intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

12 điều "lạ lùng" về em bé mới sinh

Chia sẻ: Hoa Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

57
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tã bẩn ư? Phải rồi! Những đêm thức trắng à? Tất nhiên! Thế còn mụn nhọt trên da bé hay đầu bé hình như hơi nhọn thay vì tròn xoe? Ồ, không ai nói với bạn về những điều đó sao?

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 12 điều "lạ lùng" về em bé mới sinh

  1. 12 điều "lạ lùng" về em bé mới sinh Tã bẩn ư? Phải rồi! Những đêm thức trắng à? Tất nhiên! Thế còn mụn nhọt trên da bé hay đầu bé hình như hơi nhọn thay vì tròn xoe? Ồ, không ai nói với bạn về những điều đó sao? Vậy thì đây, hãy chuẩn bị cho những bất ngờ "lạ lùng" mà bạn có thể gặp phải với em bé mới sinh của mình, mà có thể mọi người đã quên "mách" cho bạn trước khi em bé ra đời. "Đầu con tôi trông cứ sao sao ấy."
  2. Nếu chưa từng thấy một em bé mới sinh, bạn có thể sẽ hơi ngạc nhiên khi con mình ra đời. Ảnh: Inmagine . Chắc bạn đã hình dung đầu em bé trông thật tròn trịa, xinh xắn và hồng hào? Nếu đầu của con bạn trông hơi lạ và hơi có chóp, đó là vì đầu bé có thể đã phải trải qua nhiều giờ len qua xương chậu của bạn trong quá trình chuyển dạ và sinh nở. Cấu trúc hở của hộp sọ cho phép đầu bé có thể phần nào linh hoạt điều chỉnh hình dạng để có thể chui lọt qua khe sinh, giúp bảo vệ hộp sọ của bé khỏi bị nứt vỡ và não bé khỏi bị tổn thương trong quá trình sinh tự nhiên. Một số "tì vết" khác cũng có thể tồn tại trên cơ thể bé như những vết tích tạm thời của quá trình sinh nở. Chẳng hạn, cách mũi của bé có thể hơi xẹp một chút; chất lỏng dưới da khiến mắt bé trông như đang sưng. Bé thậm chí còn có cả những vết bầm nhỏ trên người nếu trong quá trình sinh bác sĩ sử dụng các dụng cụ kẹp và nong để có thể lấy bé ra. Nhưng đừng lo, rồi bé sẽ xinh đẹp như thiên thần sớm thôi mà. "Con tôi cứ run rẩy và giật mình suốt." Sau nhiều tháng được bao bọc trong túi nước ấm áp trong bụng mẹ, em bé sơ sinh giờ đây có hẳn một thế giới rộng lớn để mà vẫy vùng, không có gì bó buộc bé nữa. Bé mới đầu sẽ không giỏi lắm với việc kiểm soát cơ thể mình trong môi trường mới, cho nên nhiều khi bé chỉ định ngọ nguậy tay một tí thôi mà cũng có thể thành ra một cú giật tay rồi. Trẻ sơ sinh cũng được sinh
  3. ra với phản xạ Moro - phản xạ giật mình. Khi bé cảm thấy như bị tuột, bị ngã hay giật mình, bé sẽ bất thình lình vung tay, xoè ngón tay, oằn mình, quay đầu, và nhanh chóng thu tay về. Phản xạ này sẽ mất đi khi sau 3 tháng đầu đời. Trong 3 tháng đầu đời, bạn có thể thấy con có những cử động hơi... khó hiểu, nhưng điều đó là bình thường thôi. Ảnh: Inmagine. Hệ thần kinh của bé vẫn đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện nên cũng sẽ gửi đi nhiều xung điện đến các cơ bắp hơn mức cần thiết, điều này
