intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

11 “bí mật” về trẻ sơ sinh

Chia sẻ: Tuongvy Vy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

67
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cha mẹ đừng ‘sốc ngược’ khi biết một số ‘bí mật’ dưới đây về bé sơ sinh nhé! Hầu hết trẻ sơ sinh đều ít tóc, mũm mĩm và chỉ nói được bi bô. Ngoài những biểu hiện dễ thương bên ngoài, các ông bố bà mẹ không thể nắm bắt tâm tư của con. Vậy điều gì diễn ra trong não bộ của trẻ? Dưới đây là 11 sự thật các bậc phụ huynh cần biết

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 11 “bí mật” về trẻ sơ sinh

  1. 11 “bí mật” về trẻ sơ sinh
  2. Cha mẹ đừng ‘sốc ngược’ khi biết một số ‘bí mật’ dưới đây về bé sơ sinh nhé! Hầu hết trẻ sơ sinh đều ít tóc, mũm mĩm và chỉ nói được bi bô. Ngoài những biểu hiện dễ thương bên ngoài, các ông bố bà mẹ không thể nắm bắt tâm tư của con. Vậy điều gì diễn ra trong não bộ của trẻ? Dưới đây là 11 sự thật các bậc phụ huynh cần biết. 1. Tất cả đều được sinh sớm Nếu không cấp phải hạn chế về giới hạn diện tích khung xương chậu của người mẹ, đứa trẻ sẽ tiếp tục giai đoạn phát triển trong dạ con trong thời gian lâu hơn bình thường – các chuyên gia sinh vật học khẳng định. Theo TS Lise Eliot, chuyên gia thần kinh học, đồng thời là tác giả của cuốn sách “What’s going on in there? How the brain and mind develop in the first five years of life” – công trình nghiên cứu tổng thể về não bộ trong 5 năm đầu đời, để có thể chui vừa âm đạo của người mẹ, não bộ của trẻ sơ sinh chỉ được phép có kích thước nhỏ bằng ¼ não bộ người trưởng thành. Nhiều chuyên gia hàng đầu về nhi khoa đã ví quãng thời gian 3 tháng đầu đời của trẻ như “quý thứ 4” của thời kỳ thai nghén để nhấn mạnh sự thiếu thốn, trống rỗng
  3. mọi kỹ năng xã hội. Nụ cười đầu tiên trong đời của bé thường không xuất hiện cho đến giai đoạn 10 đến 14 tuần tuổi và giai đoạn biết thể hiện tình cảm chỉ đến sau khi tròn 5 tháng tuổi. Các nhà sinh vật học tiến hóa lập luận, trẻ sơ sinh gần như ở trong tình trạng vô thức và dễ dàng khóc nhè do ảnh hưởng ngoại cảnh. Điều này lý giải tại sao các ông bố bà mẹ thật sự cảm thấy lo lắng, khi đứa trẻ mới chào đời không cất tiếng khóc. Thực tế, tiếng khóc mang lại năng lượng để sinh tồn. Hiếm có trường hợp nào kiềm chế được tiếng khóc trong giai đoạn đầu đời. Khoảng 4 tuần tuổi, hầu hết trẻ sơ sinh đều ở trong tình trạng quấy khóc không ngừng. TS Melvin Konner, chuyên gia nhân chủng học – thần kinh cho rằng, tiếng khóc là biểu hiện sự phát triển về mặt thể chất, đồng thời như lời khẳng định về sự tồn tại của mình với thế giới. Biểu hiện dễ nhận thấy đối với những trường hợp sinh thiếu tháng – thời gian quấy khóc càng kéo dài, nhà khoa học Mỹ nói tiếp. 2. Tác dụng tích cực nhờ tương tác với bố mẹ “Ở đâu có bé, ở đó có bố mẹ”– TS Michael Goldstein, nhà nghiên cứu phát triển ngôn ngữ (Đại học Cornell – Mỹ) nói vui. Bộ não trẻ hoạt động dựa trên cơ chế vận dụng cách thức phản ứng của người lớn với hành vi của mình để tự hoàn thiện.
