intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

3 Truyện ngắn của Thủy Hướng Dương

Chia sẻ: Phung Tuyet | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

82
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. CÓ HAI NGƯỜI CÃI NHAU Phố Đường Thành hơi lạ. Ngắn phố mà dài cafe. Ý tôi là dãy dài những hàng cafe ấy. Có cái lạ thứ nhất là những hàng cafe ở đây không phải là những hàng cafe cao cấp mà chỉ rặt những hàng bình dân. Có thể ngồi từ sáng tới trưa với một cốc cafe chỉ hết mười tám ngàn và nói chuyện thoải con gà mái, đông tây kim cổ, nhỏ thì ghé vào tai nhau, to thì ngoài đường cũng nghe thấy như đang cãi nhau cũng chẳng ai thèm để...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 3 Truyện ngắn của Thủy Hướng Dương

  1. 3 Truyện ngắn của THUỶ HƯỚNG DƯƠNG TRUYỆN NGẮN CỦA THUỶ HƯỚNG DƯƠNG 1. CÓ HAI NGƯỜI CÃI NHAU Phố Đường Thành hơi lạ. Ngắn phố mà dài cafe. Ý tôi là dãy dài những hàng cafe ấy. Có cái lạ thứ nhất là những hàng cafe ở đây không phải là những hàng cafe cao cấp mà chỉ rặt những hàng bình dân. Có thể ngồi từ sáng tới trưa với một cốc cafe chỉ hết mười tám ngàn và nói chuyện thoải con gà mái, đông tây kim cổ, nhỏ thì ghé vào tai nhau, to thì ngoài đường cũng nghe thấy như đang cãi nhau cũng chẳng ai thèm để ý. Cái lạ thứ hai là có rất nhiều đại gia ghé các quán này. Sáng nay có chàng đại gia ghé quán. Một chàng mặc đồ thể thao khá bảnh, vai đeo túi đựng gậy chơi gôn. Một chàng mặc đồ rất chi là chỉn chu kiểu công chức. Hai chàng hình như đã tranh luận với nhau trước đó nên bước vào quán vẫn còn đang hăng. Vì lúc này còn đang vắng khách nên hai chàng hồn nhiên tiếp tục: - Mày là lãnh đạo của một bộ mà cho con đi du học nước ngoài không thấy xấu hổ sao? Con mày đi rồi sang đó nó Tây hóa còn gì là gốc Việt? Nó sang đó rồi ở luôn đó không thèm về nước, rồi mày ngồi đấy mà mong con về cống hiến cho nước nhà. - Này, tao nói cho mày biết, mày đừng có lôi lãnh đạo ra. Lãnh đạo cũng phải sống chứ. Ở đâu có văn minh là tao sẽ cho con tao đến! Mày cứ việc cho con mày học trong nước. Thử xem khi nộp đơn xin việc, người ta nhận bằng tốt nghiệp ở nước ngoài trước hay là bằng tốt nghiệp trong nước trước. - Ừ thì cứ cho mày đúng đi. Nhưng thử hỏi con mày mang tiếng là học ở Tây, nhưng là trường dạng “dân tộc nội trú Hà Giang”, tìm trên Google tới trang thứ 100 mới thấy tên trường thì chấp làm gì? Vứt, vứt hết. Làm gì được cho đời?
  2. - Mày cứ chống mắt lên mà coi. Để rồi xem con tao nếu không ở “bển” lập nghiệp thì cũng về nước cai trị, đè đầu cưỡi cổ con mày… Hai chàng mặt đỏ tía tai, giận dữ đùng đùng cùng đứng lên, quên cả trả tiền cafe cho chủ quán. Phố Đường Thành sáng nay ngắn mà bỗng dài. 2. AI LÀ AI? Nó khoác túi vào vai, với nốt cái kính ngoặc vào tai rồi lếch thếch đi ra đầu phố. Nó bảo gã xe ôm: - Anh chở em lên phố. Gã xe ôm liếc nhìn nó, rồi nói: - Em lên xe đi! - Thế không có mũ bảo hiểm cho em à? - Không cần. Lo gì chứ, em cứ lên xe đi. Nó ngần ngừ, rồi cũng tót lên xe luôn, nó cần phải đi ngay. Nó không thích đứng lâu ở đây thêm một tí nào nữa. Trời tháng mười, nắng như đun từng mạch máu trong cánh tay nó. Nó lầm bầm: “Không có mũ, thế nào Công an cũng hỏi thăm, xe ôm mà không có mũ cho khách”. Nó lấy một cái áo khoác nhẹ mùa thu mà nó vẫn thường hay thủ trong cái túi to tướng chứa thập cẩm các loại đồ, quấn quanh đầu. Nó nghĩ trùm thế vừa để đánh lừa công an là nó có mũ, vừa
  3. để cái đầu có cái mái tóc vàng hoe của nó không bị nắng nung. Gã xe ôm thấy nó chùm cái áo đỏ loè loẹt lên thì nhìn nó chằm chặp, giống như nó là sinh vật lạ vậy. Nó mặc kệ gã, mặt nó cứ thản nhiên như không. Gã xe ôm chở nó đi được một đoạn thì thấy bóng Công an, gã bảo nó xuống. Nó xuống ngay, không nói nửa lời, nó vẫn để nguyên cái áo chùm trên đầu to sù sụ đi bộ qua mấy bác cảnh sát giao thông, còn gã xe ôm vọt nhanh, đợi nó ở đoạn đường phía trước. Thoát công an, nó lại leo lên xe, đi tiếp. Được một đoạn ngon trớn, nó lại thấy bóng áo vàng thấp thoáng. “Lại phải xuống đây” – nó nghĩ thế. Gã xe ôm đi chầm chậm rồi ngoái lại: - Em xuống đi bộ một đoạn nhé! Nó không nói, không rằng tụt xuống xe, vẫn để nguyên cái áo trùm đầu to sù sụ đi bộ. Gã xe ôm chờ nó ở đoạn đường phía trước. Trời vẫn nắng vàng đến héo cả da thịt. Cái áo đỏ trên đầu nó cứ rực lên trông kỳ dị. Rồi nó lại leo lên xe, đi tiếp. Cứ thế nó lên xe, xuống xe tới bốn lần tất cả. Đến lần thứ bốn, nó vừa mới kịp leo lên xe thì “hắn” của nó gọi cho nó. Tất nhiên rồi, có khi nào mà “hắn” gọi nó lại không “buôn” cho đến 15- 20 phút chứ. Giọng của nó léo nhéo như chim, rồi thi thoảng nó lại cười ré lên ngặt nghẽo. Mỗi một lần nó cười to một tí là tay xe ôm lại quay hẳn lại nhìn nó, suýt lạc tay lái. Cuối cùng, nó cũng chấm dứt “buôn”. Tay xe ôm hỏi nó: - Em nói chuyện điện thoại đấy à? - Vâng. - Điện thoại của em là điện thoại gì? - Điện thoại Sphone
  4. - Sphone à? Đưa anh xem nào. Nó không ngần ngại, chìa luôn cái điện thoại màu hồng giống hệt đồ chơi qua vai tay xe ôm. Gã xe ôm, một tay thì cầm điện thoại xem, một tay thì lái xe, gã lật qua lật lại cái điện thoại rồi chẳng thèm nói một câu nào, quặt tay ra đằng sau, đưa trả lại nó. Nó cũng chẳng thèm hỏi tại sao gã xe ôm lại đòi xem điện thoại của nó. Nó cầm lại, cất vào túi. Lại gần tới ngã tư rồi. Không biết có công an nữa không đây? Đang mải nghĩ đến cuộc trò chuyện vừa rồi với “hắn” thì gã xe ôm cắt ngang dòng suy nghĩ của nó: - Em chịu khó xuống đi bộ đoạn nữa nhé. Nó chẳng đáp lại câu nào, tụt ngay xuống, lếch thếch đi bộ với cái áo đỏ trùm trên đầu to sù sụ. Lần này, gã xe ôm vọt nhanh, nhanh hơn những lần trước rất nhiều. Nó đi qua công an một đoạn khá xa, đứng nép bên đường đợi gã xe ôm. Nhưng chả thấy gã đâu nữa. Nó đợi phải đến mười lắm phút, may mà chỗ nó đứng đợi có một một cây to có bóng mát. Từ bóng cây nhìn ra, nó nhìn thấy không khí như tan chảy dưới nắng. Gã xe ôm mất hút ở nơi nào? Những dòng người và xe cộ cứ lướt qua nó, có người quay lại nhìn nó với ánh mắt rất lạ. Và nó nhớ ra… nó vẫn chùm áo đỏ trên đầu. Lẽ nào gã xe ôm lại bỏ rơi mình giữa đường thế này? Gã đã chở mình một đoạn đường khá xa, lẽ nào gã không cần lấy tiền? Lẽ nào gã lại cho không mình? Hay là gã nghĩ mình điên nhỉ? Có thể lắm, vì chả có ai cứ lên xe, rồi lại xuống xe không một lời phàn nàn như mình cả. Hay là mình điên thật? Mình không điên tại sao người đi đường lại nhìn mình với ánh mắt lạ thế? Có lẽ mình điên rồi. Nếu không tại sao Gã xe ôm lại lừa mình xuống rồi chạy mất? Nó nghĩ miên man và đi ra khỏi bóng cây. Bất giác nó cười lên thành tiếng, khiến mấy người đi gần nó tránh xa nó hơn. Nó bỗng hoảng sợ, hay là nó điên thật? Trên đời này cứ phục tùng một cách dễ dàng thì đúng người không bình thường? Hoặc đã là người bình thường thì phải biết phản ứng trước những điều bất bình thường chứ. Tự nhiên đầu óc nó bùng nhùng một câu hỏi mà nó không thể tự trả lời.
  5. Ai là Ai? 3. BÁC TÔI ĐI HỌP 1. Theo đánh giá của người nước ngoài về “việc họp” thì người Nhật luôn đứng đầu bảng, sau đó đến người Hàn Quốc. Cứ cuộc họp, hội thảo nào mà chủ đề không liên quan đến họ là họ lập tức ngủ một giấc ngay tại chỗ ngồi. Còn ở ta… Cơ quan thuộc bộ X có một bác chuyên viên chính vô cùng mẫn cán và nghiêm túc. Công việc chính hàng ngày của bác là dự hội thảo và họp. Bởi vì bác là chuyên viên nên những cuộc họp không mấy quan trọng và ít liên quan đến việc cơ quan là bác lại “được đi”. Đi nhiều cũng có cái hay, vì cứ đi là có túi quà nọ, quà kia. Thỉnh thoảng lại có phong bì nên bác càng khoái, và thấy hơi tự hào vì chẳng gì bác cũng là người quan trọng nên mới được cơ quan cử đi chứ? Do đó mỗi cuộc họp bác đều nghiêm túc tham gia, hầu như không bỏ sót một buổi nào, ‘có gì’ bác cũng ghi chép đầy đủ từ đầu tới cuối. Bác chỉ tiếc một điều là chưa bao giờ bác được đi hội thảo ở nước ngoài. Bác ước ao được đi một lần cho biết. Nhưng trình độ ngoại ngữ của bác không được “Pờ- rồ” cho lắm hay nói cho chính xác trình độ ngoại ngữ của bác quá kém, cho nên cứ lúc nào có cuộc hội thảo ở nước ngoài thì cơ quan lại cử người khác đi chứ không mời bác nữa. Bác đành tự trách mình. Bác cũng muốn giỏi ngoại ngữ như ai, nhưng hiềm một nỗi tuổi già học nó không vào. 2. Đùng một cái, bác có tên trong danh sách đi dự hội thảo ở Đài Loan những hẳn một tuần. Bác vui quá trời luôn, thầm nghĩ trong bụng “Chắc hẳn cơ quan cũng nhìn nhận khả năng của mình”.
  6. Bác khẩn trương thông báo cho tất cả họ hàng biết việc cơ quan tin tưởng cử bác sang Đài Loan dự hội thảo. “Việc này là việc vô cùng trọng đại” – bác không quên nhấn mạnh như vậy. Không chỉ có thế, bác còn bảo vợ con làm mấy mâm cơm cúng ông bà tổ tiên, rồi mời họ hàng đến “gọi là mừng cho bác”. Cũng phải thôi, bác là người đầu tiên trong họ được vinh dự ra công tác ở nước ngoài kia mà. Có một điều bác không thể biết được khi sang Đài Loan là hội thảo ở nước ngoài khác hẳn với ở trong nước. Họ làm việc với cường độ cao, các chương trình hội thảo vô cùng sát sao, gần như suốt cả ngày bác cũng như những thành viên khác phải nghe họ thuyết trình. Nhưng… bác nghe mà có hiểu gì đâu? Nghe trực tiếp thì không thể, mà nghe qua phiên dịch thì không được mấy… nên bác thấy buồn ngủ rũ ra. Đã thế những lúc nghỉ họp lại phải tranh thủ đi thăm thú mọi nơi. Chả lẽ sang Đài Loan mà chẳng biết Đài Loan có nơi nào đẹp? Họp nhiều, đi nhiều, cộng với sự chênh lệch múi giờ nên bác càng ít được ngủ, bác đâm ra mệt mỏi rã rời. Cứ như thế cho đến ngày thứ ba thì bác không thể chịu đựng nổi nữa, không thể nghiêm túc được nữa. Bác muốn gà gật lắm rồi. Bác liếc nhìn xung quanh, cũng có vài người mắt cũng lim dim như bác, thế là bác yên tâm. Thỉnh thoảnh cái đầu bác gật cái rụp. Bác thấy mình trở về nhà mới oai làm sao. Cả họ đón bác như thể đón ông huyện. Bác cười rổn rảng. Thằng cháu nội từ đâu chạy tới gọi: Ông nội… ông nội… Bác cúi xuống cúi xuống định ôm thằng cháu. Bỗng đâu bác thấy uỵch một cái. Bác mở mắt ra thấy mình đang dưới nền nhà của phòng hội thảo, hàng trăm cái đầu trong phòng hội thảo cùng lúc quay lại tròn mắt lên nhìn bác. Theo quán tính, bác vội vàng choàng đứng dậy ngơ ngác, miệng vẫn còn đọng lại nửa cái cười với thằng cháu yêu. 3. Nửa tháng sau khi về nước. Cơ quan của bác nhận được tờ công văn từ nước bạn gửi đến: “Đề nghị cơ quan từ nay hãy cử những người có năng lực và… để tránh những điều đáng tiếc xảy ra”.
  7. Bác không thể ngờ được cuối sự nghiệp vô cùng mẫn cán của đời bác lại ra nông nỗi bác phải viết kiểm điểm. Cả buổi sáng bác cứ ngồi loay hoay mãi, hết xoay bút lại xoay giấy mà chẳng viết được chữ nào. Cuối cùng tới đầu giờ chiều người ta thấy trên bàn làm việc của bác có một số những từ giấy tài liệu và bản kiểm điểm trong đó có cả những tờ bị vò nhàu nát. Nhưng đáng chú ý nhất là có một tờ giấy A4 có dòng chữ rất to của bác “Họp với hành!” chễm chệ nằm đè lên các tờ kia.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2