942), Lão Tử (1942), Lều chõng (1939), truyện Trong rừng nho, … đều có ý nghĩa chống lại phong trào Phục cổ. Bên cạnh đó, trên các tạp chí ông còn sử dụng loại văn tiểu phẩm, đây là loại văn châm biếm, phù hợp với yêu cầu kịp thời, gọn nhẹ, súc tích của thể loại văn học chiến đấu trên báo chí hằng ngày. Văn tiểu phẩm như một chứng nhân trung thành của thời đại: Phong trào Đông Dương đại hội với những cuộc chiến rầm rộ đón “lao động đại sứ” Gô – đa ở các thành phố Bắc Kì, những cuộc đình công khổng lồ của “lao động Đông Dương”, từ “phu phen thuyền thợ” cho đến “mấy nghìn phu xe Hà Nội” để đòi tăng lương, lên án “chính sách độc tài của Híc – le”, những “thủ đoạn chuyên chế của Muýt – xô – li – ni” và cái thói “tàn bạo của bọn quân phiệt Nhật Bản”. Ở Ngô Tất Tố, người viết còn nhận thấy ông là một nhà văn có năng khiếu viết về nông thôn. Qua các tiểu thuyết và phóng sự: Tắt đèn, Tập án cái đình, Việc làng. Qua tác phẩm của Ngô Tất Tố, người viết thấy nhà văn có thái độ phủ định mạnh mẽ những mặt cơ bản của xã hội Phong kiến, tố cáo các hủ tục đồi bại đè ép đời sống của người nông dân, phê phán ý thức hệ nho giáo, đặt vấn đề gấp rút giải phóng người nông dân ra khỏi chế độ thực dân phong kiến. Điều này, đã được chứng minh qua tác phẩm Tắt đèn Tác phẩm Tắt đèn là một bản cáo trạng đanh thép, kết án bọn áp bức thống trị, đã bóc lột nông dân đến tận xương tủy. Tác giả đã vạch trần thực trạng đen tối, ngột ngạt của cuộc sống ở nông thôn Bắc bộ lúc bấy giờ. Với nghệ thuật đi vào chiều sâu cái tinh túy bản chất, đặc biệt là phương ngôn nghệ thuật đặc trưng cô đúc càng nén lại thì càng gây nên vụ nổ lớn, càng vang xa, vang rộng. Ngay từ phổ thông, người viết đã được học tác phẩm một cách khái quát vì vậy người viết đã cảm nhận được phần nào tài năng của Ngô Tất Tố cũng như giá trị của tác phẩm Tắt 1
- đèn. Điều này, đã giúp cho người viết có ý định tìm hiểu sâu hơn về nhà văn Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đèn. Sinh ra và lớn lên ở vùng đất Nam bộ, được giao tiếp bằng những lớp từ ngữ mang đậm chất Nam bộ, nhưng khi được học về tác phẩm Tắt đèn, người viết được tiếp xúc với một khía cạnh khác của từ ngữ, đó là lớp từ ngữ Bắc bộ và đã cảm nhận được nét riêng của lớp từ ngữ này, đặc biệt là lớp từ xưng hô. Lớp từ xưng hô Bắc bộ, đã giúp cho người viết thấy được sự phong phú của từ ngữ tiếng Việt, văn hóa con người Bắc bộ và bản chất con người Bắc bộ. Vì lý do trên, người viết quyết định chọn đề tài Từ xưng hô trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố làm đề tài hoàn thành khóa luận tốt nghiệp cho mình. 2. Lịch sử vấn đề Ngô Tất Tố là nhà văn lớn có nhiều công trình. Trong đó, có tiểu thuyết và phóng sự viết về nông thôn như: Tắt đèn, Lều chõng, Việt làng, Tập án cái đình… Đây là những tác phẩm có giá trị tiên phong gây dựng nền móng văn học hiện thực của nước nhà. Có thể nói, Ngô Tất Tố là cây bút viết văn tài năng và thành danh ở nước ta trong thế kỷ XX. Vì vậy, nghiên cứu về giá trị trong các tác phẩm của nhà văn Ngô Tất Tố, cũng như tìm hiểu về nhà văn Ngô Tất Tố đã có rất nhiều những công trình, những tác giả, những bài viết về ông và tác phẩm của ông. Dưới đây, là những bài viết của các nhà nghiên cứu về tác phẩm Tắt đèn. Phan Cự Đệ với bài viết Tắt đèn của Ngô Tất Tố trong cuốn “Tắt đèn” tác phẩm và lời bình, Tuấn Thanh, Vũ Nguyên, Nxb Văn học, Năm 2007. Đã nhận định về tác phẩm Tắt đèn như sau: “Ngô Tất Tố là nhà văn có nhiều thuận lợi để viết về nông thôn: một cái vốn Nho học vững chắc và sự hiểu biết sâu sắc về nông thôn và nông dân Việt Nam”. [21,tr.139] Phan Cự Đệ còn ca ngợi ngòi bút của Ngô Tất Tố và giá trị của tác phẩm Tắt đèn “Ngô Tất Tố đã tố cáo cái cảnh khổ điển hình “thiếu thuế mất vợ, thiếu nợ mất con” của nông dân thời thuộc Pháp…Cuốn tiểu thuyết này, đã lên án cả bộ máy thống trị ở nông thôn: quan lại, nghị viên, địa chủ, cường hào gian ác dâm dục”. [21,tr.141] Tác giả còn nêu lên nét đặc sắc của nghệ thuật “Nghệ thuật của “Tắt đèn” là một thứ nghệ thuật đi vào chiều sâu, vào cái tinh túy bản chất. “Tắt đèn” học được ở văn học dân gian, đặc biệt ở tục ngữ phương ngôn cái nghệ thuật tập trung cô đúc, càng nén lại thì càng gây nên những vụ nổ lớn, càng có sự vang xa rộng trong không gian”. [21,tr.145] Và: “Bằng nghệ thuật lồng 2
- tiếng và bằng hình ảnh, chắc chắn ở đây ngôn ngữ điện ảnh có ưu thế hơn ngôn ngữ văn học.” [21,tr.143] Nguyễn Đăng Mạnh, “Tắt đèn” tác phẩm và lời bình cũng nhận định: “Ngay khi mới ra đời Tắt đèn đã được nhận là một tác phẩm có giá trị”. [21,tr.150] Nguyễn Đăng Mạnh còn ca ngợi tầm quan sát của Ngô Tất Tố khi viết về người nông dân và ca ngợi tinh thần dân tộc của Ngô Tất Tố. “ Ngô Tất Tố đã nhìn thấy bản chất của con người lao động, đã làm nổi bật lên ở chị Dậu tính cách điển hình của người nông dân lao động, của người phụ nữ Việt Nam. Với nhân vật đó, Ngô Tất Tố đã tiếp tục phát huy được truyền thống tốt đẹp của nền văn hóa dân tộc với những hình ảnh sáng ngời của cô Tấm, của Cúc Hoa, Ngọc Lan, Hạnh Nguyên, Thúy Kiều, Nguyệt Nga v,v…Ở đây ta thấy rằng nhà văn một khi đã đi sâu vào quần chúng nhân dân thì nhất định sẽ tìm thấy dân tộc mình”. [21,tr.159] Nhà phê bình còn nhận định: “Ngô Tất Tố rất thạo ngôn ngữ nông thôn. Có lẽ không một nhà văn nào đương thời có thể am hiểu mọi mặt sinh hoạt ở nông thôn và có thể gọi từng sự vật, từng sự việc bằng đúng cái tên nông thôn của nó như ông”. [21,tr.162] Nhìn chung, Phan Cự Đệ và Nguyễn Đăng Mạnh đã có một cái nhìn khái quát về giá trị của tác phẩm Tắt đèn cả nội dung lẫn nghệ thuật. Tuy nhiên người viết nhận thấy các ông chưa có những nhận xét riêng cho lớp từ xưng hô, về việc dùng từ trong tác phẩm Tắt đèn. Vì vậy, đề tài của người viết là đề tài mới mẻ. Trong bài Những đóng góp của Ngô Tất Tố trong “Tắt đèn”, Phong Lê đã nêu: “So với nhiều nhà văn hiện thực khác, có thể Ngô Tất Tố chưa bao quát được mặt này mặt kia trong đời sống, nhưng phần đóng góp sâu sắc và cũng là độc đáo của Ngô Tất Tố chính là ở chỗ nhà văn đã khám phá được vẻ đẹp bên trong rất đáng quý của người nghèo trong xã hội vô cùng tối tăm”. [21,tr.165] Ông còn khẳng định: “Vẻ đẹp của người phụ nữ trong “Tắt đèn” trước hết là vẻ đẹp của tình yêu thương, ý thức đấu tranh dứt khoát của người nông dân trong xã hội cũ. Nhưng cũng trong “Tắt đèn” không thể không chú ý một khía cạnh khác, dù nhỏ nhưng cũng là độc đáo ở Ngô Tất Tố là không hề có ý định hướng người đọc quan tâm đến nhan sắc nhân vật của mình như khuynh hướng của nhà văn lãng mạn trong Tự lực văn đoàn”. [21,tr.167,168] Hà Minh Đức, Tắt đèn cho rằng: “Giá trị của tác phẩm “Tắt đèn” không chỉ thể hiện ở nội dung tư tưởng, ở tinh thần nhân đạo thấm đượm qua mỗi trang sách, 3
- mà cả ở hình thức nghệ thuật.” [21,tr.197] “Tác giả đã miêu tả, soi gọi nhân vật của mình từ nhiều góc độ khác nhau, và trong những mối quan hệ với làng xóm láng giềng, quan hệ với bọn thống trị… Chính trong những mối quan hệ tương tác đó, tính cách chị Dậu càng trở nên thân mật và sinh động hơn. Trong quan hệ chồng con chị Dậu là người vợ, người mẹ giàu tình yêu thương, chung thủy; trong quan hệ đời sống xã hội, chị Dậu là người phụ nữ đảm đang, trung hậu, giàu đức hy sinh; trong quan hệ với bọn thống trị chị Dậu nổi lên là con người giàu lòng tự trọng, trong sáng và đầy tính quật cường.” [21,tr.198] Những ý kiến của nhà phê bình Phong Lê và Hà Minh Đức là những ý kiến sắc sảo. Tuy nhiên, đây cũng là những ý kiến tập trung đóng góp vào riêng nhà văn và vẻ đẹp của người phụ nữ nông thôn Bắc Bộ thời phong kiến. Các nhà phê bình chưa đi sâu vào khai thác về việc sử dụng từ ngữ và lớp từ xưng hô trong tác phẩm Tắt đèn. Từ đó, người viết nhận thấy lớp từ xưng hô trong tác phẩm Tắt đèn vẫn chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm. Trong bài viết Lời giới thiệu truyện “Tắt đèn”, Nguyễn Tuân có khẳng định: “Sáng tác Ngô Tất Tố, trội nhất vẫn là cuốn “Tắt đèn”. Và trong tiểu thuyết “Tắt đèn”, trội nhất lại là cái chương XIII. Lời sắc sảo, ý súc tích, cách diễn đạt thì linh hoạt