  4. có thể khiến bạn thấy cằm và chân bé cứ run rẩy. Khi mọi thứ đã được tổ chức tốt hơn sau một vài tuần đầu, bé sẽ bớt run. Sự run rẩy này không đáng lo, nhưng bạn hãy cho con đi khám nếu thấy bé run theo từng cơn, có nhịp điệu hoặc nếu vẫn run bần bật khi bạn chạm vào người và giữ bé. "'Súng ống' của con tôi to quá." Trước khi chồng bạn vênh vang về "súng ống" hoành tráng của con trai, anh ấy nên biết rằng đó chẳng phải là đặc điểm di truyền gì cả, và cũng chẳng có "siêu năng lực đàn ông" nào quy định kích cỡ của "cậu bé" cả. Thực tế đó là sự sưng tấy gây ra do quá trình sinh nở cũng như sự tích nước trong các mô phần sinh dục của bé. Bên cạnh đó, khi mới sinh ra, cơ thể bé vẫn còn nội tiết tố của mẹ. Ở bé trai, nội tiết tố nữ khiến cho tinh hoàn nở lớn, còn ở bé gái, chúng khiến cho môi âm hộ của bé sưng lên. Sự sưng tấy bộ phận sinh dục sẽ mất đi sau vài ngày. "Con tôi lúc nào cũng đói." Trong tuần đầu sau sinh, bạn sẽ cảm thấy phải cho bé ăn mỗi giờ. Nhu cầu ăn thường xuyên của bé cũng là cách tự nhiên thúc đẩy nguồn sữa của bạn bắt kịp nhu cầu dinh dưỡng để phát triển của bé. Các em bé bú mẹ cũng có xu hướng ăn nhiều hơn bình thường, vì sữa mẹ được tiêu hoá nhanh hơn và hấp thu hoàn toàn so với sữa công thức. Nguyên nhân chính của việc bé đòi ăn thường xuyên, tất nhiên, là do nhu cầu phát triển của bé là rất lớn. Bé sẽ tăng gấp đôi trọng lượng cơ thể sau 6 tháng đầu, đòi hỏi phải nạp vào cơ thể một lượng calorie cực lớn. Bé cũng
  5. có những giai đoạn nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt cao, đợt đầu tiên thường diễn ra vào khoảng 4-6 tuần tuổi. Nhưng bạn cũng cần phân biệt nhu cầu của con, không phải bất cứ lúc nào bé khóc quấy cũng là đòi ăn, đôi khi bé chỉ cần được bạn vỗ về và ôm ấp mà thôi. Nếu con đã được cho bú trong 2-3 giờ trở lại, hãy thử bế và ôm bé vào lòng để trấn an trước khi cuống cuồng cho con bú. Không phải cứ lúc nào bé khóc cũng là đang đòi ăn đâu mẹ nhé! Ảnh: Inmagine. "Bàn tay và bàn chân con tôi quá lạnh." Trước khi bạn vẩy chiếc nhiệt kế hoặc quấn kín mít con mình trong một chiếc chăn khác, hãy cảm nhận cơ thể của bé. Nếu bạn thấy thân mình con ấm và hồng hào, nhiều khả năng bé không bị nhiễm lạnh như bạn nghĩ. Do hệ tuần hoàn của bé vẫn đang hoàn thiện, máu được ưu tiên cung cấp đến các bộ phận quan trọng và cần thiết nhất cho sự sống nằm ở phần thân mình
  6. bé. Bàn tay và bàn chân là bộ phận cuối cùng mà máu được cung cấp đến. Bé có thể cần đến 3 tháng để hệ tuần hoàn nhỏ bé đáp ứng được hoàn toàn cho cuộc sống bên ngoài bụng mẹ, trong thời gian này, các ngón tay và ngón chân của bé có vẻ hơi lạnh và nhợt nhạt. Khi bé đã trở nên hiếu động hơn, tình hình sẽ được cải thiện. "Trong tã của con tôi có lẫn máu." Các hormone nội tiết của mẹ khiến tinh hoàn và âm hộ của bé sưng lên cũng là nguyên nhân của chất tiết âm đạo lẫn máu ở một số bé gái. Đừng lo lắng nếu bạn thấy một vệt máu nhỏ hoặc một đốm bẩn trong tã của bé trong những tuần đầu. Kỳ kinh nguyệt tí ti này thường chỉ kéo dài trong vài ngày. Đôi khi, thứ mà bạn tưởng là máu có thể là một vệt nước tiểu cô đặc tối màu ở các nếp gấp của tã. Dù vậy, vệt máu đỏ tươi là không bình thường và bé cần được theo dõi y tế.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2