Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Văn hóa vật chất trong ca dao Nam bộ
lượt xem 9
download
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Văn hóa vật chất trong ca dao Nam bộ được thực hiện với mong muốn hiểu thêm về những giá trị, ý nghĩa của văn hóa trong ca dao. Đặc biệt là văn hóa về vật chất. Bên cạnh đó, trau dồi, nâng cao, tích lũy thêm vốn ca dao của vùng đất mới Nam Bộ. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Văn hóa vật chất trong ca dao Nam bộ
- 1234579 671 6
- 12345 6 KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN Y Z NGUYỄN THỊ DIỄM PHÚC VĂN HÓA VẬT CHẤT TRONG CA DAO NAM BỘ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC Hậu Giang - 2014
- 1234579 671 6
- 12345 6 KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN Y Z KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC VĂN HÓA VẬT CHẤT TRONG CA DAO NAM BỘ Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: TS. TRẦN VĂN NAM NGUYỄN THỊ DIỄM PHÚC MSSV: 1056010053 Lớp: Đại học Ngữ văn Khóa: 3 Hậu Giang - 2014
- LỜI CẢM ƠN HÖI Người viết xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến: - Tiến sĩ Trần Văn Nam, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy, cung cấp tư liệu và giúp đỡ người viết trong suốt quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp. - Toàn thể Trường Đại học Võ Trường Toản, đặc biệt là quý thầy cô Khoa Cơ bản đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho người viết học tập trong suốt bốn năm vừa qua. - Thư viện Trường Đại học Võ Trường Toản, Trung tâm học liệu Trường Đại học Cần Thơ và Thư viện Thành phố Cần Thơ đã cung cấp những tư liệu quý giá cho người viết hoàn thành khóa luận. - Cùng gia đình, bạn bè, những người đã động viên, giúp đỡ, hỗ trợ cho người viết trong suốt thời gian làm khóa luận. Xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện (Kí và ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Diễm Phúc
- LỜI CAM ĐOAN HÖI Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Sinh viên thực hiện (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Diễm Phúc
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 7 4. Giới hạn vấn đề ............................................................................................. 7 5. Phương hướng và phương pháp nghiên cứu .............................................. 7 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Ca dao và ca dao Nam Bộ ............................................................................ 9 1.1.1 Khái quát về ca dao ................................................................................. 9 1.1.2 Khái quát về ca dao Nam Bộ ................................................................ 11 1.2 Văn hóa và văn hóa Nam Bộ ...................................................................... 15 1.2.1 Khái quát về văn hóa ............................................................................ 15 1.2.2 Khái quát về văn hóa Nam Bộ .............................................................. 17 CHƯƠNG 2: NHÀ Ở, TRANG PHỤC, GIAO THÔNG TRONG CA DAO NAM BỘ 2.1 Nhà ở........................................................................................................... 21 2.2 Trang phục .................................................................................................. 26 2.3 Phương tiện giao thông ............................................................................... 33 2.3.1 Giao thông đường bộ ............................................................................ 33 2.3.2 Giao thông đường sông ......................................................................... 39 CHƯƠNG 3: ẨM THỰC VÀ SINH HOẠT LAO ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI NAM BỘ TRONG CA DAO 3.1 Các món ăn, thức uống ............................................................................... 47 3.2 Lao động sản xuất ....................................................................................... 59 3.2.1 Nông nghiệp – nghề trồng lúa nước ..................................................... 59 3.2.2 Nghề làm vườn, trồng kiểng ................................................................. 65 3.2.3 Nghề khai thác, nuôi trồng thuỷ hải sản ............................................... 70 3.3 Thương mại – dịch vụ................................................................................. 74 KẾT LUẬN .................................................................................................. 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- PHỤ LỤC
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nam Bộ là vùng đất mới, màu mỡ, được khai phá từ sau thế kỷ XVII. Buổi ban đầu, đây là vùng đất hoang sơ, đầy rẫy muỗi mòng, cá sấu, cọp dữ của vùng đất “rừng thiêng nước độc”. Mặt khác, đây còn là vùng đất chịu nhiều biến động lịch sử, cũng là nơi giao lưu văn hóa sớm và có nhiều giá trị. Như chúng ta đã biết, công cuộc khai phá vùng đất mới Nam Bộ được bắt đầu khi người Việt ở Trung Bộ và Bắc Bộ thực hiện quá trình Nam tiến của mình. “Những đoàn người Việt vào phía Nam mở đất đã gánh lên vai mình con cái, lương thực… và cả những truyền thống văn hóa của cha ông. Tiềm thức văn hóa ấy, tựa hồ như những hạt giống tiềm tàng, được ươm trên mảnh đất Nam Bộ mầu mỡ cùng với những hình thức văn hóa mới tràn đầy sức sống do nhân dân sáng tạo ra và tiếp thu của những dân tộc anh em” [6; tr.16]. Hơn thế, Nam Bộ còn là vùng đất mang nhiều nét đặc trưng riêng biệt về văn hóa, điều đó làm cho Nam Bộ không bị lẫn với các nền văn hóa khác của đất nước. Đó là những bài ca dao của vùng đất Nam Bộ, giúp chúng ta hiểu được những giá trị về cuộc sống, những khó khăn, gian khổ mà những con người mở cõi phải đối mặt để có được một vùng đất Nam Bộ giàu đẹp, văn minh như hiện nay, giúp chúng ta biết được những khí phách hiên ngang, kiên cường, sống chân thành, giàu nghĩa tình của con người Nam Bộ. Như vậy, văn học là một bộ phận không thể tách rời văn hóa, gắn bó chặt chẽ với văn hóa. Trong thực tế, việc nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa được khá nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Song, những công trình nghiên cứu đã được công bố chưa đi sâu vào nghiên cứu các vùng miền văn học cụ thể. Vì vậy, nghiên cứu văn hóa Nam Bộ ở khía cạnh văn hóa vật chất thì ca dao của vùng đất này là “một ứng cử viên sáng giá”. “Trong văn học dân gian có một bộ phận được sáng tác bằng các thể thơ dân tộc kết hợp chặt chẽ với các làn điệu âm nhạc để diễn đạt những khía cạnh khác nhau trong cảm nghĩ của con người về quê hương, đất nước, lao động sản xuất, tình duyên, gia đình, quan hệ bằng hữu và các vấn đề xã hội khác. Bộ phận đó là ca dao – dân ca”. “Ca dao – dân ca thật ra không phải chỉ là một lĩnh vực đơn nhất. Đến với ca dao – dân ca là đến với sự -1-
- phong phú đa dạng của tâm hồn, đến với một vườn hoa thơ ca ngào ngạt sắc hương” [6; tr.19]. Đến với ca dao Nam Bộ là để tìm tòi, khám phá thêm những nét văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của con người ở Nam Bộ. Thông qua những bài ca dao – dân ca tác giả dân gian đã bày tỏ tình cảm của mình bằng những lời ăn tiếng nói hết sức nhẹ nhàng, chân chất, đồng thời qua đó gửi gắm những kinh nghiệm về đối nhân xử thế. Sinh ra và lớn lên ở vùng đất Nam Bộ, từng được nghe nhiều những bài ca dao, được tiếp xúc với lời ăn tiếng nói hằng ngày trong ca dao, từ chiếc ghe, cây cầu cho đến trái cà, trái ớt, hạt gạo cũng được tác giả dân gian nâng niu, trân trọng gửi gắm vào những bài ca dao, làm cho tôi muốn tìm hiểu thêm để mở mang kiến thức về vùng đất mình đang sinh sống. Chính vì thế, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Văn hóa vật chất trong ca dao Nam Bộ” là muốn tìm hiểu sâu hơn về vẻ đẹp tâm hồn, những tình cảm đối với quê hương, xứ sở, công cuộc khai phá, xây dựng và phát triển vùng đất non trẻ này. Đồng thời, tôi cũng có điều kiện học hỏi những cái hay, cái đẹp qua những bài ca dao ấy, cũng như giúp tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp trong thời khắc hiện tại. 2. Lịch sử vấn đề Là vùng đất được khai phá cách đây hơn 300 năm, vùng đất Nam Bộ hứa hẹn những tiềm năng rực rỡ, là vùng trải qua nhiều biến cố lịch sử, giao lưu văn hóa, kinh tế tương đối sớm hơn những vùng đất khác nên vùng đất này đã và đang được các nhà nghiên cứu quan tâm ở nhiều phương diện khác nhau, đặc biệt là Văn học dân gian ở mảng Ca dao Nam Bộ. Đầu tiên phải kể đến cuốn Ca dao dân ca Nam Bộ của nhóm tác giả Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị biên soạn, nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh in năm 1984. Các tác giả đã chia cuốn sách này ra làm hai phần. Phần một nêu vài nét về miền đất Nam Bộ, nội dung, đặc điểm nghệ thuật của ca dao Nam Bộ, cùng những biểu hiện về sắc thái địa phương. Nhà nghiên cứu Trần Tấn Vĩnh với bài viết Vài nét về miền đất Nam Bộ đã khái quát lịch sử hình thành vùng đất này “Trong lịch sử khẩn hoang Nam Bộ, cư dân Việt đã trụ ở Đông Nam Bộ đầu tiên, trước khi lấn xuống đồng bằng Châu Thổ, họ đã sống với nghị lực: -2-
- Làm trai cho đáng nên trai Phú Xuân cũng trải, Đồng Nai cũng từng, đi khai phá cả một vùng “rừng thiêng nước độc”, bắt nó phục vụ cuộc sống con người” [6; tr.10]. Nguyễn Tấn Phát với bài Vài nét về nội dung ca dao – dân ca Nam Bộ đã viết: “Trong văn học dân gian có một bộ phận được sáng tác bằng các thể thơ dân tộc kết hợp chặt chẽ với các làn điệu âm nhạc để diễn đạt những khía cạnh khác nhau trong cảm nghĩ của con người về quê hương đất nước, lao động sản xuất, tình duyên, gia đình, quan hệ bằng hữu và các vấn đề xã hội khác” [6; tr.19]. Bùi Mạnh Nhị với bài Một số đặc điểm nghệ thuật của ca dao – dân ca Nam Bộ đã viết: “Ca dao dân ca Nam Bộ luôn phát triển theo một xu thế chung… và cảm thụ những truyền thống chung của ca dao – dân ca toàn dân tộc, đồng thời nó càng luôn phát huy những đặc điểm riêng gắn với hoàn cảnh tự nhiên, hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa, tâm lý, tính cách con người ở địa phương” [6; tr.58]. Bảo Định Giang với bài Ca dao – dân ca Nam Bộ, những biểu hiện sắc thái địa phương đã viết: “Trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, có người ở nhiều địa phương khác nhau, từ cảnh trí, đặc sản, đấu tranh xã hội, phương thức sản xuất, phong tục tập quán,… Hoàn cảnh thiên nhiên và lịch sử địa phương lại tác động đến nếp sống, tính cách con người. Tuy vậy, vì dân tộc Việt Nam là một khối thống nhất, có chung một nguồn gốc, một tiếng nói, cho nên bên cạnh những nét riêng cũng có cái chung chứa đựng tinh thần dân tộc và phù hợp với tâm hồn dân tộc” [6; tr.91]. Do đặc điểm cấu tạo tự nhiên, Nam Bộ đã hình thành hai khu vực lớn: Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Đông Nam Bộ là vùng đất phù sa cổ, cao ráo, là nơi có nhiều sản vật quý với nhiều loại trái cây nổi tiếng (sầu riêng, chôm chôm, măng cụt,…). Tây Nam Bộ với bạt ngàn ruộng lúa phì nhiêu, màu mỡ. Nơi đây cũng có một hệ thống mạng lưới sông ngòi chằng chịt, giao thông thuỷ lợi được thông thương phục vụ cho mục đích kinh tế, văn hóa, quốc phòng. Chính điều kiện tự nhiên đã tác động mạnh đến đời sống con người Nam Bộ. Phần thứ hai là sưu tầm những bài ca dao – dân ca Nam Bộ và sắp xếp theo bốn chủ đề chính: tình yêu quê hương đất nước, tình yêu nam nữ, tình cảm gia đình và các mối quan hệ khác. Công trình nghiên cứu trên rất có giá trị và đây sẽ là ngữ liệu đáng tin cậy -3-
- cho các nhà nghiên cứu khi cần tìm hiểu về Nam Bộ nói chung và ca dao Nam Bộ nói riêng. Văn học dân gian đồng bằng sông Cửu Long, do Khoa Ngữ văn Trường Đại học Cần Thơ sưu tầm và biên soạn. Công trình nghiên cứu đã đề cập đến thực trạng tồn tại của văn học dân gian trong nhân dân thuộc các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đã trình bày bao quát được tương đối đầy đủ các thể loại của văn học dân gian vùng đồng bằng sông Cửu Long, mà trong đó phần ca dao chiếm số lượng tương đối nhiều. Các tác giả đã viết: “Văn hóa của một cộng đồng bao giờ cũng hình thành và phát triển trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên. Thiên nhiên ĐBSCL là nhân tố quan trọng tác động đến nhận thức, thói quen, cách ứng xử,… của cư dân ở đây. Quan trọng hơn cả là môi trường sông nước. Ngoài hệ thống sông Cửu Long, nơi đây còn có hệ thống sông nhỏ đổ ra Vịnh Thái Lan và mạng lưới kênh rạch chằng chịt. Bên cạnh những dòng chảy tự nhiên, con người còn “khai mương” để làm vườn, đào kênh để xả phèn cho ruộng. Môi trường sông nước đã sản sinh ra nền “văn minh kênh rạch”. Do có nhiều dòng chảy nên giao thông đường thuỷ là hệ thống quan trọng của nhân dân từ buổi đầu khai hoang cũng như trong suốt mấy thế kỷ qua. Sinh hoạt đời sống trên sông nước của họ gắn với chiếc ghe, xuồng,… nên hò chèo ghe đặc biệt phát triển” [11; tr.16]. Ca dao – dân ca Nam Kỳ lục tỉnh do Huỳnh Ngọc Trảng biên soạn, nhà xuất bản tổng hợp Đồng Nai xuất bản lần 1 năm 1998. Đây là công trình tập hợp lại các xuất bản của các nhà nghiên cứu công bố từ cuối thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX ở Nam Bộ. Bao gồm: - Câu hát góp do Huỳnh Tịnh Của sưu tầm và công bố lần đầu vào năm 1897, tái bản năm 1901. - Hát và hò góp do Nguyễn Công Chánh biên soạn, nhà xuất bản Thuận Hòa xuất bản năm 1967 tại Chợ Lớn. - Hò xay lúa do Hoàng Minh Tự sưu tầm, nhà xuất bản Phạm Văn Cường xuất bản tại Chợ Lớn. - Câu hát đối đáp do Nguyễn Bá Thời sưu tầm, nhà xuất bản Phạm Văn Cường xuất bản năm 1959 tại Chợ Lớn. -4-
- - Câu hát huê tình do Đinh Thái Sơn sưu tầm, nhà xuất bản Thuận Hòa xuất bản năm 1966 tại Chợ Lớn. - Hò miền Nam do Lê Thị Minh sưu tầm, nhà xuất bản Phạm Văn Tươi xuất bản năm 1956 tại Sài Gòn. Công trình trên là những tài liệu có tính xác thực về lịch sử rất có ích cho việc tìm hiểu ca dao – dân ca Nam Bộ nhất là phần dân ca. Trong số sáu công trình nghiên cứu trên thì chỉ có phần “Câu hát góp” của Huỳnh Tịnh Của là thuộc về ca dao, năm phần còn lại là ngôn từ của các bài dân ca Nam Bộ. Ca dao – dân ca là một phần của “di sản văn hóa” mà cha ông để lại. Vì thế nên, khảo sát Ca dao – dân ca Nam Kỳ lục tỉnh do Huỳnh Ngọc Trảng biên soạn giúp chúng ta hiểu thêm về cuộc sống tình cảm, những quan niệm về thẩm mỹ, đạo lý,… của các thế hệ người Nam Bộ đi khai hoang vùng đất mới, tạo dựng một nền văn hóa hiện đại đậm đà bản sắc dân tộc. Văn hóa dân gian người Việt ở Nam Bộ của nhóm tác giả Thạch Phương, Hồ Lê, Huỳnh Lứa, Nguyễn Quang Vinh (nhà xuất bản Thời Đại, in năm 2012). Đây là công trình nghiên cứu văn hóa dân gian từ góc độ văn hóa thông qua sự kết hợp với Văn học dân gian. Nhóm tác giả đã viết: “Văn hóa dân gian bao hàm “toàn bộ văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của dân chúng, liên quan tới mọi lĩnh vực của đời sống dân chúng”. Nói cụ thể hơn, đó là: - Việc sản xuất ra của cải vật chất (phương pháp, công cụ, quy trình sản xuất); - Sinh hoạt vật chất của công chúng (phương tiện và cách thức ăn, mặc, ở, đi lại, chữa bệnh); - Mọi mặt của phong tục tập quán của các loại cộng đồng (từ gia đình, xóm ấp, phường hội,… đến các cộng đồng rộng lớn hơn); - Mọi mặt sinh hoạt tinh thần (đạo đức, tín ngưỡng, thị hiếu, hội hè, văn nghệ); - Tri thức, kỹ xảo, tư tưởng, thế giới quan và nhân sinh quan của dân chúng” [20; tr.34-35]. Cảm nhận ca dao Nam Bộ của Trần Văn Nam (nhà xuất bản Văn nghệ TP -5-
- HCM, in năm 2008). Sách tập hợp 15 bài viết của nhà nghiên cứu Trần Văn Nam về các lĩnh vực ca dao Nam Bộ và văn hóa Nam Bộ. Đáng chú ý là các bài viết: “Từ ba yếu tố nền tảng của văn hóa Nam Bộ đến ca dao”, “Ca dao Nam Bộ - ca dao của vùng đất mới”, “Thái độ của tác giả ca dao Nam Bộ đối với văn hóa Pháp, người Pháp: Tiếp nhận và kháng cự”, “Một nét văn hóa Nam Bộ qua hình ảnh cá, câu – cá trong ca dao”, “Biểu trưng văn hóa trong ca dao Nam Bộ”. Ba cụm từ “Văn minh của cây lúa nước”, “văn minh miệt vườn” và “văn minh kênh rạch” được tác giả xác định cho vùng đất Nam Bộ trong bài viết “Từ ba yếu tố nền tảng của văn hóa Nam Bộ đến ca dao”. Bên cạnh đó, tác giả còn viết về vùng đất “Cần Thơ gạo trắng nước trong” qua các bài: “Cần Thơ đất nước con người qua ca dao”, “Vấn đề dị bản ca dao và câu hò Cần Thơ”, “Khát vọng của người xưa qua địa danh Bình Thuỷ, Long Tuyền”. Tuy nhiên những bài viết về văn hóa Nam Bộ và ca dao Nam Bộ vẫn chưa có sự liên kết chặt chẽ, thống nhất nhau thành một hệ thống liền mạch các yếu tố của một nền văn hóa. Văn hóa dân gian Nam Bộ, những phác thảo của Nguyễn Phương Thảo (nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, in năm 1997). Đây là tập tiểu luận được in lần 2 có sửa chữa bổ sung, gồm 16 bài viết của tác giả về những nét văn hóa dân gian của Nam Bộ. Văn hóa về vật chất (miệt vườn, các món ăn thảo dã,…) và văn hóa tinh thần (nghi lễ, tục thờ cúng thành hoàng, tục thờ mẫu, thờ cúng cá voi,…) của các tỉnh trong khu vực Nam Bộ. Mặt khác, tác giả còn đề cập đến văn hóa dân gian của người Khmer ở Nam Bộ. Đây là tập tiểu luận có giá trị. Thế nhưng, các bài viết có nội dung độc lập, chưa thống nhất nhau. Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của người đi trước, người viết tiếp tục phát triển đề tài theo hướng tiếp cận, tìm hiểu văn hóa vật chất người Việt qua ca dao sưu tầm ở Nam Bộ. Chính vì thế, khi thực hiện đề tài này, người viết hy vọng phát hiện thêm nhiều điều thú vị, thấy được những điều hay của các tác giả dân gian trong việc vận dụng những văn hóa vật chất vào ca dao. -6-
- 3. Mục đích nghiên cứu Với đề tài nghiên cứu về Văn hóa vật chất trong ca dao Nam Bộ, người viết mong muốn hiểu thêm về những giá trị, ý nghĩa của văn hóa trong ca dao. Đặc biệt là văn hóa về vật chất. Bên cạnh đó, trau dồi, nâng cao, tích luỹ thêm vốn ca dao của vùng đất mới Nam Bộ. Cùng với công trình nghiên cứu này, người viết có dịp vận dụng những kiến thức mình đã học vào một vấn đề cụ thể. Với vốn kiến thức còn hạn hẹp, cũng như bước đầu trong việc nghiên cứu, người viết hy vọng góp thêm một phần công sức nhỏ bé của mình vào việc tìm hiểu những bài ca dao của dân tộc. 4. Giới hạn vấn đề - Đối tượng nghiên cứu: chủ yếu trong một số cuốn sách sưu tầm về ca dao ở Nam Bộ như: Ca dao dân ca Nam Bộ của nhóm tác giả Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị biên soạn, nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh in năm 1984, cuốn Văn học dân gian đồng bằng sông Cửu Long, do Khoa Ngữ văn Trường Đại học Cần Thơ, nhà xuất bản Giáo dục năm 1997, cuốn Văn học dân gian Bạc Liêu của Chu Xuân Diên, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2011,… Tuy nhiên, những câu ca dao được trích dẫn trong đề tài nghiên cứu của người viết chủ yếu được lấy từ cuốn Ca dao dân ca Nam Bộ của nhóm tác giả Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị biên soạn. - Phạm vi nghiên cứu: các bài ca dao Nam Bộ có liên quan đến các khía cạnh văn hóa vật chất của người Việt ở Nam Bộ. Trong quá trình nghiên cứu, người viết chỉ tập trung tìm hiểu một số nét văn hóa vật chất của người Việt được ca dao Nam Bộ phản ánh, không đi sâu vào phân tích nội dung, nghệ thuật, cũng như thi pháp của từng bài ca dao mà chỉ dừng lại ở hình thức giới thiệu sự có mặt của các yếu tố văn hóa vật chất của người Việt ở Nam Bộ bằng những dẫn chứng là các bài ca dao. 5. Phương hướng và phương pháp nghiên cứu Khi nghiên cứu Văn hóa vật chất trong ca dao Nam Bộ, người viết có dựa trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu của những người đi trước. Các phương pháp chính khi thực hiện đề tài: -7-
- - Phương pháp thống kê: Đây là phương pháp hữu ích trong việc tập hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu của người viết. - Phương pháp so sánh: Khi thực hiện đề tài, người viết sử dụng phương pháp so sánh để tìm ra nét tương đồng, cũng như nét khác biệt văn hóa trong ca dao Nam Bộ với văn hóa trong ca dao của các vùng khác trong cả nước, để thấy nét độc đáo. Ngoài ra, người viết còn vận dụng các kiến thức về lịch sử, địa lý, các thao tác phân tích, lập luận, giải thích,… để làm rõ vấn đề nghiên cứu. -8-
- CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 CA DAO VÀ CA DAO NAM BỘ 1.1.1 Khái quát về ca dao Trong những công trình nghiên cứu “Văn học dân gian Việt Nam” của nhóm tác giả Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn đã có định nghĩa rằng: “Văn học dân gian là sáng tác tập thể, truyền miệng của nhân dân lao động, ra đời từ thời công xã nguyên thuỷ, trải qua các thời kỳ phát triển lâu dài trong các chế độ xã hội có giai cấp, tiếp tục tồn tại trong thời đại hiện nay” [10; tr.7]. Bên cạnh đó, nhóm tác giả còn nêu lên tầm quan trọng của Văn học dân gian, đó là: “Văn học dân gian gắn liền với sinh hoạt mọi mặt của nhân dân lao động và tham gia vào những sinh hoạt đó với tư cách là một thành phần, một nhân tố cấu thành của những sinh hoạt đó” [10; tr.14]. Văn học dân gian bao gồm: truyền thuyết, cổ tích, truyện ngụ ngôn, câu đố, vè, tục ngữ, ca dao – dân ca,… Hiện nay, thuật ngữ ca dao – dân ca được gắn liền với nhau. Bởi lẽ, giữa ca dao và dân ca có những nét tương đồng về giai điệu, về vần,… Trước khi tìm hiểu về những định nghĩa của ca dao, chúng tôi sẽ nêu lên một vài khái niệm về dân ca, một bộ phận gắn liền với ca dao. Nhà nghiên cứu Chu Xuân Diên cho rằng: “Dân ca là những bài hát và câu hát dân gian trong đó cả phần lời và phần giai điệu đều có vai trò quan trọng đối với việc xây dựng hình tượng hoàn chỉnh của tác phẩm. Mối quan hệ hữu cơ giữa lời ca và giai điệu là một trong những đặc điểm tạo nên tính chất phong phú về thể loại của dân ca” [3; tr.324]. Bên cạnh đó, tác giả còn đưa ra định nghĩa của ca dao là: “Ca dao vốn là một thuật ngữ Hán Việt (còn gọi là phong dao). Theo cách hiểu thông thường thì ca dao là lời của các bài hát dân ca đã tước bỏ đi những tiếng đệm, tiếng láy,… hoặc ngược lại, là những câu thơ có thể “bẻ” thành những làn điệu dân ca” [3; tr.354]. -9-
- Chẳng hạn như bài ca dao sau: Ví dầu nhà dột cột xiêu, Muốn đi nói vợ sợ nhiều miệng ăn. Nhiều miệng ăn rằng anh không sợ, Sợ duyên nợ không tròn gieo khổ cho nhau. Nhân vật trữ tình đang than vãn về cảnh nghèo khó, thiếu thốn của mình. Thành ngữ “Nhà dột cột xiêu” biểu trưng cho cảnh nghèo đó. Bài ca dao vừa có nhạc điệu như lời ca, lời ru “Ví dầu”, mang âm hưởng đượm buồn. Hơn thế, bài ca dao này đã trở thành những lời ca trong một số bài hát nói về tình yêu lứa đôi nhưng chưa thành duyên nợ vì cuộc sống còn nghèo khổ. Thế nên, “giữa “ca dao” và “dân ca” như vậy là không có ranh giới rõ rệt. Sự phân biệt giữa ca dao và dân ca chỉ là ở chỗ khi nói đến ca dao, người ta thường nghĩ đến cả những làn điệu, những thể thức hát nhất định nữa” [3; tr.355]. “Ca dao” hay “ca dao – dân ca” hiện chưa thống nhất một định nghĩa nhất định. Mỗi nhà nghiên cứu đều có cách định nghĩa riêng về ca dao. Chẳng hạn như trong bài viết Vài nét về nội dung ca dao – dân ca Nam Bộ của Nguyễn Tấn Phát, ông cho rằng: “Trong Văn học dân gian có một bộ phận được sáng tác bằng các thể thơ dân tộc kết hợp chặt chẽ với các làn điệu âm nhạc để diễn đạt những khía cạnh khác nhau trong cảm nghĩ của con người về quê hương, đất nước, lao động sản xuất, tình duyên, gia đình, quan hệ bằng hữu và các vấn đề xã hội khác. Bộ phận đó là ca dao – dân ca” [6; tr.19]. Hơn thế, ông còn giúp cho người đọc hiểu rõ hơn về ca dao “Ca dao – dân ca thật ra không phải chỉ là một lĩnh vực đơn nhất. Đến với ca dao – dân ca là đến với sự phong phú đa dạng của tâm hồn, đến với một vườn hoa thơ ca ngào ngạt sắc hương” [6; tr.19]. Trong một công trình nghiên cứu khác, ông Chu Xuân Diên còn cho rằng: “Thuật ngữ ca dao dân ca ở đây được hiểu là ca dao dân ca vừa ở dạng thức những bài ca dao, những bài thơ dân gian gồm nhiều thể thơ khác nhau, vừa ở dạng thức dân ca, tức là những bài thơ ấy được ca hát, diễn xướng theo nhiều làn điệu” [4; tr.749]. Riêng Nguyễn Xuân Kính thì cho rằng: “Phạm vi phản ánh của hai từ “ca dao” và “phong dao” có chỗ giống nhau. Người xưa gọi ca dao là phong dao vì có - - 10
- những bài ca dao phản ánh phong tục của mỗi địa phương mỗi thời đại”. Vì vậy, dần dần tên gọi phong dao ít được sử dụng, nhường chỗ cho một từ ca dao” [12; tr.628]. “Ca dao là thơ dân gian có nội dung trữ tình và trào phúng. Người ta có thể hát, ngâm, đọc (và cả xem bằng mắt sau khi ca dao đã được ghi chép lại)” [12; tr.633]. Chẳng hạn như: Nước nóng đổ miệng bình vôi, Tôi ngồi tôi nghĩ tía tôi, tôi buồn, Tía tôi dở dại dở khôn, Say mê tinh chồn bỏ mẹ con tôi. Bài ca dao trên là lời trách móc của người con khi người cha của mình quên nghĩa vợ tình chồng, quên đi tình phụ tử. “Dở dại dở khôn” mang tính hài hước, châm biếm hành động của người cha vì say mê người vợ bé mà quên đi nghĩa tàu khang. Từ đó, “Ca dao đã trở thành một thuật ngữ dùng để chỉ một thể thơ dân gian: Người ta gọi là ca dao tất cả những sáng tác thơ ca nào mang phong cách của những câu hát cổ truyền” [3; tr.355]. Ca dao chủ yếu phản ánh tâm hồn nhân dân lao động, tâm hồn dân tộc Việt Nam. Tóm lại, ca dao là một bộ phận của Văn học dân gian, được truyền miệng qua nhiều thế hệ. Mỗi địa phương, vùng miền đều có những bài ca dao riêng biệt của từng địa phương, làm nên những đặc trưng riêng biệt. Ca dao là nơi gửi gắm tâm tư, tình cảm, mơ ước của con người, vươn lên cuộc sống tươi đẹp. Ca dao còn là kho tàng được đúc kết từ những kinh nghiệm sống, cách đối nhân xử thế, những bài học quý báu của dân tộc. 1.1.2 Khái quát về ca dao Nam Bộ Trước khi tìm hiểu về ca dao Nam Bộ, chúng tôi sẽ khái quát đôi nét về vùng đất mới này. Vùng đất Nam Bộ được hình thành vào khoảng thế kỷ XVII. Ban đầu “nơi này đã từng tồn tại một nền văn hóa Óc Eo rực rỡ trong vai trò là một đô thị rộng lớn, một cảng thị phồn vinh, một trung tâm kinh tế sống động với sự giao thương Âu - - 11
- – Á khá điển hình” [1; tr.21-22]. Thế nhưng, nền văn hóa này đã bị chìm sâu trong lòng đất và không còn được đề cập đến nữa. “Công cuộc khai phá vùng đất Nam Bộ chính thức được bắt đầu với ý nghĩa đích thực của nó khi người Việt ở Trung Bộ và Bắc Bộ thực hiện quá trình Nam tiến của mình. Người Việt trong buổi ban đầu ấy phải đối mặt với một vùng đất mà mọi thứ còn hoang sơ. Trên mảnh đất Nam Bộ thời ấy còn được miêu tả là đầy rẫy muỗi mòng, cá sấu, cọp dữ, chướng khí của một vùng “rừng thiêng nước độc” [1; tr.22]. Tới đây xứ sở lạ lùng, Con chim kêu cũng sợ con cá vùng cũng kinh. Chèo ghe sợ sấu cắn chưn, Xuống sông sợ đỉa, lên rừng sợ ma. Người Khmer đến khai phá vùng đất này trước tiên, sau đó là người Chăm, nhưng họ chỉ chọn những giồng đất cao hoặc nơi đất khá thuận lợi để sinh sống mà không cải tạo những vùng đất lầy, trũng. Kế đến là người Việt. “Lưu dân khai phá người Việt đến Nam Bộ từ ba nguồn chủ yếu là: Những người dân nghèo muốn tránh cuộc chiến tranh Lê – Trịnh tìm đến mảnh đất mới với khao khát thay đổi cuộc đời của mình; Những người có tiền của đứng ra chiêu mộ dân nghèo theo chính sách dân điền của nhà Nguyễn bởi chính sách khai phá cấp tốc của nhà Nguyễn đã buộc triều đình phải có những ưu đãi như giảm thuế và cho phép một số người thuê công nhân lập đồn điền…; Những lính tráng tù nhân, tội đồ bị các Chúa Nguyễn đưa vào các đồn điền” [1; tr.24-25]. Đến Nam Bộ sau người Việt là người Hoa. Ngoài bốn tộc người chính ở trên, Nam Bộ còn thu hút nhiều luồng cư dân vào sinh sống nên họ đã đóng góp nhiều yếu tố văn hóa của dân tộc mình vào văn hóa Nam Bộ. Như vậy, dân di cư đến đây thuộc đủ mọi thành phần khác nhau nhưng đều có chung một mục đích là tạo dựng cuộc sống mới, thế nên họ biết phải đối diện với thiên nhiên khắc nghiệt, phải đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau: Trai tứ chiếng, gái giang hồ, Gặp nhau ta nổi cơ đồ cũng nên. - - 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện ngắn của A. P. Chekhov
79 p | 113 | 42
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Tình huống truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
89 p | 36 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện ngắn lãng mạn của Macxim Gorki
72 p | 44 | 19
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Phương thức chiếu vật trong một số tác phẩm của Nam Cao
79 p | 49 | 19
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Thi pháp tập truyện Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân
69 p | 47 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt
72 p | 27 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật trí thức tiểu tư sản trong sáng tác của Nam Cao
86 p | 24 | 13
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hình ảnh người phụ nữ trong thơ Nguyễn Duy
85 p | 19 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Cơ chế tạo hàm ý trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng
68 p | 21 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Cảm hứng lãng mạn trong tập thơ "Gió lộng" của Tố Hữu
72 p | 23 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ địa phương trong ca dao Nam bộ
80 p | 24 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ chỉ đồ dùng trong gia đình và công cụ nông nghiệp trong ca dao Nam bộ
81 p | 20 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Nhân vật mang tính tự thuật trong tác phẩm của Nam Cao
85 p | 28 | 10
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Đặc điểm truyện Ba Phi
87 p | 20 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Tìm hiểu địa danh trong ca dao đồng bằng sông Cửu Long
70 p | 17 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Hình ảnh người phụ nữ trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng
84 p | 18 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Từ chỉ động vật trong ca dao Nam bộ
103 p | 24 | 8
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Chàng trai và cô gái trong ca dao Nam bộ về tình yêu đôi lứa
79 p | 13 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn