intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

4 sai lầm trong lời ăn tiếng nói của cha mẹ

Chia sẻ: Pham Thong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

64
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đôi khi những lời nói cổ vũ không hợp lý sẽ khiến bé mất đi sự tự tin. Và dưới đây là 4 sai lầm kinh điển cha mẹ hay mắc phải. Cha mẹ là thầy cô đầu tiên của trẻ vì vậy chúng ta cần quan tâm đến sự thay đổi tâm sinh lí trong từng thời điểm của con. Mỗi lời nói sai lầm của bạn có thể tổn hại và ảnh hưởng đến quá trình xây dựng sự tự tin và lòng tự trọng ở trẻ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 4 sai lầm trong lời ăn tiếng nói của cha mẹ

  1. 4 sai lầm trong lời ăn tiếng nói của cha mẹ
  2. Đôi khi những lời nói cổ vũ không hợp lý sẽ khiến bé mất đi sự tự tin. Và dưới đây là 4 sai lầm kinh điển cha mẹ hay mắc phải. Cha mẹ là thầy cô đầu tiên của trẻ vì vậy chúng ta cần quan tâm đến sự thay đổi tâm sinh lí trong từng thời điểm của con. Mỗi lời nói sai lầm của bạn có thể tổn hại và ảnh hưởng đến quá trình xây dựng sự tự tin và lòng tự trọng ở trẻ. Tuy nhiên không phải bậc phụ huynh nào cũng biết cách bảo vệ lòng tự trọng của con mình. Đôi khi những lời nói cổ vũ không hợp lý sẽ khiến bé mất đi sự tự tin. 1. “Mẹ hoàn toàn hiểu được cảm nhận của con” Bé vừa trở về từ nhà trẻ và trách móc người bạn ích kỷ tại trường của mình, lúc đó bạn có thể sẽ nói: “Mẹ hoàn toàn hiểu được cảm nhận của con”. Thực tế bạn không thể hiểu hết cảm nhận của trẻ, bởi người mẹ nào cũng yêu thương và chiều chuộng con cái. Bình thường bạn sẽ cho chúng biết bạn hiểu và muốn nói với con về sự tức giận hay buồn bực. Nhưng sự an ủi như vậy dễ khiến trẻ càng tức giận, chúng cho rằng bạn cho là điều chúng vừa trải qua là hết sức bình thường, ngược lại cơn tức giận của trẻ không được dịu xuống mà sau này chúng có thể sẽ không kể với bạn bất cứ điều gì nữa.
  3. Cách khắc phục: Nên bắt đầu từ những câu hỏi đơn giản, tìm hiểu chi tiết toàn bộ câu chuyện để trẻ thấy mình được quan tâm, điều này sẽ hiệu quả hơn việc bạn chỉ đơn thuần an ủi chúng. Ảnh minh họa 2. “Con luôn tuyệt vời nhất”
  4. Nếu thường xuyên nói: “Con gái mẹ là xinh nhất”, “Con đáng yêu nhất”, “Con mẹ giỏi nhất”... vô hình chung bạn sẽ mang lại áp lực cho bé, khiến trẻ khó gánh vác được kỳ vọng của bạn. Hoặc việc so sánh con trẻ với bạn vè như: “Bạn Tý học giỏi hơn con”, “Sao con không ngoan như bạn Minh?”... sẽ làm bé nghĩ rằng mình không giỏi bằng người khác. Một nghiên cứu tâm lý cho thấy, sự tán dương hay khen ngợi trẻ mù quáng sẽ gây ra sự tự hoài nghi và thiếu tự tin ở trẻ. Chỉ có sự khen thưởng hợp lý mới có lợi trong sự phát triển nhân cách của trẻ. Cách khắc phục: Không nên tùy tiện khen ngợi trẻ. Cách nói “Hôm nay con mẹ thật xinh” sẽ thích hợp hơn “Con mẹ là xinh nhất” hay “Câu chuyện của con thật thú vị” sẽ hiệu quả hơn “Câu chuyện của con là hay nhất”. 3. “Mẹ muốn cho con biết, chiều nay ba mẹ cãi nhau vì chuyện gì” Buổi chiều khi cha mẹ có xung đột và bé đã nghe thấy câu chuyện của hai người, khi muốn giải thích cho con, bạn nói: “Mẹ muốn cho con biết, chiều nay ba mẹ đã cãi nhau vì chuyện gì”. Trong xã hội hiện nay đôi khi chúng ta muốn con trẻ cần biết nhiều điều hơn. Nhưng khi chứng kiến mâu thuẫn giữa cha mẹ, trẻ cảm thấy sợ hãi và buồn bã, vì
  5. vậy đem chuyện của người lớn kể với con trẻ sẽ mang lại sự lo lắng và cảm giác thiếu an toàn không cần thiết. Với trẻ, cuộc sống cũng giống như những gì chúng thấy được trên màn ảnh tivi vừa phức tạp, hỗn độn và dễ đổ vỡ. Có thể bạn coi việc tranh cãi là chuyện bình thường trong cuộc sống hôn nhân nhưng đó là trạng thái tồi tệ nhất mà trẻ nhận thấy: gia đình sắp li tan, cha mẹ không cần chúng nữa. Cách khắc phục: Hãy nói với trẻ, cha mẹ đã quá tức giận và điều này không liên quan gì đến chúng! Bởi khi nghe cha mẹ cãi vã chúng sẽ nghĩ ngay đến liệu có phải mình là nguyên nhân khiến cha mẹ như vậy? Liệu cha mẹ có làm lành? Hai người nên thể hiện hòa khí thân thiết sau đó để bé yên tâm. Ảnh minh họa 4. “Con như vậy trông rất đáng yêu rồi”
  6. Từ nhà trẻ trở về bé không được vui vì bị bạn trêu chọc chiếc mũi to của mình. Lúc này nếu bạn nói: “Mẹ rất thích chiếc mũi này của Tít”. Bạn đang tìm cách an ủi trẻ vì với bạn, con mình luôn đáng yêu xinh xắn nhất. Nhưng thực tế bạn đang cho trẻ biết điều chúng lo lắng là có thật. Từ 2 - 3 tuổi trẻ đã bắt đầu chú ý đến ngoại hình. Đến 5 - 6 tuổi sẽ so sánh với bạn bè và oán trách chân mình sao xấu thế, lại to nữa! Nếu bạn nói với bé như vậy là rất đẹp thì chúng sẽ hoài nghi về khả năng phán đoán của chính mình, chúng sẽ dùng tiêu chuẩn của bạn để so sánh với người xung quanh. Cũng có thể con trẻ cho rằng bạn không hiểu được sự buồn phiền của mình và che giấu nỗi buồn đó, không tâm sự với bạn, điều này sẽ là trở ngại tâm lý con trẻ trong giao tiếp. Cách khắc phục: Nếu trẻ thấy không tự tin về ngoại hình của mình, đầu tiên bạn nên hỏi con đang so sánh với bạn nào rồi cùng con thảo luận xem có giúp bé được hay không. Hãy cho con hiểu mỗi người đều có thể mạnh và vẻ đẹp của riêng mình. Đôi khi chúng ta cũng bất lực với sự trách móc của trẻ, trong tình huống này bạn không nên vội vã giải thích hay không coi như không biết.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2