intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

2 kịch bản dành cho người muốn đề xuất tăng lương.

Chia sẻ: Ngocminh84 Ngocminh84 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

85
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đa số các nhà tuyển dụng đều muốn thấy ứng viên thể hiện thái độ hào hứng với vị trí công ty đang tuyển dụng. Hãy cho họ thấy bạn thực sự quan tâm tới công việc này, muốn gắn bó với công ty của họ... Muốn được tăng lương cũng cần phải có "mẹo". Ảnh minh họa. Bạn có ý định đề xuất tăng lương ở vị trí hiện tại hoặc yêu cầu nhà tuyển dụng sắp tới một mức lương cao hơn, thế nhưng, nói chuyện về tiền bạc quả là vô cùng khó. Bạn muốn tìm một cách...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 2 kịch bản dành cho người muốn đề xuất tăng lương.

  1. 2 kịch bản dành cho người muốn đề xuất tăng lương
  2. Đa số các nhà tuyển dụng đều muốn thấy ứng viên thể hiện thái độ hào hứng với vị trí công ty đang tuyển dụng. Hãy cho họ thấy bạn thực sự quan tâm tới công việc này, muốn gắn bó với công ty của họ... Muốn được tăng lương cũng cần phải có "mẹo". Ảnh minh họa. Bạn có ý định đề xuất tăng lương ở vị trí hiện tại hoặc yêu cầu nhà tuyển dụng sắp tới một mức lương cao hơn, thế nhưng, nói chuyện về tiền bạc quả là vô cùng khó. Bạn muốn tìm một cách nói cho phù hợp, vừa bày tỏ được mong muốn của mình cũng như chứng tỏ cho sếp thấy bạn xứng đáng nhưng lại không muốn mất lòng, không muốn sếp nghĩ rằng bạn chỉ quan tâm đến tiền. Nói thế nào để vẹn cả đôi đường, đó là điều không ít người lao động hiện nay vẫn phải vắt óc suy nghĩ. Theo Meryl Runion – tác giả của “Power Phrases”, tiền bạc gắn liền với lòng
  3. tự trọng của mỗi người. Y êu cầu công ty trả mức lương cao hơn nghĩa là bạn đang tự khẳng định mình có giá trị cao hơn và muốn người khác đồng tình. Tuy nhiên, điều này có thể gây ra phản ứng tiêu cực từ những người không cùng hướng. Nhiều người bị sếp từ chối đề xuất tăng lương với lý do làm việc chưa hiệu quả. Thực tế, đề xuất tăng lương cũng đòi hỏi bạn phải có "mẹo", từ cách nói, chọn thời điểm gặp sếp... bạn cần cân nhắc để buổi thương lượng được thành công. Sau đây là gợi ý Runion đưa ra cho hai kịch bản thường gặp: 1. Đề xuất tăng lương ở vị trí công việc hiện tại Trước khi gặp sếp trình bày, bạn cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nội dung sẽ trao đổi. Bạn nên có bản đánh giá hiệu quả làm việc của bản thân trong 1 năm trở lại đây, những đóng góp cho công ty, thành tích đạt đựợc và lời khen từ khách hàng, đối tác nếu có. Hãy tập hợp tất cả để làm hậu thuẫn cho quá trình xét tăng lương của bạn. Theo Marcia Stein - chuyên gia tư vấn nhân sự, người đã từng xuất bản những cuốn sách về công việc tuyển dụng, khi hẹn gặp sếp, cố gắng nhấn mạnh những gì bạn đã chuẩn bị. "Tôi đã nghiên cứu hiệu quả, hiệu suất công việc của mình và thấy xứng đáng để được tăng lương. Tô i muốn có buổi nói chuyện với bạn để bàn về vấn đề này". Cách tiếp cận vấn đề như thế là báo cho sếp biết, bạn đã có sự phân tích kỹ lưỡng cho cuộc thương lượng này. Bằng cách yêu cầu một buổi gặp với sếp, bạn đã dành thời gian cho sếp có sự chuẩn bị.
  4. Mặc dù vậy, không phải lúc nào bạn cũng dễ dàng thành công. Có thể, sếp sẽ trả lời rằng, sếp chưa nhìn thấy lý do để sẵn sàng tăng lương cho bạn, từng đó công việc, đóng góp chưa đ ủ để bạn được nhận một mức lương mới cao hơn. Lúc này, bạn hãy cố gắng tìm ra nguyên nhân, công ty đang gặp khó khăn về vấn đề tài chính hay thực sự vì mức lương chung của công ty chỉ đến vậy... Stein gợi ý các bạn nên lấy việc cải thiện hiệu suất công việc bạn đang làm, có thể là cam kết với doanh số cao hơn để thuyết phục sếp. 2. Yêu cầu nhà tuyển dụng mới một mức thu nhập cao hơn V ới nhà tuyển dụng mới, Lori Itanni - một chuyên gia tư vấn nhân sự độc lập, gợi ý, đa số các nhà tuyển dụng đều muốn thấy ứng viên thể hiện thái độ hào hứng với công việc. Hãy cho họ thấy bạn thực sự quan tâm tới công việc này, muốn gắn bó với công ty của họ... Itani gợi ý bạn nên nói rằng: "Tôi thực sự muốn làm việc ở đây, nhưng tôi cần được công ty hỗ trợ nhiều hơn". Nếu mục tiêu của bạn là để thương lượng được một mức lương khởi điểm cao hơn, hãy kết thúc bằng câu: "Tôi cần được trả mức thu nhập cao hơn, xứng đáng với năng lực và đáng cho quá trình nhảy việc". Thế nhưng, ngay cả khi bạn đề nghị rất lịch sự, có lý, nhà tuyển dụng mới này có thể vẫn không đồng ý tăng lương ngay cho bạn. Trong trường hợp này, nếu vẫn muốn làm việc với họ, bạn nên tìm khả năng, cơ hội để tăng lương cho mình trong tương lai gần. Bạn hãy khẳng định mình sẽ làm việc chăm chỉ "nếu hết thời gian thử việc, tôi chứng minh được giá trị của mình, hoàn thành
  5. tốt công việc được giao thì công ty sẽ đồng ý với mức lương mà tôi đề nghị chứ?". Đó là hướng đi để cả hai bên đều thoải mái và tin tưởng nhau hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2