intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

6 điều nên biết khi đề xuất tăng lương

Chia sẻ: Ngocminh84 Ngocminh84 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

95
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chìa khóa khi thương lượng vấn đề lương bổng, cũng như các cuộc thương lượng khác, là phải thể hiện ý kiến của bạn một cách khách quan và lo-gíc. Khi gặp sếp để đề nghị tăng lương, bạn hãy chuẩn bị tinh thần thật tự tin. Ảnh minh họa. Sau một thời gian gắn bó với công ty, bạn muốn đề xuất tăng lương. Những thành tích bạn có được cũng là đóng góp đáng kể, đó là bằng chứng hiện hữu giúp bạn thành công....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 6 điều nên biết khi đề xuất tăng lương

  1. 6 điều nên biết khi đề xuất tăng lương
  2. Chìa khóa khi thương lượng vấn đề lương bổng, cũng như các cuộc thương lượng khác, là phải thể hiện ý kiến của bạn một cách khách quan và lo-gíc. Khi gặp sếp để đề nghị tăng lương, bạn hãy chuẩn bị tinh thần thật tự tin. Ảnh minh họa. Sau một thời gian gắn bó với công ty, bạn muốn đề xuất tăng lương. Những thành tích bạn có được cũng là đóng góp đáng kể, đó là bằng chứng hiện hữu giúp bạn thành công. Tuy nhiên, trước khi đối diện với sếp để bàn về vấn vấn đề nâng lương, bạn nên chuẩn bị một số điểm sau: - Đánh giá hiệu quả công việc
  3. Chắc chắn, sếp không thể nhớ hết bạn đã có những đóng góp gì cho công ty dù bạn vẫn gửi báo cáo công việc đều đặn. Công việc bận bịu khiến họ chẳng còn tâm trí nào mà nhớ đến những việc bạn làm. Hơn nữa, ở các công ty hiện nay, sự thay đổi người quản lý không phải là hiếm. Nhiều công ty thay đổi sếp liên tục và những vị sếp mới lại càng không thể hiểu hết bạn đã làm được những gì cho công ty. Vì vậy, khi muốn đề xuất tăng lương, b ạn nên có bản đánh giá hiệu quả công việc của bản thân một cách chi tiết. - Lập danh sách thành tích cá nhân Dù đã có bản đánh giá hiệu quả công việc nhưng để chắc ăn hơn, bạn nên lập một bảng thành tích cá nhân đã đạt được trong suốt thời gian gắn bó với công ty. Từ việc bạn giúp công ty tăng doanh thu, giảm chi phí đến những giải pháp hữu hiệu, bạn có thể cho sếp thấy sự đóng góp của bạn đã giúp công ty đáng kể. - Nhắc đến thành tích gần nhất Những gì bạn đã kể ra vẫn chưa đủ để thuyết phục sếp tăng cho b ạn lên mức lương mới. Nhiều người sẽ vin vào cái cớ đó là những thành tích quá cũ, không cần có sự thăng tiến cho những công việc đó. Bởi vậy, bạn hãy nói kỹ hơn đến thành công bạn có được trong thời gian gần đây, đó sẽ là bằng chứng xác đáng nhất giúp bạn ghi điểm với sếp. - Đặt trong mối tương quan với các công ty
  4. Đ ể có sự so sánh mức lương ở những vị trí tương đương tại các công ty khác, bạn nên có sự nghiên cứu, tìm hiểu kỹ lưỡng. Chịu khó hỏi han bạn bè, người quen, coi như bạn đang tham gia một cuộc khảo sát về mức lương ở các công ty vậy. Ngoài ra, bạn nên dành chút thời gian lướt web, vào một số trang tuyển dụng, bạn sẽ biết mức lương ở vị trí như bạn sẽ là bao nhiêu. Tất nhiên, mỗi công ty sẽ đưa ra mức lương dao động trong một khoảng nào đó, nhưng từ mức chung này, bạn sẽ dễ d àng thuyết phục sếp “mức lương hiện tại của bạn chưa xứng đáng”. - Tự tin đối diện với sếp Khi gặp sếp để đề nghị tăng lương, bạn hãy chuẩn bị tinh thần thật tự tin. Lúc này, ngôn ngữ phi giao tiếp (body language) trở nên quan trọng. Mọi cử chỉ, động tác của bạn đều thể hiện tinh thần, thái độ. Sự tự tin, chững chạc ở bạn chắc chắn sẽ có tác động không nhỏ, khiến sếp phải suy nghĩ. Chìa khóa khi thương lượng vấn đề lương bổng, cũng như các cuộc thương lượng khác, là phải thể hiện ý kiến của bạn một cách khách quan và lo -gíc. Đ ừng để cảm xúc của bạn chen vào cuộc thảo luận, không bao giờ tỏ ra giận dữ hoặc thất vọng khi trao đổi với sếp. Cũng đừng tỏ ý đe dọa sẽ phá hoại công ty, phá hỏng các mối quan hệ với khách hàng, không cố gắng làm việc hay đe dọa nghỉ việc nếu không được tăng lương... - Đặt nền tảng cho lần tới
  5. Dù bạn có được tăng lương lần này hay không, thì hãy cố gắng đặt nền tảng cơ sở cho lần gặp tiếp theo. Nếu sếp từ chối tăng lương cho bạn lần này, hãy hỏi thẳng sếp rằng cần có những thành tích cụ thể nào thì mới tăng lương cho bạn trong lần tới. Hỏi càng chi tiết, bạn càng phấn đấu dễ hơn. Sau đó, bạn nên sắp xếp một cuộc gặp gỡ mới cho lần sau, theo định kỳ công ty quy đ ịnh để đánh giá lại năng lực. Tiếp tục chuẩn bị những tài liệu ghi rõ thành tích của mình từ bây giờ để sẵn sàng đi gõ cửa phòng sếp lần sau. Tuy nhiên, song song với việc chuẩn bị cho đợt đề xuất tiếp theo, bạn có thể đòi hỏi những quyền lợi khác như xin hỗ trợ học thêm để nâng cao chuyên môn, đề nghị tăng phụ cấp, công tác phí...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2