  4. Trẻ sơ sinh gần như không thể kiểm soát khả năng hoạt động của khu vực vỏ não trước trán, bởi vậy, mọi nỗ lực rèn luyện hay những lo âu về tính cách ở giai đoạn đầu đời đều vô nghĩa. Thay vào đó, kiến thức trẻ thu được trong giai đoạn này chủ yếu là cảm giác đói, sự cô đơn, lo âu, mệt mỏi và cách thức xoa dịu cơn đau. Các bậc cha mẹ có thể tham gia tích cực vào quá trình học hỏi bằng cách phản ứng thật nhanh trước những yêu cầu của trẻ. 3. Đùa vui với nét mặt và luyện phát âm đóng vai trò quan trọng Mỗi khi bắt chước lại hình thức biểu hiện khuôn mặt của người lớn, cảm xúc của trẻ nhờ thế dần phát triển – GS Alison Gopnik, tác giả cuốn sách Triết học trẻ nhỏ khẳng định. Với hành động tưởng chừng ngô nghê này, nền tảng của cảm xúc, khả năng giao tiếp dần dần hình thành. GS Gopnik đưa ra lời khuyên, các bậc phụ huynh nên tích cực biểu hiện tình cảm trên nét mặt – theo những cách thức dễ mô phỏng. Nhiều nghiên cứu mới đây chứng minh, tiếng nói bi bô – gần như thuộc về bản năng của trẻ đóng vai trò then chốt trong sự phát triển ngôn ngữ. Bởi vậy, việc phát âm chuẩn, có ngữ điệu và điểm nhấn của người lớn sẽ giúp con nhỏ cảm nhận được ngôn ngữ.
  5. 4. Tốc độ phát triển thần kỳ của não bộ Não bộ con người khi mới sinh đơn giản hơn rất nhiều so với khi trưởng thành. Sau khi sinh, não bộ bước vào giai đoạn phát triển nhanh chóng, gần gấp đôi kích thước ban đầu và cho đến sinh nhật lần đầu, não bộ trẻ nhỏ đã đạt kích thước 60% não bộ người trưởng thành. Tùy vào từng đối tượng, não bộ có tốc độ phát triển đa dạng, nhưng không ngừng nghỉ cho đến 26 tuổi. TS Eliot nhận xét: “Bộ não phát triển không ngừng, theo chiều hướng tích cực hoặc tồi tệ”. 5. Yếu kém về khả năng tập trung
  6. Não bộ trẻ nhỏ có nhiều kết nối thần kinh hơn người trưởng thành, tuy nhiên, có rất ít chất dẫn truyền thần kinh ức chế. Chính vì lý do này, khả năng nhận thức đối với một vấn đề sẽ bị khuếch tán. Điều này lý giải tạo sao trẻ thường tỏ ra lơ đễnh và không có khả năng đánh giá tính chất quan trọng của vấn đề. GS Gopnik ví nhận thức của trẻ như ánh đèn sáng lan tỏa khắp căn phòng, trong khi người trưởng thành biết cách nắm bắt vấn đề cốt lõi – như ánh đèn flash của máy chụp hình – chỉ tập trung vào chi tiết đặc biệt và bỏ qua ngoại cảnh. Cùng với thời gian, khi trẻ chín chắn hơn, bằng những trải nghiệm thu được, bộ não sẽ bước vào giai đoạn “sắp xếp lại” và mạng lưới noron thần kinh sẽ được kiện toàn và hoàn thiện một cách tinh vi. Đây mới là thời điểm để trẻ có thể cất tiếng nói đầu đời. 6. Tiếng nói bi bô – tín hiệu của nhu cầu học hỏi Ngoại trừ trở ngại về sự khuếch tán nhận thức, trẻ sơ sinh thường hướng sự tập trung ngay tức thì mọi thay đổi. Mỗi khi để tâm đến vấn đề gì, trẻ thường cất tiếng bi bô để biểu lộ sự quan tâm. Đặc biệt, phát âm của trẻ, dù vô nghĩa cũng là hình thức biểu hiện ban đầu của việc động não suy nghĩ.
  7. Theo tiến sĩ Goldstein, bằng cách này, trẻ muốn thổ lộ với người lớn về sự sẵn sàng để tiếp thu kiến thức. Một số bậc phụ huynh luôn cố gắng để giải nghĩa những câu từ của con nhỏ. Vì thế, con bạn sẽ thông minh hơn, mọi người trò chuyện vui vẻ với chúng. Cuộc đối thoại đạt hiệu quả tối ưu, khi bố mẹ tiếp lời – ngay sau mỗi lần, trẻ ngừng phát âm – TS Eliot nhấn mạnh. Trong tiếng Anh, từ “baby” ám chỉ em bé có nguồn gốc từ tiếng bi bô của trẻ “ba- ba-ba”. 7. Tương tác từ phía bố mẹ cần có chừng mực Khi đứa trẻ nhận sự đáp lại tuyệt đối từ phía bố mẹ, chúng sẽ tỏ ra chán nản và không còn giữ được sự tập trung. “Khả năng học hỏi của trẻ là rất mong manh” – TS Goldstein giải thích. Theo kết quả thí nghiệm do TS Goldstein chủ trì mới được công bố khẳng định, dưới sự trợ giúp của nhiều phương pháp tiếp cận khoa học, bố mẹ có thể đáp lại tối đa 80% yêu cầu của trẻ sơ sinh. Khi đạt cột mốc này, khả năng ngôn ngữ có thể phát triển vượt bậc, tuy nhiên, khả năng tập trung và ghi nhớ suy giảm đáng kể. TS Goldstein đưa ra lời khuyên, nên hạn chế dần việc lặp lại những từ trẻ thốt ra hoàn toàn vô nghĩa, đồng thời tích cực nhắc lại những phát âm cận kề hình thành
  8. nên từ hoàn chỉnh (ví dụ “ma-ma”). Theo cách thức này, trẻ sẽ bắt đầu lắp ghép những thông tin thu thập được và tạo thành ngôn ngữ riêng của mình. 8. Tác dụng thực sự của việc giáo dục qua băng đĩa Các nghiên cứu mới đây khẳng định, tương tác với xã hội bên ngoài đóng vai trò cốt lõi trong việc tiếp thu ngôn ngữ một cách hoàn chỉnh của trẻ. TS Goldstein cho hay: “Trẻ em có khả năng lựa chọn giữa những kiến thức thu được thông qua tương tác 2 chiều và những vật vô tri. Bởi vậy, không có hy vọng giáo dục thông qua đồ vật không có tính năng nghe và đối đáp”. Tất cả những loại băng đĩa hình được quảng cáo có khả năng giáo dục trẻ nhỏ đều không phát huy hiệu quả – do tất cả đều không thể dõi theo tâm tư và những tín hiệu của trẻ. Nếu bạn muốn con nhỏ thông minh, hãy bỏ qua những băng đĩa hình, đồng thời cố gắng dành thời gian vui đùa với chúng – TS Eliot khuyến cáo. 9. Nguy cơ quá tải Nhu cầu tương tác của trẻ đòi hỏi né tránh tình trạng đối tác bị kích thích thái quá và vô nghĩa. Sự tập trung của trẻ nằm trong giới hạn và rất dễ bị quá tải – TS Eliot giải thích. Đôi lúc, sư tương tác đòi hỏi phải điều hòa hợp lý.
  9. Cách thức điều chỉnh rất đơn giản. bạn có thể bồng bế đu đưa trên tay, tắt đèn hoặc quấn tã quanh người để bé lúng túng trong việc kiểm soát tình hình. Cách thức tối ưu nhằm xoa dịu ham muốn đó là đưa bé chìm vào giấc ngủ. Nghiên cứu được công bố năm 2010 trên tạp chí chuyên ngành nhi khoa “Child Development” khẳng định, ngủ đủ giấc vào ban đêm có thể giúp trẻ phát triển toàn diện mọi kỹ năng. 10. Kỹ năng nghe, hiểu chưa phát triển Trẻ sơ sinh luôn rất vất vả trong nỗ lực nghe, hiểu. Điều này giải thích tại sao tiếng quấy khóc làm tất cả mọi người trong gia đình cảm thấy khó chịu – trừ chính bản thân trẻ. Trẻ nhỏ không thể phân biệt giọng hát và nhạc nền như người lớn. Lối mòn này lý giải cho khả năng ngủ ngon lành giữa đám đông ồn ào, hoặc ngay bên cạnh chiếc máy hút bụi hoạt động phát ra âm thanh chát chúa. Cũng vì lý do này, trẻ không thể tiếp thu được kiến thức trên băng đĩa vì không thể lượm lặt ngôn ngữ giữa hàng tá thể loại nhạc nền. Tuy nhiên, trẻ em vẫn dành sự quan tâm nhất định đến âm nhạc. Theo TS Eliot: “Trẻ luôn hướng sự chú ý cho thể loại nhạc có điểm nhấn tinh tế như nhạc giao hưởng”. 11. Cần nhiều hơn ngoài bố và mẹ
  10. Trong khi nhiều nhà khoa học nhấn mạnh mối quan hệ giữa bố mẹ – con cái, những dự án nghiên cứu lớn gần đây chỉ ra rằng, để giúp trẻ phát triển toàn diện cần có môi trường tập thể tương đương với một ngôi làng. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí chuyên ngành “Monographs of the Society for Research in Child Development”, trẻ học hỏi được nhiều nhất khi ở bên cạnh mình luôn thường trực ít nhất 3 người lớn. Dành thời gian bên ông bà, cô giáo, bạn bè của bố mẹ, cô bác giúp trẻ cải thiện khả năng nắm bắt tâm trạng thông qua biểu hiện khuôn mặt trẻ. Trẻ nhỏ có khả năng vận dụng biểu hiện bên ngoài của người lớn để giải mã tâm tư, tình cảm – TS Sarah Hrdy, tác giả cuốn sách nổi tiếng “Mothers and Others” lý giải.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2