mà bố cục thì lại chặt. Lời nói của nhân vật và cái cách Ngô Tất Tố khiến lời cho nhân vật, nó hệt như là kịch nói”. [21,tr.178] Phú Hương với bài viết “Tắt đèn” – Tiểu thuyết của Ngô Tất Tố cũng cho rằng: “Kể làm sao hết được những câu nói có giá trị, mỗi một câu đủ lột trần được tâm lý của một hạng người ở sau lũy tre xanh. Ngô Tất Tố đã khéo làm cho người đọc trông thấy những cảnh đau khổ bất bình xảy ra trước một lối văn rõ rệt, giản dị, rất linh hoạt. Ông làm cho ta hồi hộp, căm tức, thương hại, có lúc sung sướng nữa vì người đàn bà bị lắm nỗi áp bức quá đã liều mạng.” [21,tr.205] Bên cạnh đó, Phú Hương còn đưa ra một số khuyết điểm về Ngô Tất Tố và nghệ thuật trong tác phẩm Tắt đèn: “Ông Tố là nhà nho mới đi qua địa hạt tiểu thuyết lần đầu. Vì thế, ông chưa thoát khỏi di tích hán học. Chuyện ông kể theo lối Á Đông hơn là theo lối Tây Âu, do đó nó làm mất sức tưởng tượng của người đọc… Rõ rệt hơn nữa là trong mỗi chương hễ muốn kể chuyện gì là tác giả thường bài trí cảnh vật quanh đó trước đã rồi mới đi sâu vào chuyện. Lối kể ấy có vẻ kinh điển như một bài thơ thất ngôn bát cú, nó mất vẻ linh động của câu chuyện mà đồng thời nó không khêu gợi 4
- tính hiếu kì của người đọc. Vã lại trong Tắt đèn hình như tác giả không nỡ để người đàn bà bị ô nhục: hai lần bị lôi kéo, hai lần chạy thoát được. Người ta sẽ nói ông Tố “giữ trinh” cho nhân vật của ông quá, mà chính là đặc điểm của phái Nho học xưa nay…Và muốn phê bình được đầy đủ, tôi cũng xin nhắc luôn rằng tác giả cuốn Tắt đèn đã dùng một tiêu đề “tối tăm” không xứng đáng với giá trị, với nội dung cuốn chuyện.” [21,tr.206] Tuy vậy, những khuyết điểm trên vẫn không xóa nhòa được giá trị đặc biệt của tác phẩm Tắt đèn. Có thể thấy, Nguyễn Tuân và Phú Hương đã có nhận định, đánh giá về giá trị của tác phẩm Tắt đèn cả nội dung lẫn nghệ thuật. Trong nghệ thuật, hai ông đã có những nhận xét về giá trị từng lời nói, câu nói của nhân vật và cả lời của tác giả. Bên cạnh đó, Phú Hương còn đưa ra một số khuyết điểm về nghệ thuật của Ngô Tất Tố trong tác phẩm Tắt đèn. Tuy nhiên, các ông chưa đi sâu vào lớp từ xưng hô trong tác phẩm. Vì vậy, đề tài người viết nghiên cứu sẽ tìm hiểu sâu hơn về lớp từ này. Vũ Trọng Phụng là nhà văn lớn cùng thời với nhà văn Ngô Tất Tố cũng đã có bài viết: “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, trong cuốn Ngô Tất Tố và Tắt đèn, Phan Cự Đệ, Nxb Văn học, 2008. Vũ Trọng Phụng khẳng định tác phẩm Tắt đèn là án văn phụng sự cho nông thôn, cho dân quê và Tắt đèn đã ra đời và làm được điều đó. “Tắt đèn là một thiên tiểu thuyết có luận đề xã hội – điều ấy, cố nhiên – hoàn toàn phụng sự dân quê, một án văn có thể gọi là kiệt tác, tòng lai chưa từng thấy…” [11,tr.185] Trên đây, là những ý kiến nhận xét về tác phẩm Tắt đèn và tác giả Ngô Tất Tố. Ngoài ra, người viết còn nhận thấy có rất nhiều ý kiến khác của các nhà nghiên cứu về vấn đề từ xưng hô. Nguyễn Thị Trung Thành, tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống số 3 năm 2007, có bài Cần phân biệt từ xưng hô với đại từ xưng hô. Trong bài báo này, Nguyễn Thị Trung Thành khẳng định: “Khái niệm từ xưng hô có nội hàm rộng hơn khái niệm đại từ xưng hô. Từ xưng hô trong tiếng Việt gồm có các loại sau: đại từ dùng để xưng hô, danh từ chỉ quan hệ họ hàng dùng để xưng hô, danh từ chỉ chức danh, nghề nghiệp. Như vậy, đại từ xưng hô chỉ là một bộ phận nhỏ nằm trong từ xưng hô” [28,tr.2] Trong bài viết “phép xưng hô”, Trần Thành Mỹ đã đưa ra nhiều ví dụ so sánh giữa từ xưng hô tiếng Việt và các nước khác: “...về ngôi thứ, như ngôi thứ nhất, thứ 5
- hai Pháp “je, me, moi, tu, te, toi”; Anh đơn giản hơn “I, me, you”, Tàu “ngộ, nị” còn tiếng Việt ta sao mà quá phức tạp, chi li, tuyệt vời... khó khăn, có một không hai. Nói ngôi thứ nhất thôi, ta đã có: tôi, ta, tớ, tao, tui, mình, qua, người ta, anh, em, thiếp,... xưng bằng tên, đẳng cấp gia đình như ông, bà, bác, cô,.. giai cấp xả hi, “trẫm”, “thần”... “Nhân vật đại danh từ” còn có thể sử dụng, khi chủ từ lúc túc từ. Lại có lúc được dùng cả cho hai ngôi như chữ “mình”. Ví dụ: Mình (ngôi 1) nói cho một mình mình (ngôi 2) nghe, mình (ngôi 2) nghe xong mình (ngôi 2) hỏi lại mình (ngôi 1). Hoặc: Người ta (ngôi 2) nói người ta (ngôi 2) qua nhà người ta (ngôi 1) mà người ta (ngôi 2) không qua...”. Trong bài viết tác giả còn đưa ra cách so sánh từ xưng hô trong gia đình của các vùng miền trong nước, tiêu biểu là hai miền Bắc Nam: “Tiếng Việt ta còn thêm vấn đề cữ tên kỵ húy, nhất là miền Nam, chỉ gọi thứ, nên cả xóm làng chỉ có “ông hai, bà ba, cô tư,...” do đó cũng gây sai lệch, lầm lẫn, khó phân biệt ai có bà con ai không, họ hàng gần hay xa. Trong gia đình, phẩm trật bên nội ngoại được phân biệt rõ ràng, dù ba miền có vài điểm chênh lệch. Miền Bắc thường gọi chị của ba hay má là “bác”, chồng của cô, dì là “chú, bác”; trong khi miền Nam gọi chị hay em gái của ba đều là “cô”, của má là “dì”, chồng của cô, dì là “dượng”. Bên ba có ông bà nội, bác, chú, cô, dượng, ... bên mẹ có ông bà ngoại, cậu (anh hay em của mẹ đều gọi là cậu), mợ, dì, dượng ... nên không được sai sót trong việc xưng hô. Bà con họ hàng, anh chị em ruột, anh chị em họ tức là anh chị em con chú con bác, con cô con cậu, bạn dì cũng phái gọi nhau đúng phép, theo thứ bậc, vai vế hoặc theo cách “nói tưng”.” [30] Cao Xuân Hạo, Mấy vấn đề về văn hóa trong cách xưng hô của người Việt, đã nêu: “Ai nấy cũng biết rằng tiếng Việt không có một đại từ nhân xưng (hay hồi chỉ nào) trung hòa. Không phải tiếng Việt không có những đại từ nhân xưng chính danh. Tao, mày, nó, hắn (chúng tao, chúng mày, chúng nó) và họ, có thể coi là những đại từ nhân xưng và hồi chỉ chính danh. Nhưng trừ họ (đại từ chỉ ngôi thứ ba số phức) ra, tất cả các đại từ này đều được cảm thụ nhưng không được lễ độ, và không thể dùng trong khi giao tiếp với người dưng trong khuôn khỗ xã giao bình thường, và ngay cả “họ” cũng không phải lúc nào cũng dùng được ( Chẵng hạn không thể dùng thay thế cho cha mẹ hay người thân tộc ở bật trên so với người 6
- nói).” [14] Cao Xuân Hạo còn cho rằng: “Tất cả các từ được dùng để xưng hô trong những điều kiện bình thường đều là những danh từ.”[14] Trong bài viết, ông còn đưa ra những đặc điểm của từ xưng hô trong nhiều mối quan hệ khác nhau, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của từ xưng hô người Việt. Trong Đại cương ngôn ngữ học, tập 2, Đỗ Hữu Châu có viết về một số vấn đề liên quan đến từ xưng hô, trong đó có vấn đề: “Nên phân biệt biểu thức xưng hô và biểu thức gọi (voicative). Gọi là dùng một biểu thức hướng về người nào đón nhằm làm cho người này biết rằng người gọi muốn nói gì đó với anh ta. Trong tiếng Việt, “ơi”! và “này”! là hai yếu tố chỉ dẫn hành vi gọi. Có những từ vừa dùng để xưng hô, vừa dùng để gọi (kết hợp với “ơi”!, “này”!), có những từ chỉ dùng để xưng hô, không thể dùng để gọi (Đối với người trên, người Việt Nam không dùng “ơi”!, “này”! mà phải dùng biểu thức “thưa + X…” và không thể ở khoảng cách quá xa mà gọi. Người lễ phép là phải chạy lại gần người trên tới khi người đó có thể nghe đủ rõ thì mới dùng biểu thức đó để gọi.).” [6,tr.78] Nguyễn Văn Nở, Giáo trình Phong cách học tiếng Việt có viết: “Từ xưng hô tiếng Việt không chỉ dùng để “xưng” và “hô” nhằm định vị mối quan hệ giữa các đối tượng khi giao tiếp mà còn là phương tiện biểu đạt tình cảm góp phân tạo nên nhịp cầu giao cảm giữa đôi bờ tâm hồn. Nhiều nhà nghiên cứu đã nói về sự phong phú của lớp từ xưng hô tiếng Việt. Sự phong phú dó không chỉ thể hiện ở số lượng từ xưng hô mà còn ở cách phô diễn. Xưng hô (Addressing) là một hành vi giao tiếp xã hội. Đối với người Việt Nam, xưng hô thể hiện một cách trực tiếp, rõ ràng nhất văn hóa ứng xử của những người tham gia giao tiếp. Cùng một đối tượng, nhưng hoàn cảnh giao tiếp và nhất là tình cảm thay đổi thì cách dùng từ xưng hô cũng đổi thay.” [19,tr.97] Trên đây, là những ý kiến về tác giả Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đèn cũng như lớp từ xưng hô. Qua tất cả những ý kiến trên, người viết nhận thấy hầu như chưa có ý kiến nào tập trung nghiên cứu về từ xưng hô trong tác phẩm Tắt đèn một cách chuyên biệt, chuyên sâu. Chính vì vậy, từ xưng hô trong tác phẩm Tắt đèn là vấn đề còn mới mẻ. Từ những ý kiến trên, người viết có được quan điểm, cách nhìn cũng như những điều kiện thuận lợi, để người viết tiến hành nghiên cứu từ xưng hô trong tác phẩm Tắt đèn. 7
- 3. Mục đích nghiên cứu Tiếng Việt là ngôn ngữ phong phú so với các ngôn ngữ khác trên thế giới. Trong tiếng Việt, lớp từ xưng hô là lớp từ phong phú nhất. Vì thể hiện được cao độ nét văn hóa của con người Việt. Ngoài các lớp từ xưng hô bình thường chỉ ngôi, tiếng Việt còn sử dụng các lớp từ xưng hô chỉ quan hệ họ hàng, chức tước, phẩm hàm. Hoặc thậm chí còn sử dụng lớp từ xưng hô phím chỉ trống không. Chính sự phong phú của lớp từ xưng hô, cái hay của lớp từ xưng hô đã khiến cho người viết thích thú. Vì vậy, người viết chọn đề tài “Từ xưng hô trong tác phẩm Tắt đèn” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp cho mình. Bởi qua đề tài này, người viết hiểu sâu hơn về tiếng Việt, đặc biệt là từ xưng hô. Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu, người viết hiểu tác phẩm Tắt đèn một cách toàn diện hơn. Cũng trong quá trình nghiên cứu, người viết có thể hiểu thêm nét văn hóa người Việt nói chung và văn hóa Bắc bộ nói riêng. Người viết hy vọng, đề tài mà mình nghiên cứu sẽ góp phần tìm hiểu về sự phong phú và nét riêng của lớp từ xưng hô trong tiếng Việt. Đặc biệt, là góp phần đánh giá được giá trị của tác phẩm Tắt đèn, cũng như tài năng của Ngô Tất Tố khi sử dụng lớp từ xưng hô này. Khi nghiên cứu về vấn đề “Từ xưng hô trong tác phẩm Tắt đèn”, người viết có dịp thể hiện những kiến thức đã học của mình trong vấn đề cụ thể. Bên cạnh đó, người viết cũng học hỏi những kinh nghiệm như: Nghiên cứu một vấn đề khoa học, trao dồi thêm những kiến thức còn non yếu của bản thân… Người viết hy vọng, vấn đề nghiên cứu này, sẽ là công trình góp thêm đánh giá vào nhà văn Ngô Tất Tố cũng như tác phẩm của ông. 4. Phạm vi nghiên cứu Khi nghiên cứu về vấn đề “Từ xưng hô trong tác phẩm Tắt đèn” người viết chỉ tập trung vào vấn đề từ xưng hô. Trong luận văn này, người viết dựa theo các nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ về vấn đề từ xưng hô, để phân loại hệ thống các lớp từ xưng hô. Từ đó, có sự nhìn nhận khái quát về giá trị của từ xưng hô trong tác phẩm Tắt đèn. Cũng từ đó, người viết chỉ ra những nét riêng, nét độc đáo của Ngô Tất Tố về vấn đề này. Tác phẩm Tắt đèn, đã nhận được nhiều sự hưởng ứng của dư luận, nên có rất nhiều tài liệu về tác phẩm. Bên cạnh đó, từ khi tiểu thuyết ra đời do chính sách kiểm 8
- duyệt của thực dân Pháp nên đã bị cắt xén đi chương có giá trị tố cáo sâu sắc. Vì vậy để hiểu tác phẩm đầy đủ hơn, cùng với giá trị của tác phẩm và tài năng của Ngô Tất Tố, người viết chọn quyển “Ngô Tất Tố tác phẩm” tập 2, Phan Cự Đệ, Nxb Văn học, 1977, làm cứ liệu cho vấn đề nghiên cứu của mình. Trong quyển này, tác phẩm Tắt đèn được Phan Cự Đệ sưu tầm đầy đủ những phần mà tác phẩm Tắt đèn bị cắt xén chưa được in trong sách. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trước khi bắt tay vào việc nghiên cứu vấn đề, người viết phải sưu tầm tài liệu liên quan đến đề tài đã chọn. Việc sưu tầm này, giúp cho công việc nghiên cứu được thuận tiện hơn và có tính thuyết phục hơn. Ngoài ra, người viết phải chọn phương pháp nghiên cứu cho phù hợp, đây là điều quan trọng để tạo ra một kết quả tốt đẹp. Vì bất kì công trình nghiên cứu nào cũng đòi hỏi phải có tính logic và khoa học. Qua quá trình tìm hiểu và lựa chọn, người viết chọn các phương pháp nghiên cứu sau: . Phương pháp hệ thống, thống kê và phân loại: phương pháp này, nhằm mục đích sắp xếp các lớp từ xưng hô theo sự phân loại. . Phương pháp đánh giá và thống kê chính xác mức độ sử dụng. Từ đó, người viết có được số liệu chính xác, có được sự đánh giá khoa học. . Phương pháp đối chiếu so sánh: Sử dụng phương pháp này, người viết thấy được sự xưng hô của mỗi tầng lớp nhân vật trong tác phẩm có sự tương đồng và dị biệt. Cũng từ phương pháp này, người viết đánh giá được thái độ, tính cách của mỗi nhân vật khi xưng hô với nhau. . Phương pháp phân tích, diễn giải kèm theo thủ pháp chứng minh. Phương pháp này, người viết sử dụng đánh giá hiệu quả làm nổi bật nét độc đáo và tài năng của nhà văn Ngô Tất Tố trong việc sử dụng lớp từ này. Tất cả các phương pháp trên được người viết sử dụng chung trong quá trình làm luận văn. 9
- CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỪ XƢNG HÔ TRONG TIẾNG VIỆT 1.1. KHÁI NIỆM VỀ TỪ VÀ TỪ XƢNG HÔ TRONG TIẾNG VIỆT 1.1.1. Khái niệm về từ - Quan điểm của Đỗ Hữu Châu, tác giả cho rằng:“Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định và bất biến, có một ý nghĩa nhất định, nằm trong một phương thức (hoặc kiểu cấu tạo) nhất định tuân theo những kiểu đặc điểm ngữ pháp nhất định, lớn nhất trong từ vựng và nhỏ nhất để tạo câu.” [4,tr.14] - Quan điểm của Nguyễn Thiện Giáp, tác giả quan niệm:“Từ của tiếng Việt là một chỉnh thể nhỏ nhất có ý nghĩa để tạo ra câu nói; nó có hình thức có một âm tiết, một khối viết liền.” [12,tr.168] - Quan điểm của Hồ Lê, theo Hồ Lê cho rằng:“Từ là đơn vị ngôn ngữ có chức năng định danh liên kết phi hiện thực, hoặc có chức năng mô phỏng tiếng động, có khả năng kết hợp tự do, có tính vững chắc về cấu tạo và nhất thể về ý nghĩa.” [17,tr.104] - Quan điểm của Nguyễn Kim Thản, theo tác giả:“Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ có thể tách khỏi đơn vị khác của lời nói để vận dụng một cách độc lập và là một khối hoàn chỉnh về ngữ âm, ý nghĩa (từ vựng, ngữ pháp) và chức năng ngữ pháp.” [20,tr.20, 21] - Quan điểm của Nguyễn Thị Thu Thủy, tác giả cho rằng:“Từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ có nghĩa, mang tính có sẵn, cố định, bắt buộc, nhỏ nhất trực tiếp tạo câu.” [23,tr.6] Dựa vào các quan điểm về từ của các nhà nghiên cứu, đã khái quát phần nào sự phức tạp của việc nghiên cứu về từ trong tiếng Việt. Do người nghiên cứu đứng ở góc độ đồng đại hay lịch đại, do cách hiểu về khái niệm hình vị trong ngôn ngữ học đại cương khác nhau, đã dẫn đến đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt của các nhà ngôn ngữ khác nhau. 1.1.2. Khái niệm về từ xƣng hô - Quan điểm của Đỗ Hữu Châu, theo nhà nghiên cứu:“Từ xưng hô không chỉ là công cụ để người nói thực hiện cái việc không thể không làm là đưa mình và người đối thoại với mình vào diễn ngôn, mà còn là công cụ để người nói tự mình 10
- câu thúc (bó buộc) mình vào câu thúc người trong khuôn khổ một kiểu quan hệ liên cá nhân nhất định.” [6,tr.75] - Quan điểm của Vũ Tiến Dũng, theo tác giả:“Xưng hô là hành động nói và có mối quan hệ khá rõ ràng với phép lịch sự trong giao tiếp. Xưng hô trong tiếng Việt chịu áp lực mạnh mẽ của chuẩn mực xã hội, chuẩn mực xã hội chi phối việc lựa chọn từ ngữ xưng hô của các cá nhân trong tương tác xã hội.” [25,tr.328] - Quan điểm của Đức Nguyễn, tác giả quan niệm:“Xưng là tự gọi mình là gì đó khi nói với người khác, biểu thị tính chất mối quan hệ của mình với người ấy. Hô là gọi người nói chuyện với mình là gì đó, biểu thị tính chất mối quan hệ của mình với người ấy.” [26,tr.73] - Quan điểm của Nguyễn Thị Trung Thành, tác giả cho rằng:“Từ xưng hô là toàn bộ những đơn vị từ vựng được dùng để người nói tự xưng, để gọi người giao tiếp với mình và để chỉ người thứ ba vắng mặt trong cuộc giao tiếp. Còn đại từ xưng hô là một từ loại hay chính xác hơn là một bộ phận của từ loại, đại từ được dùng để xưng hô.” [28] - Quan điểm của Nguyễn Văn Nở, tác giả quan niệm:“Từ xưng hô là lớp từ dùng để tự xưng và gọi đối tượng khi giao tiếp. So với các lớp từ vựng khác, từ xưng hô không nhiều nhưng lại thường xuyên xuất hiện trong ngôn ngữ giao tế và được vận dụng rất đa dạng, phức tạp, gây không ít lúng túng cho người các đối tượng khi tham gia cuộc thoại.” [19,tr.96] 1.2. PHÂN LOẠI VỀ TỪ XƢNG HÔ TRONG TIẾNG VIỆT 1.2.1. Các cách phân loại từ xƣng hô Việc nghiên cứu các đại từ nhân xưng và lớp từ xưng hô trong tiếng Việt được rất nhiều nhà Việt ngữ quan tâm. Mỗi tác giả đưa ra những khái niệm và cách phân loại khác nhau: * Theo Nguyễn Kim Thản Nguyễn Kim Thản, Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, đã khái quát và chia đại từ thành hai loại: Đại từ thể từ và đại từ vị từ. - Đại từ nhân xưng là một bộ phận của đại thể từ (bên cạnh đại từ qua lại, đại từ số từ và đại từ chỉ định): “Đại từ nhân xưng dùng để trỏ người hay động vật, vật thể. Đặc điểm ngữ pháp của nó giống đặc điểm ngữ pháp của danh từ ở chỗ: không thể trực tiếp làm vị ngữ mà phải có hệ từ”. [20,tr. 276] 11
- Ví dụ: Ta là ta, không thể là ai. - Nguyễn Kim Thản còn đưa ra vấn đề cần phân biệt đại từ (gồm cả những danh từ đã chuyển hóa thành đại từ) với những danh từ dùng để xưng hô. Ông không đồng ý quan điểm của các sách ngữ pháp trước đây xếp danh từ dùng để xưng hô vào lớp đại từ. Nhưng ông cũng không phủ định việc dùng nhiều danh từ chỉ quan hệ thân thuộc để xưng hô trong gia đình và ngoài xã hội là một trong những nét riêng biệt của tiếng Việt hiện đại. - Hơn nữa, ông còn cho rằng: Trong tiếng Việt, danh từ xưng hô rất nhiều, ngoài những danh từ chỉ các thành viên trong gia đình và họ hàng ra, còn có những từ như: nhà, đằng ấy, đằng này, quân ấy, quân này, quan thầy, đồng chí,… được dùng để xưng hô. Theo ông, cách dùng những danh từ để xưng hô ấy có thể có những tính từ và danh từ làm định ngữ. Ví dụ: Ông béo ơi! Cái chị gì cao cao ấy đi chưa? Từ xưng hô dùng trong thân tộc là ông, chị kết hợp với tính từ làm định ngữ béo, cao cao,… * Theo tác giả Lê Biên Trong “Từ loại tiếng Việt hiện đại” có đề cập đến từ xưng hô tiếng Việt có các từ loại như sau: - Xưng hô bằng từ nhân xưng: Những đại từ xưng gọi trong tiếng Việt có thể chia thành hai lớp: + Ở tiếng Việt các từ xưng gọi gốc rất cao: Tao, ta, mày, nó, hắn và chỉ xuất hiện ở những sắc thái biểu cảm không lịch sự (Thân mật, suồng sã, thô tục, khinh thường). Do đó, có nhiều yếu tố được đại từ hóa, như những từ nguyên là danh từ chuyển sang đại từ: tôi, tớ, mình, người ta,… + Một số từ có nguồn gốc vai mượn tiếng Hán như: y, thị, chúng, huynh, đệ, tiên sinh,…, tiếng Pháp như: Moa, toa,…[2,tr.124] - Xưng hô bằng danh từ chỉ quan hệ thân tộc: + Những danh từ lâm thời đảm nhận chức năng đại từ, đó là những danh từ chỉ người thuộc quan hệ gia tộc thân thuộc: cụ, ông, bà, cha, mẹ, chú, bác, cô, dì, mợ,… 12
- + Ngoại trừ những từ sau không được xưng gọi trong gia đình và ngoài xã hội: trai, gái, ruột, họ, dâu, rể, vợ, chồng. Hai yếu tố “nội – ngoại” chỉ được dùng để gọi trong phương ngữ Nam Bộ. [2,tr.123] - Danh từ chỉ chức danh nghề nghiệp bao gồm các từ: giáo sư, tiến sĩ, đại tướng, giám đốc, nhá thơ, nhạc sĩ,… - Tên riêng và đại danh từ phiếm chỉ + Các tên riêng như: Hồng, Huệ, Lan, Minh,…. + Đại danh từ phiếm chỉ bao gồm các từ chỉ nơi chốn, định vị vị trí: ấy, đây, đó, đấy, này, nọ,…[2,tr.124] Ngoài ra, có thể chia từ xưng hô trong tiếng Việt thành hai lớp có phạm vi sử dụng khác nhau: - Từ xưng hô dùng trong gia tộc - Từ xưng hô dùng trong xã hội Dù ở phạm vi giao tiếp nào (gia tộc, xã hội), nói chung, những từ xưng hô tạo thành những cặp tương ứng giữa xưng và hô. Thay đổi cách xưng hô là biến đổi về tính chất quan hệ (tốt hơn hay xấu đi)…[2,tr.126] * Theo Phan Hồng Liên Theo Phan Hồng Liên có các cách xưng hô thường gặp như sau: Dùng danh từ thân tộc, dùng đại từ, dùng tên riêng, dùng chức danh, dùng nghề nghiệp,… Trong các cách trên thì cách dùng danh từ thân tộc được dùng nhiều hơn cả. Nó được dùng cho cả “xưng” và “hô”. Tuy nhiên đáng chú ý là sự xuất hiện hiện tượng đan xen giữa các kiểu xưng hô, tạo ra một diện mạo mới cho hoạt động của các từ xưng hô trong tiếng Việt. [18,tr.42] Ví dụ: Em nhờ thầy giảng giúp bài tập này (Dùng danh từ thân tộc + danh từ chứ danh nghề nghiệp) Phan Hồng Liên đã nhận định rằng: Nếu so sánh giữa “xưng” và “hô” thì ta thấy một điều đáng để quan tâm là từ “hô” kém linh hoạt hơn từ “xưng”. Trong thực tế một từ “xưng” thường cặp đôi với nhiều từ “hô”.[18,tr.44] Ví dụ: Dùng từ em để xưng hô cho nhiều cặp Em – anh Em – thầy Em - chị Em - giáo sư 13
- Tính linh hoạt của từ xưng hô Việt Nam còn thể hiện ở việc dùng các từ không thuộc nhóm xưng hô để xưng hô như: ai, đằng ấy, đấy, đây,…cách dùng những từ này thường không chính thức, nhưng vì nó mang sắc thái biểu cảm rỏ rệt nên được người Việt ưa dùng, nhất là trong những tình huống người viết chưa biết đối tượng là ai, quan hệ giữa mình và đối tượng ra sao? [18,tr.45] Ví dụ: Ấy ơi cho đây hỏi thăm chút! Người Việt không chỉ sử dụng một nhóm từ xưng hô là danh từ thân tộc, mà sử dụng tất cả các nhóm từ xưng hô nhưng linh hoạt trong từng tình huống cụ thể, tạo ra cho hệ thống từ xưng hô Việt Nam một diện mạo hết sức phong phú, mới mẻ. [18,tr.46] Từ nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu, người viết có thể thấy các loại từ xưng hô phong phú và đa dạng phức tạp. Các danh từ dùng làm đại từ xưng hô được dùng nhiều hơn, phổ biến hơn các đại từ xưng hô đích thực. Các danh từ thân tộc không chỉ dùng trong giao tiếp gia đình mà còn dùng trong giao tiếp xã hội. Từ đó, người viết có thể khái quát các loại từ xưng hô như sau: 1.2.2. Các loại từ xƣng hô 1.2.2.1. Từ xưng hô chỉ ngôi, chỉ số Từ xưng hô được dùng để thay thế hay biểu thị các đối tượng tham gia vào quá trình giao tiếp. a. Đại từ xưng hô dùng ở một ngôi xác định. Số lượng đại từ xưng hô trong nhóm này không nhiều. Chúng ta có thể tham khảo bảng dưới đây: Cƣơng vị ngôi của các đối tƣợng trong quan hệ giao tiếp Ý nghĩa số lƣợng Ngôi 3 giao tiếp theo Ngôi 1 Ngôi 2 Ngƣời, vật đƣợc ngôi Ngƣời nói Ngƣời nghe nói đến Số ít (cá thể hay Tôi, tao, tớ Mày, Mi Nó, hắn, y đơn thể) Chúng tôi Chúng mày Chúng nó Số nhiều (tập thể Chúng tao Chúng bay Chúng hay tổng thể) Chúng tớ Bay Họ 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975
71 p | 51 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện ngắn lãng mạn của Macxim Gorki
72 p | 57 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Phương thức chiếu vật trong một số tác phẩm của Nam Cao
79 p | 60 | 20
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hệ thống nhân vật trong truyện cổ tích thần kỳ người Việt
65 p | 87 | 18
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Bi kịch người nông dân trong truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám 1945
84 p | 39 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thơ tình A.X. Puskin
125 p | 58 | 17
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thi pháp tập truyện Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân
69 p | 56 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hình ảnh người phụ nữ trong tiểu thuyết Bến không chồng của Dương Hướng
87 p | 42 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hình ảnh người phụ nữ trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 1975
73 p | 33 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thế giới nhân vật trong tác phẩm “Chiến tranh và hòa bình” của Liev Tolstoi
110 p | 38 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật trí thức tiểu tư sản trong sáng tác của Nam Cao
86 p | 26 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Bức tranh nông thôn trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
76 p | 31 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Cơ chế tạo hàm ý trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng
68 p | 25 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện ngắn của Stendhal
86 p | 20 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ chỉ đồ dùng trong gia đình và công cụ nông nghiệp trong ca dao Nam bộ
81 p | 23 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hình ảnh người mẹ trong thơ X.Êxênhin
74 p | 21 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Tìm từ chỉ đồ dùng cá nhân, dụng cụ gia đình và công cụ sản xuất trong thành ngữ
66 p | 21 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm tiểu thuyết Engenie Grandet
67 p | 23 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn