intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Văn hóa tinh thần trong ca dao Nam bộ

Chia sẻ: Tiêu Sở Hà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:79

20
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Văn hóa tinh thần trong ca dao Nam bộ được thực hiện với mục tiêu nhằm giúp cho bạn đọc nói chung và người viết nói riêng có thể hiểu sâu sắc hơn về kho tàng ca dao Nam Bộ, trong đó đặc biệt là văn hóa tinh thần được thể hiện thông qua các bài ca dao. Từ đó chúng ta sẽ có được một cái nhìn khái quát và hệ thống lại về nguồn ca dao của Nam Bộ nhằm giữ gìn cũng như phát huy những bản sắc văn hóa dân tộc. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Văn hóa tinh thần trong ca dao Nam bộ

  1. 1234579   671  6
  2.  12345 6 KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN H I VĂN HÓA TINH THẦN TRONG CA DAO NAM BỘ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC THÁI THỊ HỒNG NHUNG Hậu Giang – 2014
  3. 1234579   671  6
  4.  12345 6 KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN H I KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VĂN HÓA TINH THẦN TRONG CA DAO NAM BỘ Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: TS. TRẦN VĂN NAM THÁI THỊ HỒNG NHUNG MSSV: 1056010074 Lớp: Đại học Ngữ Văn Khóa: 3 Hậu Giang – 2014
  5. LỜI CẢM TẠ HÖI Bốn năm học tập dưới giảng đường đại học là khoảng thời gian giúp người viết tích lũy được nhiều kiến thức quý báu về chuyên ngành, cũng như kinh nghiệm sống đó sẽ là một hành trang vững chắc cho người viết khi bước vào đời. Để có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp, người viết đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ gia đình, thầy cô và bạn bè. Nhân dịp này người viết xin trân trọng gửi lời cám ơn sâu sắc nhất đến: * Thầy Trần Văn Nam, người đã tận tình hướng dẫn, cung cấp tư liệu, giúp đỡ và động viên người viết trong suốt quá trình làm luận văn. * Quý thầy cô Khoa Khoa Học Cơ Bản Trường Đại học Võ Trường Toản đã tạo mọi điều kiện để giúp người viết hoàn thành luận văn. * Thư viện Trường Đại học Võ Trường Toản, Thư viện thành phố Cần Thơ đã cung cấp cho người viết nhiều tài liệu quý giá và cần thiết cho luận văn. * Cùng gia đình, bạn bè đã luôn ủng hộ, giúp đỡ và động viên tinh thần để người viết có thể hoàn thành khóa học và luận văn tốt nghiệp. Sinh viên thực hiện Thái Thị Hồng Nhung
  6. LỜI CAM ĐOAN HÖI Tôi xin cam đoan rằng đề tài này do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Sinh viên thực hiện Thái Thị Hồng Nhung
  7. MỤC LỤC Trang Mở đầu ............................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề .............................................................................................. 2 3. Mục đích yêu cầu ......................................................................................... 6 4. Giới hạn vấn đề ............................................................................................ 6 5. Phương pháp và phương pháp nghiên cứu .................................................. 7 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG .................................................... 8 1.1. CA DAO VÀ CA DAO NAM BỘ ............................................................. 8 1.1.1. Khái quát ca dao.................................................................................... 8 1.1.2. Phân loại ca dao ..................................................................................... 10 1.1.2.1. Ca dao về tình yêu quê hương đất nước ............................................... 10 1.1.2.2. Ca dao về tình yêu đôi lứa.................................................................... 11 1.1.2.3. Ca dao về tình cảm gia đình ................................................................. 12 1.1.2.4. Ca dao về các mối quan hệ xã hội khác ............................................... 13 1.1.3. Khái quát ca dao Nam Bộ ..................................................................... 14 1.2. VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA NAM BỘ ...................................................... 18 1.2.1. Khái quát văn hóa ................................................................................. 18 1.2.2. Khái quát văn hóa Nam Bộ .................................................................. 23 CHƯƠNG 2. PHONG TỤC, TẬP QUÁN TRONG CA DAO NAM BỘ ... 29 2.1. LỄ HỘI VÀ LỄ TẾT .................................................................................. 29 2.1.1. Lễ hội ...................................................................................................... 29 2.1.2. Lễ tết ....................................................................................................... 32 2.2. PHONG TỤC HÔN NHÂN VÀ TANG MA ............................................ 36 2.2.1. Phong tục hôn nhân .............................................................................. 36 2.2.2. Phong tục tang ma ................................................................................. 42 2.3. MỘT SỐ TẬP QUÁN KHÁC ................................................................... 44 CHƯƠNG 3. ẢNH HƯỞNG CỦA TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO TRONG CA DAO NAM BỘ .......................................................................... 51 3.1. TÍN NGƯỠNG ........................................................................................... 51 3.1.1. Thờ Trời ................................................................................................. 51
  8. 3.1.2. Thờ tổ tiên .............................................................................................. 55 3.1.3. Thờ thần Thành Hoàng và các nhân vật lịch sử ................................ 58 3.2. TÔN GIÁO ................................................................................................. 61 3.2.1. Phật giáo ................................................................................................. 61 3.2.2. Nho giáo .................................................................................................. 64 3.2.3. Thiên Chúa giáo .................................................................................... 68 Kết luận ............................................................................................................ 70
  9. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Văn học là một trong những bộ phận quan trọng và không thể tách rời của văn hóa, cho nên hiện nay việc nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa đang được sự quan tâm chú ý của nhiều người. Ngay từ giữa thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu tên tuổi trên lĩnh vực văn học và văn hóa như: Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Vũ Ngọc Khánh… đã cho ra đời nhiều công trình nghiên cứu về văn học dân gian hết sức đồ sộ. Họ đã góp phần làm nên diện mạo của nền văn hóa Việt Nam cũng như cung cấp thêm nhiều dữ liệu quan trọng cho việc nghiên cứu và tìm hiểu văn học dân gian. Nam Bộ là một mảnh đất mới và phì nhiêu, được người Việt bắt đầu khai hoang vào đầu thế kỷ XVII cách đây khoảng hơn 300 năm tuổi. Đó là một vùng đất trải dài từ Đồng Nai cho đến tận mũi Cà Mau, thuộc lưu vực hai con sông Đồng Nai và Cửu Long. Nam Bộ đã phải chịu khá nhiều biến cố của lịch sử dân tộc và đây cũng là nơi cộng cư sinh sống của nhiều tộc người như: Kinh, Hoa, Khmer, Chăm, Stiêng…. Văn học dân gian là một bộ phận của nền văn học Việt Nam. Đặc biệt, trong đó ca dao là phần phong phú và gắn liền được chính quần chúng nhân dân sáng tác, nuôi dưỡng. Ca dao không chỉ là tấm gương phản chiếu tất cả các phương diện của đời sống xã hội mà nó còn là tiếng nói tâm tình trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày, qua đó nhằm gửi gắm những kinh nghiệm của nhân dân về đối nhân xử thế. Tìm đến với ca dao là tìm đến với cội nguồn dân tộc, là tìm đến với tinh hoa văn hóa của người đời trước truyền lại cho con cháu đời sau, qua đó ta sẽ thấy cách thể hiện độc đáo và sâu sắc về tâm hồn người Việt Nam qua bao thế hệ. Khi đến với ca dao Nam Bộ ta sẽ khám phá thêm nhiều nét văn hóa mới, đặc biệt là văn hóa tinh thần của người dân Nam Bộ được thể hiện qua ca dao. Lí do khiến người viết chọn vấn đề “Văn hóa tinh thần trong ca dao Nam Bộ” để nghiên cứu, là vì bản thân người viết muốn tìm hiểu sâu hơn mối quan hệ giữa văn học dân gian với văn hóa vùng miền cụ thể là văn hóa vùng đất Nam Bộ ở khía cạnh tinh thần với thể loại ca dao. Thứ hai là người viết muốn biết rõ thêm về nét văn hóa tinh thần của người dân Nam Bộ được thể hiện trong ca dao đặc sắc và 1
  10. hay như thế nào, để từ đó có một cái nhìn mới về văn hóa tinh thần trong ca dao nói chung và ca dao Nam Bộ nói riêng. Thứ ba là người viết muốn thông qua việc nghiên cứu vấn đề này, sẽ mở rộng thêm vốn kiến thức của mình về vùng đất nơi mà mình được sinh ra và lớn lên. Hơn thế nữa, việc nghiên cứu trên còn giúp cho người viết đúc kết thêm nhiều kiến thức khoa học cũng như góp phần hỗ trợ cho công tác học tập và làm việc về sau. 2. Lịch sử vấn đề Trước nay, văn học dân gian đóng một vai trò rất quan trọng trong sự hình thành và phát triển của nền văn học dân tộc, nghĩa là sáng tác dân gian luôn là cơ sở nền tảng vững chắc và là cốt lõi của văn học thành văn, văn học viết,… Việc nghiên cứu văn học dân gian trong nhiều thập kỷ qua vẫn không ngừng được tiến hành và phát triển. Đặc biệt là việc nghiên cứu ca dao Nam Bộ, một trong những đề tài hết sức quen thuộc và gần gũi. Nhắc đến Nam Bộ là nhắc đến một mảnh đất thân thương giàu nghĩa tình, tràn đầy những tấm lòng thân ái và chính nơi đây đã ươm mầm cho hạt giống ca dao phát triển rất mạnh mẽ. Lịch sử nghiên cứu ca dao Nam Bộ có thể chia thành ba giai đoạn: từ đầu đến năm 1954, từ năm 1954 đến năm 1975 và từ năm 1975 cho đến nay. Giai đoạn đầu: Đây được xem là giai đoạn khởi đầu cho việc sưu tầm những giá trị văn hóa nói chung và ca dao ở Nam Bộ nói riêng. Nó chưa thật sự đi sâu vào việc khai thác nhiều khía cạnh, góc độ của vấn đề cũng như chưa bao quát được nội dung của ca dao giai đoạn này. Lí do đặt ra ở đây chính là việc sưu tầm chỉ là một sự tự phát, theo ý thích và mang tính chất địa phương. Không những thế, do điều kiện đi lại và sự giao lưu văn hóa giữa các vùng còn gặp nhiều khó khăn và chưa được chú trọng nên những công trình nghiên cứu giai đoạn này chỉ mang tính chất là tư liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu sau này, chứ chưa có những bức phá gì đậm nét. Giai đoạn thứ hai: Ta đã thấy những khởi sắc mới của các công trình nghiên cứu về văn hóa dân gian Nam Bộ, do sự thay đổi về chất lẫn lượng. Đáng quan tâm đó là sự rộng hơn, đa dạng hơn và khái quát hơn về phạm vi nghiên cứu. Một công trình đáng chú ý là Ba trăm năm Văn học dân gian lục tỉnh, 2 tập của Nguyễn Văn Hầu (năm 2004 nhà xuất bản Trẻ tái bản lại với tên mới là Diện mạo Văn học dân 2
  11. gian Nam Bộ). Đây là công trình đầy tâm huyết và mang đậm dấu ấn cá nhân của ông. Sách được ông sưu tầm và biên soạn tuy không thật đầy đủ nhưng thông qua công trình phần nào đã giúp cho độc giả hiểu hơn về ca dao Nam Bộ, cũng như về đặc điểm địa lý, lịch sử, văn hóa xã hội của Nam Bộ trong vòng ba trăm năm qua. Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu khác của Ngô Văn Phát, Nguyễn Kiến Thiết,… cũng đã góp phần vào sự thay đổi của thời kỳ này. Nhìn chung, giai đoạn này việc nghiên cứu văn hóa dân gian và ca dao Nam Bộ đã góp phần vào sự thành công của nền văn học dân gian Nam Bộ, do có những chuyển biến mạnh mẽ hơn so với thời kỳ trước nhưng vẫn chưa có công trình nghiên cứu văn hóa dân gian nào thật sự có giá trị chuyên sâu. Giai đoạn thứ ba: Nghiên cứu văn hóa dân gian có những bước tiến mới do có nhiều công trình được công bố rộng rãi. Đặc biệt là những công trình nghiên cứu ca dao có giá trị chuyên sâu. Tiêu biểu là các công trình: * Quyển Ca dao – dân ca Nam Bộ của nhóm tác giả Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị biên soạn, nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh 1984. Trong công trình này các tác giả nêu lên khái quát lịch sử hình thành, điều kiện tự nhiên của vùng đất Nam Bộ. Đồng thời, qua phần sưu tập ca dao – dân ca Nam Bộ, các tác giả đã chia ca dao dân ca thành bốn chủ đề: Tình yêu quê hương đất nước, tình yêu nam nữ, tình cảm gia đình và các mối quan hệ xã hội khác. Công trình trên sẽ là một ngữ liệu đáng tin cậy cho các nhà nghiên cứu khi cần tìm hiểu về Nam Bộ nói chung và ca dao Nam Bộ nói riêng do đã công bố một số lượng lớn các bài ca dao được sưu tầm ở Nam Bộ. * Quyển Ca dao – dân ca Nam Kỳ lục tỉnh do Huỳnh Ngọc Trảng biên soạn, nhà xuất bản tổng hợp Đồng Nai xuất bản lần 1 năm 1998. Công trình này, tác giả Huỳnh Ngọc Trảng đã tập hợp sáu công trình của sáu nhà nghiên cứu được công bố từ cuối thế kỉ XIX đến giữa thế kỉ XX ở Nam Bộ. Bao gồm: - Câu hát góp do Huỳnh Tịnh Của sưu tập và công bố lần đầu vào năm 1897, tái bản năm 1901. 3
  12. - Hát và hò góp do Nguyễn Công Chánh biên soạn, nhà xuất bản Thuận Hòa xuất bản năm 1967 tại Chợ Lớn. - Hò xay lúa do Hoàng Minh Tự sưu tập, nhà xuất bản Phạm Văn Cường xuất bản tại Chợ Lớn. - Câu hát đối đáp do Nguyễn Bá Thời sưu tập, nhà xuất bản Phạm Văn Cường xuất bản năm 1959 tại Chợ Lớn. - Câu hát huê tình do Đinh Thái Sơn sưu tầm, nhà xuất bản Thuận Hòa xuất bản năm 1966 tại Chợ Lớn. - Hò miền Nam do Lê Thị Minh sưu tầm, nhà xuất bản Phạm Văn Tươi xuất bản năm 1956 tại Sài Gòn. Trong số sáu công trình trên chỉ có phần Câu hát góp của Huỳnh Tịnh Của là thuộc về ca dao, các phần còn lại đều là ngôn từ của các bài dân ca Nam Bộ. Qua đó, khi khảo sát công trình này giúp chúng ta hiểu thêm về cuộc sống tình cảm, những quan niệm về thẩm mỹ, đạo lý,… của các thế hệ người Nam Bộ đi khai hoang vùng đất mới. * Quyển Ca dao Đồng Tháp Mười do Đỗ Văn Tân chủ biên (nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin Đồng Tháp in năm 1984). Qua công trình này, tác giả Đỗ Văn Tân chủ yếu nghiên cứu các thể loại ca dao. Dù không trực tiếp nói đến văn hóa dân gian nhưng ca dao thật sự là một tấm gương phản chiếu môi trường thiên nhiên, đời sống tình cảm và tâm hồn đó chính là cách ghi nhận những yếu tố văn hóa vào nội dung bài ca dao. Đáng chú ý là công trình này có sự phân vùng để sưu tầm văn học dân gian, từ đó lấy cơ sở phân vùng văn học dân gian được thực hiện ở miền Bắc từ thập niên 70 của thế kỉ XX, nhưng đối với Nam Bộ thì việc này không thấy nhắc đến trong các công trình sưu tầm văn học dân gian Nam Bộ. * Quyển Văn hóa dân gian người Việt ở Nam Bộ của nhóm tác giả Thạch Phương, Hồ Lê, Huỳnh Lứa, Nguyễn Quang Vinh (nhà xuất bản Khoa học xã hội in năm 1992). Quyển này gồm 11 chương: một chương tổng quan, một chương tổng luận và chín chương trình bày các nội dung liên quan đến văn hóa người Việt Nam Bộ ở nhiều khía cạnh như: Công cuộc khai phá đất đai và quá trình quần cư, hình thành 4
  13. làng xã, thị tứ; dấu ấn thiên nhiên trong sinh hoạt văn hóa dân gian; đặc điểm và vị trí của sinh hoạt lễ hội truyền thống trong đời sống tinh thần; phong tục tập quán; các loại hình truyện kể trong nghệ thuật ngữ văn; các loại hình sinh hoạt diễn xướng trong nghệ thuật ngữ văn dân gian; các nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống và nghệ thuật tạo hình dân gian; thú tiêu khiển, giải trí, trò chơi dân gian và phương ngữ Nam Bộ. Đây chính là công trình nghiên cứu văn hóa dân gian Nam Bộ từ góc độ văn hóa học thông qua sự kết hợp với văn học dân gian. Mỗi chương đề cập đến một nét văn hóa khi là vật chất, khi là tinh thần. Đây là một trong những tài liệu cần thiết cho những ai muốn nghiên cứu về văn hóa Nam Bộ. * Quyển Cảm nhận ca dao Nam Bộ của Trần Văn Nam (nhà xuất bản Văn nghệ in năm 2007). Sách tập hợp 15 bài viết của nhà nghiên cứu Trần Văn Nam về ca dao Nam Bộ và văn hóa Nam Bộ. Trong đó chú ý những bài như “Từ ba yếu tố nền tảng của văn hóa Nam Bộ đến ca dao”, “Ca dao Nam Bộ - ca dao của vùng đất mới”, “Một nét văn hóa Nam Bộ qua hình ảnh cá, câu – cá trong ca dao”, “Biểu trưng văn hóa trong ca dao Nam Bộ”. Đặc biệt trong bài “Từ ba yếu tố nền tảng của văn hóa Nam Bộ đến ca dao” tác giả đã xác định Nam Bộ là vùng “văn minh của cây lúa”, “văn minh miệt vườn” và “văn minh kênh rạch”. Chính những đặc điểm văn hóa nêu trên đã có ảnh hưởng đến văn hóa dân gian nói chung, văn học dân gian Nam Bộ nói riêng để từ đó có thêm cách nhìn mới về vùng văn minh đặc trưng sông nước khi hệ thống kênh rạch tự nhiên dày đặc đã chi phối văn hóa Nam Bộ. * Quyển Văn hóa sông nước Cần Thơ do Trần Văn Nam chủ biên (nhà xuất bản Văn nghệ in năm 2009). Công trình này tập hợp những bài viết đã được đăng trên các báo địa phương của một số tác giả ở Cần Thơ. Công trình được chia làm bốn phần: mở đầu, văn hóa tinh thần, văn hóa vật chất và ẩm thực. Qua đó giúp cho người đọc hiểu rõ hơn về vùng đất cũng như con người Nam Bộ trên một phạm vi hẹp đó là văn hóa Cần Thơ. Trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước, người viết tiếp tục phát triển theo hướng tiếp cận, tìm hiểu văn hóa người Việt qua ca dao sưu tầm ở Nam Bộ đặc biệt là khía cạnh văn hóa tinh thần. Qua 5
  14. những công trình trên đã giúp cho người viết rất nhiều trong việc tìm hiểu và nghiên cứu về phương diện văn hóa tinh thần từ thể loại ca dao của một vùng đất trẻ. 3. Mục đích yêu cầu Nghiên cứu đề tài này, trước hết người viết mong muốn giúp cho bạn đọc nói chung và người viết nói riêng có thể hiểu sâu sắc hơn về kho tàng ca dao Nam Bộ, trong đó đặc biệt là văn hóa tinh thần được thể hiện thông qua các bài ca dao. Từ đó chúng ta sẽ có được một cái nhìn khái quát và hệ thống lại về nguồn ca dao của Nam Bộ nhằm giữ gìn cũng như phát huy những bản sắc văn hóa dân tộc. Thông qua việc nghiên cứu đề tài này, đây chính là cơ hội để người viết tìm hiểu thêm về mối tương quan giữa văn hóa học và văn học dân gian. Đồng thời, người viết sẽ tích lũy thêm cho mình những kiến thức bổ ích cũng như tăng thêm kinh nghiệm nhận thức khoa học về một vấn đề sau khi hoàn thành việc nghiên cứu. Để làm rõ được nội dung của đề tài nghiên cứu trên, người viết đã đọc và tham khảo cũng như tìm hiểu những nguồn tư liệu có liên quan trên sách, báo,…đặc biệt là các công trình nghiên cứu của những người đi trước để nhằm giới hạn vấn đề và tránh đi quá xa với đề tài nghiên cứu. 4. Giới hạn vấn đề - Đối tượng nghiên cứu: Toàn bộ ca dao được sưu tầm ở Nam Bộ. - Phạm vi nghiên cứu: Trong luận văn này người viết chỉ nghiên cứu ca dao có trong quyển Ca dao – dân ca Nam Bộ của nhóm tác giả Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhi biên soạn và được nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh in năm 1984. Tuy nhiên, khi cần thiết người viết sẽ sử dụng thêm ca dao có trong các tài liệu khác. Do thời gian và khả năng của bản thân nên trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu người viết chỉ đề cập đến một số nét về văn hoá tinh thần của người Việt ở Nam Bộ được phản ánh trong ca dao. Đồng thời, người viết chỉ sơ lược và nhận xét khái quát về những nét văn hóa in đậm trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người Việt Nam Bộ mà ca dao ít hoặc thậm chí không đề cập đến. Khi tìm hiểu về nội dung của đề tài nghiên cứu, người viết chỉ dừng lại bằng việc giới thiệu các bài ca dao trong đó có mặt của các yếu tố liên quan đến văn hóa 6
  15. tinh thần của người Việt ở Nam Bộ, chớ không đi sâu vào việc phân tích nội dung, nghệ thuật cũng như thi pháp của từng bài ca dao. 5. Phương hướng và phương pháp nghiên cứu Phương hướng: Đề tài nghiên cứu của người viết được tiến hành, dựa trên cơ sở kế thừa những thành tựu cũng như kết quả của các công trình nghiên cứu của người đi trước, từ đó tiếp tục phát triển sâu, rộng hơn theo đề tài của bản thân. Người viết đi theo hướng tiếp cận nhằm làm rõ hơn mối quan hệ giữa văn học và văn hóa, đặc biệt là văn hoá vùng miền Nam Bộ. Để thực hiện đề tài nghiên cứu này người viết đã sử dụng các phương pháp chính sau: - Phương pháp thống kê: Phương pháp này giúp cho người viết liệt kê được những đơn vị ca dao mà trong đó có chứa các yếu tố liên quan đến văn hóa tinh thần cũng như biết được tình hình nghiên cứu và nguồn tài liệu liên quan đến đề tài. - Phương pháp phân tích: Giúp cho người viết tăng thêm khả năng trong việc phân tích đánh giá được những bài ca dao mà người viết khảo sát. - Phương pháp tổng hợp – so sánh: Phương pháp này giúp người viết dễ dàng tổng hợp tài liệu trong quá trình làm luận văn. Không những thế, khi văn hóa Nam Bộ là một vấn đề rất rộng, nó chính là văn hóa Việt Nam trên một vùng đất cho nên khi cần thiết người viết sẽ dùng phương pháp tổng hợp – so sánh văn hóa Nam Bộ với các vùng văn hóa khác, hay văn hóa giữa tộc người Việt với các văn hóa tộc người khác ở Nam Bộ (Khmer, Chăm, Hoa, Stiêng,…). - Phương pháp tiếp cận liên ngành: Trong quá trình làm luận văn, người viết cũng phải sử dụng những kiến thức về lịch sử, địa lý… để góp phần giải thích và làm cho luận văn được hoàn thiện hơn. 7
  16. Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. CA DAO VÀ CA DAO NAM BỘ 1.1.1. Khái quát ca dao Văn học dân gian là một biểu hiện đẹp của nền văn học nước nhà. Từ ngàn xưa, những người dân lao động đã có nhu cầu trong việc biểu lộ khả năng sáng tạo cũng như đón nhận và tiêu thụ tất cả mọi của cải tinh thần mà cuộc sống đã để lại cho họ. Trong sinh hoạt văn học dân gian có một bộ phận quan trọng là sinh hoạt ca hát, tiêu biểu nhất chính là việc diễn xướng ca dao. Ca dao là một bộ phận của văn học dân gian được sáng tác bằng văn vần. Cũng như một số thể loại thuộc văn học truyền miệng khác, cho đến ngày nay, vấn đề về nguồn gốc của ca dao vẫn là dấu chấm hỏi của nhiều nhà nghiên cứu. Bên cạnh đó, hiện tại vấn đề về khái niệm ca dao giữa các nhà nghiên cứu của ta vẫn chưa có tiếng nói chung nào. Dưới đây là một vài khái niệm ca dao mà người viết đã sưu tầm được. Theo Đinh Gia Khánh: “Ca dao vốn là một thuật ngữ Hán Việt. Theo cách hiểu thông thường thì ca dao là lời của các bài hát dân ca đã tước bỏ đi những tiếng đệm, tiếng láy…hoặc ngược lại, là những câu thơ có thể “bẻ” thành những làn điệu dân ca.” [10; tr. 436]. Với Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên), “Ca dao (tiếng Pháp: chanson populaire) còn gọi là phong dao. Thuật ngữ ca dao được dùng với nhiều nghĩa rộng hẹp khác nhau. Theo nghĩa gốc thi ca là bài hát có khúc điệu, dao là bài hát không có khúc điệu. Ca dao là danh từ ghép chỉ toàn bộ những bài hát lưu hành phổ biến trong dân gian có hoặc không có khúc điệu. Trong trường hợp này ca dao đồng nghĩa với dân ca.” [8; tr. 31]. Còn Nguyễn Xuân Kính trong quyển Thi pháp ca dao, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng: “Ca dao được hình thành từ dân ca. Khi nói đến ca dao, người ta thường nghĩ đến lời ca”. Ông định nghĩa ca dao: “Ca dao là những sáng tác văn chương được phổ biến rộng rãi, được lưu truyền qua nhiều thế hệ, mang những đặc điểm nhất định và bền vững về phong cách. Và ca dao đã trở thành một thuật ngữ dùng để chỉ một thứ thơ dân gian. Đối với ca dao, người ta không chỉ hát 8
  17. mà còn ngâm, đọc và xem bằng mắt thường (khi ca dao đã được ghi chép, biên soạn từ cuối thế kỉ XVII” [12; tr. 81]. Trong Giáo trình văn học dân gian Việt Nam của Nguyễn Bích Hà thì: “Ca dao, dân ca (thuật ngữ quốc tế Folk Song) là khái niệm mang tính lịch sử. Về khái niệm ca dao: Ca là những câu hát có khúc điệu, có làn điệu. Dao là những câu hát tự do, gần với lời ngân nga hơn. Ca dao được hiểu như những câu thơ dân gian hoặc phần lời của những câu hát dân gian (không có từ đệm). Tóm lại, ca dao dân ca là những câu thơ, câu hát trữ tình dân gian.” [7; tr. 227]. Theo Triều Nguyên: “Ca dao là một loại hình văn học dân gian được phổ biến rộng khắp và có tác dụng sâu sắc đối với đời sống tinh thần của mỗi cộng đồng dân tộc hơn cả. Nó đồng thời cũng được xem là nơi có sự biểu hiện sinh động của lời ăn tiếng nói, của quan niệm thẩm mĩ, nên đã huy động ở mức cao nhất các cách tu từ, cách chơi chữ, so với các thể loại văn học dân gian khác.” [17; tr. 19]. Ngoài ra còn có một số cách hiểu khác nhau như: Ca dao là lời thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người hay ca dao là những câu hát ngắn thành khúc điệu được phổ biến trong dân gian… Bên cạnh đó, dân ca là một thuật ngữ thường xuất hiện cùng với ca dao, nó là “một loại hình sáng tác dân gian mang tính chất tổng hợp bao gồm lời nhạc, động tác, điệu bộ kết hợp với nhau trong diễn xướng.” [8; tr. 105]. Ai cũng biết rằng ca dao – dân ca là tấm gương phản ánh từ địa lý thiên nhiên, lịch sử xã hội, sinh hoạt vật chất cũng như tinh thần cho đến tâm hồn, tư tưởng và khát vọng của một dân tộc. Còn trong Tục ngữ ca dao về quan hệ gia đình của tác giả Phạm Việt Long: “Ca dao là một thể loại văn học dân gian, có tính trữ tình, có vần điệu (phần lớn là thể lục bát hoặc lục bát biến thể) do nhân dân sáng tạo và lưu truyền qua nhiều thế hệ dùng để miêu tả, tự sự, ngụ ý và chủ yếu diễn đạt tình cảm. Nhiều câu ca dao vốn là lời của những bài dân ca, vào giai đoạn muộn về sau, ca dao cũng được sáng tác độc lập.” [13; tr. 37]. Như vậy, về khái niệm ca dao hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất trong các nhà nghiên cứu, nhưng đều có chung một điểm: Ca dao là tiếng nói của tâm tư, tình cảm về cuộc sống của nhân dân lao động. Ca dao là những sáng 9
  18. tác nghệ thuật ngôn từ được lưu truyền trong dân gian từ thế hệ này sang thế hệ khác. 1.1.2. Phân loại ca dao Ca dao chính là sản phẩm của người bình dân, là tiếng nói tâm hồn của người lao động. Cuộc sống của những người dân nghèo đặc biệt là người nông dân trong xã hội xưa vô cùng vất vả và khốn khổ. Chính vì thế, họ đã nhờ ca dao nhằm truyền tải tâm sự của mình, đó là lời than thân trách phận, là tiếng nói đồng điệu giữa đôi bờ tình cảm, là tiếng lòng xao động trước cảnh sắc nên thơ, hữu tình… Tính đến thời điểm hiện tại, việc nghiên cứu ca dao của các học giả đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Nhưng do số lượng ca dao Việt Nam vô cùng phong phú cho nên việc tập hợp thành một hệ thống là công việc không hề đơn giản, dẫn đến việc phân loại ca dao cũng gặp nhiều khó khăn. Trong bài viết này, người viết phân loại ca dao theo hệ đề tài. 1.1.2.1. Ca dao về tình yêu quê hương đất nước Chủ đề quê hương đất nước được tác giả dân gian thể hiện nhiều trong ca dao từ lúc khó khăn nhất của những buổi đầu khai hoang lập nghiệp, xây dựng đất nước cho đến ngày nay. U Minh, Rạch Giá thị quá sơn trường, Dưới sông sấu lội, trên rừng cọp đua. [6; tr. 153] Đau khổ lại đến, bến bờ hạnh phúc ấm no với những người dân lúc này là một điều gì đó quá xa xỉ khi lại tiếp tục gánh cảnh giặc ngoại xâm lấn áp. Hòa bình lập lại, ta sẽ bắt gặp được những hình ảnh về quê hương đất nước rất nồng nàn, bình dị và hiền hòa khi nhân dân đã gạt bỏ đi bao nhiêu đau thương, mất mát, chung tay cùng nhau xây dựng lại quê hương. Ai đi Châu Đốc, Nam Vang, Ghé qua Đồng Tháp bạt ngàn bông sen. [6; tr. 126] Bạc Liêu nước chảy lờ đờ, Dưới sông cá chốt, trên bờ Triều Châu. 10
  19. [6; tr. 129] Qua đó ta thấy được tấm lòng sâu nặng của nhân dân ta đối với quê hương đất nước, khi giặc ngoài xâm lấn bờ cõi tổ tiên thì tinh thần kháng chiến đã được bùng phát mạnh mẽ. Nó kết tinh thành lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn để có được một cuộc sống hạnh phúc trọn vẹn. 1.1.2.2. Ca dao về tình yêu đôi lứa Tình yêu là đề tài muôn thuở mà các loại hình khác của văn học xem đó là mảnh đất màu mỡ để khai thác. Ca dao cũng thế, nó xem tình yêu là một đề tài không thể thiếu trong sáng tác và luôn luôn chiếm số lượng rất lớn so với các chủ đề khác của ca dao vì đây là một vấn đề có ý nghĩa xã hội sâu sắc. Để bắt đầu cho cuộc tình chính là khúc dạo đầu, chàng trai phải chủ động ngỏ lời cùng cô gái. Cô kia xay gạo một mình, Cho anh xay với chung tình cùng nhau. [6; tr. 240] Có nhiều lúc chàng trai tỏ tình rất bạo dạn khiến cô gái phải ngại ngùng nhưng cũng có lúc chàng trai rất lịch thiệp và tế nhị. Áo anh rách lỗ bằng sàng, Mẹ anh già yếu, cậy nàng vá may. [6; tr. 175] Chàng trai thật thông minh khi ngầm cung cấp thông tin là anh chưa có vợ với cô gái khi nhờ cô may áo, nhằm thăm dò ý kiến của nàng nhưng không khiến nàng thẹn thùng, mắc cở. Một khi đã thật sự yêu nhau họ thường mượn lời thề để đặt trọn vẹn niềm tin cũng như khẳng định lòng chung thủy của mình đối với người yêu. Bao giờ cho sóng bỏ gành, Cù lao bỏ bể thì anh bỏ nàng. [6; tr. 180] Nhưng nếu một ngày tình yêu tan vỡ, lời thề xưa giờ tan vào mây gió thì còn đau khổ nào hơn. Trong tình yêu, không phải cuộc tình nào cũng đi đến hạnh phúc như mình mơ ước. Những người yêu nhau lại không đến được với nhau vì rất nhiều lí do, nhưng lí do sống giữa một xã hội còn mang nặng lễ giáo phong kiến thì môn 11
  20. đăng hộ đối là vấn đề đau đớn nhất. Sự phân biệt sang hèn càng lớn thì chứng tích về sự bất công càng đậm, còn một khoảng cách quá lớn giữa tầng lớp giàu có và những người nghèo khổ, nên có bà mẹ đã khuyên con mình hãy biết thân biết phận. Con ơi thân phận mình nghèo, Ham chi vợ đẹp vợ giàu nó khinh. [6; tr. 461] Tình yêu thật sự thì không dựa trên tiền bạc và phân biệt giai cấp, cái họ cần ở người họ yêu là sự thông cảm, chia sẻ và luôn luôn bên cạnh họ để vượt qua mọi khó khăn, thử thách dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, có như vậy thì mới có hạnh phúc vì đó là một tình yêu chân chính.Ca dao về tình yêu đôi lứa thật sự đã phản ánh được những tâm tư tình cảm cũng như nốt nhạc lòng xôn xao của nam nữ thanh niên. Nó thể hiện được vẻ đẹp tâm hồn của người dân qua những cung bậc yêu thương trầm bổng để tạo nên một bài ca tình yêu thật lãng mạn và hạnh phúc. Qua đó, góp phần điểm tô cũng như tạo nên một vẻ đẹp tinh khiết và trong sáng giữa những chàng trai cô gái thôn quê mộc mạc và bình dị. 1.1.2.3. Ca dao về tình cảm gia đình Ca dao chính là cây đàn muôn điệu rung lên những tiếng tơ lòng đằm thắm, trữ tình chứa chan những tình cảm thiết tha của con người. Bên cạnh ca dao về tình yêu quê hương đất nước cũng như ca dao về tình yêu đôi lứa, thì ca dao về tình cảm gia đình cũng là một bộ phận phong phú trong kho tàng ca dao Việt Nam. Nó đã kết hợp được một cách chặt chẽ và nhuần nhuyễn giữa chữ tình và chữ hiếu, gợi cho ta bao kỷ niệm êm đềm về cha, về mẹ, về người chồng, người vợ,... Hình ảnh người phụ nữ trong hoàn cảnh đất nước chống giặc ngoại xâm, vì chồng đã đi chinh chiến nên mọi công việc cực nhọc và vất vả đều đè nặng trên đôi vai bé nhỏ của họ, nhưng họ không hề than trách mà xem đó là bổn phận và trách nhiệm của mình, cố gắn làm thật tốt để chồng có thể an tâm. Tất cả đều là sự hi sinh, hi sinh vì gia đình và đất nước – một hình ảnh hết sức tiêu biểu. Còn rất nhiều bài ca dao cho mảng đề tài này mà ta thấy xúc động khi mỗi lần đọc nó: Có chồng phải lụy cùng chồng, Nắng mưa phải chịu, mặn nồng phải theo. 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2